• Infographic: Loại đèn nào tiết kiệm điện nhất?

       

    • Infographic: Những hành động lãng phí điện, bạn có mắc phải?

       

    • Clip: Cảnh báo hóa đơn tiền điện có thể tăng cao do sử dụng nhiều thiết bị sưởi ấm

    • Infographic: Một số khuyến cáo về an toàn điện cho trẻ nhỏ

    • Infographic: 9 thiết bị âm thầm 'ngốn điện' bạn không ngờ tới

    • Vì sao điều hòa nhiệt độ tốn điện hơn vào mùa nắng nóng?

      Nhiệt độ môi trường càng cao, điều hòa nhiệt độ càng tiêu thụ nhiều điện năng - Ảnh minh họa

      Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) đã xây dựng mô hình đối chứng thí nghiệm về hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

      Tiến sĩ Đinh Hoàng Bách, Khoa Điện – Điện tử Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết: Mô hình gồm 2 phòng có kích thước bằng nhau, gắn cùng một loại máy điều hòa nhiệt độ 1HP inverter, có hệ thống đo lường và giám sát tự động, được thiết lập theo chuẩn Smart factory. Phòng 1 làm việc ở môi trường thực tế và phòng 2 - phòng đối chứng có thể điều khiển, thay đổi nhiệt độ môi trường.

      Thực nghiệm sau 8 giờ cho thấy: Cùng cài đặt nhiệt độ máy lạnh ở 20 độ C, nếu nhiệt độ môi trường là 30 độ C thì điện năng tiêu thụ ở cả hai phòng đều là 6,46 kWh.

      Tuy nhiên, khi thay đổi nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ điều hòa ở phòng 2, sẽ có sự thay đổi rõ rệt về lượng điện năng tiêu thụ. Cụ thể, khi tăng nhiệt độ môi trường lên 35 độ C và 40 độ C thì lượng điện tiêu thụ tương ứng là, 8,51 kWh (tăng 31,7%) và 10,72 kWh (tăng 65,8%). Như vậy, nhiệt độ môi trường càng cao, máy lạnh càng tiêu tốn điện năng nhiều hơn.

      Nếu trong cùng điều kiện nhiệt độ môi trường là 35 độ C, khi cài đặt nhiệt độ điều hòa ở 26 độ C thì điện năng tiêu thụ hết 3,55 kWh, còn cài đặt điều hòa 20 độ C thì điện năng tiêu thụ là 8,51 kWh. Như vậy, để nhiệt độ càng thấp, máy điều hòa càng tiêu thụ nhiều điện năng.

      Biểu đồ điện năng sử dụng của điều hòa nhiệt độ trong phòng đối chứng: nhiệt độ môi trường có điều khiển - Ảnh: ĐVCC

      "Trong những ngày nắng nóng, người dân sử dụng máy điều hòa với thời gian dài hơn và có xu hướng cài đặt nhiệt độ thấp. Cộng với nhiệt độ môi trường cao đã tác động trực tiếp đến dàn nóng, khiến máy lạnh hoạt động nặng nề hơn nên lượng điện năng tiêu thụ gia tăng rất lớn. Điều này cũng xảy ra đối với tủ lạnh, tuy nhiên công suất thấp hơn nên mức độ ảnh hưởng cũng thấp hơn", Tiến sĩ Đinh Hoàng Bách cho hay.

      Còn theo ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, điều hòa nhiệt độ là thiết bị hao tốn điện năng nhất và chiếm tỉ trọng từ 28 - 64%, có khi đến 80% chi phí điện của cả gia đình. Khi thời tiết nắng nóng 35-40 độ C, nhiều người có thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ 18 độ C, lúc này mức tiêu thụ điện của điều hòa có thể tăng lên đến 400% so với những ngày nhiệt độ ở mức trung bình và cài máy lạnh ở mức 26 độ C. Chính vì vậy, các gia đình nên cài đặt máy lạnh ở 26 độ C để vừa đủ mát, vừa giúp tiết kiệm điện và chi phí tiền điện.

    • Lưu ý các biện pháp sử dụng điện an toàn trong mùa khô

      Công nhân EVNHCMC thực hiện cải tạo, sửa chữa hệ thống điện tại các chung cư cũ

      * Nên:

      - Tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy;

      - Lựa chọn dây dẫn điện phù hợp với khả năng chịu tải tiêu thụ điện;

      - Chọn thiết bị điện có chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;

      - Sử dụng các thiết bị điện đúng yêu cầu kỹ thuật;

      - Hệ thống điện trong nhà cần có thiết bị bảo vệ (aptomat) tổng, thiết bị bảo vệ cho từng khu vực, cho từng thiết bị điện;

      - Các mối nối dây dẫn đảm bảo đúng kỹ thuật – nối so le và được quấn băng cách điện;

      - Đặt dây dẫn trong ống, hộp bảo vệ;

      - Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, sửa chữa, thay thế dây dẫn, thiết bị điện bị hư hỏng;

      - Đối với các thiết bị có công suất lớn (máy lạnh, máy nước nóng, bếp điện): lắp đặt thêm đường dây dẫn điện riêng để tránh quá tải.

      - Tắt thiết bị điện khi không sử dụng;

      * Không nên: 

      - Câu, mắc dây điện tùy tiện;

      - Đặt các thiết bị điện gần các đồ dùng dễ cháy;

      -  Sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn cùng một ổ cắm.

    • Một số lưu ý khi lắp đặt, sử dụng điện

       

      Nên

      Không nên

      Khi lắp đặt hệ thống  điện

      - Đặt dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà trong ống cách điện.

      - Đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp đậy đối với đường dây chính trong nhà, đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà.

      - Tuân thủ các nguyên tắc về dây tiếp đất (dây tiếp đất là dây triệt tiêu dòng điện, có thể tránh được nguy cơ bị điện giật do rò điện từ các thiết bị gia đình).

      - Lắp đặt thêm các thiết bị an toàn, chống giật cho bình nóng lạnh cũ.

       

      - Dùng dây dẫn điện không bọc cách điện; dây dẫn có vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đảm bảo kỹ thuật, dẫn đến giòn, nứt hoặc bị chảy, chạm mạch.

      - Đặt ổ cắm điện, công tắc điện ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt là trong phòng tắm.

      - Sử dụng ống luồn dây dẫn kém chất lượng, dễ gây hư hỏng như móp ống, độ chịu lực kém.

      - Có mối nối khi đi dây điện trong tường và đặt dây sâu quá 1/3 độ dày của tường.

      Khi sử dụng điện

       

      - Bảo dưỡng, thay thế ngay các thiết bị điện, cầu dao, công tắc bị hỏng… theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đảm bảo các thiết bị không bị lão hóa sớm, hoặc hỏng, vỡ, gây rò điện.

      - Lò vi sóng phải đặt xa các thiết bị điện, không bật lò khi trong phòng có máy điều hòa, làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của điều hòa.

      - Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý, rút ngắn thời gian mở đóng tủ nhằm tiết kiệm điện.

      - Tắt nguồn điện khi không sử dụng, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn (cháy nổ, rò điện).

       

      - Đóng, cắt cầu dao, công tắc… khi tay ướt.

      - Sử dụng thiết bị có dây đốt kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật; dây đốt sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện.

      - Sử dụng đồ điện trong môi trường nhiệt cao, độ ẩm lớn.

      - Sử dụng đồng loạt các thiết bị điện có công suất lớn.

    • Những sai lầm khi sử dụng thiết bị gia dụng

      Bình đun nước siêu tốc

      - Để lại nước quá lâu bên trong bình, làm giảm chất lượng nước, bình dễ bị bám cặn.

      - Đổ cạn nước ra khỏi bình sau khi đun sôi, sẽ làm cho mâm nhiệt rất nhanh hỏng bởi sau khi đun xong bình siêu tốc vẫn còn rất nóng.

      - Đậy không kín hoặc không đậy nắp bình siêu tốc khi đun, dẫn đến dễ hỏng rơ le tự ngắt, gây ra nguy cơ cháy nổ, nhanh hỏng bình.

      - Đun lượng nước không đúng quy định. 

      Máy giặt

      - Cho quá nhiều quần áo, vượt xa dung tích mà máy giặt có thể chứa. 

      - Đặt các vật nặng hay ngồi lên trên máy giặt khi đang hoạt động.

      - Không kiểm tra các túi quần, áo nên thẻ từ, chìa khóa, bật lửa... còn sót lại có thể gây hại cho máy giặt trong quá trình giặt.

      - Không sử dụng bột giặt và nước xả dành riêng cho máy giặt.

      - Không lấy quần áo ra khỏi máy ngay sau khi đã giặt xong. Việc để một lượng lớn quần áo ẩm trong máy trong một thời gian dài có thể gây hỏng máy.

      Điều hòa nhiệt độ

      - Bật/tắt liên tục, sẽ làm máy nén, động cơ phải khởi động lại nhiều lần. 

      - Tăng giảm nhiệt độ liên tục, làm đảo lộn quá trình vận hành thông thường của máy, giảm độ bền của điều hòa.

      - Không bật thêm quạt gió: Quạt và điều hòa có thể hoạt động bổ trợ lẫn nhau, làm mát và đưa không khí mát tới đều trong căn phòng, giúp giảm bớt công suất, tần suất làm việc của điều hòa.

      - Không bảo trì máy thường xuyên: Điều hòa đưa không khí vào nhà và hút khí nóng mang theo bụi bẩn ra ngoài. Nếu không dùng bộ lọc không khí và bảo trì máy thường xuyên, máy vẫn có thể chạy nhưng hiệu suất giảm và có thể gây bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng.

      Tủ lạnh

      - Đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh, khiến hơi nóng từ thức ăn tỏa ra, làm ấm không khí bên trong. Khi đó máy nén của tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn, gây lãng phí điện năng, nhanh hỏng tủ.

      - Không làm sạch phía sau tủ cũng là nguyên nhân làm tủ nhanh hỏng. Có thể dùng máy hút bụi để không phải di chuyển tủ. 

      - Cắm điện tủ lạnh ngay sau khi vừa di chuyển tủ có thể gây rò rỉ dầu máy. Nếu bạn biết chắc tủ lạnh không bị nghiêng trong lúc vận chuyển, hãy chờ khoảng 4 - 6 giờ mới cắm điện. Nếu nghi ngờ tủ bị nghiêng, tốt nhất hãy chờ khoảng 15 tiếng. 

    • Lưu ý vàng khi dùng đèn sưởi nhà tắm mùa đông

      Thời tiết thủ đô trong những ngày đại hàn thực sự khắc nghiệt khi thời tiết chuyển rét đậm rét hại dưới 10 độ C ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều gia đình. Để chống chọi khí lạnh, nhiều người có thói quen lắp đèn sưởi nhà tắm để khi tắm không lo bị lạnh.

      Đèn sưởi nhà tắm cũng giống như đèn sưởi ở trong phòng, phát huy công dụng sưởi ấm rất tốt, được nhiều người vô cùng yêu thích. Việc dùng đèn sưởi trong khi tắm giúp mọi người, nhất là người già, trẻ nhỏ vốn là nhóm đối tượng có sức đề kháng kém đỡ nguy cơ bị cảm lạnh.

      Tuy nhiên, trong thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp tai nạn do đèn sưởi nhà tắm phát nổ, dùng đèn sưởi chưa đúng cách gây hư hại thiết bị nhanh chóng.

      Tránh nước

      Nhà tắm vốn là nơi ẩm ướt, nếu chỉ cần có mối dây điện bị hở thì nguy cơ giật cho người dùng cực kỳ nguy hiểm. Dù được thiết kế chống nước, thế nhưng để đèn sưởi nhà tắm của bạn hoạt động tốt, có tuổi thọ lâu, các chuyên gia kỹ thuật khuyến cáo bạn không nên để nước tiếp xúc với đèn trong quá trình tắm sẽ giảm khả năng tỏa nhiệt của bóng đèn.

      Cần duy trì khoảng cách an toàn từ 2m tính từ vị trí nền nhà đến đèn sưởi, cao hơn vòi hoa sen (nếu có) để hạn chế tiếp xúc với nước, đồng thời giúp đèn tạo hơi ấm thoải mái và đảm bảo an toàn với người dùng. Đặc biệt lưu ý các hộ gia đình cần lắp tấm bảo vệ đèn và kiểm tra dây điện tránh rò rỉ, chập mạch.

      Tránh thời gian

      Nếu dùng đèn sưởi trong thời gian lâu rất dễ bị bỏng nặng vì đèn sưởi luôn tiềm tàng nguy cơ gây cháy cao. Nhất là khi đặt trong phòng tắm, máy sưởi được bật lên sưởi ấm, gặp nước dính vào rất dễ cháy nổ, gây nguy hiểm cho người dùng.

      Vậy thời gian tốt nhất hoạt động máy sưởi là 15 phút, tối đa 30 phút; sau khi dùng xong, bạn nên tắt ngay, tránh để máy chạy hết công suất gây tai nạn không đáng có. Bạn cũng có thể tắt bớt đèn khi sưởi ấm, không cần thiết bật hết đèn lên. Sau khi tắm xong nên bôi kem dưỡng ẩm để phòng bệnh da mùa đông.

      Vệ sinh và kiểm tra định kỳ

      Muốn đảm bảo an toàn đèn sưởi nhà tắm bạn cần thường xuyên kiểm tra xem có bị hỏng hóc hay không, vệ sinh định kỳ hàng năm đóng vai trò rất quan trọng. Định kỳ kiểm tra lại dây điện của đèn sưởi xem có bị hở, bị đứt hay không, nếu có thì nên gọi người sửa lại hay thay dây mới.

      Vệ sinh đèn sưởi tối thiểu 2 lần/năm vào thời điểm trước mùa lạnh lúc bắt đầu dùng đèn và sau mùa lạnh khi không dùng nữa để làm sạch bụi bẩn bám trên bóng đèn, giúp kéo dài tuổi thọ của bóng đèn sưởi.

      Khi lắp đặt đèn sưởi nhà tắm cần thợ có tay nghề, kinh nghiệm về điện, đo điện trở chuẩn cho thiết bị và lắp đặt rơ-le ngắt điện tự động để phòng khi phát nổ sẽ tự động ngắt điện. 

      Khi mua đèn sưởi cần phải tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ. Chỉ mua hàng hóa đã được cơ quan chức năng kiểm định và mua của hãng có thương hiệu lâu năm, có địa chỉ rõ ràng. Đối với gia đình có trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nên dùng đèn sưởi không chói mắt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mắt và da của trẻ.

      Link gốc

    • Những thói quen xấu khi sử dụng điều hòa, bạn có mắc phải?

      PV: Một thói quen khá phổ biến là người dùng thường bật điều hòa làm mát phòng, rồi tắt đi để… tiết kiệm điện. Khi không khí trong phòng nóng trở lại thì tiếp tục lặp lại chu trình tắt, bật này. Ông nghĩ sao về cách tiết kiệm này?

      Kỹ sư Tạ Quang Thái: Đó không phải là cách dùng máy điều hòa tiết kiệm điện, mà lại còn gây tiêu tốn thêm, thậm chí gây hỏng điều hòa. Việc tắt đi bật lại nhiều lần khiến điều hoà cũng phải khởi động lại nhiều lần. Mỗi lần bật máy, điều hòa phải tiêu tốn nhiều điện để khởi động máy nén, động cơ quạt để làm lạnh không khí lên mức mà người dùng cài đặt nhiệt độ. Thao tác này gây tiêu thụ điện năng gấp 3 lần so với mức năng lượng cần để duy trì khí lạnh trong phòng. 

      PV: Cũng có nhiều người khi bật điều hòa lập tức cài đặt nhiệt độ điều hòa rất thấp, thậm chí chỉ 16 - 18 độ C để phòng được làm lạnh nhanh nhất. Cách này có hiệu quả không, thưa ông?

      Kỹ sư Tạ Quang Thái: Công suất làm lạnh của điều hoà có giới hạn, máy cũng cần thời gian để kéo nhiệt xuống từ từ. Do vậy, việc chọn nhiệt độ 16 độ C cũng không thể làm không khí mát nhanh được, ngược lại còn làm điều hoà bị quá tải, tốn nhiều điện năng. Khi bật máy và đưa nhiệt độ xuống thấp nhất sẽ làm điều hoà chạy hết công suất ngay lập tức và về lâu dài sẽ khiến máy nhanh bị hỏng.   

      PV: Trong quá trình làm việc, ông thấy còn những thói quen “xấu” nào mà người sử dụng điều hòa thường mắc phải không?

      Kỹ sư Tạ Quang Thái: Phổ biến nhất là nhiều gia đình không có thói quen bảo dưỡng điều hoà định kỳ. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính khiến điều hòa tiêu thụ nhiều điện, cũng đồng thời làm chi phí tiền điện của gia đình “đội” lên đáng kể trong mùa hè. 

      Máy điều hoà đưa không khí lạnh vào nhà, đồng thời hút khí nóng và các bụi bẩn ra ngoài. Quá trình hoạt động thường xuyên này khiến bộ lọc không khí và hệ thống quạt gió bị tích tụ bụi bẩn. Đó là lý do cần thiết phải thực hiện vệ sinh điều hòa định kỳ.

      Không những vậy, nếu điều hoà không được bảo trì thường xuyên còn có nguy cơ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người sử dụng như: Viêm họng, viêm mũi... 

      Ngoài ra, rất nhiều người thường xuyên tắt điều hoà bằng điều khiển chứ không tắt từ áp-tô-mát, việc này cũng gây lãng phí điện. Khi tắt bằng điều khiển, thiết bị được chuyển về trạng thái chờ (standby) giúp cho việc tái khởi động thiết bị được dễ dàng, nhưng máy vẫn tiêu thụ điện ngang một bóng đèn 15W. Vậy nên, mỗi khi tắt máy lạnh buộc phải tắt cả nguồn điện. Động tác này không những giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ, ngoài ra, còn giúp kéo dài tuổi thọ cho máy khi nguồn điện có sự cố.

      PV: Vâng, xin cảm ơn ông. 

    • Sử dụng quạt kết hợp điều hòa có giúp tiết kiệm điện?

      Sử dụng quạt kết hợp cùng điều hòa giúp tiết kiệm điện. Ảnh minh họa. 

      Tại sao nên sử dụng quạt kết hợp điều hòa?

      Theo nguyên lý vận hành, điều hòa sẽ hút không khí trong phòng, đưa qua dàn lạnh để làm lạnh sau đó đưa trở lại phòng. Nhưng phải mất một thời gian khá lâu mới có thể làm mát được cả căn phòng. Và do đặc thù của căn phòng thường kê nhiều đồ đạc, nên có những góc khuất mà điều hòa không thể làm mát được. Chính vì vậy theo thói quen và muốn làm mát nhanh chóng, người dùng thường điều chỉnh nhiệt độ ở mức thấp từ 21-24 độ C. Việc hạ thấp nhiệt độ xuống nhanh sẽ gây tốn điện và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như sốc nhiệt, khô da, viêm họng... đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già.

      Để khắc phục nhược điểm đó, nhiều người đã nghĩ ra cách kết hợp sử dụng quạt khi bật điều hòa sẽ giúp tiết kiệm điện hơn. Theo anh Hữu Bằng - nhân viên kỹ thuật của siêu thị điện máy Pico (Hà Nội), trong quá trình điều hòa khởi động và làm lạnh, quạt sẽ giúp đẩy luồng khí lạnh lan tỏa khắp phòng, giúp việc làm mát trở nên nhanh hơn. Do đó, bạn không cần phải hạ nhiệt độ điều hòa xuống thấp, gây hao phí điện năng, đồng thời cũng giúp cho điều hòa không bị quá tải. Ngoài ra việc sử dụng điều hòa với quạt còn giúp đẩy mùi khó chịu của điều hòa, mang lại không khí trong lành.

      Sử dụng loại quạt nào để phù hợp với điều hòa

      Khi kết hợp sử dụng quạt và điều hòa, tùy theo điều kiện từng gia đình sẽ sử dụng các loại quạt khác nhau. Một số loại quạt phổ biến hiện nay như quạt phun sương, quạt trần, quạt bàn, quạt cây... mỗi loại quạt lại có một ưu điểm và nhược điểm riêng. 

      Cũng theo anh Hữu Bằng, trong quá trình sử dụng điều hòa, độ ẩm trong phòng khá thấp, chính vì thế mà việc sử dụng kết hợp cùng một chiếc quạt phun sương hơi nước là rất phù hợp. Vừa giúp tăng độ ẩm trong phòng, vừa giúp cho việc làm mát nhanh hơn. Tuy nhiên cần điều chỉnh độ ẩm phù hợp với phòng điều hòa.

      Quạt trần là loại quạt có hiệu quả nhất trong việc giúp lưu thông không khí trong phòng. Với lợi thế ở trên cao và ở chính giữa phòng, quạt trần sẽ giúp đẩy luồng không khí mát từ điều hòa được lan tỏa ra khắp phòng. Quạt cây hay quạt bàn có ưu điểm là tiêu thụ ít điện năng nhưng do quạt khá thấp nên chỉ làm mát được ở một khu vực nhất định chứ không thể đẩy hơi mát ra xa được.

      Có thể thấy, việc sử dụng một chiếc quạt kết hợp cùng điều hòa không hề gây “tốn điện gấp đôi” như nhiều người nghĩ mà ngược lại còn giúp tiết kiệm điện năng. Ngoài ra còn đem lại lợi ích về mặt sức khỏe cho gia đình của bạn.

    • Sử dụng quạt: Đúng và sai

       

    • 5 lưu ý về sử dụng điều hòa trong mùa dịch COVID-19

      Ảnh minh họa

      Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: “Virus SARS-CoV-2 bám dính trên hầu hết các bề mặt và dụng cụ xung quanh. Nhưng virus sẽ bị tiêu diệt nếu chúng ta lau dọn, vệ sinh bề mặt bằng dung dịch sát khuẩn. Có thể hiểu, môi trường làm việc thông thường chỉ có một người, hoặc ít người, khả năng lây nhiễm qua hệ thống điều hòa là rất nhỏ so với việc lây qua giọt bắn trực tiếp, hay là lây qua các bề mặt vật tiếp xúc. Tuy nhiên, với môi trường đông người, việc lây nhiễm qua hệ thống điều hòa tổng cần phải cẩn trọng phòng tránh”.

      BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng phân tích: “SARS-CoV-2 là chủng virus mới, nên muốn biết về các tính chất lý hóa của nó, bắt buộc phải dựa vào các nghiên cứu của các chủng coronavirus trước đó, đặc biệt là SARS-CoV và MERS-CoV. Nền nhiệt và độ ẩm ở Việt Nam tăng dần lên, điều đó không thuận lợi cho virus. Tuy nhiên, trong thời tiết sắp bước vào mùa hè nắng nóng, cần sử dụng  điều hòa một cách hợp lý, đề phòng lây nhiễm COVID-19”.

      Dưới đây là 5 lưu ý do BS Trần Văn Phúc đưa ra:

      1. Không nên bật điều hòa, hãy mở các cửa, đảm bảo thông thoáng không khí. Ngừng sử dụng điều hòa có nghĩa là cắt đứt sự lây lan của virus.

      2. Nếu phải sử dụng điều hòa, hãy để nhiệt độ ở 27 độ C trở lên.

      3. Khi dùng điều hòa tổng, sẽ có nguy cơ lây nhiễm chung. Dùng điều hòa với cục nóng riêng sẽ đảm bảo an toàn hơn điều hòa tổng. Vì vậy, trong cơ quan hay trường học phát hiện có người mắc bệnh COVID-19 hoặc nghi ngờ, hay ở trong gia đình có người bị bệnh hay đang phải cách ly, nhất thiết không được sử dụng điều hòa tổng.

      4. Phải đảm bảo vận hành điều hòa tổng với không khí trong lành, gió tươi, tăng cường làm sạch, khử trùng màng lọc và linh kiện. Chú ý, không để nước đọng trong đường ống và hệ thống chống đông.

      5. Khi mới phát hiện bệnh nhân COVID-19, bắt buộc phải dừng sử dụng điều hòa để thực hiện làm sạch và khử khuẩn.

      GS James G. Dwyer, Đại học Purdue tại Indiana (Hoa Kỳ): Hệ thống điều hòa không thể lọc bỏ các nhân tố có kích thước nhỏ hơn 5,000 nanometers. Trong khi đó, kích thước của COVID-19 chưa thực sự được hiểu rõ, nhưng các virus bệnh cùng họ với nó, chẳng hạn như SARS chỉ có kích thước là 120 nanometers. Do đó, "nếu COVID-19 có kích thước nhỏ tương đương (SARS), điều hòa có thể mang nó đi khắp các không gian có kết nối hệ thống và trở thành nguồn lây lan bệnh dịch vô cùng lớn"
    • Lý do không nên trút cạn ấm siêu tốc ngay khi vừa đun xong

      Khi rót nước ra khỏi ấm siêu tốc vừa sôi xong, nên để lại một ít trong ấm, tránh để mâm nhiệt quá nóng

      Nếu không chừa lại một lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Do đó, nên để lại ít nước sôi trong ấm, cao quá mâm nhiệt 2 cm, đợi cho đến khi nguội rồi mới trút cạn, theo ABCnews.

      Một sai lầm nhỏ khác là nhiều người sau khi đun nước trong ấm siêu tốc, cứ để nước nguội trong đó ngày này qua ngày khác, hết lại đun tiếp. Việc này khiến cho cặn canxi đóng lại trong ấm, gây chóng hỏng mâm nhiệt và tốn thời gian đun gây tốn điện hơn. Do đó, cách đúng nhất để ngăn cặn đóng là làm rỗng ấm sau khi đun.

      Một lưu ý khác là không nên đun nước quá mức cho phép. Đun quá mức khiến mâm nhiệt phải làm việc quá tải, và trong thời gian lâu hơn bình thường, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị.

      Để làm sạch cặn lòng ấm, bạn nên cho nước ấm vào nửa bình, thêm một chút giấm và để nguyên trong 20 phút. Đổ nước đi và dùng một tấm mút xốp chà nhẹ nhàng.

    • Đề phòng cháy ổ cắm điện

      Có thể kể tới vụ cháy nhà trọ tại ngách 15, ngõ 637 đường Trương Định, phường Thịnh Liệt quận Hoàng Mai, TP Hà Nội vào 13/6/2018. Tuy không gây hậu quả chết người, nhưng vụ cháy xuất phát từ ổ điện đã thiêu rụi toàn bộ tài sản trong phòng trọ. Hay như vụ cháy xảy ra ngày 17/9 tại số 576 ngõ 216 Định Công, phường Định Công, nguyên nhân được xác định là do chập điện ổ cắm biển quảng cáo.

      Theo TS. Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng Bộ môn Thiết bị điện, ĐH Bách khoa Hà Nội: Là một vật dụng đã quá quen thuộc, ổ cắm điện ngày càng được thiết kế đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, vật dụng này vẫn có thể có những khiếm khuyết nhất định, gây nguy hiểm cho người sử dụng khi vô tình tiếp xúc. Ngoài ra, nếu sử dụng không cẩn thận và hợp lý, nhất là với những loại thiết bị có công suất lớn như bàn là điện, nồi cơm điện, bếp điện, máy giặt, tủ lạnh… rất dễ xảy ra cháy nổ. 

      Ảnh minh họa

      TS. Trần Văn Thịnh cũng đưa ra một số lưu ý sử dụng ổ cắm điện an toàn:

      - Sử dụng phích cắm điện phù hợp với ổ cắm điện, không quá lỏng, tránh phát sinh tia lửa điện, gây chập cháy; 

      - Lau tay thật khô trước khi sử dụng phích cắm điện; 

      - Không để ổ cắm điện gần nguồn nước, không nắm dây phích điện khi rút ra khỏi ổ cắm, vì như vậy thì dây rất dễ bị đứt, rất nguy hiểm; 

      - Tuyệt đối không dùng 2 dây điện cắm vào ổ cắm, như vậy sẽ dễ gây cháy nổ do tiếp xúc giữa dây điện và ổ cắm rất kém, không an toàn cho người sử dụng; 

      - Không nên cắm nhiều thiết bị có công suất lớn vào chung một ổ, phải đảm bảo được công suất của thiết bị phù hợp với công suất ổ cắm.

      - Tắt thiết bị điện trước khi rút phích điện của thiết bị đó ra khỏi ổ cắm. Trường hợp những thiết bị có điều khiển công suất như bàn ủi điện, bếp điện... nên chọn mức công suất nhỏ nhất (thường là 0) trước khi rút phích điện, đảm bảo các ổ cắm không phát sinh tia lửa điện khi cắm và rút phích điện khỏi ổ cắm, giảm nguy cơ cháy nổ. 

      -  Thường xuyên kiểm tra ổ cắm, nếu có các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần thay ổ cắm mới:

      + Mùi nhựa nóng từ ổ cắm điện

      + Tia lửa hoặc khói có bốc ra từ ổ cắm 

      + Có dấu màu đen hoặc cháy xém xung quanh ổ cắm, phích cắm, hoặc trên một thiết bị điện.

      - Lắp đặt thêm ổ cắm nếu có yêu cầu tăng công suất.

      - Để hệ thống điện gia đình luôn an toàn, rất cần sự trợ giúp của thợ bảo dưỡng chuyên nghiệp 1 - 2 lần/ 1 năm. Nhờ họ kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường mà bản thân khó có thể biết. 

      Qua những sự cố cháy nổ ổ cắm, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội khuyến cáo, các gia đình nên sử dụng cầu dao tự động (MCB) cho hệ thống điện trong nhà. Theo đó, cần tính toán, lựa chọn MCB sao cho thích hợp với dòng điện và có độ tin cậy cao.

      Đặc biệt, khi phát hiện cháy, nổ, phải khẩn trương cắt cầu dao tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, đồng thời, báo Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114 và sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa. Nghiêm cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện. 

    • Sai lầm khi dùng bếp từ, bếp hồng ngoại

      Chào bạn Nguyễn Lâm Tùng!

      Ngắt nguồn điện khỏi bếp điện từ, bếp hồng ngoại ngay sau khi vừa nấu xong là sai lầm phổ biến trong sử dụng bếp từ, bếp hồng ngoại. Hai loại bếp này đều có chung một nguyên lý làm mát các linh kiện bằng quạt gió. Quạt gió này sẽ bắt đầu hoạt động từ khi bật bếp. Sau khi tắt bếp, quạt vẫn tiếp tục hoạt động thêm khoảng 30 giây đến 1 phút. 

      Sở dĩ quạt gió vẫn còn phải hoạt động khi đã tắt bếp là để làm mát cho các linh kiện điện tử bên trong và mặt kính của bếp. Khi bếp hoạt động, những linh kiện điện tử này sẽ phải chịu sức nóng từ 2 phía gồm: Linh kiện sinh ra nhiệt và nhiệt từ mặt kính của bếp tỏa xuống trong quá trình đun nấu. Với tác động nhiệt như vậy, những linh kiện này cần được làm mát, tránh chập cháy do quá nhiệt. 

      Sau khi nấu xong, nếu người dùng rút ngay phích cắm điện của bếp ra khỏi nguồn điện sẽ khiến:

      - Tuổi thọ của bếp giảm, do linh kiện bên trong bếp sẽ không được làm mát.

      - Mặt kính của bếp dễ rạn nứt. 

      Do đó, sau khi đun, bạn nên ấn nút off để tắt bếp, đợi khoảng 30 phút mới rút nguồn điện. Ngoài ra, bạn cũng không nên nấu ở nhiệt độ cao quá lâu. Sau khi nấu xong một món ở nhiệt độ cao, cần tắt để bếp nghỉ một chút rồi tiếp tục nấu món khác. 

    • Những sai lầm khiến bếp từ nhà bạn chóng hỏng, tốn điện và dễ cháy nổ

      1. Bật bếp quá lâu và liên tục: Nhiệt độ làm nóng trên bếp điện rất cao so với bếp gas, rất dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ của bếp, nứt mặt bếp cũng như hỏng hóc dụng cụ nấu nướng nếu dùng liên tục ở nhiệt độ cao.

      Sau khi nấu xong một một món ăn, bạn nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi mới tiếp tục nấu món khác.

      2. Che kín luồng khí lưu thông khiến ẩm mốc, dễ chập mạch điện: Bếp điện từ có thiết kế tương đối gọn gàng nên nhiều người thường tận dụng tối đa khoảng trống trên bếp để sắp xếp đồ đạc và vô tình che mất luồng khí lưu thông tản nhiệt cho bếp, dẫn đến tình trạng quá nhiệt khiến các hơi ẩm mốc trong quá trình nấu đọng lại bên trong bếp, lâu ngày có thể dẫn đến chập mạch, hỏng hóc.

      3. Bất cẩn khi sử dụng dụng cụ: Đối với bếp điện từ, tất cả các vật bằng kim loại khi đặt trên mặt bếp đều được làm nóng, do vậy phải chú ý không để các dụng cụ, đồ vật kim loại trên mặt bếp khi đang nấu nướng.

      4. Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác: Bếp từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó. Vì thế không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác như tivi, đầu đĩa, laptop...

      5. Không vệ sinh bếp thường xuyên: So với bếp gas, các loại bếp điện từ có thiết kế nhỏ gọn và dễ vệ sinh hơn. Tuy nhiên, như vậy vô tình lại làm cho nhiều người ít có thói quen lau chùi, bảo dưỡng một cách cẩn thận. Ngoài ra, mặt bếp nếu ẩm ướt và không sạch dầu mỡ rất dễ bị rạn nứt nếu hoạt động ở nhiệt độ cao.

      Để bếp từ lúc nào cũng sáng bóng lại bền, bạn nên làm ẩm vùng có dầu mỡ, thức ăn rồi dùng khăn mềm lau sạch. Tuyệt đối không dùng các dụng cụ sắc, nhọn như bàn chải, giấy nhám vì có thể làm hỏng bề mặt bếp.

      6. Rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong: Khi vừa nấu xong, chúng ta thường ngắt điện ngay lập tức vì muốn tiết kiệm điện, thế nhưng điều này sẽ làm cho quá trình làm mát của bếp chậm lại do quạt tản nhiệt không hoạt động nữa, bếp sẽ nhanh hỏng. Do đó, hãy đợi cho đến khi quạt tản nhiệt dừng chạy rồi mới rút nguồn điện để đảm bảo bếp dùng được bền hơn.

      7. Sử dụng thất thường: Nếu không sử dụng bếp từ thường xuyên, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm nồm như ở nước ta thì bếp từ rất dễ bị hơi ẩm xâm nhập có thể gây chập các bản mạch của thiết bị. Do đó, nên sử dụng bếp từ đều đặn để tuổi thọ của bếp được bền lâu.

      8. Dùng hơn một ngón tay để nhấn nút điều khiển: Điều cần chú ý khi sử dụng bếp điện từ chính là sử dụng ngón tay để điều khiển các nút cảm ứng trên mặt bếp. Theo đó, chỉ nên sử dụng một ngón tay để bấm thay vì dùng hai ngón. Cần bấm lần lượt từng chế độ.

      Nếu dùng hai ngón tay trở lên để bấm, nguy cơ lướt hay chạm phải hai, ba nút cảm ứng cùng một lúc sẽ khiến bếp trở nên bị lỗi.

      9. Công suất bếp không tương thích với điện áp gia đình sử dụng: Công suất tiêu thụ điện của bếp từ thường ở mức 1800~2200 W, nếu đường dây điện trong gia đình bạn quá nhỏ, chỉ chịu được áp lực điện ở mức vừa phải. Hoặc bạn dùng một bảng điện để cắm chung các thiết bị như bếp từ, nồi cơm điện, tủ lạnh… thì tình trạng chập cháy đường dây dẫn đến hỏa hoạn là rất dễ xảy ra.

      Tốt nhất, trước khi mua bếp bạn nên kiểm tra xem công suất của thiết bị này có phù hợp với điện áp của gia đình hay không. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy nguồn điện chập chờn hãy tắt ngay bếp từ để tránh chập điện, ảnh hưởng tới các thiết bị khác trong nhà. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới các vụ cháy nổ bếp từ mà nhiều người chủ quan không để ý.

    • Sử dụng đèn chùm thế nào để không hại mắt?

      Có nên sử dụng thường xuyên?

      Đèn chùm thường dùng để trang trí nhiều hơn là chiếu sáng. Vì vậy, không nên sử dụng đèn chùm làm đèn chiếu sáng hàng ngày, chỉ nên sử dụng 2-3 giờ/tuần. Đặc biệt, khi sử dụng đèn chùm phải kết hợp với các loại đèn khác để đảm bảo độ sáng phù hợp với mắt. Nên sử dụng loại bóng đèn có chỉ số màu tốt mà lại không tiêu tốn điện năng như đèn LED âm trần, đèn tụ, đèn treo thả trần…

      Cường độ ánh sáng thế nào?

      Khi ánh sáng có cường độ lớn chiếu và phản xạ vào mắt thì đồng tử sẽ nhỏ lại để điều tiết ánh sáng và ngược lại, ánh sáng yếu, lờ mờ sẽ khiến đồng tữ giãn ra để điều tiết ánh sáng. Sinh hoạt trong điều kiện thừa hay thiếu ánh sáng quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mắt, gây các bệnh về thị lực. Vì vậy, khi bố trí ánh sáng cho không gian sống, cần có sự tư vấn của các chuyên gia để đạt được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất cũng như bảo vệ mắt. Cường độ ánh sáng thích hợp nhất trong không gian phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung khoảng 500 lux/m2.

    • Chọn mua đồng hồ định vị trẻ em

      Ảnh minh họa

      Các chức năng 

      Đồng hồ định vị là loại đồng hồ đo thời gian, nhưng có thêm chức năng định vị. Ngoài ra, loại đồng hồ này còn có thể cài đặt sim điện thoại di động để liên lạc (nghe, gọi, nhắn tin). Những chức năng đặc biệt của loại đồng hồ này là:

      - Xác định vị trí.

      - Tính được quãng đường đi của người đeo đồng hồ trong khoảng thời gian 1 tháng.

      - Xác định và kịp thời cảnh báo cho cha mẹ biết bé đang ở vùng không an toàn.

      - Cập nhật thời lượng vận động của trẻ.

      Một số loại đồng hồ định vị trẻ em còn có thêm các chức năng cảnh báo khi sắp hết pin, cảnh báo khi đồng hồ bị tháo ra khỏi tay trẻ hay khi đồng hồ bị tắt đi, cảnh báo khi trẻ đi vượt quá giới hạn…

      Phương thức hoạt động

      Đồng hồ định vị trẻ em loại tốt có cả 3 hình thức định vị: GPS, Wifi và GSM.

      - Định vị GPS là định vị chính xác nhất hiện nay. Tín hiệu sóng GPS không cần đến sim của các nhà mạng di động, nhưng chỉ phù hợp với không gian ngoài trời. Khi ở trong nhà, đồng hồ định vị phải nhờ đến chức năng của Wifi và GSM. 

      - Định vị Wifi không cần kết nối truy cập. Đồng hồ định vị sẽ ghi nhận một địa chỉ của các máy phát Wifi. Dựa vào vị trí đã biết của các máy phát Wifi, có thể  xác định vị trí của người đeo đồng hồ. Sai số của định vị Wifi khoảng vài chục đến vài trăm mét, lớn hơn định vị GPS. 

      - Nếu định vị GPS và Wifi đều không sử dụng được, sẽ cần đến định vị GSM (trạm phát sóng di động). Đây là hình thức định vị theo các cột sóng của nhà mạng điện thoại. So với hai hình thức định vị trên, công nghệ này có độ chính xác thấp hơn. Ngoài ra, sim di động trong đồng hồ cũng có khả năng truyền dữ liệu. Theo chu kỳ cố định (ví dụ mỗi 20, 30 phút) đồng hồ định vị sẽ gửi thông tin vị trí định vị về phần mềm trên điện thoại của cha mẹ. Các phần mềm này có cả phiên bản cho iOS và Android. 

      Kinh nghiệm chọn mua

      Để chọn được một chiếc đồng hồ định vị tốt, có rất nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là xem xét chức năng cảnh báo, chức năng liên lạc (nhất là các cuộc gọi khẩn cấp khi cần) và thời lượng pin.

      - Chức năng cảnh báo: Đồng hồ có nút báo khẩn cấp SOS.

      Khi gặp nguy hiểm, trẻ ấn nút báo khẩn cấp. Đồng hồ sẽ gửi tin nhắn hoặc cuộc gọi khẩn cấp đến cho bố mẹ. Đồng thời, dữ liệu định vị cũng sẽ được gửi đến ứng dụng theo dõi trẻ của bố mẹ. Bố mẹ sẽ biết được vị trí trẻ đang ở đâu.

      - Chức năng liên lạc: Cha mẹ có thể lưu số điện thoại vào đồng hồ định vị thông qua phần mềm trên di động. Danh bạ gọi đến và gọi đi của đồng hồ chỉ hạn chế một vài số điện thoại quan trọng của bố/mẹ, người thân… Một số đồng hồ cho phép gọi hai chiều, một số chỉ để nghe. Bên cạnh nghe - gọi, trẻ cũng có thể liên lạc với bố mẹ bằng tin nhắn thoại và nhận tin nhắn văn bản từ điện thoại di động của bố mẹ. Đồng hồ định vị không có bàn phím nên sẽ không gửi được tin nhắn văn bản. 

      - Thời lượng pin: Dung lượng pin càng lớn thì thời gian sử dụng đồng hồ càng lâu, số lần cần sạc pin càng ít. Dung lượng pin hợp lý khoảng 300-600mAh với thời gian sử dụng 3-4 ngày liên tục. Nếu sử dụng chức năng định vị GPS liên tục sẽ tốn pin hơn. 

      - Giá các loại đồng hồ định vị phụ thuộc vào chất liệu, thiết kế, tính năng, thương hiệu. Sản phẩm của các thương hiệu uy tín có giá từ 1-2 triệu đồng trở lên. 

    • Làm gì để hạn chế sự cố cháy nổ xe đạp điện?

      Nên kiểm tra hệ thống sạc,  pin/ắc quy định kì 3 - 6 tháng một lần. Ảnh minh họa

      Xe đạp điện gồm 2 phần: Phần động cơ làm nhiệm vụ truyền dẫn động đến 2 bánh xe và phần ắc quy/pin giữ vai trò cung cấp điện năng cho động cơ hoạt động.

      Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xe đạp điện phát nổ. Trong đó, 3 nguyên nhân chính là, do chất lượng sản phẩm (xe giá rẻ, kém chất lượng, là hàng giả, hàng nhái), do sự cố từ ắc-quy/pin và việc không bảo hành, bảo dưỡng định kỳ.

      Bên cạnh đó, nguồn điện trong xe bị chập làm mạch của bộ sạc bị quá tải, hệ thống bộ biến đổi nguồn, bộ điều tốc gặp sự cố, việc tự ý lắp thêm phụ kiện, làm thay đổi kết cấu xe, tác động đến các dây điện, nguồn điện cũng có thể làm cho xe phát nổ.

      Dưới đây là một số sai lầm thường gặp liên quan đến ắc-quy của xe đạp điện, quý độc giả cần lưu ý. 

      STT

      Sai lầm khi sử dụng

      Cách phòng tránh/Lưu ý

      1

      Sạc điện cho pin/ắc quy không đúng quy cách

      - Nên sạc khi pin/ắc quy gần hết; hạn chế sạc qua đêm;

      - Sau khi sử dụng từ 2-3 tháng có thể xả lượng axit trong pin/ắc quy thay bằng axít mới và sạc đầy pin/ắc quy;

      - Sử dụng sạc chính hãng kèm theo khi mua xe, đảm bảo dòng vào chuẩn và ổn định…

      - Nếu lâu không dùng xe đạp điện thì nên sạc đầy bình, sau đó tháo rời ắc quy/pin ra để đảm bảo tuổi thọ của thiết bị.

      2

      Bảo quản ắc quy/pin không đúng cách.

      - Không để pin/ắc quy ở nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao, dễ gây cháy nổ;

      - Không va đập hoặc rung mạnh tác động vào pin/ắc quy;

      - Khi rửa xe hay đi mưa cần làm khô các giắc cắm và dây điện trước khi khởi động xe.

      3

      Không thường xuyên kiểm tra

      - Định kì 3 - 6 tháng kiểm tra hệ thống sạc,  pin/ắc quy một lần. Bất kì ắc-quy nào cũng có tuổi thọ sử dụng nhất định và cần thay mới khi xuống cấp.

      - Nếu có hiện tượng lạ như pin/ ắc quy bị phồng, nứt hay phát ra tiếng động lạ khi sạc điện... nên thay thế ắc quy mới hoặc đến ngay các cơ sở sửa chữa để kiểm tra.

    • Máy giặt bị rung lắc, gây tiếng ồn lớn: Nguyên nhân và cách khắc phục

      Nguyên nhân

      Cách khắc phục

      Máy giặt không được đặt ở vị trí cân bằng

      - Kiểm tra vị trí đặt máy, chuyển máy giặt đến nơi có vị trí cân bằng.

      - Gia cố vị trí đặt máy giặt thật vững chắc.

      Máy giặt bị quá tải hoặc quá ít quần áo

      - Các máy được sản xuất ra đều có ghi số kg giặt tối đa. Trong thực tế, để đảm bảo máy giặt bền, chỉ nên giặt khoảng 2/3 khối lượng định mức.

      - Khi giặt đồ dày, khối lượng giặt cần thấp hơn 2/3 khối lượng định mức.

      - Quá ít quần áo cũng chưa nên giặt, bởi vừa tốn điện, tốn nước, mà máy còn dễ bị rung lắc mạnh.

      Đặt quần áo bị dồn về một góc, bị xoắn, rối...

      - Khi cho quần áo vào máy giặt, hãy lưu ý cho đều quần áo ở tất cả các góc, không nên cho tất cả vào một nơi, lồng giặt dễ bị nghiêng trong khi giặt.

      - Nên sắp xếp quần áo tách rời nhau và đặt cùng một chiều trước khi cho vào máy giặt, không để quần áo xoắn rối vào nhau. Khi đó, quần áo không chỉ bị nhăn, giảm độ bền mà có thể dồn về một góc, làm lồng giặt bị lệch, gây tiếng ồn lớn.

      Có vật lạ va chạm vào lồng giặt

      Trước khi giặt, hãy lưu ý kiểm tra lồng giặt và quần áo, bỏ những vật lạ như sỏi đá, cục sắt,… có thể bị vướng vào quần áo, tránh để thùng giặt va chạm với vật lạ, gây tiếng ồn và giảm tuổi thọ của máy.

      Máy bị khô dầu

      Sau thời gian dài hoạt động, các xi lanh trong máy bị hở hoặc thủng làm lượng dầu bị cạn dẫn tới các chuyển động quay, đẩy giữa xi-lanh và pít tông không được trơn gây ra tiếng ồn. Nên gọi cho thợ sửa chữa chuyên nghiệp đến khắc phục.

      Máy giặt không đủ nước

      Áp lực nước chậm làm quá trình bơm nước vào máy lâu hơn, máy giặt bắt đầu tiến trình giặt khi chưa đủ dung tích nước cần thiết. Kiểm tra lại xem mỗi lần giặt, nước có gần bằng thành lồng giặt hay không, nếu thiếu nước,  cần gọi thợ sửa chữa hỗ trợ.

      Các nguyên nhân gây trục trặc kỹ thuật lớn như, trục lồng giặt bị cong, vênh, bộ phận giảm sóc gặp sự cố, dây curoa bị trùng,…

      Đối với các trục trặc lớn về kỹ thuật, cần liên hệ để Trung tâm Bảo hành đến khắc phục sự cố.

    • Lưu ý an toàn điện trong bếp

      Hệ thống điện phù hợp với công suất thiết bị

      Trong căn bếp hiện đại, có rất nhiều thiết bị điện như bếp từ, tủ lạnh, máy rửa chén, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện, máy xay sinh tố,… Các thiết bị này đều có công suất lớn (từ vài trăm W đến vài kW). Do đó, cần phải thiết kế hệ thống điện đảm bảo công suất cho các thiết bị, có dự phòng công suất mua thêm thiết bị sử dụng. Cần sử dụng dây dẫn lớn hơn yêu cầu của mỗi thiết bị.  

      Tuyệt đối không vận hành đồng thời nhiều thiết bị công suất lớn, dễ gây quá tải dẫn đến chập cháy điện.

      Thiết bị điện trong nhà bếp đều là những thiết bị có công suất lớn

      Bố trí các thiết bị điện ở vị trí phù hợp, đảm bảo an toàn

      Không thiết kế ổ điện ở nơi đặt bình gas, chứa dây dẫn gas hoặc những nơi gần nguồn nước, dễ bị bắn nước. Không để các thiết bị điện gần nguồn nước, lửa, nơi bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. 

      Sử dụng ổ điện và phích cắm ba chân

      Với các thiết bị điện có vỏ bọc bằng kim loại như lò nướng bánh, bếp từ, bếp hồng ngoại, tủ lạnh… nhà sản xuất thường dùng phích cắm điện và ổ điện 3 chân. Do đây đều là những thiết bị chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc khi sử dụng. Các vỏ bọc bằng kim loại dễ dàng truyền điện ra ngoài khi điện bị rò rỉ,  rất nguy hiểm khi người sử dụng. Chân thứ 3 của ổ cắm sẽ giúp trung hòa dòng điện, truyền dòng điện bị rò rỉ xuống đất, giúp người sử dụng không bị điện giật. 

      Trang bị aptomat chống giật

      Aptomat chống giật có thể bảo vệ người sử dụng khi thiết bị có hiện tượng rò điện. Các thiết bị có công suất lớn như tủ lạnh, bếp nấu, lò nướng có thể dùng aptomat riêng để khi xảy ra quá tải hay đoản mạch, hệ thống sẽ tự ngắt. Aptomat chống rò này chỉ có hiệu quả khi nhà có đường dây tiếp địa. Cần phải kiểm tra hoạt động của dây tiếp địa 6 tháng một lần bằng cách nhấn vào nút check trên aptomat. 

      Cẩn trọng khi sử dụng

      - Khi đun nấu, cần tránh để gió thổi tạt lửa bếp. Tuyệt đối không xịt thuốc diệt côn trùng khi đang nấu bếp vì loại thuốc này có hợp chất gây cháy.

      - Không rời xa bếp khi đang vận hành. Hiện tại, trên thị trường có những loại bếp điện, bếp từ có chế độ hẹn giờ và tự ngắt khi nguồn nhiệt lên cao quá, hoặc khi nước trào ra bếp. 

      - Bếp nấu đặt cách xa các loại khăn, giẻ, giấy… dễ bén lửa. 

      - Trong bếp, nên có bình cứu hỏa. 

    • Dàn nóng máy điều hòa inverter rò điện: Có nguy hiểm?

      Ông Nguyễn Tiến Anh, cán bộ An toàn - Công ty Điện lực Long Biên (thuộc EVNHANOI) giúp bạn có câu trả lời như sau:

      Tất cả các sản phẩm tủ lạnh, máy giặt hoặc điều hòa không khí công nghệ biến tần (inverter) đều đi kèm một dây nối đất (màu xanh lá - vàng). Nếu dây này không được tiếp đất, sẽ có thể gây cảm giác điện giật nhẹ khi người sử dụng chạm tay vào vỏ sản phẩm. Hiện tượng này là bình thường và không có nghĩa là sản phẩm bị lỗi. 

      Ảnh minh họa

      Dây này khi được tiếp đất sẽ giúp triệt tiêu hiện tượng giật nhẹ và bảo vệ người sử dụng khỏi bị điện giật nếu sản phẩm thực sự bị rò điện. Tuy nhiên, đa phần các gia đình mắc điện đều không đấu dây tiếp đất, nên khi chạm vào, điện truyền trực tiếp qua người. Do đó, người sử dụng phải thực hiện nối đất để ngăn ngừa các rủi ro về điện. 

      Ngoài ra, khi máy hoạt động, một số mảnh kim loại có thể rung lắc, tiếp xúc với hộp kim loại chứa boar mạch (điều hòa inverter có boar mạch inverter tại dàn nóng) hoặc bị rung lắc trong quá trình vận chuyển, lắp đặt phát sinh ra dòng điện. Dòng điện có cường độ rất nhỏ, chỉ một vài Micro Ampe, không gây nguy hại đến tính mạng con người. Tuy nhiên, người sử dụng cần chủ động kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh định kỳ để đảm bảo an toàn. 

      Một số biện pháp phòng tránh rò điện ở cục nóng điều hòa 

      - Khi lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ, phải đấu dây nối đất. Khi lắp xong, phải dùng bút điện kiểm tra độ an toàn.

      - Trong thiết kế xây dựng, mỗi căn nhà cần có một cọc nối đất. Cọc dài khoảng 2,5m, chôn sâu dưới đất khoảng 0,8-1m, được nối với những thiết bị điện có vỏ sắt, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

      - Lắp đặt cục nóng trên tường hoặc kê cao, tránh tiếp xúc với nước, không để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. 

      - Nếu đang sử dụng các loại điều hòa đời cũ: Nên lắp cầu dao tự động, có chức năng tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát. 

    • Lưu ý khi chọn mua loa thanh cho tivi

      Anh Nguyễn Văn Mạnh (Nhân viên siêu thị điện máy Mạnh Nguyễn, Hà Nội) cho biết: Do các dòng tivi ngày càng mỏng khiến loa tích hợp bị giảm sút chất lượng nên nhiều người quan tâm tìm mua loa thanh để lắp đặt bổ sung. Loa thanh thường bao gồm: 1 loa dài dạng thanh và 1 loa sub (loa siêu trầm) đi kèm. Bên trong loa thanh có thể được tích hợp nhiều loa nhỏ. Ngoài ra, loa thanh được trang bị thêm công nghệ giả lập âm thanh nhằm tạo hiệu ứng âm thanh vòm ảo đa chiều, mang đến cảm giác âm thanh phát ra từ nhiều hướng. Cũng theo anh Nguyễn Văn Mạnh, loa thanh có một số ưu, nhược điểm sau: 

      Ưu điểm

      Nhược điểm

      - Thiết kế đẹp, gọn nhẹ, đơn giản, dễ kết hợp, trang trí, di chuyển trong nhà.

      - Đa dạng các kiểu kết nối: Optical Audio, HDMI, ARC, AUX, Bluetooth, NFC... Có thể tích hợp kết nối máy tính, ti vi, điện thoại.

      - Tiết kiệm điện và giá bán rẻ hơn so với dàn âm thanh 5.1. Công suất phổ biến từ 500 W trở xuống; giá bán: Từ 1,5 triệu trở lên.

      - Nhiều lựa chọn với các thương hiệu: JBL, Bose, Bowers & Wilkins, MartinLogan, LG, Samsung, Sony…

      - Sự hoạt động của loa thanh có thể làm ngắt quãng cảm biến ti vi và làm cho ti vi kém nhạy hoặc bị nhiễu.

      Khắc phục: đặt loa cách xa tivi một chút.

      - Nếu chỉ dùng một chiếc remote để điều khiển cùng lúc cả loa soundbar và tivi có thể gây ra những lỗi không mong muốn.

      Khắc phục: Chọn loa sounbar có remote riêng rẽ.

      - Nhiều loa không có màn hình hiển thị, người dùng không thể biết được các tùy chỉnh như thế nào, đặc biệt là mức âm lượng hay những tính năng đặc biệt khác.

      Khắc phục: Nên chọn loại có màn hình hiển thị.

       

      Tham khảo một số mẫu loa tivi soundbar:

      STT

      Thương  hiệu, model sản phẩm và ưu thế

      1

      - Mỏng, sang trọng, bắt mắt.

      - Âm thanh chân thực nhất.

      - Kết nối: Bluetooth, Wi-fi, NFC.

      - Giá tham khảo: 16 - 19 triệu.

      2

      - Hài hòa với hầu hết các màn hình ti vi.

      - Chức năng Clear Voice giúp tăng chất lượng âm thanh kể chuyện và đối thoại (phù hợp xem phim, tin tức, bình luận thể thao…) 

      - Giá tham khảo: 8,2 triệu

      3

      - Nhỏ gọn, không dây.

      - Trang bị hệ thống loa con và loa sub chất lượng cao, âm thanh sống động.

      - Kết nối điện thoại, máy tính bảng, máy nghe nhạc cá nhân.

      - Giá tham khảo: 15 triệu

      4

      - Có 15 loa tích hợp. 

      - Nhiều tính năng bổ sung đi kèm với HW-K950 chỉ thân thiện với Samsung.

      - Kết nối không dây mượt mà. Kho ứng dụng Samsung Multiroom cho trải nghiệm âm nhạc hoàn hảo.

      - Giá tham khảo: 17,5 triệu.

    • Xử lý thiết bị điện gia dụng bị ngập nước

      Sau mưa bão hay ngập lụt, cần kiểm tra và thay thế (nếu cần) các thiết bị như dây dẫn có vỏ bọc bằng nhựa, các bản mạch và thiết bị ngắt điện, hộp cầu chì và cầu chì, công tắc, ổ cắm ngoài… Đối với các thiết bị điện tử bị ngập nước, có thể áp dụng một số biện pháp sau: 

      Làm sạch 

      Nước ngập thường làm cho bùn đất bám vào các thiết bị. Do đó, cần phải làm sạch bằng cách tháo vỏ thiết bị ra, dùng nước sạch rửa vết bẩn và dùng khăn sạch lau khô. Nếu còn bùn, sau một thời gian bùn sẽ hút ẩm và làm hỏng thiết bị. 

      Không sử dụng các thiết bị sấy có nhiệt độ cao vì linh kiện bên trong dễ bị hư hỏng. (Ảnh minh họa)

      Làm khô đúng cách

      - Bước 1: Dùng quạt máy thổi luồng gió mạnh vào thiết bị đang bị ẩm để nước bốc hơi.

      - Bước 2: Khi thiết bị đã tương đối khô, dùng máy sấy để sấy khô. Lưu ý: Linh kiện điện tử chỉ chịu được nhiệt độ 50 - 60 độ C, nên để máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và cứ 2-3 phút nên nghỉ 1 lần rồi lại sấy tiếp, cho đến khi thiết bị khô hẳn. 

      - Nếu không dùng máy sấy, có thể làm theo cách sau: Đóng hộp gỗ hoặc bìa cứng, cho thiết bị điện, điện tử vào trong, bật sáng khoảng 2 - 3 bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn) đặt vào hộp và để khoảng 8 giờ. Nhiệt độ bóng đèn tỏa ra khoảng 50 - 60 độ C có thể giúp làm khô thiết bị từ sâu bên trong. 

      Đo cách điện trước khi cắm

      Sau khi làm khô thiết bị điện, không nên cắm điện chạy thử hay sử dụng ngay. Bởi nếu cắm điện vội vàng, thiết bị sẽ có nguy cơ bốc khói, cháy, nổ do có thể giữa các chi tiết máy vẫn còn ẩm. Vì vậy, cần đo điện trở cách điện, đảm bảo độ cách điện tốt. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng, điện trở cách điện đảm bảo khoảng 0,5M mới được đóng điện. 

      Nếu không tự tin về về kết quả sấy khô thiết bị và không biết rõ về cách dùng đồng hồ đo vạn năng, nên mang các thiết bị đến các trạm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn, sửa chữa. 

      Ngoài ra, đối với các thiết bị nhiệt như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng... ngoài việc sấy khô hoàn toàn, đo lại cách điện cần kiểm tra thêm độ cách nhiệt. Nếu bộ phận cách nhiệt bị ẩm, cần phải sấy khô. 

    • Cân nhắc kỹ khi mua quạt phun sương, quạt điều hòa

      Quạt phun sương

      1. Hiệu quả làm mát không cao

      - Theo quảng cáo: Giảm nhiệt độ tới 15 độ C. 
      - Thực tế: Chỉ giảm được 3-5 độ C. Ngoài ra, chỉ làm mát được khu vực xung quanh cửa quạt. 
      - Chỉ có tác dụng trong điều kiện nắng và khô. Nếu độ ẩm trong không khí lớn, quạt chỉ có tác dụng như quạt điện bình thường. 

      2. Phức tạp khi sử dụng

      - Phải bổ sung nước trong quá trình sử dụng. Khi hết nước, quạt hoạt động như quạt điện bình thường. 
      - Phải thường xuyên vệ sinh vì nước để trong bình lâu ngày sẽ bị ẩm mốc. 
      - Tốn thời gian, công sức và chi phí thay thế lưới lọc nước.

      3. Tiếng ồn lớn

      Quạt điều hòa, quạt phun sương gây tiếng ồn lớn so với điều hòa hay các loại quạt điện truyền thống. Công suất càng cao, khả năng hút gió càng nhiều, quạt càng gây ồn. 

      4. Không thể điều chỉnh nhiệt độ 

      Quạt hơi nước và quạt điều hoà không thể điều khiển tăng - giảm nhiệt độ. Hiệu quả của hai loại quạt trên phụ thuộc nhiều vào môi trường xung quanh như, độ ẩm không khí, nhiệt độ. Độ ẩm không khí càng cao, khả năng làm mát bằng hơi nước càng thấp.

      5. Ảnh hưởng đến độ bền của các đồ vật khác

      Vì khả năng giữ ẩm cao trong không khí, hai loại quạt này tạo độ ẩm lớn, ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử, đồ nội thất bằng ván ép, đồ da...

      6. Không tốt cho sức khỏe

      - Độ ẩm quá cao trong không khí làm cho nấm mốc phát triển mạnh, gây ra một số bệnh về đường hô hấp, dị ứng hay bệnh ngoài da.
      - Gió có hơi nước thổi vào người gây khó chịu, có cảm giác dính nhớp nháp.
      - Tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi do quạt có bình chứa nước và tấm màng gỗ thường xuyên ẩm. 

      Bỏ qua những nhược điểm trên, bạn vẫn quyết định mua và băn khoăn nên chọn quạt phun sương hay quạt điều hòa, có thể tham khảo một số thông tin sau: 

      Giống nhau:
      Làm mát không khí
      Tăng độ ẩm
      Dễ di chuyển 
      Có điều khiển từ xa 
      Giá bán và lượng điện tiêu thụ thấp hơn nhiều so với điều hòa không khí (Công suất 50 đến 130W).
      Hoạt động dựa trên nguyên lý bay hơi của nước.
      Khác nhau: 

      STT

      NỘI DUNG

      QUẠT PHUN SƯƠNG

      QUẠT ĐIỀU HÒA

      1

      Kích thước

      - Nhỏ gọn

      - Dễ điều chỉnh độ cao như một chiếc quạt cây.

      - Kích thước lớn.

      - Không điều chỉnh được độ cao.

      2

      Không gian sử dụng

      - Đa dạng (trên giường, dưới đất..)

      - Hạn chế: Sàn nhà, bàn ghế thấp...

      3

      Diện tích phòng phù hợp

      - Từ 10 đến 12 m2

      - Từ 25 đến 30 m2

      4

      Công suất

      - Nhỏ (85 W - 90W), tiếng ồn không lớn.

      Lớn (85 W - 320 W), tiếng ồn cao.

      5

      Giá bán

      2 - 3 triệu

      2,7 - 7 triệu

      6

      Khả năng làm mát

      Giảm 3-5 độ C

      - Giảm 6-8 độ C

    • Bếp từ có ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng?

      Nguyên lý hoạt động 

      Bếp từ hoạt động theo nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ. Khi bật bếp, một dòng điện chạy qua cuộn dây, tạo ra một từ trường biến thiên, nhưng không tạo ra nhiệt. Chỉ khi bạn đặt chảo hoặc nồi thép không rỉ lên bếp, từ trường sẽ làm cho dụng cụ này nóng dần lên, làm chín thực phẩm.

      Nên đứng cách xa bếp từ 30 – 50 cm khi đun nấu

      Có ảnh hưởng tới sức khỏe? 

      Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện - Điện tử, Đại học Bách Khoa TP. HCM: Có nhiều loại sóng điện từ, trong đó, sóng điện từ của bếp từ là sóng trung tần, có cường độ rất thấp, chỉ từ 20kHz đến 30kHz (chênh lệch hoàn toàn với sóng viba của lò vi sóng – 2,4 GHz), và chỉ tác động trực tiếp đến phần nồi đun. Khi phát ra, sóng có hình elip, hoạt động trong 1cm trên bề mặt bếp nấu, không lan rộng nên sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. 

      Cũng theo thông tin từ trang chuyên tổng hợp về bếp từ uy tín tại Mỹ (http://theinductionisite. com) thì tần số bức xạ của bếp từ còn kém xa tần số bức xạ của điện thoại di động (800 - 1800MHz). Với tần số bức xạ từ 800-1800MHz, khoảng cách từ người dùng tới nguồn phát ra bức xạ chỉ vài cm đã không ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong khi đó, lúc nấu nướng, người dùng thường đứng cách bếp khoảng 30 -50 cm, chứ không áp sát như điện thoại di động, nên dòng từ trường hoàn toàn không ảnh hưởng. Mặc dù vậy, chuyên trang này cũng lưu ý người dùng không nên đứng quá sát khi sử dụng bếp từ. Đặc biệt, những người đeo máy trợ tim, trợ thính không nên sử dụng bếp từ. 

      Chất lượng bếp có quyết định độ ảnh hưởng?

      Các bếp từ loại tốt sẽ có sóng điện cường độ cực thấp, đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông thường, kể cả người có tiểu sử bệnh tim mạch, thần kinh. Các nhà khoa học cũng cho rằng, tần số hoạt động của bếp từ nếu đạt tiêu chuẩn an toàn là từ 20 kHz đến 23 kHz. Hiện nay, nhằm kiểm soát mức độ an toàn của bức xạ từ này, chính phủ các nước châu Âu đã đưa ra chỉ thị EMC - là chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương thích điện từ của thiết bị. Chỉ thị EMC được áp dụng tại 27 nước thành viên EU. Để được cấp chứng nhận này, các sản phẩm phải trải qua rất nhiều lượt kiểm tra nghiêm ngặt của các tổ chức cấp phép.

      Riêng với sản phẩm bếp từ phải có tần số bức xạ thấp hơn nhiều chục lần so với ngưỡng tiêu chuẩn an toàn chung cho các thiết bị. Do đó, các sản phẩm bếp từ có chứng nhận này tuyệt đối an toàn, không hề gây nguy cơ nhiễm xạ. Vì thế, khi mua bếp từ, người tiêu dùng nên kiểm tra các loại bếp từ nhập khẩu liệu đã được cấp chỉ thị này hay chưa.

      Bếp từ an toàn hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của từng hãng bếp. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn bếp chính hãng, có chứng nhận chất lượng để có thể an tâm trong suốt quá trình sử dụng, không nên chọn những loại bếp không rõ nguồn gốc vì rất dễ hỏng hóc và kém an toàn. 

    • Để không biến tủ lạnh thành bom

      Một số nguyên nhân gây nổ  tủ lạnh 

      - Tủ lạnh quá cũ: Khi vỏ tủ bị han gỉ, nếu đặt ở nơi ẩm thấp, lớp bảo ôn có thể bị ảnh hưởng hoặc bị chuột cắn, phá. Nếu tủ lạnh bị đọng hơi nước, khi bị mất lớp bảo ôn thì nước sẽ rò vào mạch nguồn gây nên chập, cháy. 

      - Do sửa chữa, hàn xì.

      - Thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn, gây tắc ống mao nối từ giàn ngưng đến giàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Nếu không được nạp gas R-134A (không gây cháy nổ) mà lại được nạp loại gas R-600A (giống gas nấu ăn) thì khả năng gây cháy càng lớn. 

      - Chập điện: Do máy nén là loại kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm gây ra tia lửa điện và làm ga bắt lửa. Có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của ga dẫn tới cháy nổ. Trong tủ lạnh có nhiều mút  giữ nhiệt,  có thể bắt cháy khi bị chập điện. 

      (Ảnh minh họa)

      Các dấu hiệu cho thấy tủ lạnh có nguy cơ cháy nổ

      - Máy nén chạy liên tục không ngắt.

      - Có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng.

      - Đặt tay lên hai bên sườn tủ thấy nóng bất thường.

      - Phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương…

      - Ngửi thấy mùi gas từ tủ lạnh.

      Nếu thấy một trong những hiện tượng trên, cần ngắt nguồn điện tủ lạnh và gọi thợ đến kiểm tra, sửa chữa, đề phòng xảy ra cháy nổ. 

      Các giải pháp phòng tránh: 

      - Nếu tủ lạnh đã quá cũ, không nên đụng chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý mang đi nạp gas. Chỉ lau tủ và mời thợ về vệ sinh giàn ngưng nếu có bụi bám nhiều. 

      - Gọi thợ sửa chữa khi: Đá không đông hoặc đá đóng tràn lan ra ngoài khay đá hay trong tủ không có hơi lạnh. Tránh gọi thợ không uy tín về nạp gas mới hoặc hàn xì các bộ phận hỏng hóc vì quy trình không đúng có thể gây cặn trong đường ống, dẫn tới tắc ống, gây nổ.

      - Kê tủ lạnh ở nơi thoáng mát, cách xa tường tối thiểu 15 cm. Để tủ lạnh tránh xa các nguồn nhiệt (bếp, bình gas, hoá chất, lò vi sóng, lò nướng, máy phát sóng, dụng cụ dẫn điện…), thiết bị điện và ánh sáng chiếu trực tiếp. 

      - Hạn chế đặt các đồ dùng lên trên nóc tủ lạnh.

      - Hạn chế để chai thủy tinh chứa bia rượu, vật dụng bằng kim loại nắp kín, đồ uống có ga trong ngăn đá vì chúng rất dễ làm tủ phát nổ. Nên dùng chai có chất liệu nhựa tổng hợp thân thiện với môi trường để an toàn cho mọi người.
       

    • Cân nhắc khi mua máy làm kem gia đình

      Tư vấn dưới đây của chị Lê Thu Hiền, nhân viên Công ty TNHH-Dịch vụ XNK Thế Đại (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) có thể là gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp. 

      Ảnh minh họa

      Xác định rõ nhu cầu 

      Trên thị trường có nhiều dòng máy làm kem với nhiều tính năng phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng. Do đó, trước khi mua máy làm kem, cần xác định rõ: 

      - Loại kem gia đình thích nhất (kem tươi, kem hoa quả, kem cứng, kem xốp…).

      - Khối lượng và tần suất làm kem. 

      - Số tiền dành để mua máy làm kem? 

      Tìm hiểu kĩ cách sử dụng

      Nhiều người mua máy làm kem chỉ vì nghe quảng cáo hấp dẫn, như: “Nhỏ gọn, tiện dụng. Chỉ cần bỏ các nguyên liệu vào trong máy, bấm nút, để máy chạy 20-30 phút là đã có mẻ kem ngon, an toàn cho cả gia đình”. 

      Tuy nhiên, thực tế sử dụng lại khá phức tạp và bất tiện. Máy làm kem làm lạnh trước hay máy cổ điển đều phải mất nhiều thao tác, chất lượng kem không ổn định. Công đoạn sơ chế và chờ đợi để làm một mẻ kem cũng mất khá nhiều thời gian (6 – 24 tiếng/mẻ). Máy làm kem tự động có nhiều ưu điểm hơn, nhưng giá khá cao: từ 4 - 9 triệu đồng, tùy thương hiệu và kích cỡ.

      - Xuất xứ và giá: Nên chọn máy của các hãng uy tín trên thế giới và có chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhiều máy giá rẻ, làm bằng loại nhựa không tốt nên nhanh hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. 

      - Công suất: Công suất càng cao, kem càng ngon. 

      - Chú ý chế độ bảo hành, hậu mãi, nơi sửa chữa. 

      Những điều cần lưu ý: 

      3 loại máy làm kem phổ biến hiện nay:

      Loại máy

      Ưu điểm

      Nhược điểm

      Máy làm kem làm lạnh trước

      - Giá rẻ (800.000 -

      1 triệu đồng).

      - Gọn nhẹ.

      - Dễ di chuyển. 

      - Dễ vệ sinh.

      - Dung tích nhỏ (0,8-1,5l).

      - Quy trình làm kem phức tạp.

      - Chất lượng không ổn định.

      Máy làm kem tự động

      - Làm kem nhanh (40-60 phút).

      - Sử dụng đơn giản.

      - Chất lượng kem tốt.

      - Dung tích lớn: từ 1 - 3l.

      - Kích thước cồng kềnh. Phải để máy ở vị trí cố định.

      - Lượng điện năng tiêu thụ lớn do máy hoạt động kéo dài.

      - Giá bán cao (4-9 triệu đồng).

      - Không có nhiều lựa chọn về thương hiệu, loại máy.

      Máy làm kem cổ điển

      - Kiểu dáng đẹp, cổ điển.

      - Kem có hương vị thơm, ngậy.  

      - Kích thước lớn.

      - Tốn nhiều nguyên liệu.

      - Giá bán cao (3-5 triệu).

      - Thao tác phức tạp.

       

    • Có nên mua thiết bị làm mát USB Seat Cooler?

      Ảnh minh họa. USB Seat Cooler
      Màu sắc: trắng hoặc xanh
      Quạt đôi 
      Mặt tre
      Nguồn: USB 2.0 / 1.1
      Công suất tiêu thụ: 900mA
      Chiều dài USB: 130cm 
      Kích thước : 43 x 40 x 4cm 

      Tính năng, hoạt động

      USB Seat Cooler có gắn chiếc quạt nhỏ. Quạt thổi luồng gió lên mặt trên của đệm thông qua các lỗ nhỏ. Có thể đặt đệm trên mặt ghế hoặc treo lên lưng ghế để tránh cảm giác nóng nực, đổ mồ hôi ở lưng. Có khách hàng còn sử dụng đệm này như một tấm tản nhiệt cho laptop.

      - Kích thước: Nhiều loại, phổ biến là loại 49 x 50,5 cm. 

      - Nạp năng lượng: Thông qua một cổng USB, kết nối với máy tính qua dây cáp (dài khoảng 120 – 140cm). Cũng có thể hoạt động với bốn pin AA.  

      USB Seat Cooler có ảnh hưởng đến máy tính không?

      - Không: Nếu sản phẩm có chế độ cảm biến tốt, vì nhà sản xuất đã tính toán để dòng điện qua cổng USB và dòng điện của các thiết bị sử dụng là bằng nhau. 
      - Có: Nếu mua sản phẩm chất lượng không tốt, sẽ hút điện của main, làm hỏng IC của máy tính. 

      Giá cả tham khảo: Giao động từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng. 

      Kinh nghiệm từ người dùng

      Chị Nguyễn Thanh Nga (khu đô thị Linh Đàm): “Nghe bạn bè kháo nhau, tôi quyết định mua đệm ghế điều hòa về dùng thử thì thấy thấy thoáng, mát mẻ và dễ sử dụng”. 

      Tuy vậy, một số người mua phải sản phẩm trôi nổi trên thị trường đã bày tỏ sự khó chịu vì chất lượng không như quảng cáo. Chia sẻ trên diễn đàn lamchame, anh Phạm Minh Nhật (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Thấy đệm rẻ chỉ 200.000 đồng, tôi mua về, dùng được hai hôm thì thấy quạt chạy yếu hẳn, không mát như lúc thử. Chưa kể, dây điện ngắn quá, nhiều khi theo thói quen, tôi xô ghế đứng dậy, kéo cả cái dây nối USB, được vài lần là hỏng". 

      Do đó, nếu có ý định mua một chiếc đệm ghế điều hòa, khách hàng nên tìm mua sản phẩm chính hãng, tại các trung tâm điện máy uy tín. 

    • Cục nóng điều hòa chảy nước, bạn có thể tự xử lý?

      Nguyên nhân

      Cách khắc phục

      Ống thoát nước bị vỡ

      Mua đường ống mới thay thế.

      Dàn lạnh bị bám bụi

      Vệ sinh dàn lạnh: Tháo tấm lưới lọc bụi ra, lấy vòi nước xịt rửa và để khô ráo rồi lắp lại. Với những bụi bẩn khó rửa, có thể dùng nước rửa chén để làm sạch lưới lọc.

      Điều hòa non gas

      Bơm gas. Không thể tự xử lý. Cần gọi thợ sửa điều hòa.

      Cục nóng có vật cản

      Tháo/di chuyển vật cản.

      Lỗi lắp đặt kém:

      + Ống nước không có độ dốc.

      + Đường ống quá dài và không có lỗ thông gió.

      - Sửa lại vị trí đường ống dẫn tạo độ dốc.

      - Dùng cây thông tắc đường ống hoặc thay thế đường thoát nước mới.

      Bí kíp tăng tuổi thọ cho điều hòa

      Nên: 

      - Lựa chọn điều hòa phù hợp công suất: phòng có diện tích từ 15m2 trở xuống: 9.000 BTU; từ 15 – 20m2: 12.000 BTU; trên 20m2: 18.000 BTU; 35-40 m2: 24.000BTU.

      - Lắp đặt: điều hòa ở vị trí phù hợp và che chắn cho dàn nóng.

      - Thường xuyên bảo dưỡng và vệ sinh: Vệ sinh và bảo trì toàn bộ dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa từ 3 – 6 tháng/ lần. Khi gặp các dấu hiệu bất thường từ điều hòa mà không thể tự sửa chữa, nên gọi thợ đến kiểm tra ngay. 

      Không nên: 

      - Bật tắt điều hòa liên tục. Khi tắt, nên ngắt aptomat.

      - Khởi động điều hòa ở mức quá thấp, vừa tốn điện, lãng phí và hại máy. Nên để mức 25 độ C khi mới khởi động. Sau đó khoảng 5 đến 10 phút thì tăng giảm nhiệt độ theo ý muốn. 

      - Để độ lạnh quá thấp. Nhiệt độ càng thấp, điều hòa càng tiêu thụ điện nhiều hơn. Nhiệt độ phòng chỉ nên chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ C).

    • Cần biết về an toàn điện mùa nắng nóng

      1. Thiết kế, lắp đặt: Cần lắp thiết bị bảo vệ như cầu chì, áp tô mát cho hệ thống điện chung của gia đình, từng tầng, từng nhánh rẽ và trước thiết bị công suất lớn, cũng như ổ cắm điện. Nên nhờ người có chuyên môn điện giúp đỡ thiết kế hệ thống điện gia đình.

      2. Mua thiết bị điện, dây dẫn điện có chất lượng tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có dán nhãn tiết kiệm điện. Lắp đặt và sử dụng thiết bị điện theo hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất, đảm bảo sử dụng thiết bị đạt hiệu quả cao và an toàn.

      3. Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện trong gia đình. Việc làm này sẽ loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn; kéo dài tuổi thọ thiết bị cũng như sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm hơn. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, các thiết bị điện phải làm việc liên tục, nếu không vệ sinh bảo dưỡng định kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tản nhiệt, có thể gây cháy thiết bị.

      4. Lưu ý khi sử dụng thiết bị điện:

      - Tắt các thiết bị không cần thiết, không sử dụng, khi ra khỏi nhà; cần kiểm tra, rút nguồn điện các thiết bị sinh nhiệt như bàn là, bếp điện khi không có người trông coi hoặc bị mất điện lúc sử dụng.

      - Đối với điều hòa nhiệt độ, nên để chế độ làm mát từ 26 độ trở lên, vì cứ tăng 1 độ C là đã tiết kiệm được 10% điện năng tiêu thụ; định kỳ vệ sinh bảo dưỡng máy điều hòa, rửa sạch lưới lọc bụi sẽ tiết kiệm thêm 5 – 7% điện năng tiêu thụ, đồng thời giảm nguy cơ mất an toàn do sử dụng thiết bị lâu ngày.

      - Đối với tủ lạnh, nên sử dụng tủ lạnh thường xuyên, không nên rút nguồn điện, tắt tủ lạnh trong khoảng thời gian ngắn rồi lại sử dụng vì sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị. 

      - Đối với quạt máy, nên sử dụng loại quạt nhiều số để điều chỉnh tốc độ gió phù hợp nhu cầu sử dụng, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Tránh sử dụng quạt trong thời gian quá dài vì động cơ sẽ bị nóng, dẫn đến nguy cơ cháy nổ. 

      5. Xử lý khi có sự cố chập, cháy điện

      - Đầu tiên khi phát hiện cháy nổ, người dân nên hô hoán thật to để mọi người cùng biết và kịp thời thoát ra hoặc tìm cách giúp đỡ;

      - Nhanh chóng ngắt nguồn điện, gọi điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114 hoặc Trung tâm Chăm sóc khách hàng của các tổng công ty điện lực;

      - Tùy điều kiện, tình huống, cần khẩn trương tìm cách cứu người bị nạn, cứu tài sản và chữa cháy; 

      - Mỗi hộ gia đình nên trang bị ít nhất một bình chữa cháy và học cách sử dụng, để dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, tránh lây lan, bùng phát;

      - Lưu ý, không được sử dụng nước để chữa cháy, nếu chưa ngắt nguồn điện. 

    • Quen tiết kiệm điện phản khoa học khiến tiền điện mỗi tháng tăng “vùn vụt”

      Đôi khi những thói quen hàng ngày của nhiều người tưởng chừng có thể giảm lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình, nhưng thực tế lại càng khiến tiền điện tăng nhanh, thậm chí giảm tuổi thọ các thiết bị điện hay gây nguy hiểm cho người sử dụng.

      Bật bình nóng lạnh suốt cả ngày, ngắt điện một số thiết bị điện khi không sử dụng,…và còn nhiều thói quen phản khoa học khác bạn cần tránh ngay để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn cho gia đình mình.

      Ảnh minh họa

      Tắt đèn nhiều lần khi ra khỏi phòng

      Cứ tưởng rằng mỗi lần ra, vào phòng bạn phải tắt điện ngay để đảm bảo bóng điện không tiêu thụ điện năng là việc làm đúng. Tuy nhiên, đây là thói quen không hay của nhiều người, đặc biệt không thể áp dụng cho đèn huỳnh quang, loại đèn phổ biến ngày nay, nó chỉ áp dụng cho đèn sợi đốt.

      Trong trường hợp bạn ra khỏi phòng hay khỏi nhà trên 15 phút, lúc này bạn mới cần phải tắt hết đèn điện trong nhà mình, bởi lẽ việc bật tắt những loại đèn huỳnh quang nhiều lần sẽ chỉ gây tốn điện chứ chẳng tiết kiệm chút nào đâu.

      Để các thiết bị máy tính, tivi,… ở chế độ chờ

      Đang xem dở một bộ phim trên tivi hoặc sử dụng máy tính xách tay thì chẳng may có việc gấp, thay vì tắt nút nguồn bạn lại chuyển sang chế độ chờ (Stand by) để không bị mất những thứ đang xem dang dở.

      Hãy dừng ngay thói quen này lại, và tắt nguồn hẳn các thiết bị điện khi không sử dụng đến nữa. Dù là ở chế độ chờ, máy vẫn phải tiêu thụ một lượng điện năng nhất định, thậm chí trong quá trình đó nếu nguồn điện nhà bạn có điều gì bất ổn thì rất dễ gây ra chập điện, cháy nổ, rất nguy hiểm cho người sử dụng.

      Ngắt điện tủ lạnh khi không sử dụng

      Nhiều người thường nghĩ rằng khi đi đâu xa hay không cần dùng đến tủ lạnh vài ngày, nên ngắt điện tủ lạnh để tiết kiệm điện. Thực tế, việc này sẽ khiến cho các giàn nóng và lạnh bên trong máy bị oxy hóa và nhanh hỏng, chưa kể khi bạn khởi động lại thì tủ lạnh cũng sẽ tiêu thụ một lượng điện năng lớn hơn là bạn cắm điện tủ lạnh suốt vài ngày ấy.

      Lưu trữ quá nhiều thưc phẩm trong tủ lạnh

      Khi bạn cho quá nhiều thức ăn vào tủ lạnh đồng nghĩa với việc khiến cho tủ lạnh phải hoạt động với công suất cao để làm lạnh hết các thực phẩm bên trong tủ, vì vậy tiêu tốn thêm không ít năng lượng hơn so với bình thường. Hãy sắp xếp và lưu trữ một lượng thực phẩm hợp lý, cũng nên tránh để quá lâu trong tủ lạnh đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho gia đình bạn.

      Bật tắt điều hòa liên tục

      Không ít người có thói quen ra ngoài phòng là tắt máy lạnh rồi vào phòng lại bật lại dù thời gian ra ngoài không lâu, hoặc khi thấy nóng thì bật, mát là tắt ngay. Hành động này vô tình khiến cho điều hòa nhà bạn phải vận dụng hết công suất để đáp ứng nhu cầu khởi động, tắt liên tục, gây tốn khá nhiều điện năng.

      Không những thế bật tắt liên tục có thể khiến điều hòa nhanh hỏng, giảm tuổi thọ đáng kể, thay vì đó hãy bật điều hòa khi cần thiết, sau đó duy trì ở mức 27-28 độ C.

      Bật bình nước nóng 24/24

      Mùa lạnh là khi nhu cầu sử dụng nước nóng trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn nhiều hơn, vì vậy nhiều gia đình bật bình nước nóng suốt cả ngày để có nước nóng dùng bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn chỉ nên bật bình nóng lạnh 10-20 phút trước khi tắm, tránh để bình hoạt động liên tục dẫn đến quá tải, nhanh bị hỏng.

      Đã có không ít trường hợp cháy, nổ bình nóng lạnh gây nguy hiểm cho người sử dụng, thậm chí là tử vong. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên vừa bật bình nước nóng vừa tắm, phải ngắt điện ngay khi sử dụng nước.

      Chỉ quan tâm tới việc tiết kiệm điện cho điều hòa, tủ lạnh

      Không thể phủ nhận đây chính là hai trong số những thiết bị trong gia đình gây tốn điện nhất. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều những thiết bị khác đang “ngốn” điện trong nhà bạn mà bạn vô tình lãng quên như lò vi sóng, lò nướng, đèn chiếu bể cá…Hãy sử dụng những thiết bị này khi cần thiết và thật hợp lý để tiết kiệm điện cho gia đình.

    • Bếp từ và bếp gas, loại nào hiệu quả

      Theo anh Nguyễn Đình Mạnh, nhân viên tư vấn của Công ty Bếp Nam Dương, với bếp từ, người ta đặt một cuộn dây dẫn điện dưới một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt thường là sứ thủy tinh. Khi dòng điện chạy qua, cuộn dây sẽ tạo ra từ trường trong khoảng cách vài mm trên bề mặt của bếp. Đáy nồi bằng kim loại (sắt nhiễm từ) nằm trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn giống với cách đun nấu thông thường. Diện tích đáy nồi đến đâu, từ trường sinh ra dòng điện đến đó vì vậy nhiệt lượng hoàn toàn không thất thoát ra bên ngoài, khi đun nấu hoàn toàn không cảm nhận hơi nóng. 

      Độc giả có thể tham khảo một số thông tin so sánh dưới đây:

      STT

      Nội dung

      Bếp từ

      Bếp gas

      1

      Hiệu suất sử dụng nhiệt

      90%

      60%

      2

      Đun sôi 1 lít nước

      Thời gian

      2 phút 58 giây

      4 phút 24 giây

      Tiêu thụ điện/gas

      (tương đương quy ra VNĐ)

      0,1 kWh

      (khoảng 189 đồng)

      17 g gas

      (khoảng 600 đồng)

      Ngoài ra, bếp từ còn rất an toàn, bởi khi sử dụng không sinh ra ngọn lửa, không có phản ứng đốt cháy oxi và tạo ra khí carbonic, thân thiện với môi trường. 

       

    • Tiết kiệm điện khi dùng máy tính

      Tắt khi không sử dụng

      Chỉ tắt máy tính khi không sử dụng trong thời gian trên 5 giờ. Bởi việc bật/tắt máy thường xuyên cũng có thể gây tổn hại cho máy tính. Trung bình, máy tính hoạt động theo chu kỳ tắt/mở 40.000 lần là có thể “về hưu”. 

      Nếu không sử dụng từ 2 ngày trở lên, hãy rút máy tính khỏi nguồn điện, đảm bảo các chi tiết trong máy không bị ngâm điện và giúp giảm mức tiêu hao điện năng. 

      Cài đặt chế độ tiết kiệm điện sẵn có

      Các máy tính đời mới đều cài đặt chế độ tiết kiệm điện. Những bước cài đặt sau đây sẽ giúp máy tính hoạt động đạt  hiệu quả tiết kiệm điện. 

      - Với hệ điều hành Vista: Vào Control Panel/System and Maintenance/Power Options, chọn chế độ Power Saver và Change Plan Settings. Tiếp theo, đưa chuột vào mục Change của chức năng cài đặt nâng cao, lựa chọn thời gian nghỉ cho ổ cứng Hard disk/Turn off. Kết thúc bấm OK sau đó chọn Save Changes hoàn tất quy trình. 

      - Đối với hệ Windows XP: Cũng có thế áp dụng các bước điều chỉnh tương tự cho mục Control Panel/Power Options. 
      Những thao tác cài đặt này làm giảm tiêu thụ điện của từng bộ phận trên máy tính, không tạo ra sự bất tiện nào trong quá trình sử dụng của mỗi chức năng. 

      Tiện ích điều chỉnh mức tiêu thụ điện trên hệ điều hành Vista

      Lựa chọn chế độ tắt máy phù hợp 

      Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, nên lựa chọn cách tắt máy phù hợp:

      - Chế độ Shutdown (Turn off): Chế độ này phù hợp khi bạn không dùng máy trong 5h trở lên, hay muốn chuyển máy sang nơi khác, cần phải tháo dây nguồn. 

      - Chế độ Restart: Dừng tất cả các phần mềm và cả hệ điều hành rồi tự khởi động lại, thích hợp khi máy đang bị lỗi hoặc sau khi cài 1 phần mềm nào đó vào hệ thống.

      - Chế độ Standby (Sleep): Chỉ có các thiết bị nhập xuất như màn hình, ổ đĩa, bàn phím, chuột... dừng hoạt động, còn CPU và RAM vẫn hoạt động, các chương trình đang chạy vẫn giữ nguyên. Khi ta nhấn nút nguồn hay rê chuột, máy sẽ thoát khỏi chế độ Standby, quay trở lại hoạt động như bình thường. Chế độ Standby thích hợp khi bạn muốn dừng làm việc trong 1 thời gian ngắn, ví dụ nghỉ đi uống nước, ăn trưa.

      Sử dụng màn hình máy tính đúng cách

      Nếu bạn đang sử dụng màn hình CRT (màn hình loại cũ), cần đổi sang màn hình LCD. Một màn hình LCD chỉ sử dụng 1/3 năng lượng so với loại màn hình CRT. Bên cạnh đó, cần bỏ thói quen để chế độ screen saver (bảo vệ màn hình). Screen saver tiêu thụ năng lượng nhiều hơn là màn hình trắng. Bạn có thể tắt màn hình, hoặc đặt mặc định cho màn hình tự tắt có hẹn giờ nếu có nhu cầu tạm nghỉ, không dùng máy. 

      Chỉ sử dụng các thiết bị kết nối bên ngoài khi cần thiết

      Các thiết bị kết nối bên ngoài máy tính có thể là máy in, loa hoặc webcam. Các thiết bị này cũng cần điện năng để hoạt động, ngay cả khi bạn không sử dụng thì nó vẫn cứ tiêu thụ điện năng. Lượng điện mà các thiết bị này tiêu thụ cũng rất đáng kể. Ví dụ một máy in trung bình tiêu thụ khoảng 5 – 8 W ở chế độ chờ và khoảng 30 W ở chế độ hoạt động. Vì vậy, nếu không có nhu cầu sử dụng các thiết bị kết nối bên ngoài, hãy ngắt nguồn hoặc tắt đi để tránh hao hụt điện năng. 

    • Chọn mua và sử dụng máy pha cà phê cho văn phòng

      Theo chị Trần Thu Hà - Công ty Cổ phần Cà phê Điện Biên Phủ (đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội), đơn vị chuyên phân phối máy pha cà phê, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất và phân phối  máy pha cà phê. Tuy nhiên, chỉ có hai dòng chính: Máy pha cà phê tự động và bán tự động. 

      Với các cơ quan văn phòng, giải pháp tốt nhất là mua máy pha cà phê tự động vì rất dễ sử dụng, chỉ cần nhấn nút là chiếc máy có thể làm thay công việc pha chế. Tất cả các máy pha cà phê chuyên nghiệp đều cho phép kiểm soát rất tốt nhiệt độ nước, sữa, độ ấm của tách pha cà phê, lượng cà phê cần thiết cho một ly cà phê... Giá bán chủ yếu phụ thuộc vào công suất máy. 

      Lưu ý khi mua:

      - Chọn máy theo loại cà phê. Có các dòng máy dùng: Cà phê túi lọc, cà phê viên nén, cà phê hạt chủ yếu được sử dụng phổ biến tại châu Âu, châu Mỹ, hay các nhà hàng, khách sạn lớn tại Việt Nam… Nếu bạn thích cách pha giống như cà phê phin, hãy chọn mua máy pha cà phê dạng bột.

      - Cần phân biệt sự khác nhau giữa công suất phục vụ và công suất cơ học để lựa chọn máy theo công suất phục vụ phù hợp. 

      Ví dụ, công ty bạn cần đáp ứng 60-100 ly cà phê/ngày. Nếu bạn chọn mua một chiếc máy có thể pha tối đa 30 ly/giờ và nghĩ rằng 1 ngày có 8 giờ ở văn phòng nên máy có thể pha được 240 ly/ngày thì sẽ là một sai lầm. Những thời điểm như đầu giờ sáng, sau ăn trưa là “giờ cao điểm” với nhu cầu 40 ly cần phải được giải quyết trong 20-30 phút. 

      - Một máy pha cà phê chính hãng luôn luôn đầy đủ các phụ kiện kèm theo như, hướng dẫn, sổ bảo hành chính hãng, dây nguồn, thùng đựng và số IMEI trùng với máy...

      Lưu ý khi sử dụng: 

      - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

      - Kiểm tra điện áp của máy có phù hợp với điện áp mà văn phòng mình đang sử dụng. 

      - Hạn chế dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị khác, tránh những hiện tượng cháy, chập. 

      - Rút phích cắm điện khi không sử dụng

      - Không để phích cắm điện chạm vào nước. 

      - Không sử dụng máy trong môi trường có nhiệt độ, từ trường cao

      - Không đặt máy trên bề mặt nóng, không bằng phẳng hoặc gần thiết bị sinh điện/nhiệt. 

      - Không tự ý sửa chữa nếu máy bị hư hỏng hay trục trặc. Cần mang đến cơ sở bảo hành hoặc những đơn vị sửa chữa uy tín để khắc phục.

      - Không chạm tay trực tiếp vào các bộ phận của máy sau vận hành, tránh bị bỏng. 

      - Thường xuyên vệ sinh, làm sạch máy, góp phần nâng cao tuổi thọ và độ bền máy. 

      - Không sử dụng chất tẩy rửa hay nước nóng khi vệ sinh, lau chùi máy. 

      - Lưu ý trình tự vận hành máy pha cà phê (dạng bột)

      + Làm sạch máy lần đầu tiên trước khi sử dụng – nếu máy mới.

      + Mở nắp bình, đổ lượng nước phù hợp theo mực nước quy định. Chú ý chưa cắm điện trước khi đổ nước.

      + Dàn đều cà phê vào phin và nén cà phê bằng dụng cụ nén. Lượng cà phê bằng đúng định lượng quy định của máy, phù hợp với lượng nước.

      + Lắp tay cầm, đặt bình chứa dưới kệ máy.

      + Cắm dây nguồn vào ổ cắm.

      + Xoay/bấm nút điều khiển làm cà phê.

      + Kết thúc, xoay nút điều khiển về vị trí khởi động, hoặc máy tự động báo ngắt.

      + Rút  nguồn điện. 
       

    • Có nên sử dụng ấm siêu tốc liên tục?

      Ảnh minh họa

      Theo phân tích của kỹ sư điện Phạm Quốc Tự, nhân viên của Công ty Điện gia dụng Minh Phong (Hưng Yên), việc “lợi dụng” ấm đang nóng để giảm thời gian đun chỉ phù hợp với ấm đun thông thường, sử dụng bếp củi, bếp ga… Còn với ấm siêu tốc, vì thanh rơ le của ấm rất mỏng, dễ bị nóng chảy, nên không được đun liên tục.

      Bên cạnh đó, việc đun nước liên tục sẽ làm cho mâm nhiệt của ấm siêu tốc nóng hơn bình thường, đồng thời nguồn điện quá tải, gây ra chập điện, cháy ấm. Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm ngừng làm việc, dù có cắm phích điện, nhưng không thấy đèn báo sáng.  

      Nếu buộc phải đun số lượng lớn nước, bạn nên để ấm nguội trong thời gian khoảng 30 phút giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới ấm nguội dần; giúp gia tăng tuổi thọ thiết bị. Mẹo nhỏ mách bạn, sau mỗi lần đun, có thể cho một ít nước lạnh vào ấm và để từ 15-20 phút. Sau khi tiếp điểm rơle nguội dần, có thể tiếp tục đun. 

    • 5 thói quen thường gặp làm giảm độ bền đồ điện

      1. Nhồi nhét nhiều đồ ăn vào tủ lạnh: Việc này dẫn đến, luồng khí lạnh trong tủ bị bịt kín, lưu thông kém, không phân phối đủ độ lạnh, dẫn đến tủ lạnh phải làm việc liên tục, ảnh hưởng tới tuổi thọ của tủ. Thêm nữa, người dùng cũng thường để đồ sai vị trí trong tủ, trong khi mỗi vị trí ở trong tủ lạnh có nhiệt độ khác nhau và dùng để lưu giữ các nhóm thực phẩm khác nhau. Phần cánh tủ thường dùng để trứng, sữa, nước, hoa quả vì ít lạnh hơn, phần dưới cùng lạnh nhất dùng cất trữ rau quả tươi và thực phẩm tươi sống.

      2. Không tắt tivi hoàn toàn khi không sử dụng: Ngày Tết, tivi thường hoạt động liên tục nên nhiều người không có thói quen tắt hẳn nút nguồn tivi khi không sử dụng. Điều này làm cho tivi giảm tuổi thọ nhanh, cũng như hao phí điện năng vì vẫn ở chế độ chờ, chưa tắt hẳn. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường tắt mở liên tục bằng điều khiển, khiến tivi nhanh hỏng. Nhiều người cũng hay có thói quen rút luôn phích cắm khỏi ổ điện thay vì tắt theo trình tự thông thường, làm cháy các thiết bị bên trong do mất nguồn điện đột ngột.

      3. Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt cùng một lúc: Ngày Tết, số lượng đồ giặt thường nhiều hơn so với ngày thường, đôi khi, vì muốn tiết kiệm thời gian, nhiều người đã cho nhiều quần áo vượt mức quy định vào máy giặt. Khi bị quá tải, máy giặt thường phát tiếng kêu to và có thể lồng giặt ngừng quay. Thói quen này dễ làm hao mòn hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy.

      4. Không lau khô ruột nồi cơm điện trước khi nấu: Thói quen này có thể dẫn tới việc nồi cơm bị chập điện. Đồng thời, cần thường xuyên lau sạch mặt ngoài của ruột nồi và nắp nồi bằng vải mềm.

      5. Không đậy nắp dụng cụ đựng thức ăn khi quay lò vi sóng: Việc mở hộp hoặc chỉ đặt thức ăn vào tô, đĩa không có nắp khiến thức ăn, dầu, mỡ... bị văng ra ngoài, bám vào thiết bị, khiến lò vi sóng bị han gỉ, giảm tuổi thọ. Bên cạnh đó, việc không đậy nắp thức ăn khi quay lò vi sóng cũng khiến quá trình làm nóng diễn ra lâu hơn, lãng phí điện năng. 

    • Sử dụng bình nóng lạnh an toàn, hiệu quả

      Chọn mua:

      - Chọn dung tích bình phù hợp với nhu cầu sử dụng: Với hộ gia đình có 4 người, 2 phòng tắm thì chỉ cần lắp loại bình 20l. Đối với hộ độc thân, nên lựa chọn dòng sản phẩm có dung tích nhỏ hơn.

      - Không nên ham rẻ chọn mua các thương hiệu không uy tín: Bạn không nên mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bởi chúng tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn.

      Lắp đặt:

      - Cần treo bình nóng lạnh cố định trên tường, khoảng cách từ bình đến sàn nhà tắm khoảng 1,5m và khoảng cách tới bồn tắm là từ 2m trở lên. 

      - Lắp đặt thêm aptomat chống giật riêng chỉ sử dụng cho bình nóng lạnh. 

      - Công tắc điện ngoài tầm với của trẻ.

      Sử dụng:

      - Bật bình nóng lạnh 10-15 phút trước khi tắm và tắt rồi mới tắm: Việc này vừa tiết kiệm điện vừa tránh cho thiết bị phải hoạt động quá tải. Sẽ rất nguy hiểm nếu tắm trong lúc bình vẫn cắm điện và bị rò.

      - Hạ nhiệt độ làm nóng nước cho bình: khi giảm độ nóng của nước đi 50 độ C, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được 3 - 5% tiền điện hàng tháng khi sử dụng bình nóng lạnh; đồng thời an toàn nếu nhà có trẻ nhỏ.

      - Sử dụng kết hợp với máy nước nóng năng lượng mặt trời: Lắp đặt bình nóng lạnh kết hợp với máy nước nóng năng lượng mặt trời là rất cần thiết và rất tiết kiệm. Ngay cả khi ít trời nắng, nước trong máy nước nóng năng lượng mặt trời luôn có nhiệt độ cao hơn môi trường từ 5-10 độ C, nếu lắp kết hợp với bình nóng lạnh sẽ giảm thời gian đun sôi nước của bình nóng lạnh, đồng thời tiết kiệm điện tiêu thụ.

      - Tránh bật bình nóng lạnh 24/24h: Nhiều người có quan niệm sai lầm, bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện, nên yên tâm cắm điện suốt 24/24h. Thực tế, rơle này có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện. Do đó, chỉ nên bật bình nóng lạnh khi có nhu cầu sử dụng, vừa đảm bảo an toàn vừa tránh lãng phí điện năng. 

      Kiểm tra và bảo trì:

      - Dùng bút thử điện quệt vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước, nếu phát hiện có điện thì phải ngắt nguồn và kiểm tra đường dây điện vì có thể điện bị dò. 

      - Nên kiểm tra và bảo dưỡng tối thiểu 3 tháng một lần. Đặc biệt, mùa đông sử dụng nhiều, nên kiểm tra mỗi tháng 1 lần để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

    • Kĩ thuật sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm

      * Dây dẫn

      - Sử dụng dây bọc cách điện hoặc cáp bọc cách điện. Tiết diện dây phù hợp với công suất nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2,5 mm2. Riêng đường dây dài trên 50 m, tiết diện không nhỏ hơn 4 mm2 với dây nhiều sợi và không nhỏ hơn 7 mm2 với dây một sợi.

      - Phải kéo đủ cả dây nóng và dây nguội.

      - Không để hoặc kéo dây tải điện chạy ngầm trong ao. Nếu kéo dây dẫn ngầm, phải sử dụng cáp chuyên dùng.

      * Nối dây dẫn

      - Dùng kẹp hoặc ống nối. Phải nối so le và dùng băng keo cách điện bọc kín mối nối.

      - Khi nối 2 dây dẫn được làm bằng 2 kim loại khác nhau/có tiết diện khác nhau phải dùng kẹp nối chuyên dùng. 

      - Không nối dây dẫn ở chỗ võng nhất của khoảng cột.

      * Cột và bố trí dây trên cột

      - Sử dụng cột chắc, vững, tránh xa khu vực xói lở, không cản trở người, phương tiện giao thông.

      - Mắc dây trên sứ cách điện, độ võng thấp nhất so với mặt đất từ 2,5 m trở lên.

      - Cần dẫn nguồn điện từ cột về nhà, lán trại qua 1 Aptomat (AT) tổng. Sau đó, tùy theo yêu cầu của từng ao/đầm mà phân ra các AT nhánh. 

      - Nghiêm cấm kéo điện bằng cách lấy điện một pha, còn dây nguội đấu xuống giếng, ao hồ, đường ống nước.

      * Lắp đặt thiết bị

      - Cầu dao, Aptomat, công tắc, ổ cắm đặt tại nơi khô ráo, trong nhà, chòi hoặc trong hộp nhựa, tránh mưa gió làm ẩm. 

      - Bố trí các thiết bị đóng cắt hợp lý (đầu nhánh đường dây, gần mô-tơ…) thuận tiện khi cô lập.

      - Đèn chiếu sáng trong các ao, đầm phải sử dụng máng che bảo vệ, tránh nước mưa làm ẩm, gây dẫn điện.

      * Mô-tơ

      - Lựa chọn công suất phù hợp, do nhà sản xuất uy tín cung cấp. 

      - Đặt tại một vị trí cố định, nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước.

      - Nguồn điện đấu vào mô-tơ phải qua cầu dao riêng, để chủ động ngắt khi có sự cố; sử dụng dây nối đất an toàn, giảm nguy hiểm. 

      * Kiểm tra, bảo trì

      - Kiểm tra hệ thống điện định kỳ (1 tháng/lần) và sau mỗi đợt thiên tai, sự cố.

      - Kịp thời thay thế, sửa chữa thiết bị, đường dây khi có hiện tượng bất thường. 

    • Đề phòng tai nạn chết người vì hầm biogas

      Biogas là năng lượng tái sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường thiếu không khí. Rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, xử lý nước... là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất biogas. Sử dụng biogas vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

      Đối với ngành chăn nuôi, việc sử dụng máy phát điện chạy bằng biogas đang được các chủ trang trại quan tâm vì sẽ làm giảm được chi phí đầu vào. Tuy nhiên, nếu sử dụng hầm biogas không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn chết người. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là ôxít cácbon (CO). Đặc tính của CO là không màu, không mùi, là sản phẩm của sự phân hủy các chất hữu cơ như phân, rác mục.

      Kỹ sư Tạ Đức Trung - Công ty Hưng Việt, Khu CN Hiệp Hòa, Bắc Giang (công ty cung cấp hầm, lắp đặt hầm biogas) đưa ra một số lưu ý sau đây, giúp các người dân có thể sử dụng, lắp đặt và vệ sinh hầm biogas an toàn. 

      - Ngày 24/7/2017, một cháu bé ở Hà Tĩnh bị rơi xuống hồ chứa biogas của trại chăn nuôi tử vong. 

      - Trước đó ngày 11/5/2017, 3 người ở Hải Dương đã tử vong do ngạt khí biogas khi tự ý xuống hố gas để sửa chữa. 

      Tiêu chí

      Lưu ý khi sử dụng

      Lựa chọn hầm

      Nên sử dụng hầm biogas bằng công nghệ composite, vừa bền, tiện lợi hơn so với hầm biogas xây bằng gạch.

      Lưu ý khi lắp đặt

       

      - Tại nơi có khí thoát ra ngoài do đường ống hở cần tuyệt đối cấm lửa, hút thuốc, dùng đèn dầu.

      - Khi dùng bếp cần chú ý đưa lửa tới gần rồi mới mở van cho khí ra. Bếp gas có thể dùng bếp thủ công và bếp công nghiệp tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình.

      Lưu ý khi sử dụng

       

      - Nguồn phân, nước phân sử dụng không pha trộn các hóa chất.

      - Phân thải cần được nạp đều đặn hằng ngày.

      Ðối với trường hợp dùng hầm biogas để phát điện:

      - Cần sử dụng các thiết bị điện phù hợp với công suất của máy phát điện để nhằm tránh tình trạng bị quá tải, khiến điện chập chờn.

      - Không sử dụng chung với điện lưới của quốc gia.

      - Nên sử dụng máy phát điện ở ngoài trời, tránh dùng trong nhà vì dễ xảy ra cháy nổ.

      - Ðể máy ở nơi khô thoáng, không ẩm ướt.

      - Khi không sử dụng, khóa gas để tránh lượng khí dư làm hư hỏng bộ phận chế hòa khí của máy phát điện.

      Những bước vệ sinh hầm

       

      - Lấy toàn bộ phân ra ngoài và chờ bể phân huỷ khô;

      - Ðợi cho khí gas thoát ra hết. Có thể dùng cành cây hoặc dùng quạt thổi không khí bên ngoài vào để đẩy khí gas ra.

      - Làm thông thoáng phía dưới hầm bằng cách thả một cành cây to thật nhiều lá xuống phía đáy hầm, rút lên - thả xuống nhiều lần, để tạo sự thông thoáng trước khi xuống hầm.

      - Kiểm tra dưới hầm có khí độc hay không bằng cách thắp một ngọn nến, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy hầm. Nếu ngọn nến vẫn sáng bình thường, chứng tỏ hầm đủ oxy.

      - Người xuống hầm phải buộc dây để người ở trên thường trực kịp thời kéo lên khi gặp sự cố, nếu thấy mùi khí lạ, khó thở phải lên ngay.

      Sơ cứu người bị ngạt khí

      Kéo người bị ngạt ra nơi thoáng mát, thoáng khí, nhanh chóng hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt, bóp bóng...) để họ thở dễ dàng, nhanh hồi tỉnh.

    • Đề phòng cháy nổ điện trong gia đình

      Ông Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an thành phố Hà Nội cảnh báo: “Đến nay, không ít người vẫn chưa thực sự quan tâm đến hệ thống điện gia đình. Từ khâu lắp đặt hệ thống điện cho tới quá trình sử dụng các thiết bị điện, do thiếu kiến thức cơ bản về an toàn điện, nhiều gia đình đã để xảy ra cháy chập điện, gây hỏa hoạn, thiệt hại tài sản và tính mạng”.

      Cũng theo ông Nguyễn Tiến Đạt, các gia đình cần hiểu rõ một số nguy cơ và cách phòng tránh cháy nổ cơ bản dưới đây:

      Tình huống

       

      Nguyên nhân

       

      Cách phòng tránh

       

      Chập điện

       

      Hiện tượng chập mạch xảy ra, nhiệt độ của dây dẫn và thiết bị điện sẽ tăng lên, làm cháy lớp cách điện hoặc vỏ của các thiết bị điện gây cháy.

       

      - Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.

      - Ðể những vật dễ bắt lửa tránh xa nguồn điện.

      - Kiểm tra thường xuyên các thiết bị, đường dẫn điện để đảm bảo an toàn.

      - Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.

      Quá tải

       

      Sử dụng các thiết bị điện công suất lớn, nhưng hệ thống điện gia đình hoặc khu dân cư chưa đáp ứng được về công suất.

       

      - Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.

      - Không dùng nhiều thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

      - Ngoài actomat tổng của hộ gia đình, cần có aptomat dùng riêng cho các thiết bị có công suất lớn.

      Tự cháy hoặc bắt lửa từ các thiết bị điện tỏa nhiệt

       

      - Dây dẫn điện của các thiết bị điện tỏa nhiệt trong  gia đình như bàn là, bếp điện, bóng đèn... quá hạn, quá tải sẽ nóng lên, gây cháy chập điện.

      - Bắt lửa từ các thiết bị điện tỏa nhiệt.

      - Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa (giấy, can xăng, dầu...).

      - Rút nguồn điện các thiết bị bàn là, bếp điện khi không sử dụng.

      - Không dùng vật liệu dễ cháy để che chắn nơi có nguồn nhiệt.

      - Không dùng bóng đèn điện sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm.

      Các mối nối dây dẫn điện không chặt

       

      - Khi nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên, làm điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề.

      - Khi mối nối lỏng, hở, sẽ có hiện tượng tia lửa điện phóng qua không khí

      - Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn.

      - Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn.

      - Không để gỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.

      - Chọn mua những thiết bị ổ cắm phích cắm có chất liệu nhựa cách điện, chịu nhiệt tốt, không dễ bắt lửa, loại ổ cắm với phích cắm phải tương thích với nhau.

      - Khi cắm phích vào ổ điện, nên cắm dứt khoát.

      Cháy do phóng giông sét

       

      - Sét đánh vào đường dây điện.

      - Ðường dây  mắc qua hoặc vắt lên cây to càng dễ bị bắt sét đánh.

      - Dựng cột thu lôi chống sét.

      - Khi có giông sét, không đứng dưới cây cao, công trình cao không có thu lôi, không đứng trên đồi cao, gò cao, trên bãi trống.

    • Những sai lầm thường gặp khi bố trí thiết bị điện phòng khách

      Bố trí các thiết bị điện cho phòng khách, làm cho phòng khách không chỉ bảo đảm tiện nghi, sang trọng, thu hút, tạo điểm nhấn về nội thất, mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện và sự hài hòa giữa các thiết bị cũng như tiện ích của gian phòng.

      Dưới đây tư vấn của kỹ sư điện dân dụng Nguyễn Hoài Nam, Công ty TNHH Thiết bị điện Ngũ Phúc (TP. Hải Phòng):

      Sai lầm cần tránh

      Nguyên nhân

      Lắp hệ thống điều hòa phía trên ghế sofa

      Khí lạnh tỏa ra từ hệ thống điều hòa bố trí ngay phía trên ghế sofa sẽ gây ảnh hưởng xấu cho những người ngồi bên dưới. Luồng khí lạnh tỏa trực tiếp vào người ngồi phía dưới sẽ dễ dẫn đến các bệnh viêm phổi, cảm lạnh, đau đầu,… đặc biệt không tốt với người già và trẻ nhỏ.

      Lắp điều hòa ngay trên các thiết bị điện tử

      Không để các thiết bị điện tử ngay dưới dàn lạnh để tránh trường hợp khi máy lạnh bị sự cố hư hỏng gây nhỏ nước vào thiết bị.

      Lắp đèn ở khu vực tường ẩm ướt

      Không nên lắp đặt đèn ở những nơi dễ cháy nổ, ẩm ướt, nơi thấm dột thường xuyên vì sẽ dễ gây ra tình trạng chập điện, cháy nổ.

      Cần lắp đèn ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

      Sử dụng đèn trang trí nhiều màu sắc

      Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất, không phải cứ kết hợp nhiều màu sắc sẽ càng làm cho không gian phòng khách trở nên lung linh hơn. Cần lưu ý, nếu sử dụng quá nhiều màu sẽ làm căn phòng trở nên rối mắt.

      Không nên dùng đèn màu đỏ, tím,  xanh.

      Sử dụng đèn trang trí có ánh sáng vàng nhạt, trắng nhẹ, trắng ấm, sẽ làm cho không gian ấm cúng và sang trọng hơn.

      Trang trí đèn chùm quá nhiều bóng hoặc sử dụng nhiều đèn chùm

      Phòng khách có chiều cao khoảng 3,6 m trở xuống chỉ nên dùng bộ đèn chùm một tầng từ 4 đến 6 bóng. Còn những bộ đèn chùm nhiều tầng nên dành cho các đại sảnh hoặc các kiến trúc cổ chiều cao trần từ 4m trở lên.

      Không gian phòng khách sử dụng đèn trang trí chùm quá nhiều sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên và gây lãng phí điện. Phòng khách nhỏ, hoặc trần thấp không nên sử dụng đèn chùm.

      Chọn đèn trang trí có cường độ chiếu sáng quá lớn

      Đèn quá sáng sẽ làm ảnh hướng đến năng lượng của không gian, sau đó ảnh hưởng đến tầm nhìn của gia chủ, lãng phí điện. Chọn đèn trang trí phòng khách phải căn cứ vào diện tích của căn phòng.

      Đặt tivi tại nơi quá kín, xung quanh bày nhiều đồ đạc hoặc gần cửa sổ.

      Mức tản nhiệt của tivi tỷ lệ thuận với độ lớn của màn hình. Sự tích tụ nhiệt sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí, ảnh hưởng đến chất lượng không khí của ngôi nhà và độ bền của sản phẩm. Do đó, nên đặt tivi ở nơi thoáng mát, thuận lợi cho việc tản nhiệt.

      Tránh đặt tivi quá gần cửa sổ, tránh ánh sáng mạnh chiếu vào khiến màu sắc, độ bền của tivi bị ảnh hưởng.

    • Bạn có biết về công tơ điện tử thông minh?

      1- Cấu hình công tơ điện tử thông minh:

      Công tơ điện tử được chế tạo dựa trên nguyên lý của công tơ cơ, nhưng sử dụng công nghệ điện tử, số liệu đo đếm  điện năng được hiển thị trực tiếp trên màn hình LCD. 

      Công tơ có khả năng tích hợp đo ghi từ xa bằng handheld qua sóng radio RF hoặc qua đường dây tải điện nhờ lắp đặt các module rời: Modul Handheld RF, modul PLC, modle GRPS, rất thuận tiện và linh hoạt khi lựa chọn phương thức ghi chỉ số điện năng, đồng thời tiết kiệm đầu tư.  

      Công tơ điện tử có tích hợp chức năng đọc chỉ số công tơ từ xa bằng sóng vô tuyến, màn hình hiển thị bằng LCD và kỹ thuật đo đếm hiện đại, có độ chính xác cao, chống gian lận, đồng thời còn có khả năng cảnh báo ngược pha. Công tơ có thể tính hợp thêm tính năng đọc chỉ số từ xa qua sóng vô tuyến RF bằng máy tính cầm tay (Handheld Unit).

      Khi lắp đặt modem tại điểm đo, dịch vụ AMR sẽ tự động thu thập chỉ số chốt hàng và truyền số liệu về phần mềm quản lý AMISS, tính cước cho khách hàng sử dụng điện, giảm sai sót so với việc công nhân ghi chỉ số trực tiếp.

      Hệ thống cấu hình

       

      Hệ thống đo đếm từ xa

       

      AMR cấu hình hệ thống sử dụng máy chủ và các máy phụ thuộc DCU

      2- Sơ đồ mạch công tơ điện tử:

      - Máy biến áp nguồn (Phần tử chỉnh lưu):

      Đó là MBA đơn giản nằm trong công tơ. Máy có 2 kênh điện áp đầu ra là 5V. Một kênh dùng cho chip điện năng AD7755 hoặc ADE7755, kênh còn lại dùng cho mạch số. 

      Điểm nối đất của đầu ra tương tự được nối với dây trung tính của nguồn. Máy có chức năng biến đổi điện áp từ 220 V xuống 10.5 V. Sau đó qua phần tử chỉnh lưu điện áp đầu ra được chuyển thành 5VDC một chiều và cung cấp cho chip điện năng AD7755 hoặc ADE7755.

      - Shunt- phần tử đo dòng điện

      Khi công tơ hoạt động, dòng điện chạy qua Shunt, sẽ cung cấp tín hiệu điện áp đến chân số 5 và số 6 của AD7755 (hoặc ADE7755). Sau khi qua mạng điện trở phân áp, điện áp của lưới sẽ giảm xuống vài trăm mili vôn (mV). Tín hiệu điện áp này được nối với chân số 7 và số 8 của AD7755(hoặc ADE7755).

      - MCU - phần tử điều khiển chính

      CU(OMNI lập trình) nhận xung năng lượng và chuyển sang dạng 1 xung/Wh và đưa xung này tới màn hình LCD thông báo có điện. Đồng thời, MCU phát ra một xung tần số đưa đến thiết bị quang điện phục vụ cho hiệu chỉnh. Dựa vào xung năng lượng nhận được, MCU tính toán giá trị điện năng và đưa lên màn hình hiển thị LCD. MCU nhận được tín hiệu truyền thông qua bộ vi xử lý RS485 trong mọi thời điểm. Nếu nhận lệnh có hiệu quả, MCU có lệnh trả lời.

      - AD7755- Phần tử đo điện năng

      Có hai bộ chuyển đổi ADC số hoá tín hiệu điện áp. Bộ ADC này có tốc độ 16 bps và tần số lấy mẫu là 900 kHz. Tín hiệu công suất tức thời sẽ được tích hợp bằng cách nhân trực tiếp tín hiệu dòng điện và tín hiệu điện áp. Sau khi qua bộ lọc thấp tín hiệu công suất tức thời được chuyển thành tín hiệu xung bằng bộ chuyển đổi tần số kỹ thuật số.

      - EFPROM -Bộ nhớ

      Đây là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu của điện năng tiêu thụ từ MCU khi mất điện. Khi cần thiết, dữ liệu được lưu trữ có thể hiển thị trên màn hình LCD và được truyền về máy tính chủ.

      - Opto isolate - Cách ly quang điện.

      Phần tử này cách ly mạch có điện áp cao(AD7755) với mạch có điện áp thấp (mạch kỹ thuật số).

      - RS485

      Đây là thiết bị truyền dữ liệu từ công tơ tới máy tính cá nhân. Việc truyền và nhận dữ liệu của công tơ được thực hiện sau khi có sự thay đổi lệnh tín hiệu điện chuyển thành tín hiệu số từ máy tính cá nhân.

      - Màn hình hiển thị LCD

      Dữ liệu từ MCU được đưa tới màn hình hiển thị LCD và điện năng tiêu thụ được hiển thị bằng việc lựa chọn khi lập trình. Màn hình LCD bao gồm 6 số(5 nguyên và một thập phân)

      3- Phần mềm quản lý theo dõi các chỉ số từ công tơ điện:

      Các số liệu được truyền về trung tâm theo chương trình phần mềm quản lý định sẵn gồm, dòng điện, điện áp, tần số, góc lệch pha... với tần suất 30 phút/lần và hiển thị trực quan trên trên biểu đồ. Những số liệu này sẽ giúp cho khách hàng có thể quản lý và giám sát chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp điện. Những sự cố bất thường xảy ra trên công tơ điện, cũng như hệ thống điện đều được thống kê, cảnh báo và chuyển đến Bảng thống kê cảnh báo sự kiện công tơ trong ngày. 

    • Chọn mua máy chiếu mini phù hợp

      (Ảnh minh họa)

      Máy chiếu mini bắt đầu phổ biến ở Việt Nam từ năm 2016. Tuy chưa được sử dụng rộng rãi như các loại máy chiếu thông thường, nhưng máy chiếu mini hiện nay đang được ưa chuộng vì kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng và vận chuyển. 

      Theo kỹ sư Nguyễn Văn Kiểm, Công ty CP Tư vấn giải pháp và Chuyển giao công nghệ 3C, đơn vị chuyên cung cấp máy chiếu ở Hà Nội, việc lựa chọn máy chiếu loại nào phụ thuộc vào mục đích và không gian sử dụng. Nếu ít tiền và sử dụng trong phòng họp tương đối nhỏ, dưới 12 m2, máy chiếu mini sẽ là giải pháp phù hợp.

      Điểm khác biệt của máy máy chiếu mini so với máy chiếu thông thường là sử dụng công nghệ chiếu Led, nghĩa là sử dụng các loại bóng đèn LED có nhiều màu làm nguồn sáng, thay vì sử dụng công nghệ chiếu bằng chip DMD và cụm chip LCD. Do đó, chất lượng hình ảnh cũng có sự khác biệt rõ rệt. 

      * Ưu điểm:

      - Trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển và lắp đặt.

      - Được tích hợp pin nên có thể hoạt động mà không cần cắm nguồn. 

      - Tuổi thọ bóng đèn LED cao, kéo dài trong khoảng 30.000 – 50.000 giờ. 

      - Tiết kiệm điện năng, khả năng tỏa nhiệt tốt.

      - Có khả năng kết nối đa dạng với nhiều thiết bị khác nhau, nhiều mẫu máy chiếu mini còn có thể hỗ trợ kết nối không dây wifi với smartphone.

      - Giá bán thấp hơn so với máy chiếu truyền thống, dao động từ 2 -10 triệu/chiếc.

      - Phù hợp trình chiếu tại các phòng họp nhỏ, tối.

      * Nhược điểm:

      - Chất lượng hình ảnh, màu sắc chỉ ở mức trung bình vì đèn chiếu cỡ nhỏ và chỉ sử tấm kính hắt chứ không phải chip DMD hay cụm LCD.

      - Công suất bóng đèn LED của máy chiếu thấp, nên độ sáng chỉ trong khoảng 150 - 500 Ansi Lumens, trong khi điều kiện chuẩn cho phòng có diện tích khoảng 12 m2 cùng một ít ánh sáng tự nhiên hoặc đèn điện cũng phải từ 1500 Ansi Lumen trở lên mới đảm bảo.

      - Kích thước khung hình chiếu bé chỉ từ 30 - 50 inch, nên chỉ có thể trình chiếu cho 2 - 5 người xem trong phòng tối hoàn toàn, không thể đáp ứng được nhu cầu thông dụng như dạy học, xem phim, thuyết trình hội thảo.

      * Thông số kỹ thuật của một chiếc máy chiếu mini:

      - Độ phân giải thực: 854 x 480 pixels.

      - Cường độ sáng: 800 Ansi Lumens nếu cấp nguồn điện cho máy và giảm xuống chỉ còn 550 Ansi Lumens nếu sử dụng pin.

      - Tỷ lệ tương phản: 1000 : 1.

      - Kích thước hình chiếu: 30 cm – 305 cm.

      - Khoảng cách chiếu: 0,5 m – 2 m .

      - Tuổi thọ bóng đèn LED: 30.000 giờ.

      - Dung lượng pin: 2 giờ nếu trình chiếu thông thường.

      - Cổng kết nối:  HDMI, VGA, Audio, Component và Composite.

      - Hỗ trợ định dạng ảnh: JPEG, BMP, PNG, GIF, TIFF.

    • Quản lý hệ thống chiếu sáng phòng họp như thế nào?

      Kỹ sư Nguyễn Phạm Quang Tùng, chuyên gia tư vấn giải pháp chiếu sáng, Công ty TNHH Việt Nam Schreder cho biết, đối với không gian phòng họp, nơi sử dụng nhiều loại đèn, phục vụ nhiều mục đích từ trình chiếu đến họp trực tuyến, cần ưu tiên giải pháp quản lý chiếu sáng qua mạng toàn diện hoặc mạng tự vận hành, giúp cho việc điều khiển được linh hoạt hơn.

      Dưới đây là hai giải pháp chi tiết mà Kỹ sư Nguyễn Phạm Quang Tùng giới thiệu để các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn: 

      Tiêu chí

      Giải pháp quản lý chiếu sáng qua mạng tự vận hành

      Giải pháp quản lý chiếu sáng qua mạng toàn diện

      Phương thức quản lý

      Sử dụng hệ thống mạng không dây để điều khiển chế độ tiết giảm cho các bộ đèn.

      - Là hệ thống điều khiển từ xa để theo dõi, đo lường và quản lý mạng lưới chiếu sáng.

      - Đây là sự kết hợp công nghệ tiên tiến và một giao diện web thông dụng để kiểm soát mỗi bộ đèn vào mỗi thời điểm ở bất cứ nơi nào.

      Chức năng

      - Duy trì quang thông không đổi.

      - Ổn định công suất đầu vào.

      - Hệ thống tiết giảm đa cấp công suất.

      - Thiết lập báo cáo/hướng dẫn tự động (về vận hành & tiêu thụ điện).

      - Tích hợp dễ dàng với các cảm biến bên ngoài.

      - Hiển thị tình trạng của tất cả các điểm sáng theo vùng, theo đường…

      - Xây dựng kịch bản tiết giảm chiếu sáng và tính năng chiếu sáng theo yêu cầu để đáp ứng các nhu cầu thực tế của từng địa điểm và thời gian.

      - Thiết lập báo cáo/hướng dẫn tự động (về vận hành & tiêu thụ điện).

      - Chế độ báo động (hỏng, lỗi, sự tiêu thụ thông qua SMS, điện thoại, email)

      - Tích hợp dễ dàng với các cảm biến bên ngoài.

      Ưu điểm

      - Thu hồi vốn nhanh.

      - Lắp đặt dễ dàng.

      - Giao diện dễ sử dụng.

      - Phù hợp với các chuẩn mực chiếu sáng.

      - Tiết kiệm năng lượng đến 50%.

      - Công cụ lập trình dễ dàng, không tốn phí.

      - Hạn chế chi phí bảo trì bóng đèn.

      - Công cụ quản lý tốt.

      - Tiết kiệm năng lượng đến 85%.

      Một số công ty cung cấp các giải pháp này hiện nay

      - Hệ thống điều khiển chiếu sáng Owlet, Tập đoàn Schreder.

      - Hệ thống quản lý chiếu sáng PowerEco, Công ty cổ phần Công nghệ kỹ thuật Điện toàn cầu.

      - Hệ thống bảng điều khiển Crestron, Công ty CP Đầu tư Hoàng Đạo (ZODIAC).

      - Hệ thống điều khiển chiếu sáng toàn diện Owlet, Tập đoàn Schreder.

      - Giải pháp điều khiển tích hợp phòng họp của CypressCom, Công ty TNHH Công Nghệ Trực Tuyến Cypresscom.

      Chi phí lắp đặt tham khảo

      - Từ 8 – 20 triệu/hệ thống (phụ thuộc vào số lượng công tắc điều khiển hệ thống chiếu sáng tại phòng họp).

      - Từ 25 - 40 triệu/hệ thống

      Nguyên nhân hệ thống chiếu sáng phòng họp không đạt hiệu quả:

      - Chọn các thông số kỹ thuật như độ sáng, độ rọi, công suất đèn không đạt tiêu chuẩn, không phù hợp nhu cầu sử dụng.

      - Chọn thiết bị chiếu sáng (đèn Led panel hay Led dowlight, máng đèn âm trần…)  không phù hợp. 

      - Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng không hợp lý về vị trí và số lượng. 

      - Ảnh hưởng của các thiết bị như màn hình, máy chiếu, rèm cửa… đến hệ thống chiếu sáng. 

      - Bảo trì không hiệu quả. 

      - Thiếu ý thức tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng. 

    • Bí quyết tiết kiệm điện cho hộ chăn nuôi

      Theo chuyên viên kỹ thuật Phạm Lam Minh, Công ty Thiết bị dụng cụ chăn nuôi Minh Phát Huy (Đồng Nai), trong lĩnh vực chăn nuôi, để sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, chủ hộ cần quy hoạch chuồng trại phù hợp với diện tích, triệt để sử dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại bóng đèn sợi đốt để chiếu sáng và sưởi ấm trong các trang trại chăn nuôi. Đồng thời, cần xây dựng và phát triển công trình, thiết bị khí sinh học (biogas) để xử lý chất thải chăn nuôi, tạo nguồn năng lượng sinh học cần được chú trọng.

      Chuyên gia đưa ra những lời khuyên dưới đây, giúp các chủ trang trại giảm điện năng tiêu thụ hàng tháng:

      Lời khuyên

      Lý giải

      - Lựa chọn quạt có hiệu suất cao, sắp xếp theo dây chuyền;

      - Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng quạt.

      - Bổ sung một số quạt hướng trục có bệ đỡ xung quanh chuồng trại; 

      - Nhằm tận dụng được sức gió từ vị trí này sang vị trí khác; giúp giảm số lượng quạt, đồng thời mở rộng không gian chuồng trại và tiết kiệm năng lượng.

      - Giúp thông gió, cung cấp khí tươi, tăng hiệu quả của hệ thống thông gió trên cao, nhất là đối với những khu chuồng trại thiếu diện tích và điều kiện lắp đặt nhiều quạt thông gió.

      Ưu tiên thông gió tự nhiên

      Cần tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên ngay từ khi quy hoạch, tránh đầu tư tốn kém lắp đặt thiết bị thông gió sau này. Ví dụ như chú ý nhiều hơn đến độ dày và vật liệu xây tường, vị trí các mái hắt, cửa sổ, cửa ra vào. Các đường ống thông gió cũng cần được làm sạch thường xuyên.

      Đối với những khu chuồng trại thiết kế theo dạng mở (không đủ 4 mặt tường), phần không có tường cần hướng về phía mặt trời, giúp quá trình thông gió được dễ dàng hơn. Có thể thiết kế hệ thống thông gió trên mái nhằm giảm bớt chi phí năng lượng, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm.

      - Sử dụng đèn sưởi hồng ngoại thay thế hệ thống sưởi tổng hợp.

      - Nên lắp đặt thêm các bộ điều nhiệt

      Có tác động hiệu quả sinh học cao, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của vật nuôi; sưởi ấm cho vật nuôi và làm giảm độ ẩm chuồng nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

      Giúp hiệu quả năng lượng của chuồng trại được nâng cao.

      - Hệ thống chiếu sáng nên lựa chọn các đèn LED có hiệu suất cao, vị trí lắp đặt hợp lý.

      - Cần sử dụng linh hoạt công tắc tổng và công tắc riêng cho từng khu vực chuồng trại

      Do tiết kiệm điện từ 40-60% so với các loại đèn khác. Nếu biết kết hợp số lượng đèn Led và đèn sưởi hồng ngoại hợp lý, sẽ tối ưu được chi phí lắp đặt hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm, đồng thời tiết kiệm điện năng sử dụng.

       

       

      Tận dụng nguồn chất thải hữu cơ từ vật nuôi làm nhiên liệu sản xuất điện năng

       

      Chỉ với quá trình phân hủy yếm khí đơn giản, có thể thu được một hỗn hợp khí chứa tới 60% mê-tan - một loại nhiên liệu sạch và không gây ô nhiễm môi trường.

    • Lắp đặt, sử dụng thiết bị chống sét: Tránh hư hại đồ điện gia dụng

      Theo ông Phạm Tiến An, cán bộ tư vấn kỹ thuật Công ty TNHH Thương mại Gia Anh, đơn vị chuyên lắp đặt thiết bị chống sét cho biết: Hệ thống chống sét gồm ba bộ phận chính là đầu thu sét, dây dẫn xuống (dây thoát sét) và cọc tiếp đất. Phần lớn các gia đình mới chỉ lắp hệ thống chống sét trực tiếp (phương pháp chống sét truyền thống).

      Tuy nhiên, để bảo vệ đồ điện gia dụng, người tiêu dùng còn phải lắp các thiết bị chống sét thứ cấp (hệ thống chống sét lan truyền hoặc cảm ứng). Bởi khi sét đánh, luồng điện sẽ lan truyền hoặc cảm ứng vào hệ thống điện trong nhà, truyền hình cáp, cáp tín hiệu Internet… gây hư hại cho đồ điện.

      Để lắp đặt và sử dụng hiệu quả các thiết bị chống sét, Thế giới điện gửi tới bạn một số lời khuyên như sau:

      Tiêu chí

      Lưu ý khi lắp đặt, sử dụng

      Kim thu sét

      Kim thu sét là một thanh sắt hay thanh kim loại (gọi là kim cổ điển) được gắn trên mái của công trình và có dây dẫn xuống hệ thống tiếp đất.

      Khi chọn vị trí, độ cao đặt kim thu sét và chiều cao cột, cần lưu ý đảm bảo khoảng cách tiêu chuẩn giữa cột kim và các vật xung quanh.

      Dây dẫn để thoát sét

      - Nên sử dụng dây đồng tròn bện có độ dẫn điện tốt.

      - Dây nên ít chắp nối và càng to càng tốt. Nên sử dụng dây có tiết diện 50 mm2 trở lên.

      - Trong quá trình thi công, hãy chọn đường đi dây thẳng nhất.

      - Số lượng dây thoát sét tùy thuộc vào kích thước ngôi nhà (tối thiểu phải có 2 dây, đối với các ngôi nhà to cần có nhiều dây hơn).

      Hệ thống tiếp đất chống sét

      - Trong thiết kế hệ thống tiếp đất, tùy từng vùng đất mà bố trí số lượng cọc và kiểu cho phù hợp, đảm bảo điện trở nối đất đúng quy định. Thông thường, bộ phận thu sét gồm 3 đến 5 kim thu sét được gắn trên nóc nhà và nối với nhau.

      - Hệ thống tiếp đất phải có tổng trở nhỏ và ổn định trong nhiều năm, đảm bảo việc tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn.

      Vật liệu công trình

      - Đối với ngôi nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, phải cách ly kim thu sét với vật liệu dễ cháy.

      Bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử

      Cần lắp thêm một tầng cắt sét thứ cấp (tầng bảo vệ thứ 2). Thiết bị thứ cấp này có tác dụng làm giảm điện áp dư từ tầng sơ cấp, giúp bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện tử.

      Chống sét đánh ngang

      Nếu chỉ dùng hệ thống kim thu sét tia tiên đạo thì chỉ bảo vệ được sét đánh thẳng xuống công trình còn không thể bảo vệ hệ thống chống sét đánh ngang công trình (nhất là đối với công trình cao trên 45 m).

      Vì vậy, tùy từng vị trí công trình xem xung quanh có nhà cao tầng và hệ thống chống sét hay không mà quyết định thêm vòng tròn chống sét bằng thanh đồng chạy xung quanh nhà để chống sét đánh ngang, khoảng 10 m một vòng tròn và liên kết với nhau thành một hệ thống thu sét.

    • Xử lý sự cố lò nướng

      Dấu hiệu

      Cách khắc phục

      Lò nướng không hoạt động

       

      - Kiểm tra nguồn điện xem đã có điện chưa. Nếu chưa, hãy cắm lại ổ cắm vào nguồn điện.

      - Kiểm tra cầu chì, nếu hỏng cần thay cầu chì mới.

      - Kiểm tra dòng điện có quá tải không. Nếu quá tải, cần tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết sử dụng.

      - Kiểm tra các nút chọn chức năng và nhiệt độ, xem đã khởi động/chọn đúng chế độ chưa.

       

      Đèn báo hiệu bên trong lò nướng không sáng

       

       

      - Với lò nướng mới, cần kiểm tra quá trình lắp ráp đã đúng hướng dẫn của nhà sản xuất chưa.

      - Với lò nướng cũ:

      + Có thể nguồn điện bị ngắt, hãy xem lại nguồn điện và lập trình lại thời gian, sau đó khởi động lại lò nướng.

      + Thay bóng đèn mới, bởi có thể bóng đèn cũ bị cháy.

      Đèn hiển thị nhiệt độ không hoạt động

       

      - Thiết lập lại chế độ nướng:

      + Chọn nhiệt độ.

      + Chọn chương trình.

      + Khi lò nướng bắt đầu nóng, đèn sáng cần cài đặt nhiệt độ theo nhu cầu.

      Lò toả ra khói khi chế biến thức ăn

       

      - Giảm dầu mỡ khi quay, nướng hoặc giảm nhiệt độ nướng. Tuyệt đối không để nhiệt độ của lò cao hơn mức cho phép

      - Có thể bộ phận nướng bị bẩn do dầu mỡ, hoặc thức ăn bám, nên khi hoạt động, các vết bẩn này bị đốt cháy sinh ra khói. Cần vệ sinh lò nướng định kì, giữ cho bộ phận nướng sạch sẽ.

      Kết quả nấu nướng không được như mong muốn

       

      - Xem lại hướng dẫn sử dụng lò nướng; hoặc kiểm tra đã thiết lập đúng chế độ nướng đối với từng món ăn hay chưa.

      - Nếu vẫn không hiệu quả, có thể lò nướng có sự cố về đọc chương trình.

      Nếu kiểm tra không phải các nguyên nhân trên, người sử dụng cần liên hệ với các kỹ thuật viên hoặc trung tâm bảo hành để xử lý.

      Bí kíp tăng tuổi thọ cho lò nướng:

      - Đặt lò ở nơi dễ thao tác, thoáng mát; 

      - Nên thiết lập nhiệt độ yêu cầu trước 10 phút, rồi mới cho thức ăn vào lò nướng.

      - Thiết lập nhiệt độ phù hợp đối với từng món chế biến.

      - Vệ sinh sạch sẽ lò nướng sau mỗi lần sử dụng. 

      - Định kỳ, kiểm tra xem lò nướng có hở điện, đứt dây hay không để khắc phục kịp thời. 

      Không nên: 

      - Để lò nướng gần tủ lạnh, tủ đá và các thiết bị phát sóng.

      - Sử dụng những dụng cụ đựng thức ăn dễ cháy cho vào lò nướng như: Dụng cụ được làm từ nhựa xốp, giấy mỏng, túi bóng…

      - Sử dụng các chất tẩy rửa hoặc vật dụng thô ráp để làm sạch lò nướng. 

    • Vệ sinh dàn loa âm thanh thật đơn giản!

      Đối với loa:

      - Màng chắn loa:

      + Tách màng chắn ra khỏi loa, dùng chổi lông quét nhẹ hoặc dùng máy hút bụi cầm tay hút sạch bụi bám trên màng chắn.

      + Không dùng khăn ướt hoặc xịt nước trực tiếp vào màng chắn, làm cho màng chắn bị ẩm ướt, ảnh hưởng đến màng loa.

      - Màng loa: Tương tự như màng chắn loa, sử dụng chổi lông mềm quét nhẹ hoặc máy hút bụi cầm tay hút sạch bụi bám.

      - Thùng loa: Dùng khăn sạch, mềm lau hết bụi bẩn bám quanh thùng loa.

      - Dây loa: Dùng tăm bông hoặc khăn mềm khô lau sạch các đầu dây. Nếu loa có hai cầu trở lên, cần tháo rời và lau sạch các thanh kim loại (thường là đồng) bắt cầu, sau đó nối dây lại như cũ.

      Âm ly: 

      - Sử dụng khăn mềm, ẩm lau sạch. Nếu âm ly để lâu ngày không sử dụng, cần xoay các nút chỉnh âm một vài lần, làm giảm hiện tượng oxy hóa bề mặt tiếp xúc bên trong. 

      - Không nên tháo rời âm ly để lau chùi bên trong.

      Đầu đĩa: 

      - Lấy khăn mềm lau qua lớp bụi bám xung quanh đầu đĩa. Đối với các khe cắm, dùng cây cọ mềm hoặc dùng bóng thổi xịt cho sạch bụi bám vào khe.

      Hệ thống dây dẫn kết nối:

      - Đối với dây RCA cao cấp, đầu kim (pin) thường được xẻ rãnh và xung quanh giắc cắm cũng được xẻ nhiều rãnh, hãy cắm đầu dây vào đầu đĩa và xoay vài vòng quanh giắc nối RCA với đầu đĩa, để loại bớt được lớp oxy hóa của phần đầu dây với cổng kết nối. 

      Lưu ý: 

      - Trước khi tiến hành vệ sinh, phải ngắt nguồn điện của dàn máy và các dây dẫn kết nối.

      - Không sử dụng các chất tẩy rửa (hóa chất) khi vệ sinh dàn âm thanh.

    • Sai lầm cần tránh khi dùng đèn Led trong nông nghiệp

      Làm thế nào để tránh những sai lầm này? 

      Đèn Led nông nghiệp là loại đèn chuyên dụng sử dụng các bước sóng phổ giúp cây trồng quang hợp một cách tốt nhất. Đó là các bước sóng nằm trong dải từ 380 - 750 nanomet (nm), khác hoàn toàn so với đèn Led thông thường. Do vậy, ánh sáng của đèn Led nông nghiệp phát ra được cây trồng hấp thụ hoàn toàn, rất hữu ích cho cây trồng, đồng thời cũng đảm bảo lượng điện năng tiêu thụ hợp lý nhất.

      Để sử dụng đèn Led nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và phát huy được giá trị “mặt trời nhân tạo”, ông Nguyễn Minh Công, chuyên gia tư vấn ánh sáng nhà vườn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Green Vina (nhà phân phối đèn Led nông nghiệp nhãn hiệu Greenled) đã có tư vấn sau:

      Sai lầm thường gặp

      Cách sử dụng hiệu quả

      Với vườn đứng trong nhà:

      Sử dụng sai loại đèn Led, khiến cây trồng, rau, hoa mất màu, có hiện tượng tím lá cây cục bộ (nghĩa là màu sắc của đèn át mất màu xanh của lá cây)

       

      Nên thay thế loại đèn Led nông nghiệp được trang bị thêm công nghệ mô phỏng ánh sáng mặt trời, tránh tình trạng làm mất màu lá cây, hoa.

      Trong đó:

      - Với vườn đứng trồng hoa: Khoảng cách treo đèn lý tưởng nhất tính từ mặt lá cây đến đèn là 1m, tương ứng với diện tích mà đèn có thể chiếu được lên tường cây là 1m2. Thời gian chiếu đèn từ 12-14giờ/ngày.

      - Với vườn đứng trồng rau: Khoảng cách treo đèn từ 1,3 đến 1,5m, tương ứng với diện tích đèn có thể chiếu được lên cây là 1,5m2. Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

      Với vườn cây thủy canh:

      Sử dụng đèn Led không chuyên dụng khiến cây không quang hợp, không cho hoa, quả như mong muốn. 

      Nên sử dụng loại đèn Led được tích hợp ánh sáng 3 màu RGB (đỏ, xanh lá cây, xanh dương) đảm bảo cây vẫn quang hợp tốt trong môi trường thủy canh

      Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

      Đèn cần được bọc bằng một đầu nhựa chống thấm nước, tránh chạm mạnh khi tưới cây.

      Với vườn hoa và vườn cây ăn quả:

      Không phân biệt nhóm cây để chọn loại đèn và thời gian chiếu sáng phù hợp.

      Nên sử dụng đèn Led có bước sóng ánh sáng từ 620nm-660nm (ánh sáng đỏ), phục vụ quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây.

      Trong đó:

      - Với nhóm cây ngày dài (còn gọi là nhóm cây đêm ngắn): Tùy theo giống và tùy vào tuổi của cây, thời gian chiếu sáng cho cây có thể kéo dài từ 15-21 ngày mỗi đợt, trung bình là 3 đợt/năm. Thời gian chiếu sáng mỗi đêm là 5-7 tiếng (từ 22 giờ - 4 giờ sáng hôm sau). 

      - Với nhóm cây ngày ngắn (còn gọi là nhóm cây đêm dài): Nên lắp thêm chao đèn để tập trung ánh sáng tối đa lên cây, giảm số lượng đèn, bảo vệ tuổi thọ của bóng đèn, thời gian chiếu sáng mỗi đêm có thể rút ngắn dần từ 10 giờ xuống còn 4 giờ, 2 giờ/ngày, kéo dài 7-10 ngày.

      Sử dụng sai thời gian chiếu sáng cho vườn cây trong nhà khiến “tuổi thọ” của cây giảm, kém phát triển.

      Với vườn cây không có ánh sáng mặt trời, cần dùng loại đèn Led có hai bước sóng phổ cố định (thông thường là Xanh 460 nm và Đỏ là 660 nm).

      Thời gian chiếu sáng bổ sung cho cây từ 10-12h/ ngày.

    • Bảo quản thiết bị điện tử trong mùa ẩm

      Phòng tránh trước...

      Đặt các thiết bị điện tử xa tường hoặc góc nhà ít nhất 10 cm, tạo thuận lợi cho không khí lưu thông, giúp thiết bị tản nhiệt tốt, bởi vào mùa nồm, tường nhà thường “đổ mồ hôi”. Với những mảng tường bị ẩm ướt và nấm mốc, cần sơn lại hoặc sử dụng giấy dán tường, hạn chế nấm mốc lan sang thiết bị điện.

      Không đặt trực tiếp các thiết bị điện tử xuống nền nhà. Cần kê cao, cách xa những vùng ẩm ướt. 

      Đặc biệt, trong mùa nồm, ẩm:

      * Nên để chế độ chờ - standby với một số thiết bị như tivi, amply, máy tính... khi sử dụng xong. Mặc dù việc không tắt hẳn nguồn sẽ gây tốn điện hơn, nhưng lại giúp máy sinh nhiệt, không bị ẩm.

      * Nên để các thiết bị điện tử nhỏ khác ở phía trên hoặc bên cạnh khi bật tivi hoặc bật máy tính, bởi hơi ấm từ thiết bị này sẽ giúp không khí xung quanh khô và an toàn hơn. Tuy nhiên, không để trong thời gian quá dài hoặc quá gần nơi phát sinh nguồn nhiệt của tivi, bởi có thể gây nóng giòn các vi mạch dẫn đến hỏng hóc. 

      * Nên bật khoảng 10 - 15 phút/ngày với những thiết bị ít sử dụng, giúp các bảng mạch không bị ẩm, bị hơi nước tấn công. 

      * Vệ sinh, lau chùi thường xuyên, tránh bị gỉ sét đầu giắc cắm, khớp nối kim loại hay ốc vít của thiết bị điện tử.

      * Một số thiết bị nhạy cảm với khí ẩm như máy ảnh, ống kính cần bảo quản trong các thiết bị chống ẩm. 

      * Điều hòa nhiệt độ nên bật ở chế độ khô để hút ẩm. 

      * Vào những ngày nắng lên, cần hạn chế mở cửa, vì hơi nước có thể bay vào nhà, gây hại thiết bị điện tử. 

      ... Xử lý sau

      Các thiết bị nhỏ như điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh...: Bỏ vào tủ chống ẩm để một thời gian hoặc cho vào thùng gạo gia đình để hút ẩm. 

      Các thiết bị có kích thước lớn: Có thể bật điều hòa ở chế độ sấy khô hoặc dùng máy sấy. Nếu sử dụng máy sấy, nên để thiết bị nguội hẳn mới khởi động trở lại.

      Trường hợp đã xuất hiện tình trạng oxy hóa kim loại: Sử dụng khăn khô thấm cồn lau kỹ nhằm tránh vết gỉ lan rộng hơn.

      Các thiết bị xuất hiện tình trạng đọng nước, đổ mồ hôi: Sử dụng khăn khô lau sạch bề mặt.

      Các loại thiết bị có nắp đậy và dễ dáng tháo lắp: Mở ra và dùng máy sấy khô. Lưu ý, sấy ở mức độ nhẹ, tránh gây nóng làm hỏng các vi mạch. 
       

    • Bắt “bệnh” thông thường bình nóng lạnh

      Sự cố thường gặp

      Nguyên nhân

      Cách khắc phục

      Nước không nóng

      Do thanh đốt nóng (thanh biến trở) bị hỏng.

       

      Mua thanh đốt mới và thay thế.

       

      Bình nóng lạnh bị rò điện

      * Nếu là máy mới: Do lắp không đúng cách.

      * Với các máy cũ:

      - Do lớp cách điện của thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nguồn nước.

      - Do va đập cơ học, chuột cắn dây dẫn.

      - Do bị nước tiếp xúc và máy bị rỉ nước.

      - Do hỏng bo mạch vì thời gian sử dụng máy lâu hoặc do lỗi của nhà sản xuất.

       

      - Ngắt nguồn điện trước khi kiểm tra, sửa chữa.

      - Kiểm tra lần lượt các dấu hiệu khả nghi trên bình nóng lạnh gây ra rò điện.

      - Lắp đặt aptomat chống giật và nối đất cho bình nóng lạnh.

       

      Bình nóng lạnh bị mất nguồn

      Do dây nguồn cắm lỏng, bị đứt mạch, hỏng bo nguồn, cháy tụ…

       

      - Kiểm tra lại dây nguồn xem đã cắm chặt chưa.

      - Sử dụng bút thử điện kiểm tra ổ cắm có điện hay không, dây nguồn có bị đứt ngầm không. Nếu không phải do dây nguồn mà do hỏng bên trong bình nóng lạnh thì cần liên hệ với thợ sửa chữa.

      Thanh nhiệt trong bình nóng lạnh bị đóng cặn

      - Thanh điện trở sử dụng lâu ngày làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ lớp cặn bám, đồng thời làm nứt vỏ cách điện của thanh điện trở và rò điện ra nước.

      - Do lớp cách điện của vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nước.

      Thay thanh điện trở khác.

       

      Bình nóng lạnh bị hỏng gioăng

       

      - Do vật liệu cách điện của dây may so.

      - Do gioăng cao su cách điện nối giữa dây may so, do cao su của gioăng bị thoái hóa, làm giảm  độ bền cơ, dẫn đến  nước trong bình bị rò nước ra vỏ bình.

      - Thay thế gioăng mới. 

       

      Bình nóng lạnh bị rỉ nước

      - Do bình nóng lạnh sử dụng quá lâu, không được bảo dưỡng định kỳ.

      - Thanh magie bị ăn mòn hết và ăn mòn sang thành bình, gây nên hiện tượng rỉ nước.

      - Vệ sinh, bảo dưỡng bình nước nóng định kỳ, thay thanh magie.

      - Trường hợp này tốt nhất là nên thay bình mới.

      Bình nóng lạnh bị quá tải

      - Do bật bình nóng lạnh nhiều giờ liên tục (cả ngày).

      - Chỉ bật bình nóng lạnh trước khi sử dụng 10 đến 20 phút.

      Bình nóng lạnh bị nhảy aptomat

      - Do aptomat bị hỏng.

      - Do rò điện vì thanh nhiệt bị đóng cặn, bình chứa nước bị thủng, rò nước, quá tải do sử dụng bình liên tục nhiều ngày hoặc do gioăng cao su bị hỏng.

       

      - Kiểm tra aptomat có bị hỏng, chập điện hay lỏng dây nối bên trong không?

      Nếu có, vặn lại hoặc thay thế aptomat mới sau đó bật để kiểm tra lại. Nếu hiện tượng nhảy aptomat vẫn còn, chuyển sang bước tiếp theo.

      - Dùng đồng hồ đo điện hoặc bút thử điện kiểm tra nguồn điện có bị rò rỉ ra vỏ bình hay không. Nếu thấy có hiện tượng rò rỉ, cần ngắt cầu dao tổng rồi tháo bình nóng lạnh ra khắc phục.

      - Sử dụng tuốc nơ vít tháo bình ra kiểm tra xem thanh nhiệt có bị đóng cặn hay không, Bình chứa nước có bị rò rỉ không, gioăng cao su có nứt hay không.

      - Nếu có tiến hành thay thế các bộ phận hỏng hóc trên.

       

      Khuyến cáo: Nếu người sử dụng không có kiến thức và kinh nghiệm sửa chữa các đồ điện cơ bản, cần liên hệ thợ chuyên nghiệp để thực hiện toàn bộ thao tác kiểm tra và khắc phục nêu trên.

    • “Biến” đồ điện thành vật phát tài cho gia chủ

      Mỗi sản phẩm đồ điện gia dụng đều chứa một lượng từ trường nhất định, chúng sẽ thay đổi môi trường sống xung quanh. Để biến những đồ điện tầm thường trở thành vật phẩm giúp phát tài cho bản thân và gia đình, mời độc giả của Thế giới điện tham khảo cách bài trí phù hợp qua sự tư vấn của chuyên gia phong thủy Đổng Dịch Lâm: 

      Vật dụng

      Cách chọn mua/bài trí

      Để tivi tại vị trí hợp với mệnh của gia chủ

       

      - Gia chủ mệnh Mộc, nên đặt tivi ở hướng Đông Nam để kích hoạt nhân đôi tài vận và khéo léo mua các chậu cây lá tròn, màu xanh để ở vị trí đó.

      - Gia chủ mệnh Kim, nên đặt tivi ở hướng chính Tây, hoặc hướng Tây Bắc nếu muốn quý nhân phù trợ và phối đèn bàn có màu trắng hoặc màu bạc bên cạnh.

      - Gia chủ mệnh Hỏa hãy đặt tivi hướng chính Nam - tượng trưng cho thanh danh, quyền uy và hợp với vật trang trí có màu đỏ bên cạnh.

      - Gia chủ mệnh Thủy cần chọn hướng chính Bắc, ưu tiên các đồ vật, kệ kê tivi, giá tủ có màu xanh dương hoặc màu đen, sự nghiệp, kinh tế sẽ thăng hoa muôn phần.

      - Gia chủ mệnh Thổ, cần đặt tivi ở hướng Đông Bắc. Nên đặt bình hoa gốm sứ màu nâu đất hoặc màu vàng trên kệ hoặc bàn nhỏ kê tivi, gia chủ sẽ phát vận về cả sự nghiệp lẫn học vấn.

      Chọn màu tủ lạnh hợp với ngũ hành của gia chủ

      - Người mệnh Kim nên chọn màu trắng, trắng sữa hoặc màu sữa.

      - Người mệnh Mộc nên chọn màu xanh da trời, xanh ngọc bích, xanh lá cây.

      - Người mệnh Thủy nên chọn màu đen, xanh dương.

      - Người mệnh Hỏa nên chọn màu đỏ, tím, hồng.

      - Người mệnh Thổ nên chọn màu vàng, nâu đất, vàng đất.

      Đặc biệt, trong tủ lạnh, bao giờ cũng phải để cho thực phẩm phong phú, đầy đủ và lau dọn sạch sẽ. Hết đồ là cần phải mua ngay để bổ sung để giúp nguồn kinh tế không bao giờ bị hao hụt.

      Lắp điều hòa ở vị trí khai vận

      Điều hòa là thiết bị điện có tốc độ cao, sử dụng liên tục để đảo chiều, thay đổi làm mát (hoặc làm ấm) nhiệt độ gia đình. Nhưng nếu không cẩn thận lắp điều hòa ở những phương vị không tốt thì cả gia đình sẽ gặp nguy hại khôn lường.

      - Điều hòa đặt ở phía Tây Nam là phía chủ cho bệnh tật, sẽ khiến các thành viên trong gia đình đau ốm thường xuyên, cơ thể thiếu sức bền bỉ, dẻo dai. Nếu gia đình đang để điều hòa theo hướng này, muốn hóa giải điềm hung, chỉ cần sắm một chiếc quạt nhỏ để đối diện với điều hòa, đổi chiều gió thổi là mọi chuyện sẽ an lành.

      - Điều hòa đặt ở phía Đông Nam là chủ cho mệnh đào hoa.

      - Điều hòa đặt ở phía Bắc – chủ cho trí tuệ, văn xương.

      - Điều hòa đặt ở phía Đông Bắc – chủ cho tài vận, sẽ vô cùng thuận lợi cho gia chủ.

      Đặt máy lọc nước, bình nước nóng  lạnh ở vị trí cố định

      Máy nước nóng lạnh càng để ổn định một chỗ thì nguồn kinh tế của chủ nhà và các thành viên khác trong gia đình càng dồi dào, mạnh mẽ. Vì Thủy là chủ tài, yếu tố Thủy càng ổn định thì nguồn kinh tế của chủ nhà và các thành viên khác trong gia đình càng dồi dào, mạnh mẽ.

      Kiêng để bình nước nóng lạnh ở đối diện với cửa ra vào, để tránh khi mở cửa tài vận sẽ bị thổi trực xung ra ngoài.

    • Nên mua điều hòa hai chiều hay máy sưởi?

      Theo GS.TS Nguyễn Đức Lợi - Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chọn máy sưởi hay điều hòa nhiệt độ hai chiều tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, xét về tổng thể, máy điều hòa hai chiều có nhiều ưu điểm và tiện nghi hơn, đặc biệt là với gia đình có người già và trẻ nhỏ. Cụ thể:

      1. Gọn nhẹ và thẩm mỹ hơn khi lắp đặt trong gia đình. Chỉ một thiết bị, có thể sử dụng cho cả mùa hè và mùa đông mà không cần mua thêm máy sưởi, tốn diện tích phòng.

      2. Tiết kiệm 60 - 70% điện năng so với máy sưởi khi sử dụng chiều nóng. 

      3. Tốt cho sức khỏe hơn do không khí ấm tỏa đều trong phòng, đặc biệt là gia đình có người già và trẻ nhỏ. Máy sưởi chỉ làm ấm theo khu vực, nên nhiệt độ trong phòng không đồng đều. 

      4. An toàn hơn. Với các loại máy sưởi hồng ngoại, halogen, nếu để gần các vật như chăn, ga… rất dễ gây chập cháy. Đặc biệt, máy sưởi còn có thể gây bỏng cho người sử dụng nếu vô tình chạm vào các thanh làm nóng khi thiết bị đang hoạt động. 

      Bên cạnh các ưu điểm, so với máy sưởi, nhược điểm của máy điều hòa hai chiều là:

      1. Giá cao. Thông thường một chiếc máy sưởi giá dao động từ 350.000 – 4.000.000 đồng, trong khi điều hòa hai chiều có mức giá giao động từ 6 - 20 triệu đồng. Các sản phẩm điều hòa hai chiều giá rẻ (dao động 6 - 8 triệu đồng) đều là điều hòa không tiết kiệm điện; còn điều hòa hai chiều công nghệ inverter, tiết kiệm năng lượng đều có giá thành trên 10 triệu đồng. 

      2. Không cơ động bằng máy sưởi. Máy sưởi có thể di chuyển từ phòng này qua phòng khác, còn máy điều hòa nhiệt độ chỉ lắp cố định được ở một phòng.

      Theo GS.TS Nguyễn Đức Lợi, nếu chỉ có nhu cầu làm ấm không khí một khoảng thời gian ngắn (khi tắm, ăn cơm, trước khi đi ngủ...) và điều kiện kinh tế chưa cho phép, người tiêu dùng nên chọn máy sưởi. Còn nếu muốn sử dụng thời gian dài (ngày/đêm) và để an toàn hơn, nên chọn máy điều hòa nhiệt độ hai chiều. 

      “Tuy nhiên, cả máy sưởi và điều hòa hai chiều đều có chung 1 hạn chế là gây khó thở, bí, ngột ngạt và khô da khi sử dụng... Do đó, dù lựa chọn thiết bị nào, các gia đình cũng nên mua thêm máy làm ẩm không khí, hoặc đặt một chậu nước trong phòng tạo độ ẩm, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình” - GS.TS Nguyễn Đức Lợi khuyên. 

    • Lắp đặt dàn âm thanh theo phong thủy?

      Trả lời:

      Kính gửi độc giả Hoàng Tùng!

      Theo chuyên gia tư vấn phong thủy Tam Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Phong thủy dịch học Thế giới - Phân hội Việt Nam, phòng khách là khu vực rất quan trọng của ngôi nhà. Không chỉ là nơi tiếp khách, mà còn là nơi sinh hoạt chung, gắn kết các thành viên trong gia đình. Về phong thủy, phòng khách là nơi giao hòa các luồng khí trong nhà, hội tụ vượng khí và có tính quyết định về tài lộc, không khí trong gia đình của chủ nhà. Bài trí các đồ vật trong phòng khách cũng mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Do đó, việc bạn lắp đặt dàn âm thanh ngoài mục đích sao cho đạt chất lượng tốt nhất về âm thanh, thì đúng vị trí sẽ giúp phòng khách thêm sang trọng, tiện nghi, đồng thời, kích hoạt thêm vượng khí.

      Về vị trí: Dàn âm thanh cần được đặt một cách vững chãi, ở vị trí trung tâm phòng khách, giúp âm thanh khuyếch tán đều trong không gian. Do dàn âm thanh mang tính dương theo phong thủy, nếu có thể, cần đặt bộ dàn ở các hướng như: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc hoặc Trung cung.

      Dàn âm thanh cần được đặt một cách vững chãi, ở vị trí trung tâm phòng khách (ảnh sưu tầm)

      Lưu ý khi lắp đặt: Loa nên hướng về phía trước sao cho âm thanh không bị dội ngược vào tường. Dù bạn sở hữu hệ thống loa âm thanh nổi hay âm thanh vòm, vẫn  cần đặt 2 loa trước cách nhau khoảng 1,5 -  2,5 m, ngang hàng với nhau và hướng trực tiếp về phía người nghe. Hướng âm thanh từ loa không nên chúc xuống dưới hay quá cao so với vị trí tai nghe. 

      Bạn không nên đặt loa bị thụt vào trong hốc tường, âm thanh nghe sẽ như phát ra từ trong hộp, rất bí. Bạn cũng cần lưu tránh đặt bộ dàn chông chênh giữa phòng khách, không tốt cho phong thủy và bị tản âm.

      Hệ thống dây loa: Lưu ý đấu nối hệ thống dây điện một cách gọn gàng, không đi dây chằng chịt, gây mất thẩm mỹ phòng khách. Mặt khác, hệ thống dây điện rối mắt cũng tạo ra trạng thái bất lợi về từ trường trong phòng khách.

      Bảo quản: Nên thường xuyên lau chùi hệ thống âm thanh, tránh để bị bụi bám lên bộ dàn, làm giảm chất lượng âm thanh và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

      Việc bố trí thêm dàn âm thanh trong phòng khách làm cho gia đình có thêm tiện nghi sinh hoạt, giải trí, đồng thời giúp gia chủ tạo thêm sinh khí, mang đến sự vui vẻ, phấn chấn cho gia đình. “Do đó, gia chủ nên chọn nghe các loại âm thanh, nhạc có tính chất vui vẻ, với cường độ âm thanh phù hợp. Nếu thực sự có nhu cầu nghe các giai điệu buồn, bạn chỉ nên nghe qua tai nghe cá nhân, không nên phát qua loa, ảnh hưởng đến không khí của gia đình”- chuyên gia tư vấn phong thủy Tam Nguyên cho biết

    • Thiết bị sưởi trong phòng tắm: Halogen hay hồng ngoại?

      Theo Tiến sĩ Trần Văn Thịnh, Bộ môn Thiết bị điện - Điện tử, Khoa Điện, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đèn sưởi halogen chủ yếu được sử dụng trong môi trường khô ráo nên thường chỉ dùng khi tắm cho trẻ em (tắm bằng chậu và để đèn ở khoảng cách đủ an toàn). Trong khi đó, đèn sưởi hồng ngoại được thiết kế chuyên để lắp đặt và sử dụng trong nhà tắm. 

      Mặc dù đều có chức năng tỏa nhiệt làm ấm môi trường xung quanh, nhưng điều kiện không gian để sử dụng đèn sưởi nhà tắm hồng ngoại và đèn sưởi halogen lại khác nhau. “Dù sử dụng thiết bị nào thì tiêu chí đầu tiên phải an toàn, tức là không chạm trực tiếp vào điện, không gây cháy... sau đó mới tới tiêu chí tiết kiệm điện hay tính thẩm mỹ, phù hợp diện tích gia đình” - Tiến sĩ Trần Văn Thịnh khẳng định. 

      Người tiêu dùng có thể xem xét một số tiêu chí sau để lựa chọn thiết bị sưởi phù hợp cho phòng tắm gia đình mình: 

      Tiêu chí

      Đèn sưởi halogen

      Đèn sưởi hồng ngoại

      Cấu tạo

      - Gồm 2 - 5 bóng đèn chứa khí halogen (một hợp chất của argon và nito) để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng

      - Lớp vỏ bằng nhựa chịu nhiệt, chân đế, nút điều chỉnh nhiệt lượng.

      - Mỗi đèn có công suất từ 1.000 -  2.000 W.

       

      - Gồm dây tóc và lớp vỏ (thủy tinh, hoặc chất liệu đặc biệt khác) bao quanh khoảng chân không xung quanh dây tóc.

      - Mỗi đèn có công suất 275W.

       

      Nguyên lý sử dụng

      - Làm nóng không khí bằng việc đốt cháy oxy và tạo ra hơi nóng.

      - Thời gian làm ấm từ 5 - 10 phút.

      - Đốt nóng dây tóc và tạo nhiệt nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến lượng oxy trong không khí (vì dây tóc đặt trong môi trường chân không).

      - Thời gian làm ấm chỉ khoảng 30 giây.

      Lưu ý khi sử dụng

      - Phải bật liên tục khi tắm.

      - Bật khoảng 5 phút, đủ tắm trong khoảng 15 phút.

      Độ bền và Giá cả

      - Độ bền thấp (khoảng 1 năm).

      - Giá từ 400 - 600 nghìn đồng.

      • Độ bền cao (khoảng 5 năm).
      • Giá từ 1  – 2 triệu đồng.

      Ưu điểm

      - Kích thước nhỏ gọn.

      - Có chế độ chọn bóng đèn để điều chỉnh hơi nóng theo nhu cầu.

      - Có chức năng tự ngắt điện khi bị nghiêng, đổ.

      - Có chế độ bảo vệ khi quá nhiệt.

      - Một số đèn có tích hợp chức năng phun sương để tạo độ ẩm.

      - Có thể di động.

       

       

      - Sử dụng tia sáng hồng ngoại, nên không gây hại cho da, tốt cho sức khỏe người già và trẻ nhỏ.

      - Có khả năng chống nước.

      - Thiết kế sang trọng thích hợp với nhiều không gian.

      - Tiết kiệm điện do thời gian nóng nhanh và giữ nhiệt lâu.

       

      Nhược điểm

      • Tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng khi chạm vào đèn trong quá trình sử dụng, đặc biệt trong không gian hẹp như phòng tắm.
      • Tạo ra sức nóng bằng chính oxy, nên gây khô da.
      • Khả năng cách điện kém.
      • Tốn điện do thời gian làm nóng lâu và giữ nhiệt thấp.

      - Không phù hợp khi sử dụng ban đêm vì đèn phát ra ánh sáng gây chói mắt.

      - Phải lắp đặt cố định trên tường.

       
    • Có nên đặt máy giặt trong phòng tắm?

      Trả lời: Kính gửi độc giả Nguyễn Khánh Vân!

      Theo Trung tâm Sửa chữa Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội, không nên đặt máy giặt trong phòng tắm, vì máy giặt là thiết bị điện tử, nên khi đặt ở những khu vực ẩm thấp sẽ làm giảm tuổi thọ của máy và có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. 

      Môi trường trong phòng tắm dễ khiến các linh kiện bên trong máy giặt bị ẩm. Khi hơi ẩm xâm nhập vào máy, chúng sẽ tác động đến các bảng mạch điều khiển, làm tăng nguy cơ hoen gỉ các phụ tùng, ảnh hưởng đến động cơ... có thể dẫn đến loạn chế độ điều khiển đã cài đặt.  

      Bên cạnh đó, máy giặt và ổ điện đặt bên trong phòng tắm cũng dễ gây ra chập điện khi vô tình tiếp xúc với nước trong lúc tắm. Độ ẩm cao cũng làm ảnh hưởng đến bộ phận cách điện, làm điện bị rò rỉ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.  

      Ngoài ra, môi trường ẩm ướt là điều kiện cho nấm mốc sinh sôi và phát triển bên trong thùng giặt, dễ gây các bệnh về da và đường hô hấp. 

      Nếu bắt buộc phải đặt máy giặt trong phòng tắm, gia đình bạn cần lưu ý:

      + Đặt máy giặt xa vòi hoa sen, khu vực thường dội nước.
      + Không sử dụng chung ổ cắm của máy giặt với các thiết bị điện khác.
      + Ổ cắm và dây dẫn nên bố trí trên cao và cách xa nguồn nước, mặt sàn.
      + Đường cấp điện, cấp nước, thải nước nên được bọc kín và đặt khéo léo. Tốt nhất, nên thiết kế đường nước vào và nước xả riêng biệt không cho chảy ra sàn phòng tắm, vừa mỹ quan lại vừa an toàn. 
      + Nên đặt máy giặt trên giá đỡ cao, chân giá đỡ nặng, chắc, có bọc cao su, vừa giảm rung, vừa cách ly máy giặt với nước trên sàn phòng tắm.
      + Phải có dây tiếp đất đề phòng hở điện.
      + Lắp tủ, dụng cụ che chắn cho máy giặt.
      + Nếu phòng tắm đủ rộng, nên ngăn cách nơi tắm và nơi giặt giũ, giúp không gian quanh máy luôn khô thoáng, ngăn tác động của hơi ẩm đến máy giặt. 

    • Lắp đặt an toàn thiết bị điện cho phòng tắm

      Hệ thống dây điện:

      - Nên đi ngầm trong tường, tránh việc đường dây thường xuyên tiếp xúc với nước, dẫn đến nhanh hư hỏng; tránh tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng có thể gây nguy hiểm.

      - Dây điện cần được bảo vệ trong những ống gen bằng vật liệu chống cháy, nổ, chống thấm nước, cách điện.

      - Hệ thống đường điện đi ngầm trong tường cần có sơ đồ thiết kế cụ thể và được lưu giữ lâu dài, tạo thuận lợi cho sửa chữa điện nước, nâng cấp và lắp đặt thiết bị sau này. 

      Ổ cắm:

      - Không lắp ổ cắm trong phòng tắm. Trường hợp bắt buộc phải có ổ cắm dành cho máy cạo râu, cần đặt ở vị trị cao, khô ráo, tránh xa bồn tắm, vòi hoa sen hoặc sử dụng loại ổ cắm có nắp đậy bảo vệ, tránh nước bắn vào.

      Đèn trong phòng tắm:

      Đèn chiếu sáng:
      - Nên sử dụng đèn trần có chụp bảo vệ, để tránh tiếp xúc với nước. Không nên sử dụng loại đèn treo. 
      - Lắp đặt ở vị trí cao, ngoài tầm với của người sử dụng.
      Đèn sưởi: 
      - Phải đảm bảo đèn được để cách xa tầm với khoảng 50 cm.
      - Không để đèn sưởi gần đồ dễ cháy như giấy vệ sinh, khăn mặt, khăn tắm…
      - Công tắc đèn (cả đèn sưởi và đèn chiếu sáng) nên thiết kế bên ngoài phòng tắm.

      Bình nước nóng:

      - Cần chọn bình có chức năng tiết kiệm điện, an toàn, chống rò điện.
      - Treo bình cố định trên tường, cách sàn nhà tắm 1,5 m và cách bồn tắm từ 2 m trở lên, để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống.
      - Đảm bảo xung quanh bình khoảng 50 cm không vướng vật cản, tạo thuận lợi cho việc bảo dưỡng.
      - Sử dụng dây dẫn có kích cỡ phù hợp với công suất bình, bởi nếu dây dẫn bị quá tải, sẽ dẫn đến bị nóng chảy, gây chập điện.
      - Phải đấu nối tiếp đất khi lắp đặt bình vào mạng điện gia đình.
      - Lắp aptomat của bình bên ngoài phòng tắm.

      Quạt thông gió:

      - Nên lắp trên trần phòng tắm, giúp cho việc luân chuyển, trao đổi không khí hiệu quả hơn nhiều so với gắn trên tường; đồng thời lắp đặt ở vị trí giữa khu vực tắm và vệ sinh, để tăng khả năng thông gió. 
      - Nên chọn loại quạt có vỏ nhựa, có bộ cảm ứng nhiệt, tự động ngắt khi quạt quá nóng. 

      Một số lưu ý sử dụng các thiết bị điện trong phòng tắm:

      - Chỉ sử dụng công tắc, ổ cắm khi tay khô.

      - Bật bình nước nóng trước khi sử dụng khoảng 15 phút và ngắt nguồn điện khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

      - Hạn chế tối đa tình trạng nước bắn vào các thiết bị điện.

      - Không nên mang những thiết bị sử dụng điện cầm tay như máy sấy tóc, radio vào phòng tắm, dù các thiết bị này được nối với nguồn điện từ bên ngoài. 

      - Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng.

    • Máy sấy bát đĩa: Mẹo sử dụng đúng cách

      Lắp đặt:

      - Vị trí lắp đặt chắc chắn, nơi đặt/treo máy phải chịu được tải trọng của máy.

      - Ổ cắm điện cần đảm bảo an toàn.

      - Không để đường dây điện của máy tiếp giáp với dây dẫn gas, ống nước, bóng đèn và dây điện thoại. 

      - Không đặt máy cạnh thiết bị sưởi ấm.  

      Sử dụng:

      - Rửa sạch chén, bát, đĩa… và loại bỏ phần nước thừa trước khi cho vào máy.

      - Đóng chặt cửa máy sấy và ấn nút khởi động.

      - Trên máy sấy bát thường có 3 chế độ: Sấy bằng bóng đèn, sấy bằng tia cực tím UV (thời gian 30 phút), sấy đồng thời bằng bóng đèn và ozone (thời gian 60 phút). Chọn chế độ phù hợp với nhu cầu.

      - Khi máy đang hoạt động ổn định, không được mở cửa máy sấy, không được đột ngột ấn lệnh dừng, không nhìn trực tiếp vào bên trong. Nếu phát sinh rò rỉ ozone, cần dừng máy và báo ngay cho kỹ thuật viên để được tư vấn cách xử lý.

      - Rút phích cắm khỏi nguồn điện khi không sử dụng.

      Vệ sinh máy:

      - Trong máy có bộ phận hứng nước đọng làm bằng nhựa. Sau khi sấy xong bát đĩa, lấy bộ phận này ra và đổ nước đi, tránh trường hợp để nước đầy và tràn ra ngoài.

      - Sau quá trình sử dụng, lưới lọc của máy sẽ bị bám bẩn, thời gian sấy khô bát, đĩa sẽ kéo dài hơn.
      Do đó, theo định kỳ, cần làm vệ sinh lưới lọc bằng cách: Nhẹ nhàng tháo các phần phía ngoài lưới lọc, sau đó tiến hành lau, rửa và lắp lại khi bộ lưới lọc đã khô. Cần tắt máy, rút phích cắm ra khỏi nguồn điện và chờ máy hết nóng mới tiến hành vệ sinh.  

      - Không sử dụng xăng, dầu, rượu hoặc các chất tẩy rửa mạnh vệ sinh máy, tránh làm hỏng bề mặt ngoài máy. 


       

    • Đèn phát nhạc Rùa bông: Hỗ trợ giấc ngủ trẻ thơ

      Hiệu ứng ánh sáng khoa học

      Giấc ngủ đối với trẻ nhỏ rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Do đó, các gia đình cần phải biết cho bé ngủ thời gian bao nhiêu là đủ và làm thế nào giúp trẻ có một giấc ngủ ngon? Theo các chuyên gia tâm lý, sử dụng loại đèn ngủ với ánh sáng phù hợp sẽ giúp trẻ từ 36 tháng trở lên có một giấc ngủ ngon hơn.

      Nhờ hệ thống đèn Led, những ánh sao được tái hiện với cường độ ánh sáng  dịu nhẹ, phù hợp với giấc ngủ của trẻ 

      Được thiết kế với 12 chế độ phát sáng khác nhau, đèn ngủ Rùa bông có hình dạng một chú rùa nhỏ gọn, được coi như đồ trang trí trong phòng hoặc đặt trên giường ngủ. Rùa bông phát ra chòm sao ánh sáng từ mai rùa, khi ánh sáng phát ra phản chiếu vào tường và trần nhà tạo thành một bầu trời đầy sao… 
      Nhờ hệ thống đèn Led tiết kiệm điện, những ánh sao được tái hiện ở cường độ ánh sáng tiêu chuẩn rất dịu nhẹ với màu sắc nhẹ nhàng, được sắp xếp thành các chòm sao, nên các bé có thể thư giãn, tưởng tượng và ghép nối thành rất nhiều hình thù thú vị. Bên cạnh đó, hệ thống đèn sẽ tự động tắt sau 60 phút hoạt động, chính vì vậy mà sản phẩm rất tiết kiệm điện năng, chỉ với 3 pin AA, bạn có thể dùng 2-3 tháng.

      Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tường Anh, Khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh): “Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn, các bậc phụ huynh nên tập thói quen ngủ đúng giờ cũng như thiết kế đèn ngủ phù hợp với giấc ngủ của bé”.

      Thêm tính năng phát nhạc

      Bên cạnh tính năng có thể phát ra nhiều màu sắc khác nhau, đèn ru ngủ Rùa bông còn có thể phát nhạc. Chỉ cần kết nối sản phẩm với các thiết bị như điện thoại, máy nghe nhạc MP3 hay máy tính qua jack 3.5 mm đi kèm, người sử dụng sẽ có một chiếc đèn ngủ vừa phát sáng nhiều màu sắc vừa có thể phát nhạc. Đèn có sẵn 4 loại âm thanh điều chỉnh được, gồm những bản nhạc nhẹ không lời, phù hợp với giấc ngủ của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, khi kết nối với các thiết bị trên, người sử dụng cũng có thể phát các bản nhạc được lưu trong thiết bị, lựa chọn trình tự các bài nhạc theo sở thích của mình.

      Ngoài ra, với một số trẻ em chỉ ngủ được trong không gian tĩnh, người dùng vẫn có thể sử dụng tách rời từng tính năng của sản phẩm. Pin của đèn ngủ Rùa bông có thể sử dụng trong 2-3 tháng, phát loa trong 38 ngày, có thể kéo dài khoảng hơn 1 tháng nếu sử dụng cùng lúc hai chức năng.

      Đèn phát nhạc Rùa bông:

      - Nguồn điện: 220V hoặc 3pin AA (3 Pin tiểu 1.5V) 
      - Dành cho trẻ từ 36 tháng trở lên
      - Có thể thay đổi màu sắc cơ bản như: Xanh lá cây, xanh nước biển, hổ phách, đỏ. 
      - Tự tắt sau 1 giờ, nên tiết kiệm năng lượng.
      - Kích thước: 33 x 20 x 13 (cm).
      - Trọng lượng: 524g.
      - Xuất xứ: Thụy Sỹ


       

    • Quạt điều hòa: Có thực sự hiệu quả?

      Quạt điều hòa hoạt động theo nguyên lý bốc hơi nước. Trong quạt có một tấm làm mát, một máy bơm và hệ thống quạt có động cơ lớn, hút không khí nóng từ bên ngoài vào. Máy bơm sẽ bơm nước lên tấm làm mát. Khi không khí đi qua, tấm làm mát sẽ hấp thụ nhiệt, làm cho nhiệt độ không khí hạ xuống. Sau đó, hơi lạnh được thổi ra ngoài làm giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh xuống từ 4 - 15 độ C. 

      Tuy giảm được đáng kể nhiệt độ, nhưng với công suất chỉ từ 85 W đến 320 W, khả năng làm mát của quạt điều hòa không thể so được với máy điều hòa nhiệt độ. 

      Thế nhưng, theo nhân viên bán hàng tại Siêu thị Điện máy Mediamart, quạt điều hoà có thể làm giảm tới 15 độ C trong điều kiện nhiệt độ bên ngoài bằng hoặc cao hơn 42 độ C, độ ẩm dưới 40%, phòng thoáng. Còn trong điều kiện thông thường, quạt có thể giữ cho nhiệt độ phòng ở mức 28 - 29 độ C. 

      Ưu - nhược điểm của quạt điều hòa:

      Ưu điểm

      Nhược điểm

      - Tiết kiệm điện, chỉ bằng khoảng 1/4 - 1/5 so với điều hòa nhiệt độ có cùng tốc độ và lưu lượng gió.

      - Có bánh xe, dễ dàng di chuyển từ phòng này sang phòng khác.

      - Không phun hơi nước vào không khí nên không ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử trong phòng.

      - Có thể sử dụng hiệu quả ở những không gian mở, không khí thoáng, không gây các bệnh về đường hô hấp.

      - Có thể sử dụng được cả trong phòng và ngoài trời.

      - Dễ sử dụng: Chỉ cần đổ đủ nước, cắm phích điện, quạt sẽ nhanh chóng làm mát hiệu quả.

      - Tiếng ồn khá lớn.

      - Kích thước cồng kềnh.

      - Phải bổ sung khá nhiều nước trong quá trình sử dụng. Quạt công suất lớn có thể chứa đến hơn 50 lít nước. Khi hết nước, không bật chế độ cool, quạt hoạt động như quạt điện bình thường.

      - Giá cả khá đắt, từ 3 - 13 triệu đồng/sản phẩm, tùy thương hiệu, công suất, xuất xứ.

      - Không thể điều khiển tăng - giảm nhiệt độ theo ý muốn.

       

       

      Anh Nguyễn Văn Long (Long Biên, Hà Nội): Không thể so sánh được với điều hòa, nhưng hiệu quả làm mát của quạt điều hòa hơn hẳn các loại quạt phun sương, quạt đá... Tuy nhiên, quạt hơi ồn và hầu như ngày nào cũng phải bổ sung nước. 

      Chị Nguyễn Thị Minh (Thanh Xuân, Hà Nội): Với những gia đình chưa đủ điều kiện mua điều hòa nhiệt độ, thì quạt điều hòa là một sự lựa chọn không tồi. Hiệu quả làm mát của quạt khá tốt và tiết kiệm điện hơn điều hòa nhiệt độ. 

    • Vệ sinh, bảo dưỡng cây nước nóng lạnh như thế nào?

      Vệ sinh cây nước nóng lạnh:

      Sau một thời gian sử dụng, cây nước nóng lạnh bị bám bẩn và đóng cặn, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và chất lượng nước uống không đảm bảo. Vì vậy, vệ sinh cây nước nóng lạnh cần được tiến hành thường xuyên, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

      - Trước khi tiến hành vệ sinh, phải rút phích cắm ra khỏi nguồn điện. 

      - Xả hết lượng nước trong bình.

      Ảnh minh họa

      - Tháo rời từng bộ phận: Gen đậy trên miệng nắp bình, khay chứa nước thừa, đĩa chia nước... Sau đó, tiến hành vệ sinh các bộ phận này bằng khăn mềm, sạch. Không dùng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể bào mòn, làm hư hại các bộ phận của máy, đặc biệt là có thể gây độc nước uống.

      - Sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng làm sạch các cặn vôi hóa trong các khe nhỏ ở bồn nước và hai vòi nước. Tuyệt đối không dùng các vật sắc nhọn cậy các chỗ vôi hóa.

      - Sử dụng nước sạch rửa nhiều lần bồn nóng, bồn lạnh; đồng thời lắp lại các bộ phận như ban đầu.

      - Vệ sinh vỏ ngoài cây nước bằng khăn mềm và sạch.

      - Sử dụng khăn khô, sạch lau bụi bẩn trên tụ điện.

      - Gắn khay xả vào và đưa cây nước nóng lạnh về vị trí ban đầu.

      - Sau khi vệ sinh khoảng 30 phút, đặt bình nước tinh khiết lên máy và tiến hành cắm điện, để bình nóng lạnh hoạt động bình thường. 

      Lưu ý, không nên cắm điện ngay sau khi vệ sinh cây nước nóng lạnh, vì bên trong máy có hệ thống làm lạnh giống như tủ lạnh nên dễ bị sốc sau khi vận chuyển. 

      Giải pháp bảo quản, tăng tuổi thọ cây nước nóng lạnh:

      - Cần phải có dây tiếp đất, tránh rò rỉ điện.

      - Để ở nơi thông thoáng, tránh nhiệt độ cao, hoặc bị ảnh hưởng do mưa, gió và ánh nắng mặt trời.

      - Không cắm chung ổ điện với các thiết bị điện khác, tránh chập cháy.

      - Sử dụng loại nước uống tinh khiết có chất lượng, tránh loại nước vẩn đục, có chứa tạp chất. 

      - Tránh làm cho nước tràn ra bề mặt của cây nước trong quá trình sử dụng.

      - Ngắt nguồn điện thiết bị khi: Không sử dụng; hết nước.

      - Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, đúng cách. 

       

    • Độ ồn của máy hút bụi: Bao nhiêu thì an toàn?

      Trả lời:
      Thưa ông Phạm Văn Biên!
      Thông số về độ ồn của máy hút bụi được ghi rõ trong Catalogue bán kèm theo máy. Đơn vị đo là Đề-xi-ben, viết tắt là dB. 

      Tiếng ồn từ máy hút bụi do đâu?

      Các loại bụi bẩn ngoài môi trường sẽ theo luồng gió hút vào trong, rồi chuyển tới buồng chứa bụi bẩn ở phía sau thân máy. Sau đó, không khí được làm sạch, rồi qua động cơ điện trở lại căn phòng. Để tạo ra luồng gió hút, bên trong máy hút bụi có một chiếc quạt mà khi hoạt động, nó quay với tốc độ rất cao, tạo ra lực hút lớn. Động cơ này cũng chính là nguyên nhân tạo ra tiếng ồn khi máy hút bụi hoạt động.

      Theo ông Đỗ Thành Sơn, kỹ sư Siêu thị điện máy MediaMart: “Tiếng ồn của máy hút bụi không ảnh hưởng đến hiệu quả của máy. Một máy hút bụi ít gây tiếng ồn vẫn có thể có sức hút tốt, hiệu quả hoạt động cao. Vì vậy, khi chọn mua máy hút bụi, người dùng cần kiểm tra mức độ tiếng ồn của thiết bị để không ảnh hưởng đến mình và những người xung quanh”.

      Ảnh minh họa

      Độ ồn nào là phù hợp?

      Tổ chức phi chính phủ về Môi trường và Nhóm người tiêu dùng Nhật Bản, Japan Offspring Fund (JOF) đã dùng thước đo tiếng ồn thông thường để kiểm tra các máy hút bụi phổ biến trên thị trường và xác định chỉ số dB bao nhiêu thì được cho là êm nhất hay ồn nhất. 

      Theo JOF thông thường, máy hút bụi có độ ồn phổ biến ở khoảng dưới 85 dB. Nếu tiếng ồn động cơ vượt quá 85 dB bị coi là ồn, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. 

      Tiếng ồn của máy hút bụi cũng có nhiều loại khác nhau. Máy mini có tiếng ồn nhỏ nhất (60 – 65 dB), máy gia đình mức tiếng ồn an toàn (70 – 75 dB), mức tiếng ồn của máy công nghiệp lớn hơn (80 – 85 dB).

      JOF cũng cho biết thêm, đến nay máy hút bụi cho kết quả thử nghiệm tiếng ồn tốt nhất là  Electrolux Oxygen Z5954. Ở cả chế độ hút yếu và hút mạnh, máy hút bụi Oxygen chưa bao giờ vượt quá chỉ số 75 dB. 

      Tác hại của máy hút bụi quá ồn đối với người sử dụng: 

      - Làm tăng huyết áp 
      - Tăng nhịp tim bất thường
      - Mất ngủ hoặc khó ngủ thậm chí sau khi tiếng ồn đã tắt
      - Làm ảnh hưởng đến dạ dày. 
      - Gián đoạn sự phát triển của thai nhi. 

      (Thạc sĩ, bác sĩ Phan Quốc Bảo, chuyên khoa Tai – Mũi - Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh)


       

    • Sử dụng lò vi sóng an toàn, hiệu quả

      Lưu ý để sử dụng an toàn:

      Nên

      Không nên

      - Sử dụng các vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ… để đựng thức ăn, vừa đảm bảo an toàn, vừa giúp thức ăn nhanh chín.

      - Đặt một cốc nước bên trong lò, phòng trường hợp người sử dụng vô tình chạy lò khi không có thức ăn.

      - Chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn trong lò.

      - Nếu xảy ra cháy, ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa lò.

      - Sử dụng găng tay để lấy thức ăn ra khỏi lò.

      - Sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      - Đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò tối thiểu 2cm ở hai bên, 10cm phía sau và 10cm bên trên lò.

      - Đặt lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m

      - Đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có nhiệt độ cao.

      - Đặt lò cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, tránh làm hư hỏng thiết bị hoặc giảm công suất.

      - Sử dụng các vật dụng bằng kim loại để đựng thức ăn, có thể gây phóng điện hoặc gây nổ.

      - Sử dụng lò khi không có thức ăn.

      - Để lò hoạt động ở công suất cao, thời gian dài nhưng lượng thức ăn quá ít.

      - Mở cửa lò ngay lập tức khi xảy ra cháy

      - Trực tiếp đưa tay vào lò lấy thức ăn.

      - Sử dụng lò khi đã bị hỏng các mối hàn hoặc phích cắm.

      - Tự thay đổi kết cấu của lò vi sóng.

      - Vận hành lò cùng lúc với nhiều thiết bị có công suất lớn khác như bếp điện, bàn là...

      - Bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa

      - Đặt lò gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thành của các thiết bị.

       

      Vệ sinh và bảo quản sau khi sử dụng:

      - Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh.

      - Vệ sinh, lau chùi sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

      - Để khử mùi hôi của thức ăn, có thể đặt bát giấm vào lò vi sóng và đun sôi 1 - 2 phút. Sau đó tắt lò, chờ hơi giấm tỏa ra khoảng 15 phút lấy ra. Có thể thay giấm bằng nước cốt chanh.

      - Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, hóa chất khi làm sạch thiết bị, có thể gây ăn mòn lớp kim loại bên ngoài lò vi sóng. 

      - Tháo khay hoặc đĩa xoay trong lò và rửa sạch.

      - Vệ sinh mặt ngoài và khoang lò sạch sẽ bằng vải mềm. 

      - Mở cửa lò để thiết bị khô nhanh, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ trong lò. 

      - Kiểm tra định kỳ (1 lần/năm) đối với hệ thống cấp điện cho lò. Nếu nguồn gặp sự cố, nên gọi điện đến trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa có tay nghề.

    • Thắc mắc thường gặp về tài khoản chăm sóc khách hàng

      Câu hỏi 1: Thao tác đăng nhập tài khoản

      Tôi muốn đăng nhập tài khoản trên trang trang web chăm sóc khách hàng của công ty điện lực. Xin EVN hướng dẫn cụ thể thao tác thực hiện?

      Trả lời:

      Kính gửi Quý khách hàng.

      Để đăng nhập tài khoản trên trang trang web chăm sóc khách hàng

      Bước 1: Mở trình duyệt Internet, nhập đường dẫn tới trang Web Chăm sóc khách hàng (ví dụ trang Web CSKH của EVNHANOI là: http://cskh.evnhanoi.com.vn )

      Bước 2: Nhập tên tài khoản và mật khẩu để đăng nhập (mặc định của ngành điện thì các thông tin này chính là mã khách hàng)

      Bước 3: Lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu của Quý khách.

      Trân trọng!

      Câu hỏi 2: In hóa đơn điện tử

      Tôi muốn in hóa đơn điện tử? Vậy tôi phải làm như thế nào?

      Xin cám ơn!

      Trả lời:

      Kính gửi Quý khách hàng.

      Chúng tôi xin hướng dẫn các bước để in hóa đơn điện tử như sau:

      Bước 1: Mở trình duyệt Internet, nhập đường dẫn tới trang Web Chăm sóc khách hàng (ví dụ của EVN HANOI là http://cskh.evnhanoi.com.vn)

      Bước 2: Nhập tên tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào trang Web (mặc định của ngành điện thì các thông tin này chính là mã khách hàng)

      Bước 3: Trên danh sách mục chọn bên trái, tìm đến mục chọn Tra cứu, bấm vào mục chọn  Tra cứu hóa đơn – lịch sử thanh toán -> Tra cứu và tải hóa đơn điện tử.

      Bước 4: Trên màn hình chính chọn kỳ tháng năm cần tra cứu hóa đơn điện tử, bấm nút tìm kiếm và chờ 1-2 giây, trang web sẽ lấy danh sách hóa đơn điện tử và hiển thị lên.

      Bước 5: Tại mục Xem thể hiện sẽ cho phép khách hàng Xem hóa đơn hoặc tải hóa đơn điện tử về máy. Với việc chọn Xem hóa đơn, hình ảnh hóa đơn điện tử sẽ xuất hiện đi kèm với biểu tượng máy in ở góc trên bên trái.

      Bước 6: Bấm vào biểu tượng máy in ở góc trên bên trái để in thể hiện hóa đơn điện tử.

      Trường hợp thực hiện các bước trên mà không đăng nhập được, bạn liên hệ với Trung tâm chăm sóc khách hàng điện lực để được hướng dẫn cụ thể.

      Trân trọng.

    • Thắc mắc thường gặp về định mức sử dụng điện

      Câu hỏi 1: Trường hợp nào được đăng ký thêm định mức sử dụng điện

      Xin Quý cơ quan cho biết, trong trường hợp nào thì được đăng ký thêm định mức sử dụng điện?

      Trả lời:

      Kính gửi Quý khách hàng!

      Để được tăng thêm định mức sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, khách hàng hàng cần có nhiều Hộ khẩu tại cùng 1 địa điểm sử dụng điện và liên hệ với Điện lực tại khu vực để Yêu cầu dịch vụ thay đổi định mức.

      Trân trọng.

      Câu hỏi 2: Thủ tục đăng ký tăng thêm định mức sử dụng điện

      Để đăng ký tăng thêm định mức sử dụng điện, cần thực hiện thủ tục gì? Liên hệ ở đâu? 

      Xin cám ơn!

      Trả lời:

      Thưa Quý khách hàng.

      Quý khách chỉ cần cung cấp bản sao Sổ hộ khẩu của tất cả các hộ dùng chung tại cùng địa điểm mua điện và đến điện lực khu vực để làm thủ tục đăng ký tăng định mức.

      Trân trọng.

    • Thắc mắc thường gặp về hóa đơn điện, giá điện

      Câu hỏi 1: Cách tính tiền điện sinh hoạt trong 1 tháng

      Xin EVN cho biết, cách tính tiền điện sinh hoạt trong 1 tháng?

      Trả lời:

      Kính gửi Quý khách hàng.

      Chúng tôi xin hướng dẫn cách tính giá điện sinh hoạt trong 1 tháng như sau:

      1. Trường hợp ghi chỉ số theo đúng lịch: Áp dụng đúng các mức bậc thang quy định trong biểu giá điện.
      2. Trường hợp thay đổi ngày ghi chỉ số dẫn đến số ngày sử dụng điện thực tế của khách hàng khác số ngày theo định mức (do ngày ghi chỉ số trùng vào ngày lễ, Tết, do xảy ra sự kiện bất khả kháng):

      Mti = 

      Mqi

      x N x h (kWh)

       

      T

       
      Trong đó: 
      Mti-   Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh);

      Mqi-         Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá  (kWh);

      N-             Số ngày tính tiền (ngày);

      T-             Số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề   (ngày).

      h-              Số hộ dùng chung;

      Trân trọng.

      Câu hỏi 2: Biểu giá điện áp dụng cho hộ gia đình

      Xin EVN cho biết, biểu giá điện áp dụng cho hộ gia đình?

      Trả lời:

      Thưa Quý khách!

      Theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ Công thương, biểu giá điện áp dụng cho sinh hoạt được quy định như sau:

      TT

      Nhóm đối tượng khách hàng

      Giá bán điện

      (đồng/kWh)

      1

      Giá bán lẻ điện sinh hoạt

       

       

      Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

      1.484

       

      Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

      1.533

       

      Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

      1.786

       

      Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

      2.242

       

      Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

      2.503

       

      Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

      2.587

      2

      Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước

      2.141

       
      Giá bán điện chưa bao gồm thuế GTGT.

      Trân trọng.

      Câu hỏi 3: Giá điện áp dụng cho khu nhà trọ

      Tôi là công nhân/người thuê nhà/sinh viên.... Vậy giá điện áp dụng cho khu nhà trọ được tính như thế nào?

      Trả lời:

      Theo quy định tại mục c, khoản 4, điều 10 Thông tư số 16/2014/TT-BCT, bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở áp dụng như sau:

      c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):

      - Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức;

      - Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện;

      - Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung;

      - Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện;

      - Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

      Trân trọng.

      Câu hỏi 4: Giá điện áp dụng cho khu ký túc xá sinh viên, nhà tập thể của cơ quan

      Xin hỏi: Giá điện áp dụng cho khu ký túc xá sinh viên, nhà tập thể của cơ quan, khu ở của người tu hành... được tính như thế nào?

      Trả lời:

      Thưa Quý khách.

      Theo quy định của Thông tư số 16/2014/TT-BCT, Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, nhà ở của người tu hành; ký túc xá học sinh, sinh viên áp dụng như sau:

      a) Trường hợp có thể kê khai được số người thì cứ 4 người (căn cứ vào sổ tạm trú hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang) được tính là một hộ sử dụng điện để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt;

      b) Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.

      Bạn có thể truy cập trang link sau để tìm hiểu các văn bản quy định về giá điện:

      http://www.evn.com.vn/EVN-khach-hang/EVN-khach-hang/Gia-dien/Bieu-gia-ban-dien/Index.aspx

      Trân trọng.

      Câu hỏi 5: Công suất phản khảng

      Xin cho hỏi: Công suất phản khảng là gì? Tại sao tháng này, tôi phải nộp thêm tiền công suất phản kháng? Cách tính tiền công suất phản kháng như thế nào?

      Trả lời:

      Thưa Quý khách hàng

      Khách hàng mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng (CSPK). Chi tiết cách tính tiền CSPK tại link:

      http://evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Tien-cong-suat-phan-khang-9-78.aspx

      Trân trọng.

      Câu hỏi 6: Cách tính giá điện kinh doanh

      Xin cho hỏi, giá điện kinh doanh được tính như thế nào?

      Trả lời:

      Thưa Quý Khách.

      Giá điện cho mục đích kinh doanh được tính theo thời gian bán điện, chi tiết khách hàng có thể tham khảo tại:

      http://evn.com.vn/c3/evn-va-khach-hang/Bieu-gia-ban-le-dien-9-79.aspx

      Trân trọng.

      Câu hỏi 7: Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng thay đổi biểu giá điện

      Xin hỏi: Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng thay đổi biểu giá điện ?

      Trả lời:

      Thưa Quý khách.

      Mời Quý khách tham khảo thông tin cách tính tiền điện trong tháng thay đổi giá điện tại link sau:

      http://www.evn.com.vn/EVN-khach-hang/EVN-khach-hang/Gia-dien/Cach-tinh-tien-dien-trong-thang-thay-doi-gia-dien/Index.aspx

      Trân trọng!

      Câu hỏi 8: Các hình thức thanh toán tiền điện

      Hiện có những hình thức thanh toán tiền điện nào? Tôi có thể thanh toán qua ngân hàng/thanh toán online được không?

      Trả lời:

      Thưa Quý Khách hàng

      Với phương châm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng thanh toán tiền điện, trong các năm qua các Đơn vị ngành điện đã hợp tác với các Ngân hàng; các tổ chức trung gian thanh toán (ECPay, Payoo...); dịch vụ BankPlus của Viettel hoặc các cửa hàng tiện ích, siêu thị điện máy (FPTShop, VinPro, VienthongA, VinMart, NguyenKim, Home Center, Citimart, PhucAnh..) để triển khai cung cấp các phương thức thanh toán cho khách hàng.

      Các đơn vị này cung cấp rất nhiều phương thức thanh toán để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng lựa chọn như: Qua máy ATM; Ủy nhiệm thu/Ủy nhiệm chi; Trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán, Internet/SMS Banking, thu tại quầy ngân hàng, thu tại các cửa hàng tiện ích, siêu thị điện máy.

      Ngoài ra ngành điện vẫn cung cấp các dịch vụ thu tiền truyền thống như tại các điểm thu tiền của Điện lực, quầy thu tại các Phòng giao dịch của Điện lực và thu tiền tại nhà khách hàng.

       Đề sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng/thanh toán online, đề nghị Khách hàng liên hệ với Điện lực khu vực để đăng ký dịch vụ.

      Trân trọng.

    • Thắc mắc thường gặp về thủ tục cấp điện, hợp đồng mua bán điện

      Câu hỏi 1: Thủ tục đăng ký mua điện sinh hoạt

      Tôi muốn đăng ký mua điện sinh hoạt hộ gia đình. Vậy Quý cơ quan cho tôi hỏi, tôi phải làm thủ tục như thế nào? Gồm những hồ sơ gì, thời hạn bao lâu, và chi phí khoảng bao nhiêu?

      Trả lời:

      Quý khách hàng thân mến!

      Để được cấp điện sinh hoạt, bạn đến phòng giao dịch khách hàng gần nhất của Điện lực sở tại để đăng ký cấp điện mới.

      Khi đăng ký mua điện, khách hàng cần có 02 giấy tờ sau:

      1. Giấy đề nghị mua điện

      2. Bản sao một trong các giấy tờ có liên quan đến địa điểm mua điện:

       - Hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú;

       - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà;

        - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở);

       - Hợp đồng thuê nhà.

      Trường hợp không có một trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện thì Giấy đề nghị mua điện có xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện.

      Khách hàng có thể tham khảo thủ tục và chi phí theo hướng dẫn tại link sau: http://www.evn.com.vn/EVN-khach-hang/EVN-khach-hang/Huong-dan-dich-vu-dien/Index.aspx

      Trường hợp lưới điện khu vực chưa đủ điều kiện cấp điện có xác nhận của cơ quan điều tiết địa phương (Sở Công thương), điện lực sẽ có văn bản trả lời khách hàng trong vòng 03 ngày làm việc, trong đó có dự kiến thời gian cấp điện.

      Trân trọng.

      Câu hỏi 2: Thủ tục thay đổi thông tin trong hợp đồng mua bán điện

      Tôi muốn thay đổi thông tin (họ tên/ số điện thoại/...) trong hợp đồng mua bán điện có được không? Tôi cần phải làm những thủ tục gì? Chi phí hết bao nhiêu? Xin EVN hướng dẫn cụ thể.

      Trả lời:

      Thưa Quý khách!

      Để thực hiện thay đổi thông tin trong hợp đồng mua bán điện, bạn có thể liên hệ với Điện lực sở tại để yêu cầu, Điện lực sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các thủ tục này.

      Đối với yêu cầu thay đổi tên trong hợp đồng thì Bạn liên hệ với Điện lực để làm thủ tục sang tên theo quy định.

      Hiện ngành điện miễn phí thực hiện các dịch vụ này.

      Trân trọng! 

      Câu hỏi 3: Thủ tục lắp trạm biến áp riêng

      Xin EVN vui lòng cho biết, tôi muốn lắp trạm biến áp riêng, vậy tôi phải làm những thủ tục nào? Chi phí và thời gian thực hiện ra sao? Xin cám ơn?

      Trả lời:

      Kính gửi Quý khách hàng!

      Thủ tục để lắp đặt TBA riêng cần như sau:

      a.    Giấy đề nghị mua điện/Công văn đề nghị mua điện

      b.   01 bản sao của một loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện.

      Giấy tờ xác định địa điểm mua điện có thể là một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú; hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hoặc Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở đối với khách hàng sinh hoạt); hoặc Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; hoặc Hợp đồng thuê địa điểm (đối với Khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt).

      c.    01 bản sao của một loại giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt.

      Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt có thể là một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Quyết định thành lập đơn vị.

      Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bán lẻ điện tại vùng nông thôn, miền núi mua điện từ lưới phân phối có tổng công suất máy biến áp từ 50 KVA trở lên phải có Giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

      d.   Hồ sơ đề nghị đấu nối theo quy định của Bộ Công Thương.

      Sau khi Điện lực thực hiện khảo sát sẽ tiến hành thỏa thuận đấu nối, điểm đấu nối sau khi thỏa thuận là cơ sở để xác định ranh giới đầu tư của Điện lực và khách hàng.

      Bạn có thể làm việc với Điện lực sở tại để xem xét lựa chọn dịch vụ trọn gói hoặc thuê một công ty chuyên về thiết kế thi công các công trình điện thực hiện các công việc này.

      Trân trọng!

      Câu hỏi 4: Thủ tục lắp điện 3 pha

      Tôi muốn lắp điện 3 pha, phục vụ mục đích sản xuất/nông nghiệp/sinh hoạt gia đình... Vậy tôi cần thực hiện những thủ tục, giấy tờ cụ thể nào, chi phí ra sao?

      Trả lời:

      Thưa Quý khách.

      Trường hợp lưới điện khu vực của khách hàng đã có lưới điện 3 pha thì điện lực sẽ căn cứ vào thiết bị và công suất sử dụng điện thực tế của khách hàng để quyết định cấp điện 1 pha hoặc 3 pha.

      Chúng tôi xin hướng dẫn về thủ tục như sau:

      - Nếu khách hàng đang mua điện 1 pha thì cần có giấy đề nghị thay đổi mục đích, công suất sử dụng điện kèm theo bảng liệt kê thiết bị điện tăng thêm.

      - Nếu khách hàng đề nghị cấp điện mới thì  cần có: Giấy đề nghị mua điện và 01 bản sao của một loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện.

      Trường hợp lưới điện khu vực chưa đủ điều kiện cấp điện 3 pha, điện lực sẽ có văn bản trả lời khách hàng trong vòng 03 ngày làm việc, trong đó có dự kiến thời gian cấp điện được.

      Về chi phí thực hiện:

      - Các khoản chi phí do bên bán điện đầu tư: Các khoản chi phí do Đơn vị điện lực đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt, các khoản thuế và phí theo quy định của Nhà nước để lắp đặt nhánh rẽ từ lưới điện hạ áp đến công tơ và aptomat bảo vệ công tơ.

      - Các khoản chi phí do Khách hàng đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt dây dẫn điện từ sau công tơ vào nhà Khách hàng (trừ áp tô mát bảo vệ công tơ). Trường hợp khách hàng thuê Đơn vị điện lực thực hiện sẽ bao gồm cả thuế và phí theo quy định của Nhà nước.

      Trân trọng.

    • Các thắc mắc thường gặp về công tơ điện

      Câu hỏi 1: Thủ tục và chi phí lắp đặt công tơ

      Tôi muốn đăng ký lắp công tơ điện mới, mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt. Xin cho tôi hỏi, chi phí hết bao nhiêu? Và cần giấy tờ gì để đăng ký lắp đặt?  

      Trả lời:

      Kính thưa Quý khách hàng.

      1. Thủ tục đối với khách hàng mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt:

      - Giấy đề nghị mua điện.

      - 01 bản sao của một loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện.

      Giấy tờ xác định địa điểm mua điện có thể là một trong các loại giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú hoặc Sổ tạm trú; hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hoặc Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hoặc Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên; hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); hoặc Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất.

      Trường hợp Khách hàng không có bất cứ một loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện nào như nêu trên thì Giấy đề nghị mua điện cần có xác nhận về địa điểm mua điện của UBND phường, xã sở tại.

      2. Về chi phí:

      - Các khoản chi phí do Đơn vị điện lực đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt, các khoản thuế và phí theo quy định của Nhà nước để lắp đặt nhánh rẽ từ lưới điện hạ áp đến công tơ và aptomat bảo vệ công tơ.

      - Các khoản chi phí do Khách hàng đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt dây dẫn điện từ sau công tơ vào nhà Khách hàng (trừ áp tô mát bảo vệ công tơ). Trường hợp khách hàng thuê Đơn vị điện lực thực hiện sẽ bao gồm cả thuế và phí theo quy định của Nhà nước.

      Trân trọng.

      Câu hỏi 2: Thủ tục tách công tơ khi tách hộ khẩu

      Hai gia đình chúng tôi (2 hộ khẩu) đang dùng chung 1 công tơ điện. Nay tôi muốn tách ra thành 2 công tơ riêng biệt có được không? Cần những thủ tục gì? Chi phí thế nào? Mong Quý cơ quan hướng dẫn cụ thể.

      Trả lời:

      Thưa Quý khách hàng!

      Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư số 19/2014/TT-BCT ngày 18/5/2014: Tại một địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là một hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 Hợp đồng (lắp 01 công tơ). 

      Khách hàng đã tách hộ khẩu riêng mà vẫn sinh hoạt chung thì được hưởng thêm 01 định mức sinh hoạt bậc thang mà không cần phải lắp thêm công tơ. Khách hàng đến điện lực khu vực làm thủ tục đăng ký tăng định mức.

      Nếu vẫn muốn tách công tơ, mời quý khách hàng đến Phòng giao dịch khách hàng gần nhất để thực hiện thủ tục lắp đặt thêm công tơ. Ngoài các giấy tờ và thủ tục như lắp đặt công tơ thông thường thì bạn cần thêm hồ sơ sau:

      - Sổ hộ khẩu của hộ tách mới (bản sao: copy, chụp hoặc in)

      - Bản xác nhận đã thanh toán hết nợ tiền điện của chủ HĐMBĐ đang dùng chung hoặc bản cam kết của khách hàng có nhu cầu tách mới về việc đã hoặc sẽ chịu trách nhiệm thanh toán hết nợ tiền điện với chủ HĐMBĐ đang dùng chung

      Tuy nhiên, để đảm bảo về mặt kỹ thuật và sử dụng điện an toàn, điện lực phải khảo sát hệ thống điện của khách hàng và quyết định có lắp được thêm công tơ hay không.

      Về chi phí thực hiện:

      a) Các khoản chi phí do bên bán điện đầu tư:

      Các khoản chi phí do Đơn vị điện lực đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt, các khoản thuế và phí theo quy định của Nhà nước để lắp đặt nhánh rẽ từ lưới điện hạ áp đến công tơ và aptomat bảo vệ công tơ.

      - Các khoản chi phí do Khách hàng đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt dây dẫn điện từ sau công tơ vào nhà Khách hàng (trừ áp tô mát bảo vệ công tơ). Trường hợp khách hàng thuê Đơn vị điện lực thực hiện sẽ bao gồm cả thuế và phí theo quy định của Nhà nước.

      Trân trọng.

      Câu hỏi 3: Chi phí thay mới công tơ điện bị hỏng

      Công tơ điện/cầu chì công tơ điện... của gia đình tôi bị hỏng/ bị mất, cần phải thay mới. Vậy tôi có phải thanh toán chi phí để thay mới không?

      Trả lời:

      Kính thưa Quý khách.

      Theo quy định, khách hàng có nghĩa vụ bảo vệ công tơ điện đặt trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp công tơ điện bị mất phải bồi thường, làm hư hỏng phải chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định.

      Trường hợp không xác định được nguyên nhân do lỗi của khách hàng thì Điện lực phải có trách nhiệm thay mới hoặc sửa chữa.

      Trân trọng.

      Câu hỏi 4: Di chuyển vị trí công tơ

      Tôi có thể di chuyển vị trí công tơ điện được không? Nếu có, tôi phải thực hiện những thủ tục nào? Chi phí hết bao nhiêu? Liên hệ với ai để thực hiện?

      Trả lời:

      Kính thưa Quý khách hàng.

      Khách hàng không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu thay đổi vị trí đo đếm Khách hàng làm việc với Điện lực và chịu toàn bộ chi phí để thay đổi vị trí hệ thống đo đếm (trừ công tơ).

      Điện lực có trách nhiệm công khai toàn bộ chi phí tại địa điểm giao dịch. Khách hàng liên hệ trực tiếp với điện lực khu vực để được hướng dẫn.

      Trân trọng.

    • Mua quạt điện: Có cánh hay không cánh?

      Tiêu chí

      Quạt có cánh

      Quạt không cánh

      Cấu tạo

      Gồm: Cánh quạt, lồng quạt, động cơ quạt, thân quạt, đế quạt.

      Gồm: Thân quạt và phần vòng tròn bên trên có chức năng khuếch tán gió.

      Động cơ và cánh quạt thiết kế rất nhỏ, nằm trong thân quạt.

      Nguyên lý hoạt động

      Khi hoạt động, động cơ làm cánh quạt quay nhanh tạo ra các dòng khí làm mát. Mỗi quạt điện có nhiều tốc độ quay khác nhau từ cao đến thấp.

      Sử dụng nguyên lý khí động học để tạo nên luồng gió thổi ra. Không khí xung quanh được hút vào thân quạt, sau đó, được thổi qua khe có độ mở 1mm nằm trên vòng tròn rỗng để tạo ra áp lực gió.

      Cách điều chỉnh tốc độ, hướng gió

      - Có nhiều nút bật, tắt và điều chỉnh tốc độ gió, hướng xoay của quạt.

      - Tùy theo từng loại quạt có thêm điều khiển từ xa.

      - Trượt trụ quạt để điều chỉnh gió lên xuống. Đồng thời, quạt chỉ có 1 nút điều chỉnh tốc độ gió.

      - Có điều khiển từ xa

      Giá bán

      Từ 300.000 – hơn 3 triệu đồng/cây (tùy theo loại quạt đứng, quạt treo tường hay quạt bàn…)

      Có nhiều hãng sản xuất giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.

      - Quạt không cánh Dyson (Anh) có giá 8 - 10 triệu đồng/cây.

      - Một số thương hiệu Kangaroo, Coxe, B&W: 1,5 - 3 triệu đồng/cây.

      Ưu điểm

      - Làm mát trong phạm vi rộng

      - Vệ sinh dễ dàng, chỉ cần tháo cánh quạt ra lau chùi.

      - Hàng chính hãng nhiều chủng loại, có hàng nội địa với chất lượng tốt, ít hàng nhái.

      - Dễ dàng điều chỉnh hướng gió.

       

      - Tiết kiệm điện

      - An toàn cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em

      - Trọng lượng nhỏ nên dễ dàng di chuyển, tháo lắp.

      - Không gây tiếng ồn.

      - Dễ dàng sử dụng.

      - Chất lượng gió sạch do cánh quạt được thiết kế ẩn.

      Nhược điểm

      - Không tiết kiệm điện

      - Trọng lượng lớn, khó di chuyển, lắp đặt.

      - Khi hoạt động gây tiếng ồn.

      - Thiếu an toàn khi sử dụng, nhất là đối với các gia đình có trẻ nhỏ, có thể bị thương nếu chạm tay vào cánh quạt đang quay.

      - Dễ bám bụi, ảnh hưởng tới chất lượng và độ trong lành của gió. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh sản phẩm.

      - Nhiều hàng nhái, kém chất lượng.

      - Mặc dù có tấm lọc bụi bên trong thân quạt, nhưng về lâu dài sẽ bám bụi và không dễ dàng tháo lắp để vệ sinh bên trong thân quạt.

      - Dễ bị hư hỏng bộ phận khuếch đại luồng gió trong quạt.

      - Khó điều chỉnh hướng gió như mong muốn, do trụ quạt chỉ có thể điều chỉnh lên xuống, chứ không thể sang trái, sang phải.

       

      Ông Nguyễn Quốc An, ngõ 378, Thụy Khuê, Hà Nội: Quạt không cánh có nhiều hàng nhái từ Trung Quốc được bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Tôi đã mua nhầm phải một chiếc, luồng gió yếu, tiếng ồn lại lớn. Hơn nữa, giá cả không hề rẻ, hơn 1,5 triệu đồng/chiếc. 

      Bà Nguyễn Thị Kim Anh, số 90, Trần Khát Chân, Hà Nội: Môi trường Việt Nam khá nhiều bụi, quạt có cánh sử dụng lâu ngày có thể dễ dàng tháo ra lau chùi. Còn quạt không cánh sẽ có hiện tượng bám bụi ở bên trong, về lâu dài bị “kẹt cứng”, bụi và không dễ tháo lắp khi vệ sinh bên trong thân quạt.

      Anh Đỗ Thành Sơn, kỹ sư Siêu thị điện máy MediaMart: Quạt không cánh rất hợp với những nhà có trẻ nhỏ. Quạt dễ di chuyển, dễ sử dụng, không gây tiếng ồn, tiết kiệm điện, song chỉ có quạt không cánh Dyson với giá 8 triệu đồng trở lên mới đảm bảo chất lượng và có được những ưu điểm này.
       

       

    • Khắc phục máy điều hòa bị chảy nước

      Nguyên nhân

      Cách khắc phục

      - Lỗi lắp đặt: Khi lắp đặt máy điều hòa nhiệt độ, thợ lắp máy không tạo độ dốc máng hứng nước và đường ống thoát nước, khiến cho nước không thoát ra ngoài mà chảy ngược trở lại.

      - Cần tạo độ dốc hợp lý cho đường ống thoát nước, để nước trong dàn lạnh dễ dàng thoát ra ngoài.

      - Đường ống thoát nước trượt khỏi máng hứng khiến nước từ máng hứng không đến được với đường ống để thoát ra ngoài mà chảy xuống nền.

      - Nối lại đường ống thoát nước với máng hứng nước.

      - Tắc/vỡ/rò rỉ ống thoát nước:

      + Thông thường nước ngưng tụ ở dàn lạnh sẽ chảy theo đường ống thoát nước ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu lâu ngày không được vệ sinh, bụi bẩn hoặc côn trùng sẽ làm tắc ống thoát nước, khiến nước chảy ngược vào, làm đầy máng hứng và chảy xuống nền.

      + Vỡ/rò rỉ ống thoát nước khiến nước bị chảy xuống, không thể thoát ra bên ngoài.

      - Kiểm tra lại đường ống thoát nước, nếu đường ống bị tắc, cần vệ sinh cặn bẩn trong đường ống.

      - Nếu ống thoát nước bị vỡ/rò rỉ cần thay thế đường ống mới.

       

      - Hỏng quạt dàn lạnh: Quạt dàn lạnh bị hỏng không quay hoặc quay chậm khiến dàn lạnh bị đóng tuyết. Lúc này, nước không thể chạy xuôi theo máng nước xuống đường ống mà bị tuyết ngăn lại, nhỏ trực tiếp xuống phòng.

      Kiểm tra và gọi thợ có kỹ thuật đến thay thế nếu quạt dàn lạnh bị hỏng.

      - Máy điều hòa thiếu gas gây nên hiện tượng đông đá bên trong dàn lạnh, khiến nước không thể thoát ra ngoài.

      - Cần phải gọi thợ kỹ thuật kiểm tra, nạp thêm gas cho máy, đồng thời vệ sinh tổng thể cho dàn lạnh.

      - Dàn lạnh không được vệ sinh, bảo dưỡng:  Điều hoà hoạt động lâu ngày, bụi bẩn sẽ bám vào dàn lạnh và dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước.

      Tháo lưới lọc ra và tiến hành vệ sinh. Với bụi bẩn khó rửa bạn có thể dùng nước rửa bát pha loãng để làm sạch lưới lọc.

       

      Một số bí quyết tăng tuổi thọ điều hòa:

      - Chọn điều hòa phù hợp với công suất của phòng. 

      - Định kỳ 1-3 tháng vệ sinh lưới lọc ở giàn lạnh một lần.

      - Định kỳ 6 tháng - 1 năm bảo dưỡng toàn bộ máy một lần. 

      - Điện áp phải ổn định (khoảng 200 - 220 V). Nên sử dụng ổn áp riêng cho điều hòa nhiệt độ.

      - Khi không sử dụng điều hòa, nên tắt hẳn nguồn điện vào máy.

      - Nếu không sử dụng điều hòa trong thời gian dài, nên tháo pin ra khỏi điều khiển, tránh chảy nước ở pin làm hỏng điều khiển. 

                                              

      Ảnh minh họa

       

    • Thị trường điện lạnh 2016: Có gì khác?

      Nhiều công nghệ mới

      Đặc điểm của thị trường điện lạnh năm 2016 là sự trùng hợp giữa ý tưởng của nhà sản xuất và sở thích của người tiêu dùng, đó là tiếp tục ưu tiên công nghệ tiết kiệm điện – inverter. Tuy nhiên, điểm nhấn của nhóm hàng điện lạnh năm nay là công nghệ inverter thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội. 

      Trong nhóm hàng máy lạnh, 70% là các dòng máy lạnh tích hợp công nghệ inverter, sử dụng gas R410A thay thế gas R22, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vừa giảm hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường. 

      Đầu mùa nắng nóng, Panasonic tung ra thị trường dòng máy lạnh mới Sky Series, được thiết kế cửa thổi gió kiểu hoàn toàn mới lạ. Khi hoạt động, cửa sẽ hút không khí nóng ở phía dưới, sau đó thổi lượng không khí đã được làm lạnh về hướng trần nhà, toả đều xuống khắp phòng. Còn dòng máy lạnh Toshiba lại tích hợp máy lọc không khí nhằm giúp không khí lạnh trong phòng sạch hơn… 

      Đầu mùa nắng nóng 2016, các cửa hàng, siêu thị điện máy đã sẵn sàng tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới

      Bà Đỗ Thu Hằng, chuyên viên trong lĩnh vực điện lạnh của LG Electronics Việt Nam cho biết, năm 2016, LG tiếp tục duy trì dòng máy lạnh có chức năng đuổi muỗi, nhưng được cải tiến, nâng cao hiệu suất đuổi muỗi và có thể tiết kiệm điện lên tới 70% so với các dòng máy lạnh công nghệ thông thường.

      Tủ lạnh năm 2016 có nhiều đột biến về công nghệ và kiểu dáng thiết kế. Samsung vừa tung ra thị trường dòng tủ lạnh hai cửa nhưng có hai dàn lạnh độc lập theo công nghệ Twin Cooling Plus. Công nghệ này cho phép tủ lạnh có hai dàn lạnh độc lập gồm một ngăn mát và một ngăn lạnh sâu được thiết kế dàn lạnh riêng, có thể tắt một trong hai dàn lạnh nếu không có nhu cầu sử dụng để tiết kiệm điện. Đáng chú ý là, dòng tủ lạnh Door-in-Door thế hệ mới với tính năng Knock-on của LG, chỉ với một cái gõ nhẹ lên cánh cửa, đèn sẽ sáng, người sử dụng có thể nhìn thấy đồ vật chứa trong tủ lạnh.

      Chọn thời điểm mua thích hợp 

      Gần đây, do nhiệt độ ngoài trời liên tục tăng cao, làm cho sức mua các mặt hàng điện lạnh tăng mạnh. Giá một số mặt hàng công nghệ mới cũng tăng hơn so với các tháng trước đó. Tại siêu thị điện máy Nguyễn Kim (quận 1, TP. Hồ Chí Minh), lượng khách tới mua hàng điện lạnh tăng hơn 70-80% so với cùng kỳ năm 2015. Các mặt hàng bán chạy nhất là quạt lạnh (quạt hơi nước), quạt đảo chiều, máy lạnh và quạt thông gió. 

      Đồng thời, trong thời gian này, nhiều chương trình khuyến mãi cũng được áp dụng rầm rộ để “hút” khách. Theo quy định của các hãng, đơn vị kinh doanh không được quảng cáo sản phẩm với giá thấp hơn giá niêm yết của hãng, nhưng nhiều cửa hàng, siêu thị điện máy vẫn… vi phạm. Giá bán lẻ cùng một sản phẩm cũng có sự khác nhau giữa các siêu thị điện máy. Các sản phẩm mẫu mã cũ, hoặc sản phẩm trưng bày vẫn luôn được giảm giá sâu hơn. 

      Theo khuyến cáo của các chuyên gia: Tháng 5 là thời điểm mua sắm thích hợp nhất cho các gia đình, bởi vào cao điểm mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng thiết bị điện lạnh bao giờ cũng tăng đột biến, gây nên tình trạng khan hiếm hàng, giá cả có thể tăng cao, đội ngũ giao nhận, lắp đặt phải làm việc nhiều, nên khách hàng phải chờ lâu... 

    • Chọn công nghệ Ro hay Nano?

       

      Tiêu chí

      Máy lọc nước công nghệ Ro

      Máy lọc nước công nghệ Nano

      Nguyên lý hoạt động

      - Hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược: Nước được bơm vào  lõi Ro. Các mắt lọc của lõi lọc có kích cỡ 0,001 micromet có khả năng loại bỏ tất cả các vi khuẩn độc hại, các tạp chất có trong nước.

      - Sử dụng các mắt lọc kích cỡ nanomet hình ống để loại bỏ các thành phần hóa học, thành phần kim loại khác có kích cỡ lớn hơn nước. Quá trình lọc sẽ loại bỏ những chất độc hại có trong nước.

      Sử dụng điện

      - Có sử dụng điện: Kích thước lỗ lọc màng Ro siêu nhỏ, vì vậy cần áp lực từ máy bơm nước để đẩy nước tinh khiết qua màng lọc.

      - Không sử dụng điện: Kích thước lỗ lọc nano khá lớn nên không cần áp lực từ máy bơm, nước vẫn đi qua được. Thay vào đó, cần phải có áp lực nước cao để nước đi qua các lỗ lọc (tối thiểu là 3m).

      Nguồn nước sử dụng

      - Sử dụng được cho mọi nguồn nước (trừ nước mưa), đặc biệt hiệu quả đối với các nguồn nước nhiễm mặn, nước lợ, nước bị ô nhiễm nặng.

      - Không nên dùng lọc nước mưa vì nước mưa có chứa axit, sau khi qua máy lọc Ro, độ axits trong nước sẽ  tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

      - Nguồn nước đầu vào phải sạch như: Nước máy, nước mưa, nước giếng khoan đã qua xử lý.

      - Không hiệu quả đối nguồn nước quá ô nhiễm, có nhiều cặn vôi, nước nhiễm mặn, nước lợ…

      Chất lượng nước sau lọc

      - Nước sau khi lọc là nước tinh khiết, không có cặn, có thể uống được ngay. Tuy nhiên, máy lọc quá sạch nên không giữ được các vi lượng khoáng chất tự nhiện tốt cho cơ thể, nước trở thành nước trơ, nghèo khoáng chất, nghèo dinh dưỡng.

      - Nước sau khi lọc có thể uống ngay. Nước giữ được vi lượng khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể; đặc biệt phù hợp với gia đình có trẻ em và người lớn tuổi ăn kiêng.

       

      Ưu điểm

      - Lọc hiệu quả các nguồn nước ô nhiễm, nước mặn, nước lợ.

      - Có tính năng tự động ngắt lọc khi thiếu nước hoặc khi bình chứa đã chứa đầy nước lọc.

      - Không cần áp lực nước vì sử dụng máy bơm nước.

      - Không sử dụng điện, không có nước thải nên tiết kiệm chi phí tiền điện và chi phí mua bình chứa nước thải.

      - Máy gọn nhẹ, lắp mọi vị trí, không cần tủ/ vỏ inox, có thể treo tường,…

      Nhược điểm:

      - Nước thải nhiều (từ 50-70%) gây lãng phí nước trong quá trình sử dụng. Máy dùng càng lâu tỉ lệ nước thải càng cao

      - Tiêu hao điện năng và dễ gây chập, cháy thiết bị.

      - Khi mất điện, không có nước sạch để dùng.

      - Không lọc được nước có độ ô nhiễm quá cao và không khử được vị mặn của nước nhiễm lợ, nhiễm mặn.

      - Thường xuyên phải thay thế lõi lọc (thông thường là 6 tháng/lần).

      - Cần vệ sinh cốc lọc thường xuyên để loại bỏ lắng cặn, đảm bảo diệt khuẩn đúng cách.

       

    • Bắt bệnh bình nóng lạnh phát tiếng kêu lạ

      Ảnh minh họa

      Theo cán bộ kỹ thuật Trung tâm Sửa chữa điện lạnh quận Thanh Xuân (Hà Nội), bình nóng lạnh phát ra tiếng kêu là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành. Tiếng kêu không chỉ gây khó chịu, lo lắng cho người sử dụng, mà nguy hiểm hơn, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nổ bình. 
       
      Có 2 nguyên nhân chính khiến bình nóng lạnh phát ra tiếng kêu.
       
      Thứ nhất: Nguồn nước cấp vào bình không sạch
       
      Trong nước luôn chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như canxi, magie. Khi nước trong bình được làm nóng lên, những khoáng chất này sẽ kết tủa, bám vào thành và đáy bình. Khi bình hoạt động trở lại, làm nóng nước, các kết tủa này sẽ va chạm vào thành bình và đáy bình, gây ra tiếng kêu.
       
      Không chỉ phát ra tiếng kêu, những khoáng chất này khi kết tủa cũng làm cho thời gian đun nóng nước lâu hơn, tốn điện năng hơn.
       
      * Cách khắc phục:
       
      - Vệ sinh để loại bỏ những cặn bẩn tích tụ: Ngắt nguồn điện và nguồn cấp nước vào bình khoảng 2 giờ trước khi tiến hành vệ sinh. Việc này nhằm làm nước trong bình nguội đi, không gây tai nạn cho người thực hiện. Sau đó, nối một đầu ống dẫn nước vào ống xả ở đáy bình, đầu còn lại nối với nơi xả nước ra và mở van xả hết nước trong bình. Việc xả nước được thực hiện cho đến khi nước chảy ra sạch, không còn cặn bẩn.
       
      - Sử dụng máy lọc nước: Cùng với việc vệ sinh bình, người sử dụng có thể lắp đặt thêm hệ thống máy lọc nước để giảm chất khoáng trong nước. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống lọc nước khá phức tạp, người sử dụng không nên tự làm, cần mời thợ có chuyên môn, kỹ thuật đến hỗ trợ.
       
      Thứ hai: Hỏng van giảm áp 
       
      Van giảm áp của bình nóng lạnh có tác dụng làm hơi nước thoát bớt ra ngoài khi nước trong bình đã quá nóng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Do đó, khi van giảm áp gặp sự cố, hơi nước không thể thoát ra ngoài được gây ra tiếng kêu. Nguy hiểm hơn, khi hơi nước không thoát được ra ngoài, áp suất trong bình lên quá cao có thể dẫn đến nguy cơ nổ bình nóng lạnh.  
       
      * Cách khắc phục: Ngắt nguồn điện khỏi bình nóng lạnh và tiến hành thay van giảm áp mới. Tuy nhiên, việc thay van giảm áp khá phức tạp. Do đó, người sử dụng nên gọi điện đến các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa bình nóng lạnh có uy tín để được hỗ trợ kịp thời. 
       
      Một số lưu ý sử dụng bình nóng lạnh an toàn:
       
      - Thường xuyên kiểm tra bình nóng lạnh, nếu phát hiện hiện tượng rò rỉ điện, cần phải khắc phục ngay.
       
      - Sau một quá trình sử dụng, bình nóng lạnh thường bị gỉ sét, lắng cặn... Do đó, định kỳ 2-3 tháng/lần nên vệ sinh hút cặn, sục rửa bình và bộ lọc bên trong. 
       
      - Không nên bật bình nóng lạnh 24/24 giờ. Chỉ nên bật trước khi sử dụng từ 15-20 phút, sau đó ngắt điện rồi mới sử dụng nước.
       
       
       
    • Chọn mua và sử dụng lò nướng hiệu quả

      Nguyên lý hoạt động 
       
      Trước hết, bạn cần phân biệt lò nướng thông thường (conventional toaster oven) và lò nướng đối lưu (convection toaster oven). Về cơ bản hai loại này khá giống nhau nhưng lò nướng thông thường nhỏ hơn và không có quạt đối lưu, thường chỉ dùng nướng một số đồ ăn cỡ nhỏ như khoai tây hay gà đã chặt thành miếng. Lò nướng đối lưu sử dụng quạt đảo chiều, còn gọi là quạt đối lưu, có tác dụng làm nhiệt lượng trong lò phân bổ đều,giúp thức ăn chín đều hơn và nhanh hơn. 
      Lò nướng có một số thanh nhiệt dạng thanh thẳng hoặc cong, được gắn ở sát đỉnh lò phía trên và sát sàn lò phía dưới nhằm tạo nhiệt. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể chọn nướng lửa trên hoặc lửa dưới (chỉ đốt nóng thanh nhiệt phía trên hoặc phía dưới), hoặc cả hai trên và dưới. Quạt đối lưu sẽ giúp nhiệt lưu thông và làm nhiệt độ trong lò ổn định hơn. Ngoài ra, hầu hết các lò nướng đối lưu cho phép bạn tắt quạt đối lưu, sử dụng như lò nướng thông thường. Do đó, nếu đang xem xét mua lò nướng cho gia đình, bạn nên chọn mua lò nướng đối lưu. 
       
      Một số lưu ý khi sử dụng
       
      Bà Nguyễn Hải Hà, phụ trách Tư vấn tiêu dùng Tạp chí Người giữ lửa đã đưa ra những gợi ý dưới đây, giúp người tiêu dùng có thể sử dụng lò nướng an toàn, hiệu quả: 
       

      Nên

      Không nên

      - Đặt lò nướng ở vị trí ngang tầm mắt, tốt nhất là nơi rộng rãi trên kệ bếp, sao cho bạn dễ dàng thao tác khi sử dụng.Hai bên thành lò và vách lò phía sau phải cách tường ít nhất 10 cm.

      - Khi sử dụng lò nướng lần đầu, cần đảm bảo công suất điện sử dụng tương thích với chỉ dẫn nằm sau lò nướng; sử dụng loại dây điện tốt, nối vào lưới điện.

      - Khởi động cho lò chạy trước tối thiểu 10 phút, cho đến khi nhiệt độ trong lò ổn định thì mới cho thức ăn vào nướng.

      - Đồ chứa thực phẩm sử dụng được trong lò nướng là thủy tinh chịu nhiệt hoặc gốm, sứ, sành (những vật liệu này cũng dùng được trong lò vi sóng).

      - Nếu muốn hâm nóng đồ ăn vừa lấy ra khỏi tủ lạnh, nên để bên ngoài một vài phút, sau đó, lấy khăn lau lớp nước bên ngoài khay hoặc tô đựng thức ăn trước khi cho vào lò nướng, tránh cho khay hoặc tô sứ không bị nứt vỡ do sốc nhiệt.

      - Sử dụng kẹp gắp và bao tay dày khi cần kéo khay nướng ra ngoài.

      - Dùng khăn ướt để lau sạch các vết dầu và thức ăn rơi xuống bề mặt lò nướng.

      - Đặt lò nướng gần các thiết bị điện gia dụng khác như ti vi, tủ lạnh, máy giặt… để tránh ảnh hưởng xấu tới các thiết bị này.

      - Để các phần liên quan tới điện/điện tử dính nước.

      - Cho các loại đồ chứa thực phẩm (bát, đĩa, khay, tô…) bằng nhựa, đồ kim loại, đồ sứ có viền kim loại, hộp xốp, túi giấy, đồ gỗ, bao nilon vào trong lò nướng.

      - Tuyệt đối không chạm tay vào lớp kính ở cửa lò khi đang vận hành lò.

      - Lưu ý, tránh luồng hơi nóng phả ra khi mở cửa lò,

      - Không để trẻ em đứng gần lò nướng,không cho trẻ em mở cửa lò.

      - Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh, không để nước chảy vào lòkhi vệ sinh lau rửa.

       

       

       
      Kinh nghiệm để có thức ăn nướng ngon hơn:
       
      - Dùng que tre để xiên thịt nướng: Luộc hoặc ngâm kỹ que tre trước khi xiên thịt và nướng để tránh bị cháy.
      - Dùng giấy nến (loại giấy có lớp sáp chịu nhiệt) để bọc thức ăn khi nướng hoặc tráng một lớp dầu ăn lên khay/đĩa trước khi cho thực phẩm vào để chống dính.
      - Luôn ướp thực phẩm với gia vị trước khi nướng.
      - Với các món thịt như gà, bò, heo, nên để mức nhiệt cao nhất (thường là 250 độ C). 
      - Với cá nướng nguyên con, nên đặt mức khoảng 200 độ C vì da cá khá dễ cháy, có thể cháy bên ngoài mà chưa chín bên trong.
    • Bảo quản điều hòa "ngủ đông"

      PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, việc bảo hành máy điều hòa nhiệt độ khi không sử dụng trong một thời gian dài quyết định độ bền, cũng như hiệu quả hoạt động của máy. Việc vệ sinh, bảo dưỡng sẽ tránh nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày vào các chi tiết máy, làm rỉ các bộ phận kim loại vốn dễ bị lão hóa, gây nguy cơ kẹt, cháy điều hòa khi khởi động lại. Bên cạnh đó, vệ sinh cũng giúp cho điều hòa sạch sẽ không bị các loại bụi bẩn bám vào có thể gây bệnh.
       
      Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, khi vệ sinh điều hòa, nên chú ý không làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử và tấm tản nhiệt. Để điều hòa được sạch, bảo dưỡng một cách tốt nhất, nên gọi thợ chuyên nghiệp đến hỗ trợ.
       
      Riêng với những gia đình tự vệ sinh điều hòa nhiệt độ, trước khi cho máy “ngủ đông” nên tiến hành theo các bước sau: 
       
      1. Ngắt nguồn điện của điều hòa để đảm bảo an toàn trước khi vệ sinh và bảo dưỡng.
       
      2. Vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh điều hòa.
       
      • Với dàn lạnh: Đầu tiên, tháo các ốc vít được bắt trên vỏ dàn lạnh, tháo phần bên ngoài ra. Sau đó, tháo các tấm lọc bụi ra khỏi dàn lạnh. Dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn; dùng bình xịt áp lực rửa sạch tấm lưới lọc không khí. Khi vệ sinh cần chú ý nhẹ nhàng và không được sử dụng nước tẩy rửa quá mạnh. Khi rửa xong, dùng giẻ lau khô và phơi trong bóng râm, tuyệt đối không được sấy khô hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời.
       
      • Với dàn nóng: Dùng bình xịt áp lực xịt thật mạnh vào trong các lá kim loại của dàn nóng. Cần chú ý xịt nước thẳng với các hướng của lá kim loại, vì nếu xịt nước không thẳng hướng có thể làm các lá kim loại bị lệch, giảm sự tiếp xúc không khí khi máy hoạt động trở lại.
       
      3. Sau khi vệ sinh, đóng điện và bật máy điều hòa chạy không tải (chỉ chạy chế độ quạt - fanmode) từ 8 - 24 tiếng để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng động trong máy.
       
      4. Kiểm tra toàn bộ máy xem có hỏng hóc gì không; đặc biệt kiểm tra kĩ van gas, tránh để van gas hoặc dây gas bị hở rất nguy hiểm.
       
      5. Ngắt aptomat/cầu dao hoặc rút phích cắm điều hòa, ngắt điều hòa hoàn toàn khỏi nguồn điện, tránh trường hợp chập điện ảnh hưởng đến máy điều hòa và giảm hao phí điện năng. Nếu vẫn để nguồn điện, điều hòa vẫn hoạt động ở chế độ chờ, tiêu tốn điện năng tương đương một bóng đèn 15 - 20 W. 
       
      6. Tháo pin ra khỏi điều khiển điều hòa để pin không bị chảy nước, tránh tình trạng điều khiển bị ảnh hưởng do pin bị hỏng.
       
      Ngoài ra, mùa đông không khí có độ ẩm rất cao, nếu điều hòa không hoạt động độ ẩm sẽ gây hại cho máy. Chính vì thế, các gia đình có thể dùng túi nilon bọc máy điều hòa lại, ngăn không khí vào. 
       
    • Máy lọc không khí cho gia đình có trẻ nhỏ: Không nên quá lạm dụng

      Chọn đúng tính năng
       
      Theo đại diện của Công ty Nam Trung Hải - Đơn vị chuyên cung cấp máy lọc không khí, trên thị trường hiện có nhiều dòng máy lọc không khí với tính năng và giá cả khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng như, loại bỏ mùi thuốc lá, mùi thức ăn, khí gas; kháng khuẩn, diệt virus... Với những gia đình có trẻ nhỏ, nên chọn dòng máy lọc không khí có tính năng diệt sạch vi khuẩn, virus nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé. Ngoài ra, những gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ (mùa hè), máy sưởi (mùa đông), nên chọn dòng máy có thêm tính năng tạo ẩm, vì điều hòa, máy sưởi thường làm không khí bị khô, trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp…
       
      Tuy nhiên, máy lọc không khí có chức năng tạo ẩm có giá đắt gấp đôi so với máy lọc không khí thông thường. Do đó, nếu chưa có điều kiện mua máy lọc không khí tạo ẩm, khi sử dụng trong phòng có điều hòa nên đặt thêm chậu nước nhằm tăng cường độ ẩm, chống khô da và bảo vệ sức khỏe cho bé.
       
      Các gia đình có trẻ nhỏ cũng có thể chọn loại máy sử dụng công nghệ ozone (tính năng ngăn chặn và tiêu diệt mùi hôi trong phòng), đảm bảo không khí trong phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát.
       
      Đặc biệt, khi chọn máy lọc không khí, người tiêu dùng cần lưu ý diện tích sử dụng, bởi nếu sản phẩm có công suất thấp hơn nhu cầu sử dụng, chức năng lọc không khí sẽ không đạt hiệu quả mong muốn; ngược lại, máy có công suất lớn cho phòng diện tích hẹp sẽ lãng phí, vì giá bán cao hơn và mức tiêu thụ điện năng cũng lớn hơn.
       

      Ảnh minh họa

      Không quá lạm dụng 
       
      Tuy máy lọc không khí có chức năng lọc khí và tạo độ ẩm tự nhiên, nhưng các gia đình chỉ nên sử dụng vừa đủ tránh tình trạng để máy hoạt động liên tục dẫn đến quá tải. Đặc biệt, không nên quá lạm dụng tính năng tạo độ ẩm của máy. Cụ thể, lúc trời mưa hay nhiệt độ xuống thấp nên ngưng sử dụng chức năng tạo độ ẩm và chỉnh lọc khí, thổi gió nhẹ nhằm tiết kiệm điện. Khi môi trường không khí đã được thanh lọc sạch sẽ, chỉ nên để máy chạy ở chế độ tạo độ ẩm bình thường.
       
      Chỉ bật chế độ khí cao nhất khi sử dụng máy để hút mùi khó chịu, hoặc khi phòng có không khí quá bẩn. Lúc này, nên đặt máy bên cạnh những vật bị ám mùi nhằm hút mùi nhanh và hiệu quả nhất, sau đó chuyển sang chế độ lưu lượng khí thấp hoặc trung bình.
       
      Với các dòng máy lọc không khí tiên tiến có công nghệ ozone, chỉ nên dùng trong khoảng thời gian cố định (đến khi hết mùi hôi là đủ) vì khi lạm dụng quá mức, ozone có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
       
      Tuy nhiên, máy lọc không khí chỉ là phương tiện hỗ trợ cuộc sống. Các gia đình nên chú ý giữ gìn bầu không khí thoáng mát; dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng trẻ nhỏ để tránh ẩm mốc, bụi bặm; thường xuyên mở cửa đón gió và ánh nắng mặt trời, giúp không khí lưu thông giữa các phòng... 
       
      Lưu ý khi lắp đặt máy lọc không khí:
       
      - Để máy trên bề mặt phẳng, ổn định, chắc chắn.
      - Nếu trong phòng có sử dụng điều hòa nhiệt độ, vị trí đặt máy tối ưu là ngay phía dưới mặt lạnh của điều hòa, nhằm giúp không khí sạch được phân tán đều khắp phòng.
      - Nên để máy cách tường từ 0,5 m-1 m, tránh khí xả ra hòa vào không khí làm bẩn tường.
      - Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
       
    • Mua đồ điện “secondhand” Nhật Bản: Cẩn tắc vô ưu...

      Ảnh minh họa

      Cũ nhưng vẫn…  “hot”
       
      Không khó để tìm mua các thiết bị điện, điện tử cũ của Nhật Bản tại Việt Nam. Với từ khóa “Đồ điện cũ Nhật Bản” hay “hàng secondhand Nhật Bản, chỉ trong vòng 0,49 giây Google đã cho ra 1.010.000 kết quả: Từ các công ty, cửa hàng đến các trang rao vặt online với đa dạng các sản phẩm như điện thoại di động, nồi cơm điện, điều hoà, tủ lạnh, máy giặt...
       
      Theo tìm hiểu của phóng viên, tuy là đồ cũ, giá rẻ hơn so với sản phẩm mới cùng loại, nhưng đồ điện cũ được nhập về từ Nhật Bản vẫn khá đắt khách. 
       
      Anh Hùng - nhân viên một cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị điện cũ từ Nhật Bản trên phố Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hàng của Nhật Bản tốt, bền và tiết kiệm điện, nhưng không phải ai cũng có điều kiện mua mới vì giá quá đắt. Chính vì vậy, nhiều người chọn phương án mua sản phẩm đã qua sử dụng, bởi so với hàng Trung Quốc hoặc các hãng không tên tuổi thì giá có thể cao hơn, nhưng so với hàng mới cùng thương hiệu của Nhật Bản thì rẻ hơn rất nhiều.
       
      Cụ thể, nồi cơm điện mới của Nhật loại bình thường đã có giá 8-9 triệu đồng; trong khi đó nồi cũ chỉ từ 1,1- 1,8 triệu đồng. So với nồi mới được sản xuất tại Việt Nam, hoặc liên doanh, mức giá này không phải rẻ, nhưng độ bền cao và tiết kiệm điện.
       
      Tại Việt Nam, đa phần các thiết bị điện đều sử dụng đến khi hỏng mới bỏ đi. Còn tại Nhật Bản và nhiều nước tiên tiến khác, khi thiết bị hết hạn sử dụng, người dân sẽ loại bỏ hoặc bán cho các chợ, cửa hàng kinh doanh đồ cũ. Chính vì vậy, ở Nhật Bản có các chợ, bãi, chuyên cung cấp các thiết bị điện đã qua sử dụng. Hầu hết các sản phẩm nhập về Việt Nam đều được thu mua từ đây nên có những sản phẩm giá trị sử dụng không còn nhiều.
       
      Điều đáng nói, tại Việt Nam, rất nhiều cửa hàng bán đồ điện cũ của Nhật Bản chỉ đơn thuần là phân phối sản phẩm, chứ không có chính sách bảo hành, hậu mãi. Do đó, nếu mua phải hàng quá cũ hoặc bị lỗi, người tiêu dùng chỉ còn biết cách “kêu trời”. Bởi hàng Nhật tuy bền, nhưng nếu hỏng hóc rất khó sửa vì không có linh kiện, phụ tùng thay thế. 
       
      Thận trọng khi mua hàng
       
      “Hầu hết đồ cũ Nhật Bản đều qua sử dụng từ 2 - 5 năm. Khi chuyển về Việt Nam, chúng đều được “mông má”, làm mới. Chính vì vậy, nếu không cẩn trọng, người tiêu dùng rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”, anh Hùng chia sẻ. 
       
      Theo anh Hùng, người tiêu dùng nên chọn những cửa hàng uy tín và lưu ý đến chế độ bảo hành, bảo dưỡng sau bán hàng. Đặc biệt, ưu tiên những công ty, cửa hàng chuyên bán đồ Nhật Bản và có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, bởi trên sản phẩm chủ yếu là tiếng Nhật. 
       
      Bên cạnh đó, người mua cũng cần xem kỹ tính năng sử dụng, các thông số, mức tiêu thụ điện năng của sản phẩm, bởi thiết bị được nhập về từ Nhật Bản nhưng có thể đã bị sửa chữa, thay thế linh kiện. Đặc biệt, cần lưu ý đến hạn sử dụng của thiết bị, tránh tình trạng mua phải sản phẩm quá cũ, giá trị sử dụng không còn nhiều. 
       
      Nhật Bản dùng nguồn điện 110 V, nên khi mua sản phẩm, người tiêu dùng cần mua kèm thêm bộ đổi nguồn điện để chuyển sang nguồn điện 220 V, nếu không, thiết bị sẽ bị chập, cháy. 
       
      Chị Đỗ Thị Lân (Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội): Mua đồ điện cũ của Nhật về cơ bản là “may hơn khôn”. Ba năm trước tôi mua một chiếc bếp từ cũ của Nhật, đến nay, bếp vẫn tốt và rất tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng, thiết bị gặp sự cố thì cũng chỉ có đường “bỏ đi”, vì tìm được cửa hàng sửa chữa là cả một vấn đề. Khi tôi mua sản phẩm này, người bán hàng còn không biết cách sử dụng, nói gì đến sửa. 
       
    • Sử dụng máy xay thịt chạy điện: Đừng chủ quan

      Sai một li đi... một bàn tay

      Tháng 5/2015, chị Loan, nhân viên Trường Mầm non Anh Đào (quận Bình Tân, TP.HCM) bị máy xay thịt “nuốt” trọn bàn tay trái do sau khi cắm điện, thấy máy không chạy đã cho tay vào sửa mà không rút phích cắm ra khỏi ổ điện.

      Năm 2014, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM tiếp nhận một bé trai 3 tuổi cũng bị máy xay thịt “nuốt” tay. Trong lúc chơi, bé vô tình cho tay vào máy xay thịt đang chạy khiến bàn tay bé bị cuốn vào máy. Dù người nhà đã tắt máy kịp thời nhưng cả bàn tay của bé vẫn bị kẹt trong máy không rút ra được, phải đưa đến bệnh viện cắt bỏ.

      Trước đó, vào năm 2013, một bé gái 4 tuổi ở quận 7, TP.HCM vì bắt chước mẹ bỏ thịt vào xay đã bị cuốn luôn cả cánh tay vào máy. Hậu quả là bàn tay bé bị dập nát, phải tháo bỏ khớp bàn tay và một phần xương cẳng tay... Dù đây không phải là những tai nạn phổ biến, nhưng đã để lại hậu quả khôn lường cho người sử dụng và người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, sử dụng máy xay thịt an toàn, đúng cách là yêu cầu không thể xem thường.

      Chị Loan với bàn tay vẫn ở trong máy xay thịt được đưa đến bệnh viện - Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM

      Lưu ý:

      * Vị trí đặt máy:
      - Luôn để máy xa tầm tay trẻ em kể cả khi không sử dụng.
      - Nên đặt máy ở nơi khô ráo, chắc chắn.

      * Trước khi cắm điện để sử dụng:
      - Kiểm tra kỹ lưỡi dao, đảm bảo không có vật lạ trong các khe của lưỡi dao.
      - Kiểm tra kỹ dây cắm, phích cắm.
      - Cắt thịt thành những miếng nhỏ, loại bỏ các mẩu gân trong thịt có thể bị quấn vào lưỡi dao khi xay.
      - Không xay những thực phẩm không thuộc chức năng của máy, tránh hư hỏng và làm giảm tuổi thọ máy.

      * Khi máy đang hoạt động:
      - Không nên sửa chữa hoặc kiểm tra các thiết bị bên trong.
      - Không nên dùng tay bốc thịt và ấn thịt trong máy
      - Nếu máy có sự cố, phải tắt hẳn nguồn điện trước khi kiểm tra nguyên nhân máy hỏng.

      * Vệ sinh, bảo dưỡng:
      - Rửa, lau chùi và vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng.
      - Lưỡi dao xay là bộ phận quan trọng của máy xay thịt. Do đó, cần làm mới lưỡi dao mỗi năm một lần để máy xay thịt hoạt động hiệu quả.
       

      Các loại máy xay thịt trên thị trường

      - Máy xay thịt bằng tay: Đây là loại máy xay thịt phải kẹp vào bàn để xay, máy không tự đứng được. Máy dành cho những gia đình có nhu cầu xay thịt không quá lớn; phù hợp những người sử dụng không thường xuyên.

      - Máy xay thịt đa năng: Máy có kèm theo chức năng xay các loại thực phẩm khác như trái cây, rau củ. Máy sử dụng động cơ xay bên trong và chạy bằng điện.

      - Máy xay thịt bằng điện chuyên dụng: Dành cho những người có nhu cầu sử dụng thường xuyên. Máy có thể dùng để xay lượng thịt lớn phục vụ cho nhu cầu chuyên dụng của đầu bếp. Máy có công suất cao, sử dụng loại motor tốt.

       

    • Sử dụng máy giặt: Hãy cẩn trọng với trẻ em

      Ảnh minh họa

      Tai nạn thương tâm

      Ngày 15/5/2015, tại một căn hộ chung cư (khu phố 2, phường Phú Mỹ, quận 7, TP HCM), bé Nguyễn Minh Hiếu (7 tuổi) đã bị tử vong do ngạt khí trong lồng máy giặt cửa trước. Khi gia đình phát hiện, máy giặt không hoạt động, không có quần áo hay nước trong lồng máy, cửa bị khóa. Cơ quan chức năng nhận định, khả năng do bé hiếu động chui vào bên trong lồng máy giặt và khép cửa lại nên không ra ngoài được.

      Trước đó, vào tháng 3/2010 ở Utah (Anh), bé trai 21 tháng tuổi bị trượt chân rớt xuống thùng máy và chết đuối khi tự cho quần áo vào trong máy giặt giúp mẹ. Một tai nạn thương tâm khác xảy ra vào tháng 4/2009, tại thị trấn Mission Viejo, quận Cam, bang California (Mỹ), bé Kayley Ishii (4 tuổi) trèo vào trong máy giặt và em trai mới 15 tháng tuổi bấm nút khởi động. Khi được mẹ phát hiện, Kayley Ishii đã bị quay trong lồng máy giặt đầy nước khoảng 2 phút. Ngay sau đó, bé được chuyển tới bệnh viện, nhưng đã qua đời vài giờ sau đó.

      Thiếu môi trường an toàn

      Theo Thạc sỹ Tâm lý Vũ Thu Hà (Công ty ứng dụng tâm lý Hoa mặt trời), những tai nạn trên đều do gia đình chưa quan tâm đúng mức đến môi trường sống an toàn của trẻ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

      Mỗi lứa tuổi, trẻ có những đặc điểm phát triển tâm lý khác nhau. Đối với trẻ em dưới 11 tuổi luôn có sự tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Bất kỳ vật dụng, thiết bị nào trong gia đình đều có thể trở thành trò chơi của trẻ. Đó có thể là máy giặt, tủ lạnh hay cầu thang, ban công thậm chí là dao, bật lửa… Đây đều là những thiết bị và môi trường tiềm ẩn nguy cơ có thể gây tai nạn đối với trẻ. Do chưa phát triển đầy đủ về nhận thức và hành vi, nên trẻ chưa ý thức được hậu quả có thể xảy ra với mình, làm tổn thương về cơ thể, tinh thần, hay thậm chí dẫn đến tử vong.

      Vì vậy, “các bậc phụ huynh trước tiên cần tạo môi trường an toàn cho trẻ, những vật có thể gây tai nạn cần được để xa tầm tay hay hoạt động của trẻ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ con em mình có hứng thú với vật dụng và trò chơi gì, mức độ nguy hiểm ra sao để hướng dẫn, giáo dục phù hợp. Với dòng sản phẩm như máy giặt hay tủ lạnh, các bậc cha mẹ nên chú ý về đặc tính của sản phẩm và mức độ an toàn, nhằm tạo ra môi trường sống an toàn cho trẻ, hạn chế những tai nạn thương tâm”, bà Hà khuyến cáo.

      Những lưu ý khi sử dụng máy giặt

      Phân tích sự cố đáng tiếc xảy ra tại TP HCM đối với máy giặt cửa trước, đại diện Công ty Electrolux Việt Nam cho biết, loại máy giặt này vận hành bán khép kín, chỉ có nút mở khoá từ bên ngoài, khi hoạt động sẽ có chế độ khóa an toàn để trẻ em không mở được cửa máy giặt. Tuy nhiên, khi máy không hoạt động, trẻ nhỏ hiếu động có thể mở cửa để chui vào trong máy giặt chơi. Khi cửa đóng lại, trẻ sẽ bị mắc kẹt ở bên trong và không thoát ra được.

      Hãng này lưu ý, đối với sản phẩm máy giặt cửa trước của Electrolux có bộ phận khóa trẻ em. Khi không sử dụng, khách hàng nên kích hoạt thiết bị này, ngăn chặn trường hợp trẻ em chui vào nghịch và tự đóng cửa từ bên trong. Tương tự, một số sản phẩm máy giặt của các hãng Samsung, Toshiba, Panasonic đều đưa ra cảnh báo an toàn cho trẻ em đối với người sử dụng. Đặc biệt khuyến cáo khách hàng “Vì sự an toàn của bạn và để đảm bảo sử dụng phù hợp, trước khi cài đặt và sử dụng lần đầu thiết bị này, hãy đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng, gồm các gợi ý và cảnh báo”.
       

      Một số hãng sản xuất cảnh báo an toàn cho trẻ em khi sử dụng máy giặt:
       

      Electrolux

      Samsung

      Toshiba

      - Máy giặt được thiết kế không phải để trẻ em hoặc người có sức khỏe yếu sử dụng.

      - Trẻ nhỏ phải được giám sát để đảm bảo chúng không nghịch phá thiết bị này.

      - Để xa tầm với của trẻ em.

      - Cửa máy giặt rất khó mở từ phía trong, trẻ em có thể bị thương nghiêm trọng nếu bị kẹt bên trong.

      - Nên trông chừng trẻ em để đảm bảo rằng chúng không nghịch phá thiết bị.

      - Tại châu Âu, trẻ em từ 8 tuổi trở lên và những người có tình trạng tâm thần, tri giác, sức khỏe kém hoặc thiếu kinh nghiệm, kiến thức phải được giám sát và hướng dẫn cách sử dụng thiết bị an toàn.

      - Không nên cho trẻ thực hiện việc lau chùi và bảo trì thiết bị nếu không có sự giám sát của người lớn.

      - Khi sử dụng máy giặt, không cho trẻ nhỏ chơi đùa xung quanh hay nhìn vào bên trong máy.

      - Không đặt thùng hộp hay những vật mà trẻ có khả năng leo trèo gần máy.

       

    • Tủ lạnh không lạnh: Sửa thế nào?

      Theo anh Nguyễn Mạnh Quang, nhân viên tư vấn khách hàng LG Việt Nam: Thông thường, tủ lạnh bị mất lạnh do hết ga hoặc rò rỉ ga. Ga trong tủ lạnh không bị phá hủy hay hao mòn theo thời gian. Đây là một hệ thống tuần hoàn khép kín, do vậy, hiện tượng hết ga hoặc thiếu ga ở tủ lạnh là do đường ống hoặc các mối nối trên đường ống dẫn ga bị hở, bị thủng.

      Khi tủ lạnh bị thiếu ga hoặc hết ga sẽ dẫn tới việc hư hại máy nén. Để nhận biết tủ lạnh bị hỏng do thiếu ga, bạn nên chú ý quan sát tìm vị trí rò ga để kịp thời khắc phục. Hãy tham khảo cách tìm chỗ rò rỉ ga của các thợ sửa chữa sau đây: Cho tủ lạnh hoạt động sau đó bôi xà phòng lên đường ống, dàn nóng và dàn lạnh, bọt xà phòng nổi lên ở chỗ nào là chỗ đó bị thủng (thường thấy ở dàn lạnh). Hoặc cũng có thể tìm nơi rò rỉ bằng cách lau sạch hệ thống, cho tủ lạnh hoạt động và quan sát trên đường ống và các dàn trao đổi nhiệt. Ở đâu có vết dầu thì ở đó có lỗ thủng.

      Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng rò rỉ ga

      Tủ lạnh bị mọt dàn: Hiện tượng này thường xuất hiện ở những chiếc tủ lạnh sử dụng lâu năm. Dàn tủ lạnh bị ôxy hóa dẫn đến hao mòn dẫn đến mọt dàn. Các lỗ mọt xuất hiện li ti và làm thoát khí ga trong dàn từ từ, nên thường thì không được phát hiện sớm.
      Tủ lạnh bị hở mối hàn: Do quá trình sản xuất hoặc khi sửa chữa tủ lạnh, các mối hàn không được kín, không chắc chắn nên sau một thời gian sử dụng thì sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ ga.
      Tủ lạnh bị va chạm mạnh: Đây là trường hợp rất ít khi xảy ra. Nhưng trong quá trình vận chuyển do bất cẩn làm tủ lạnh bị va đập mạnh thì tủ lạnh vẫn bị rò rỉ ga.
      Tủ lạnh bị thủng dàn: Đây là nguyên nhân chính làm tủ lạnh bị hết ga. Theo thống kê thì có đến 90% tủ lạnh hết ga do trường hợp người sử dụng cạy đá, làm thủng dàn lạnh. Khí ga lúc này sẽ theo vết thủng mà thoát hết ra ngoài.

      Khắc phục cách nào?

      Với những lỗ rò rỉ ga được tìm thấy trên đường ống và dàn nóng thì sử dụng phương pháp hàn là đơn giản và phổ biến nhất. Còn lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm có thể sửa bằng cách hàn nhôm hoặc dùng keo chuyên dụng dán kín lỗ thủng. Nếu bạn không tự tin sửa tủ lạnh, hãy nhờ đến thợ sửa chữa chuyên nghiệp và kiểm soát quá trình sửa chữa với những lưu ý trên.
       

    • Điều hòa đuổi muỗi: Hiệu quả hay chỉ là chiêu quảng cáo

      Ảnh minh họa

      Chỉ xua muỗi, không diệt muỗi

      Giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng, đại diện Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam cho biết, nhờ chức năng phát ra sóng siêu âm sạch, điều hòa InverterV đuổi muỗi làm tê liệt các tế bào thần kinh cảm giác và đầy lùi sự tấn công của muỗi. Đặc biệt, tính năng xua muỗi vẫn có thể kích hoạt khi máy không sử dụng chức năng làm lạnh. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ có tác dụng xua muỗi, không có tác dụng diệt muỗi.

      Theo kết quả thử nghiệm của Viện Sốt rét, Ký sinh trùng, Côn trùng Trung ương, tỷ lệ xua muỗi của máy điều hòa LG đạt đến 82%. Đặc biệt, phương pháp sử dụng sóng siêu âm không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trung tâm Kiểm nghiệm đa quốc gia Intertek Group PLC tại London (Vương Quốc Anh) cũng đã cấp giấy chứng nhận tuyệt đối an toàn cho sản phẩm này.

      Điều hòa Inverter V còn có tính năng kiểm soát làm lạnh chủ động với 4 mức công suất là 100%, 80%, 60% và 40%,  giúp tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, bên cạnh cửa gió điều hoà có màn hình LCD hiển thị tỉ lệ % công suất, người sử dụng dễ dàng điều chỉnh tăng/giảm, chủ động kiểm soát công suất làm lạnh của máy.

      Người tiêu dùng vẫn… e dè

      Tuy đã được những trung tâm uy tín chứng nhận về khả năng xua muỗi và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nhưng khi được hỏi, nhiều người tiêu dùng vẫn có không ít băn khoăn.

      Chị Mai Anh, nhân viên bán hàng của Siêu thị Điện máy Pico (Cầu Giấy) cho biết, với tính năng đặc biệt nên điều hòa đuổi muỗi thu hút sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, đa số vẫn còn băn khoăn khi chọn mua, bởi sản phẩm này chỉ có tính năng xua muỗi, không diệt được muỗi; giá lại khá đắt, công suất 9.000BTU đã có giá hơn 11 triệu đồng/chiếc.

      Chị Bùi Mai Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, nếu chỉ xua muỗi, muỗi sẽ bay từ phòng có máy lạnh ra phòng không có máy lạnh. Vậy, nếu không bật chức năng đuổi muỗi, muỗi vẫn hoạt động bình thường, còn nếu bật chức năng đuổi muỗi thường xuyên thì lại tốn điện.

      Tuy còn nhiều băn khoăn, nhưng nhiều người tiêu dùng cũng cho rằng, đây là một sản phẩm đáng được xem xét, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ, sử dụng điều hòa đổi muỗi sẽ an toàn hơn các sản phẩm diệt muỗi thông thường có chứa hóa chất độc hại. Hơn nữa, bên cạnh tính năng đuổi muỗi thì sản phẩm này còn có tính năng tiết kiệm năng lượng.
       

    • Thiết bị "biến” tivi thường thành tivi thông minh

      LiveBox - thiết bị biến tivi thường thành tivi thông minh. Nguồn: Internet

      Nhiều tính năng đặc biệt

      Theo tư vấn của các website bán sản phẩm, Android  TV Box là tên gọi chung của những thiết bị có khả năng “biến” tivi thường thành tivi thông minh. Khi kết nối thiết bị Android TV Box với tivi thông qua cổng HDMI (tivi đời mới) hoặc cổng AV (tivi CRT đời cũ) và kết nối với internet, thiết bị sẽ hỗ trợ tivi thường chạy hệ điều hành Android với các tính năng đặc biệt của tivi thông minh như: Xem phim online, xem truyền hình trực tuyến, xem các video trên youtube, nghe nhạc, đọc báo, vào mạng xã hội... Đặc biệt, một số sản phẩm còn tích hợp camera và micro để người sử dụng có thể chat voice, nói chuyện qua webcam với bạn bè, người thân ở xa.

      Tích hợp nhiều tính năng độc đáo với giá rẻ hơn nhiều so với SmartTV (chỉ giao động từ 1-4 triệu đồng), Android TV Box đang được xem là giải pháp hữu hiệu giúp những gia đình bình dân “thông minh hóa” tivi của mình.

      Cẩn trọng khi lựa chọn

      Trên diễn đàn tinhte.vn, nhiều người đã sử dụng Android TV Box cho biết, chất lượng hình ảnh, âm thanh của Android TV Box không thể bằng Smart TV nhưng nếu không đủ tiền mua một chiếc Smart TV thì đây là một lựa chọn không tồi. Đặc biệt, sản phẩm có kèm theo chuột và bàn phím không dây, tiện ích hơn khi sử dụng điều khiển tivi trong việc lựa chọn các chương trình. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều website cung cấp các thiết bị Android  TV Box với chất lượng và giá cả rất khác nhau.

      Trên thực tế, đã có không ít người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng như sản phẩm bị lỗi, chạy thiếu ổn định khiến màn hình bị treo hay tải ứng dụng chậm. Anh Đỗ Văn Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Thấy nhiều người khen dùng tốt, nhưng tôi mua về thì không sử dụng được bởi cứ 2 phút tivi lại bị treo. Giải trí chẳng được lại còn rước bực vào người”.

      Hiện nay, trên thị trường, các sản phẩm Android TV Box chủ yếu là hàng Trung Quốc. Do đó, để không rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”, người tiêu dùng cần chọn mua sản phẩm tại những cửa hàng, thương hiệu có uy tín.

      Những lưu ý khi mua Android TV Box:

      - Phải có kết nối internet: Tất cả các ứng dụng trên Android TV Box đều phụ thuộc vào internet. Do đó, muốn sử dụng Android TV Box, điều kiện tiên quyết là gia đình bạn phải kết nối internet.
      - Xác định loại hình tivi: Phải xác định tivi nhà mình thuộc công nghệ cũ (màn hình CRT) hay công nghệ mới (màn hình LCD – LED) để lựa chọn mua Android TV Box tương thích.
      - Chọn thiết bị có nhiều cổng kết nối: Mỗi thiết bị Android TV Box đều có thể kết nối với rất nhiều thiết bị ngoại vi như chuột không dây, bàn phím, camera, tay game... Vì vậy, nên chọn thiết bị có nhiều cổng kết nối như cổng USB, OTG, khe cắm thẻ SD..., để thuận tiện hơn khi sử dụng.
      - Chọn loại hình thiết bị: Android TV Box được chia làm 2 loại gồm Box và Stick. Dạng Box to hơn, nhiều cổng kết nối hơn, dạng Stick nhỏ gọn như một chiếc USB nhưng ít cổng kết nối.
      - Chọn cấu hình phù hợp: Thiết bị có cấu hình càng mạnh thì các tác vụ sẽ được xử lí mượt và hiệu quả hơn. Do đó, khi chọn sản phẩm, nên lưu ý các thông tin như: Chip, dung lượng RAM, chíp đồ họa, bộ nhớ trong...
      - Nên chọn sản phẩm có thương hiệu và mua tại các cửa hàng có uy tín và có chế độ bảo hành, hậu mãi sau bán hàng.

       

    • Ổ cắm điện hẹn giờ - Giải pháp chống chai pin, tiết kiệm điện

      Mặt trước và sau của ổ cắm điện hẹn giờ - Nguồn: Internet

      Theo TS. Trịnh Quang Khải - Khoa Hệ thống Điện, Trường Đại học Điện lực, ổ cắm điện hẹn giờ có hai mặt: Mặt trước bao gồm hệ thống đồng hồ để cài đặt ngày, giờ và ổ cắm dành để kết nối với thiết bị điện, mặt sau là phích cắm kết nối với nguồn điện 220V. Về cơ chế hoạt động, ổ cắm hẹn giờ cơ bản giống ổ cắm điện thông thường, chỉ thêm bộ phận đồng hồ đo thời gian. Khi người sử dụng cài đặt thời gian cần bật/tắt thiết bị điện và kết nối thiết bị này với nguồn điện thông qua ổ cắm hẹn giờ, đồng hồ sẽ hoạt động. Trong ổ cắm điện hẹn giờ có một thiết bị giống như công tắc. Khi đến thời gian cài đặt, thiết bị này sẽ hoạt động bật hoặc tắt nguồn điện kết nối với thiết bị theo yêu cầu.

      Không chỉ tự động bật/tắt các thiết bị điện đơn giản trong ngày như: Tắt sạc điện thoại, laptop, hẹn giờ cho ấm sắc thuốc..., ổ cắm điện hẹn giờ còn có khả năng ghi nhớ và lặp lại các yêu cầu theo từng ngày, từng tuần hoặc trong cả tháng như: Thời gian bật/tắt đèn hành lang; tắt chế độ stanby của tivi; bật/tắt hệ thống tưới cây...

      Sử dụng ổ cắm điện hẹn giờ không chỉ giúp người dùng tiết kiệm điện năng mà còn chống chai pin, tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện.

      Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần lưu ý: Do ổ cắm điện hẹn giờ có công suất nhỏ (dưới 2.500 W), nên khi ứng dụng cho các thiết bị có công suất lớn như: Máy sưởi, điều hòa nhiệt độ, bình nóng lạnh,… cần phải có thiết bị trung gian (automat), nhằm chống ngắn mạch khi quá tải.

      Hiện trên thị trường có 2 loại ổ cắm điện hẹn giờ: Ổ cắm hẹn giờ điện tử và ổ cắm hẹn giờ cơ, với giá cả dao động từ 160.000 – 500.000 đồng/sản phẩm. Ổ cắm điện hẹn giờ cơ không hoạt động được khi mất điện và khi có điện phải cài đặt lại; còn ổ cắm hẹn giờ điện tử khi mất điện vẫn lưu lại lệnh cài đặt và hoạt động bình thường nhờ năng lượng từ hệ thống pin.

      Cách sử dụng như sau:

      - Bước 1: Cài đặt giờ tắt/mở thiết bị điện trên ổ cắm điện hẹn giờ.
      - Bước 2: Cắm ổ cắm điện hẹn giờ vào ổ cắm nguồn 220V.
      - Bước 3: Cắm thiết bị điện vào ổ cắm điện hẹn giờ.
       

      Nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ) cho thấy:

        -Một bộ sạc chỉ cắm vào ổ điện, không sạc cho thiết bị nào: Tốn 0,26 W điện.
       - Khi điện thoại vẫn được gắn vào bộ sạc dù đã đầy pin: Tốn 2,24 W điện.
       - Khi điện thoại sạc pin, điện thoại sẽ tiêu tốn 3,68 W điện.
       - Sạc điện thoại, laptop qua đêm cũng giảm tuổi thọ của pin.
       

      Theo Tổ chức Energy Saving Trust (Vương quốc Anh), nếu tất cả người dùng trên thế giới:

       - Bỏ thói quen sạc pin qua đêm, sẽ tiết kiệm được khoảng 78 Bảng Anh/năm.
       - Rút tất cả các thiết bị đang ở chế độ chờ hoặc kết nối với nguồn điện vào ban đêm (gồm điện thoại thông minh, lò vi sóng, ti vi...), có thể tiết kiệm từ 50-80 bảng Anh/năm.


       

    • Bạn đã dùng bàn là cây hơi nước?

      Nhanh, khỏe...

      Đó là những ưu điểm lớn nhất của bàn là cây hơi nước. Với luồng hơi nước mạnh, nhiệt độ tỏa ra khoảng 1000C, bàn là cây có khả năng làm phẳng quần áo nhanh hơn bàn là thường, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm điện. Ngoài ra, bàn là cây hơi nước không làm cháy hay bóng vải vì quần áo được là thẳng bằng sức nóng của hơi nước.

      Bên cạnh đó, thay vì phải khom người và đè bàn là lên áo quần, người sử dụng chỉ cần đứng khi là quần áo, không cần dùng lực mạnh tay.

      Ngoài ra, loại bàn là này là được nhiều loại vải, nhất cả những loại vải khó là như: Lụa, satin, thun co dãn, dạ, nỉ, nhung...; có thể dùng để là nệm bọc vải, rèm cửa, khăn trải bàn, tấm ga trải giường...

      Ảnh minh họa

      …nhưng không là được ly

      Tuy là phẳng được nhiều loại quần áo, nhưng bàn là cây hơi nước lại có nhược điểm là không là được ly. Nhiều gia đình, sau khi mua bàn là cây, vẫn phải sử dụng bàn là thường.

      Chị Phạm Minh Hạnh (Văn Quán, Hà Đông) cho biết: “Bàn là cây rất hữu dụng khi là quần áo bình thường, nhưng với áo quần cần là ly thì nó “bó tay”. Vì vậy, dù có bàn là cây hơi nước, tôi vẫn phải sử dụng bàn là thường mỗi khi là quần âu và áo sơ mi cho chồng”.
       

      Lưu ý khi sử dụng:

      Trước khi sử dụng

      Trong khi sử dụng

      Sau khi sử dụng

      - Đổ nước vào bình chứa nước, không quá vạch max.

      - Chỉ sử dụng nước sạch, tuyệt đối không dùng nước có hóa chất, nước xả vải, vì  dễ gây đóng cặn nồi hơi, tắc nghẽn dây dẫn nước. Nguy hiểm hơn có thể gây chập cháy thiết bị.

      - Lau sạch nước bị tràn ra ngoài bàn là trước khi sử dụng.

      - Kiểm tra khoang chứa nước trước khi cắm điện, tránh trường hợp khi bị nứt hoặc tràn nước.

      - Kiểm tra dây và đầu phích cắm của bàn là trước khi sử dụng. Nếu ổ cắm bị ô xy hóa do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám.

      - Nên sử dụng cầu chì riêng, vì công suất bàn là cây lớn, có thể làm nổ ổ cắm và hỏng các thiết bị điện khác.

       

      - Sau khi cắm điện, đợi khoảng 3-5 phút, khi bàn là nóng lên, đủ để bốc hơi mới sử dụng. Nếu sử dụng ngay, bàn là sẽ có hiện tượng chảy nước.

      - Vừa là vừa ấn nút phun hơi nước để hơi nước có thể trải đều mặt vải. Đồng thời, dùng tay căng nhẹ đồ khi đầu bàn là đưa tới, giúp là nhanh và hiệu quả hơn… Tuy nhiên, cần tránh tiếp xúc với đầu là, bởi nhiệt độ của hơi nước qua bình đun ra đầu là có thể cao hơn 1000C, dễ gây bỏng.

      - Luôn để dây dẫn hơi thẳng, nếu dây bị gấp khúc sẽ cản trở thoát hơi và gây hại nồi hơi.

      - Nếu bình cạn nước, cần phải bổ sung ngay, bởi để bình nước cạn quá lâu có thể gây cháy rơle, cháy máy, giảm tuổi thọ của nồi hơi.

      - Chỉ cần là một mặt, vì bàn là cây dùng áp lực hơi nước làm phẳng quần áo.

      - Đổ hết nước còn thừa, tránh bị đóng cặn.

      - Lấy vải nềm lau sạch, từ tay cầm cho đến đáy bàn là. Vệ sinh kỹ ở các đầu núm hơi, không để cặn bám.

      - Không được dùng nước làm nguội bàn là.

      - Nếu ít sử dụng, 2-3 tháng nên vệ sinh bàn là cây một lần; nếu sử dụng thường xuyên, nên vệ sinh mỗi tháng.

       

       

       

       

    • Nồi cơm điện từ: Tiết kiệm điện nhưng...

      Ảnh minh họa

      Giảm tối đa sự tổn hao nhiệt

      Theo tư vấn của nhân viên bán hàng hãng Hitachi, nồi cơm điện cơ hay nồi cơm điện tử, làm chín cơm bằng hoạt động của điện trở nhiệt, tiêu tốn khá nhiều điện năng do truyền lượng nhiệt lớn ra bên ngoài. Trong khi đó, nồi cơm điện từ ứng dụng quá trình đốt nóng bằng điện từ cung cấp nhiệt độ cao, ổn định và liên tục nên sự tổn hao nhiệt rất nhỏ. Nồi cơm điện từ còn ứng dụng công nghệ nấu bằng áp suất và hơi nước tái tạo. Với van khóa hơi nước và môi trường nấu khép kín, hơi nước được tái tạo thành hơi áp suất cao để hấp chín cơm, giữ được vị ngọt của gạo.

      Đặc biệt, ở nồi cơm điện từ, suốt quá trình nấu, trạng thái ngâm gạo trong nước ấm được duy trì, gần cuối nước mới sôi bùng lên ở nhiệt độ cực cao, làm ráo nước trong khoảng 3-5 phút. Do đó, dù công suất rất cao (khoảng 1.300 W - 1.400 W), nhưng thực chất nhiệt độ đun nóng triệt để chỉ mất vài phút, nên khoảng thời gian tiêu thụ điện nhiều chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn.

      Theo thực nghiệm của hãng sản xuất, lòng nồi cơm điện sử dụng công nghệ cảm ứng từ nên sẽ đạt 1000C sau 30 giây, trong khi đó cơm điện thông dụng sử dụng điện trở cần đến 3 phút. Do đó, so với nồi cơm thông thường, nồi cơm điện từ tiết kiệm khoảng 60% điện năng.

      Đặc biệt, ở nồi cơm điện bình thường, đậy nắp hoặc đóng kín nồi từ sáng đến chiều, cơm sẽ đổ mồ hôi và dễ bị ôi thiu; còn với nồi điện từ, cơm để trong nồi vẫn không thiu dù đậy kín 24 giờ.

      Đắt và khó sử dụng

      Hầu hết, nồi cơm điện từ đều được sản  xuất tại Nhật Bản, với các thương hiệu như: Hitachi, Panasonic, Tiger…  Tuy tiết kiệm điện, ngon cơm nhưng hiện nay, nồi cơm điện từ chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, bởi giá cả khá đắt, dao động từ 8-15 triệu đồng/sản phẩm.

      Hiện nay, đa phần nồi cơm điện từ đều được bán tại các đơn vị phân phối độc quyền; các trung tâm, cửa hàng chuyên bán sản phẩm Nhật hoặc theo đường xách tay, chưa được bán rộng rãi tại các siêu thị điện máy, cửa hàng điện gia dụng.

      Đặc biệt, ngoài những dòng sản phẩm phiên bản quốc tế, nhiều cửa hàng cũng bán nồi cơm điện từ nội địa Nhật Bản, với giá rẻ hơn. Nếu hàng cũ, giá chỉ dao động từ 1,5-2 triệu đồng/ sản phẩm. Khi mua hàng nội địa của Nhật, người tiêu dùng phải mua thêm bộ chuyển đổi nguồn điện, bởi Nhật Bản sử dụng điện 110 V. Tuy nhiên, nồi cơm điện từ nội địa Nhật Bản khó sử dụng hơn, do màn hình điều khiển bằng tiếng Nhật và nếu người sử dụng cắm nhầm nguồn điện sang 220 V, rất dễ gây chập, cháy nồi.

      Không chỉ có vậy, do chưa được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, lại ứng dụng công nghệ mới, có nhiều mạch điện phức tạp nên việc sửa chữa nồi cơm điện khi hỏng cũng là một vấn đề đáng lo ngại.

      Chị Nguyễn Mai Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Năm ngoái, mình mua một nồi cơm điện từ, hàng nội địa Nhật Bản. Quá trình sử dụng không có vấn đề gì. Nhưng bà nội ở quê lên, cắm nhầm vào nguồn điện 220 V, nồi tắt ngóm. Mình đi đến gần chục cửa hàng sửa chữa đồ điện lớn nhỏ mới tìm được một cửa hàng ở Cầu Giấy sửa được”.
       

      Ngoài nấu cơm, nồi cơm điện từ còn được tích hợp nhiều chương trình nấu ăn đa dạng: Nấu cơm cứng, cơm mềm, nấu cháo, shushi, thổi xôi, nấu cơm cháy…

       

    • Tìm hiểu các hình thức thanh toán tiền điện trên thế giới

      Ảnh minh họa

      Công tơ điện trả tiền trước

      Đây là hình thức yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện trước khi sử dụng. Khách hàng cần có một loại thẻ từ chuyên dụng đã được nạp sẵn tiền để cài vào công tơ điện. Nếu không có các tấm thẻ từ này, công tơ điện sẽ không được kích hoạt, việc cấp điện sẽ bị gián đoạn.

      Các tấm thẻ từ sẽ được nạp mức tiền tùy theo lựa chọn của khách hàng. Ở Trung Quốc, công tơ điện trả tiền trước khá thịnh hành tại các khu nhà trọ, hay các khu kí túc xá dành cho sinh viên. Công tơ điện trả tiền trước có thể coi là một cách tốt để các nhà phân phối điện năng “nắm đằng chuôi” việc thanh toán tiền điện. Mặt khác, đây cũng là cách giúp khách hàng quản lý lượng điện tiêu thụ tốt hơn.

      Tại một số nước Nam Phi, Sudan, Bắc Ailen, thay vì dùng thẻ từ, khách hàng có thể nhập vào công tơ điện một mã thẻ gồm 20 chữ số, tương ứng với các mệnh giá tiền cụ thể. Các hiển thị trên màn hình công tơ sẽ cho khách hàng biết số tiền đã chi trả, và số tiền còn lại trong thẻ để khách hàng cân đối việc sử dụng điện năng và tài khoản của mình.

      Thanh toán theo quý

      Việc thanh toán theo quý giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng. Thay vì phải trả tiền điện 12 lần/năm, khách hàng chỉ phải bận tâm về hóa đơn tiền điện 4 lần/năm.  

      Tại Vương quốc Anh, việc thanh toán theo quý được khuyến khích với các khách hàng có lượng điện năng tiêu thụ ổn định và có khả năng chi trả tài chính tốt, do lượng tiền phải trả mỗi lần sẽ là cấp số cộng của cả 3 tháng.

      Việc trả tiền điện theo quý hoàn toàn có thể thực hiện bằng cách hình thức thanh toán thông thường như: Bằng tài khoản ngân hàng, bằng séc, tiền mặt... Khi thanh toán số tiền lớn theo đúng thời hạn, khách hàng có thể sẽ nhận được một khoản chiết khấu nhỏ từ các công ty phân phối điện năng.

      Thanh toán bằng tài khoản mặc định

      Ở một số quốc gia châu Âu - nơi việc thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích, rất nhiều khách hàng thiết lập sẵn việc thanh toán mặc định hàng tháng để chi trả cho các dịch vụ như điện, nước, ga...

      Với hình thức này, khách hàng gần như có thể “quên” đi việc nhận hóa đơn và trả tiền điện mỗi tháng. Ngân hàng sẽ tự động trích trả thay cho khách hàng, miễn là số tiền trong tài khoản còn dư. Các ngân hàng sẽ đảm bảo tất toán các hóa đơn giúp các khách hàng theo đúng hạn nộp tiền.

      Hình thức thanh toán này được những khách hàng có hầu bao rủng rỉnh lựa chọn. Các giao dịch sẽ được ngân hàng hệ thống chi tiết lại để khách hàng có thể kiểm tra, xem xét khi cần.

      Card (thẻ) thanh toán

      Tại một số khu vực ở nước Mỹ, thẻ thanh toán được phát hành bởi các công ty điện. Với loại thẻ này, khách hàng có thể chủ động thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào khách hàng muốn, ví dụ: Thanh toán mỗi tuần, mỗi tháng, hoặc sau khoảng thời gian bất kỳ...

      Hình thức này giúp khách hàng chủ động thời gian chi trả, không bị áp lực về việc phải thanh toán tiền điện đúng ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng bắt buộc phải đi tới các điểm thanh toán cố định để thực hiện việc quẹt thẻ thanh toán này.

    • Mua “đồ chơi” máy tính: Rằng hay thì thật là hay

      Quạt mini sử dụng nguồn điện cấp từ khe cắm USB - Nguồn: Internet

      Nhỏ gọn, bắt mắt

      Chúng tôi tìm đến một cửa hàng trên phố Vọng (Hà Nội) - nơi bày bán nhiều loại thiết bị máy tính. Nhân viên tại cửa hàng nhiệt tình giới thiệu khi chúng tôi hỏi mua một chiếc đèn chiếu sáng cắm qua cổng USB. La liệt các loại đèn được trưng bày, với mức giá chỉ từ 40.000 đồng tới hơn 100.000 đồng. Chiếc nào cũng nhỏ nhắn, màu sắc nổi bật. “Đã rẻ lại đẹp! Sản phẩm này nhẹ, gọn nên anh chị xách theo cùng laptop rất thuận tiện” – người bán hàng nhiệt tình tư vấn.

      Cùng với đèn, trên thị trường còn nhiều sản phẩm “ăn theo” máy tính như quạt mini, điều hòa làm mát mini.... Từ “mini” trong tên gọi đã thể hiện ngay đặc tính của các sản phẩm này. Thiết kế nhỏ, giá tiền nhỏ, công suất cũng nhỏ! Việc sử dụng nguồn điện 1,5V- 5V được cấp ngay từ khe USB là một điểm cộng kéo khách hàng đến với các sản phẩm này.
      “Vẫn biết sử dụng một chiếc quạt điện bình thường thì mát hơn, nhưng nó cồng kềnh, to quá, đặt ở văn phòng không tiện. Tôi mua chiếc quạt USB mini này, để ngay trên bàn làm việc, không chiếm dụng không gian chung, cũng không phải lo kiếm thêm ổ điện để cắm” – chị Thu Hà, nhân viên văn phòng tại Hà Nội chia sẻ.

      Theo tìm hiểu của chúng tôi, khách hàng tìm mua các sản phẩm “đồ chơi” lap top, chủ yếu là sinh viên, dân văn phòng – những người thường xuyên sử dụng máy tính, laptop. Cũng có những vị khách hàng sưu tập “đồ chơi” laptop, chỉ vì thích thú với tính lạ lạ, “hay hay” của các sản phẩm này.

      Anh Mạnh Tuấn (phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy) hào hứng chia sẻ với chúng tôi chiếc tủ lạnh mini màu đỏ bắt mắt mà anh mua được từ một cửa hàng online với giá hơn 400.000 đồng. Chỉ cao chừng hơn gang tay, đủ để đặt vừa một lon nước giải khát, anh cho biết, chiếc tủ này tích hợp tấm Peltier (sò lạnh), khi có dòng điện chạy qua sẽ lập tức làm lạnh một mặt. Thích thú với sản phẩm này, anh Tuấn còn giới thiệu cho người thân và bạn bè cùng mua cho “đủ bộ”.

      Những lưu ý cho người ham “đồ chơi” máy tính

      Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm đèn USB, quạt USB... được bày bán tràn lan trên thị trường. Những lô hàng này được các tiểu thương nhập từ Trung Quốc, rồi “mua đứt, bán đoạn” cho người tiêu dùng. Đáng nói là các sản phẩm này không được áp dụng bất kì chế độ bảo hành nào. Nếu có hỏng hóc, cháy nổ..., người mua tự chịu trách nhiệm!

      “Các sản phẩm đồ điện sử dụng nguồn điện từ USB không phải là các thiết bị chính hãng, không được sản xuất đi kèm cùng các dòng laptop, máy tính, nên khi cắm trực tiếp vào máy, có thể sẽ gây nên sự xung đột, không tương thích giữa các thiết bị. Đồng thời, nếu phải “tải” thêm các thiết bị này, laptop cũng dễ nóng máy hơn” - anh Trần Ngọc, tư vấn viên Công ty CP Thế giới số Trần Anh cho hay.

      Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn điện cấp từ cổng USB một mặt tạo sự tiện dụng, nhưng mặt khác lại là điểm trừ của các thiết bị này. Do công suất nhỏ, đèn USB không thể chiếu sáng góc rộng, quạt mini cũng chỉ có thể tạo gió nhè nhẹ, còn tủ lạnh mini nếu cắm lâu sẽ có mùi khét...

      Như vậy, trước tính chất “đồ chơi” của các sản phẩm này, nhân viên tư vấn khuyên người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng các sản phẩm này trong trường hợp thật sự cần thiết, không thể dùng thường xuyên để thay thế các sản phẩm chuyên dụng thông thường.

    • Những sản phẩm điện tử gia dụng được trông đợi nhất năm 2015

      Tủ lạnh cảm ứng, các chế độ làm đông linh hoạt

      Sự xuất hiện của chế độ cấp đông “mềm” (soft freezing), “super cool” đã cho phép những người nội trợ tại Việt Nam được trải nghiệm cách thức làm bếp hoàn toàn mới, khi có thể cấp đông đồ ăn khi còn ở độ nóng 80 độ C, hay cấp đông đồ tươi sống, rau củ mà không đóng băng bề mặt, không phá vỡ cấu trúc liên kết tế bào, do vậy, có thể chế biến thức ăn ngay khi lấy ra khỏi tủ lạnh mà không cần phải chờ rã đông.

      Bên cạnh đó, sự ứng dụng của công nghệ cảm ứng giúp người nội trợ không cần thực hiện thao tác mở cửa tủ lạnh, mà chỉ cần “chạm nhẹ” vào điểm cảm ứng trên cánh tủ.

      Một số tủ lạnh còn có công nghệ tạo Vitamin cho rau củ qua quá trình quang hợp ngay trong tủ lạnh, dựa trên ứng dụng công nghệ đèn LED. Đây đều là những công nghệ được ứng dụng đầu tiên trên thế giới.
      Đáng chú ý, các sản phẩm tủ lạnh này đều được thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp công nghệ biến tần Inverter tiết kiệm năng lượng.

      Những sản phẩm này được dự báo sẽ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng trong năm 2015. Một số nhãn hàng tham khảo: Tủ lạnh Hitachi, tủ lạnh Mitsubishi....

      Với công nghệ OLED, lần đầu tiên khách hàng được trải nghiệm tivi màn hình cong - Nguồn: Internet

      Tivi 4K và tivi công nghệ OLED giá thấp

      Trong thời gian gần đây, sản phẩm thương mại tivi 4K và tivi công nghệ OLED đã được chào bán trên thị trường. Đây được coi là thế hệ tivi giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu nghe nhìn của người tiêu dùng. Màn hình hiển thị của TV 4K có số điểm ảnh nhiều gấp khoảng 4 lần so với tivi Full HD (độ phân giải của tivi 4K là 3.840 x 2.160 pixel). Do đó, hình ảnh hiển thị trên tivi 4K sẽ chi tiết, sắc nét, nổi khối hơn rất nhiều. Đồng thời, độ phân giải 4K còn giúp người xem trải nghiệm hình ảnh độ sâu giống như các hình ảnh 3D mà không cần mang kính.

      Trong khi đó, tivi công nghệ OLED sử dụng các đi-ốt tự phát quang hữu cơ, do vậy không cần đèn nền màn hình. Với OLED, lần đầu tiên, khách hàng được trải nghiệm tivi màn hình cong, và mỏng chỉ 4mm. Tốc độ phản ứng của các điểm ảnh thuộc OLED cao gấp 1.000 công nghệ LED, mang lại trải nghiệm ấn tượng về sự sống động của hình ảnh.

      Công nghệ mới được khách hàng đón nhận một cách hào hứng. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu ra mắt, giá bán của những sản phẩm này đang rất cao, lên tới hàng trăm triệu đồng. Thông tin từ các siêu thị điện máy cho biết, bước sang năm 2015, người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội sử dụng các dòng sản phẩm này hơn, do giá bán sản phẩm hạ. Một số dòng tivi 4K giá dưới 20 triệu đồng đã có mặt trên thị trường trong quý I năm 2015.

      Một số sản phẩm tham khảo:  Tivi LG 4K 40 inch giá khoảng 14,9 triệu đồng, tivi Sony 49 inch giá khoảng 29,9 triệu đồng, tivi LG OLED 55 inch giá khoảng 69,9 triệu đồng...

      Máy giặt công nghệ tiên tiến

      Qua ghi nhận tại một số siêu thị điện máy, máy giặt sử dụng hệ thống dẫn động trực tiếp là dòng sản phẩm được nhiều khách hàng quan tâm trong những ngày đầu năm 2015. Công nghệ mới này giúp liên kết động cơ máy giặt thành một khối duy nhất, không sử dụng dây cu-roa dẫn truyền, giúp giảm độ rung ồn ở máy giặt, tiết kiệm điện năng, và độ bền động cơ được đảm bảo.

      Công nghệ này ứng dụng cho tất cả dòng máy giặt, bao gồm các sản phẩm giá bình dân. Do đó, nó được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn, thay cho dòng máy giặt truyền động gián tiếp thế hệ cũ.

      Ở các sản phẩm cao cấp hơn, những máy giặt có tính năng như: Giặt hơi nước, giặt bằng khí nóng, chức năng diệt khuẩn... không chỉ thỏa mãn mọi nhu cầu về giặt, sấy quần áo của người tiêu dùng mà còn được coi là những công nghệ giúp bảo vệ sức khỏe.

      Một số mức giá tham khảo: Máy giặt LG từ khoảng 7 triệu đồng, máy giặt Elextrolux, Toshiba từ khoảng trên 8 triệu đồng....

    • Dùng xăng sinh học E5 chạy máy phát điện có được không?

      Theo Thạc sĩ Phạm Hữu Tuyến - Phòng thí nghiệm động cơ đốt trong, Viện Cơ khí động lực - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: Xăng sinh học E5 là xăng phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, gồm hỗn hợp giữa xăng không chì A92 phối trộn với ethanol hàm lượng từ 4-5% theo đơn vị thể tích. Xăng sinh học E5 được đánh giá có nhiều ưu điểm nhờ có 5% là cồn ethanol. Cồn ethanol giúp tăng chỉ số octan - chỉ số chống khả năng kích nổ của động cơ. Việc sử dụng xăng E5 giúp cho động cơ đốt cháy hết được nhiên liệu, giảm được việc ăn mòn của máy móc. Vì vậy, dù trộn hai loại xăng, hay sử dụng xăng sinh học E5 thay thế hoàn toàn cho xăng A92, thì người sử dụng cũng không lo công suất cũng như động cơ của máy bị ảnh hưởng.

      Động cơ điện cũng như những động cơ máy nố, đều có thể sử dụng xăng sinh học E5. Ảnh: Ngọc Tuấn

       Ngoài ra, sử dụng loại xăng E5 còn giúp người tiêu dùng giảm 5-6% lượng nhiên liệu tiêu thụ so với sử dụng xăng A92, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm thiểu thải các loại khí có trong nhiên liệu truyền thống như CO, SO2, CO2 và hạt bụi. Sử dụng xăng E5 còn góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giúp chủ động được nguồn nhiên liệu, ít bị lệ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu.

      Hiện loại xăng này đã được bán tại các tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM và Cần Thơ.

    • Túi sưởi: Nguy cơ nổ gây bỏng

      Cấu tạo của túi sưởi gồm có cực điện làm nóng trong môi trường nước muối loãng, có rơle khống chế nhiệt ở khoảng 600C-700C tuỳ loại sản phẩm. Lớp vải nhựa (giữ nước bên trong) có tác dụng cách điện, nhưng không cách nhiệt, giúp tỏa nhiệt sưởi ấm. Lớp vải nhựa này có độ bền cơ học không cao, rất dễ bục, rách nếu có vật nặng đè lên, hay vật nhọn, sắc cứa vào... Do đó, không được để bất cứ thứ gì đè lên túi sưởi. Đặc biệt, các gia đình có trẻ nhỏ càng phải cẩn thận, bởi trẻ em có thể chạy nhảy hay ngồi lên túi dẫn đến hư hỏng và gây bỏng nếu làm bục túi lúc đang nóng...

      TS. Lợi cũng khuyến cáo, để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không sử dụng túi sưởi khi đang cắm điện, bởi nếu túi bị hở hoặc rách… rất dễ gây cháy, nổ làm bỏng người sử dụng. Khi sạc điện, phải theo dõi liên tục, khi túi đủ nóng nên chủ động ngắt điện, không chờ rơ le tự ngắt...

      Một số lưu ý sử dụng túi sưởi an toàn:

      Nên

      Không nên

      - Trước khi cắm điện:

      * Phải lau khô nếu túi bị dính nước.

      * Đặt túi xuống mặt phẳng, ấn nhẹ vào bụng túi kiểm tra xem túi có bị rò rỉ nước hay không.

      - Khi cắm điện:

      * Để túi nơi bằng phẳng, ổ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên.

      * Cắm phích cắm vào túi sưởi trước, cắm vào nguồn điện sau.

      - Thỉnh thoảng dùng tay lắc nhẹ cho dung dịch trong túi nóng đều và độ nóng cao hơn trong quá trình cắm điện

      - Phải ngắt điện ngay nếu thấy túi phồng hơn bình thường.

      - Khi nạp đầy điện:

      * Rút phích cắm ở nguồn điện trước, rút ở túi sưởi sau.

      * Khi rút, giữ chặt phần ổ điện trên túi, tránh làm đứt dây nối với nguồn điện.

      - Thường xuyên kiểm tra rơ le nhiệt, bởi nếu rơ le nhiệt bị hỏng, túi sưởi sẽ không tự động ngắt điện khi nhiệt độ đạt yêu cầu. Lúc này, nhiệt độ trong túi tăng quá cao sẽ gây nổ. Tốt nhất, chủ động ngắt điện khi túi đạt độ nóng cần thiết, không cần chờ rơ le tự ngắt.

      - Mua sản phẩm tại những cửa hàng và các thương hiệu có uy tín.

       

      - Để túi gần trẻ em khi đang cắm điện. Khoảng cách an toàn khi cắm điện là để cách xa người tối thiểu 2m.

      - Vừa cắm điện vừa sử dụng túi sưởi.

      - Cắm điện quá lâu (thông thường chỉ nạp điện từ 7-10 phút).

      - Dùng vật sắc nhọn vạch lên túi, để vật nặng đè lên túi, ngồi lên túi.

      - Sử dụng khi túi đã bị rò rỉ.

      - Đổ dung dịch trong túi ra ngoài, dùng các dung dịch khác thay thế.

      - Vệ sinh túi khi đang cắm điện, dùng chất tẩy mạnh vệ sinh túi, ngâm túi trong nước để giặt rửa.

       

       

    • Máy cạo râu điện: Tiện nhưng… chưa hẳn đã lợi

      Nhanh, nhưng đắt

      Sử dụng máy cạo râu bằng điện nhanh hơn và thuận tiện hơn dao cạo thông thường, bởi không cần nước hoặc gel; không phải tháo lắp, thay mới dao lam nên tiết kiệm được thời gian. Hơn thế, việc sử dụng máy cạo râu điện còn an toàn đối với người sử dụng, hiếm khi làm bị thương hay gây kích ứng da.
      Tuy nhiên, máy cạo râu điện không cạo được sát như lưỡi dao cạo thông thường và giá cả khá đắt đỏ, dao động từ 350.000 đồng đến gần 2 triệu đồng/máy. Trong khi đó với dao cạo râuthông thường giá chỉ từ 25.000 - 95.000 đồng.
      Ngoài ra, theo các nhà sản xuất, máy cạo râu bằng điện không phát huy hiệu quả với những người có râu quá dài hay quá dày.

      Cân nhắc khi chọn mua

      Hiện nay, trên thị trường, bên cạnh những thương hiệu lớn như Braun, Philips, Panasonic…, có rất nhiều máy cạo râu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, người tiêu dùng cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp với túi tiền, nhưng có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo độ bền của máy và sự an toàn khi sử dụng.
      Máy cạo râu không dây có cả hai tính năng: Cạo ướt và cạo khô. Với dòng máy này, không nên sử dụng khi đang sạc điện.
      Còn máy cạo râu sạc điện vừa có thể sử dụng không dây trong trường hợp đã sạc đầy pin vừa có thể sử dụng khi đang cắm vào nguồn điện khi hết pin.

      Lưu ý khi sử dụng

      - Không sử dụng nước và kem cạo cho loại máy không có hàng chữ Wet-Dry trên máy.
      - Với những máy không có tính năng cạo ướt, người sử dụng lưu ý luôn cạo râu trước khi rửa mặt.
      - Với máy sạc pin, phải để cho pin hết năng lượng mới sạc..
      - Phải vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng, tránh để bẩn lâu ngày làm dao bị gỉ sét.
       

    • Sử dụng bộ nguồn điện dự phòng cho ôtô, xe máy: Không đơn giản

      Ảnh minh họa

      Hỗ trợ khởi động cho ôtô/xe máy

      Trước khi đề ô tô/xe máy, bạn cần kiểm tra đèn báo hiệu sản phẩm, phải có ít nhất sáng 3 đèn trở lên, nếu không phải nạp thêm điện trước khi đề. Lấy kẹp đỏ kẹp vào cực (+) dương và kẹp đen kẹp vào cực (-) âm của ắc quy. Lấy đầu dây còn lại cắm vào nguồn trên Carku Epower-Elite. Bật chìa khóa ôtô/xe máy đến vị trí start. Sau khi xe đã khởi động, bạn cần rút nguồn điện ngay lập tức, sau đó bỏ 2 đầu kẹp ra khỏi ắc quy.

      Sạc pin cho điện thoại/máy tính bảng và đồ điện tử

      Chọn đầu sạc phù hợp với từng thiết bị, kết nối dây sạc.
      Cắm đầu dây USB vào nguồn USB của Carku Epower-Elite. Sau đó lấy đầu sạc cắm vào thiết bị cần sạc và bật nguồn Carku Epower-Elite để sạc điện.

      Sạc laptop

      Với laptop, bạn cần chú ý chọn đầu sạc phù hợp với đầu máy tính kết nối dây sạc. Cắm dây sạc vào nguồn điện output 19V trên Carku Epower-Elite, sau đó cắm đầu sạc vào máy tính rồi bật nguồn Carku Epower-Elite để sạc điện.

      Sạc thiết bị điện 12V và thiết bị điện trên xe hơi:

      Bạn chỉ cần lấy dây sạc của đồ điện 12V cắm vào ổ 12V của Carku Epower-Elite, sau đó lấy đầu còn lại cắm vào đồ điện 12V và bật nguồn Carku Epower-Elite để sạc điện.

      Cảnh báo chung:

      Khi hỗ trợ khởi động xe: Bạn chú ý cắm chặt và cắm sâu giắc màu xanh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khởi động, thập chí dẫn đến nhựa của đầu xanh bị phá hủy. Trong trường hợp không đề được, phải kiểm tra kẹp đỏ và kẹp đen đã kẹp đúng và chặt vào đầu ắc quy chưa. Đồng thời, kiểm tra giắc cắm đầu màu xanh trên EPOWER EP-01A có bị rỉ hoặc bẩn không, nếu có, phải lau sạch.

      Nếu khởi động 3 lần vẫn không được, nên dừng lại và kiểm tra phương tiện có xảy ra sự cố gì khác không. Bạn cũng cần chú ý để không được kẹp nhầm cực âm và cực dương trên ắc quy, dễ gây sự cố cháy nổ.

      Khi sạc điện cho Carku Epower-Elite, cần duy trì nhiệt độ không khí từ 00C-400C. Trong khi sạc, nếu có bất thường như thiết bị nóng lên, thay màu, cần ngưng sử dụng ngay, bởi trong trường hợp này dễ dẫn đến việc rò dung dịch, gây cháy nổ. Nếu chẳng may dung dịch trong Carku Epower-Elite rơi vào mắt, cần rửa sạch bằng nước ngay lập tức và đi khám bác sỹ.

      Hiện tượng

      Nguyên nhân

      Phương án xử lý

      Trong quá trình sạc điện cho thiết bị , 5 đèn báo hiệu đã sáng hết, nhưng pin vẫn chưa đầy.

      Do lâu ngày không sử dụng.

      Rút đầu sạc pin ra và cắm lại.

      Ấn nhẹ vào phím bật nguồn, Carku Epower-Elite không có phản ứng gì.

      Lúc này điện lượng của Carku Epower-Elite quá thấp, chức năng bảo vệ được mở, nên Carku Epower-Elite tự ngắt nguồn điện.

      Cắm đầu sạc 12V sạc điện cho Carku Epower-Elite

      Carku Epower-Elite  bị nóng khi sạc điện cho laptop.

      Khi Carku Epower-Elite liên kết laptop là bằng điện áp 19V 3.5A và liên tục cung cấp điện cho pin laptop, nên Carku Epower-Elite sẽ nóng lên.

      Tháo pin laptop ra, lấy Carku Epower-Elite cấp điện trực tiếp cho laptop, hoặc tạm thời dừng sạc điện cho laptop, một lúc sạc lại.

       

      Không để Carku Epower-Elite đập mạnh

      - Không cho trẻ nhỏ tiếp xúc với Carku Epower-Elite.
      - Không được tự ý tháo dỡ Carku Epower-Elite.
      - Không sử dụng Carku Epower-Elite ở những nơi có thể tiếp xúc với nước, ẩm ướt.
      - Trong quá trình sạc điện, không để Carku Epower-Elite trên vật dễ cháy.
      - Không cắm ngược output và input.

       

       

       

    • Máy phát điện: Rất nguy hiểm nếu vận hành không đúng

      Chọn mua:

      Để mua được máy phát điện có công suất phù hợp, bạn hãy liệt kê tất cả các thiết bị sử dụng điện trong nhà, sau đó tính tổng công suất của các thiết bị này. Từ đó, lựa chọn máy có công suất bằng 70% so với tổng công suất của các thiết bị.

      Ví dụ: Hộ gia đình có tổng công suất các thiết bị dùng điện là 8,5 kW, nên mua máy phát điện có công suất: 8,5 x 70 % = 5,5 kW.

      Về nhiên liệu, đối với máy phát điện có công suất sử dụng dưới 10 kVA, người tiêu dùng nên chọn máy phát điện chạy xăng vì kích thước nhỏ gọn, độ ồn thấp và giá rẻ hơn so với máy chạy dầu diesel.

      Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy phát điện không rõ nguồn gốc xuất xứ, thông số kỹ thuật không đúng, dễ hư hỏng. Do đó, người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm có thương hiệu uy tín, đảm bảo thông số máy chính xác, độ bền và tính an toàn cao.

      Ảnh minh họa

                                                                                Sử dụng:

      Đấu nối các thiết bị với máy phát điện

      - Nên nối các thiết bị sử dụng với nguồn điện của máy phát điện qua Aptomat tổng.

      - Phải dùng loại dây dẫn có cách điện tốt, chịu được công suất các thiết bị.

      - Nên lắp thêm cầu dao đảo nguồn để thuận tiện cho thao tác chuyển nguồn khi có điện lưới. Trước khi chuyển nguồn điện bằng cầu dao, hãy cắt điện Aptomat tổng.

      Vị trí đặt máy

      - Để tránh bị điện giật, không đặt máy phát điện dưới trời mưa hoặc ở nơi ẩm ướt. Máy phát điện phải đặt ở nơi phẳng, khô ráo, có mái che và thoáng khí.

      - Không được đặt máy gần nơi đang có ngọn lửa, nên đặt máy phát điện cách xa bếp từ 1,5 - 2 m, đề phòng hỏa hoạn.

      - Không để máy trong nhà xe, tầng hầm, gầm sàn, công trình khép kín khi vận hành. Vì khi hoạt động, máy thải ra khí độc CO, gây ngạt thở.

      Nạp nhiên liệu

      - Trước khi khởi động, cần kiểm tra lượng dầu, nhớt và nước làm mát, nếu thấy thiếu cần bổ sung ngay.

      - Khi vận hành, nếu máy hết nhiên liệu, phải tắt máy và để nguội trước khi tiếp nhiên liệu. Bởi khi xăng/dầu đổ vào động cơ đang nóng rất dễ gây cháy, nổ.

      - Khi đổ nhiên liệu vào máy, không được hút thuốc.

      - Không để xăng dự phòng gần nơi có nhiều người qua lại và nơi có nguy cơ cháy nổ.

      Vận hành máy                

      - Khung, vỏ máy khi vận hành phải được tiếp đất (nối từ điện cực tiếp đất ở phía sau hộp điện đến cọc tiếp đất bằng dây dẫn điện 11 mm2).

      - Sau khi máy khởi động, cần kiểm tra bóng báo xăng. Nếu bóng báo xăng vẫn còn màu đỏ hay bộ lọc gió bốc khói, phải cho máy ngừng hoạt động ngay. Sau đó, cho động cơ chạy không tải 4 - 5 phút để bôi trơn các bộ phận trước khi bắt đầu kéo tải.

      - Nếu nghe tiếng máy nổ khác thường và điện yếu, cần điều chỉnh le gió (tắt nguồn điện trước khi điều chỉnh).

      - Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh tay ga vì có thể làm thay đổi tần số và điện phát ra.

      - Khi máy hoạt động xong, muốn ngừng máy, phải rút tải ra khỏi ổ cắm. Kéo cần điều chỉnh tốc độ về vị trí ngừng, đồng thời khoá van nhiên liệu.

      - Với máy phát điện dầu, nên kiểm tra kỹ két nước (nước phải đầy) trước và sau khi vận hành. Trong lúc máy hoạt động, không nên mở két nước, dễ gây bỏng.

      - Nếu thấy khó chịu, chóng mặt hoặc mệt mỏi khi đang chạy máy phát điện, nên ra ngay chỗ thoáng để hít thở.

      Bảo dưỡng

      - Sau mỗi lần vận hành máy, phải làm sạch và siết chặt lại những ốc vít bị lỏng, đồng thời kiểm tra nhớt, nước làm mát và dây đai.

      - Sau 50-100 giờ chạy máy đầu tiên, nên kiểm tra mức dầu máy dùng bôi trơn và nước làm mát.

      - Cứ sau 50 giờ sử dụng, phải thay nhớt, làm sạch bộ lọc nhiên liệu.

      - Sau 300-500 giờ chạy máy, kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu máy, bộ lọc dầu máy.

      - Nếu thời gian dài không sử dụng, để đảm bảo an toàn thỉnh thoảng nên khởi động lại máy.

       

    • Cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử: Lạm dụng sẽ… phản tác dụng

      Ảnh minh họa

      Lợi bất cập hại

      Theo Th.s. Vũ Thu Hà, phụ huynh không sai khi cho trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, sai lầm ở chỗ, nhiều phụ huynh không kiểm soát thời gian trẻ sử dụng; thậm chí có người còn dùng điện thoại, ipad, máy tính... để “trông con”, dỗ con...

      “Rất nhiều phụ huynh, con lười ăn, mang điện thoại ra mồi; con khóc mang điện thoại ra dỗ; tranh thủ làm việc nhà, bật máy tính cho con chơi... Những việc làm này đã vô tình tạo cho trẻ một thói quen không tốt, khi nào muốn chơi điện tử, các bé lại “giở trò”, bà Hà chia sẻ.

      Bà Hà cho biết, tuy các thiết bị điện tử có thể kích thích trí thông minh cho trẻ, nhưng nếu không kiểm soát thời gian, nội dung truy cập, nó sẽ phản tác dụng. Từ 2-15 tuổi, trẻ đang phát triển về trí não, nhân cách và hành vi. Giai đoạn này, các giác quan của trẻ cần được phát triển một cách toàn diện. Trong khi đó, các sản phẩm công nghệ chỉ đáp ứng thị giác và thính giác còn các giác quan khác gần như không có cơ hội phát triển. Chính vì vậy, nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, dẫn đến sự phát triển lệch lạc, nhất là những trẻ thường xuyên xem phim hoặc chơi các game bạo lực. Ngoài ra, trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử sẽ gia tăng dấu hiệu trầm cảm, suy giảm khả năng tự điều chỉnh, khả năng tập trung và trí nhớ; ảnh hưởng đến sức khỏe, các rối loạn về mắt như cận thị, loạn thị...

      Giám sát chặt chẽ

      Theo Ths. Vũ Thu Hà, các bậc phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ về nội dung cũng như thời gian khi trẻ sử dụng các thiết bị điện tử. Với trẻ dưới 2 tuổi, chưa nên cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử; trẻ 3-6 tuổi chỉ 20-30 phút/ngày và với trẻ lớn hơn, dưới 2 tiếng/ngày. Hơn nữa, chỉ nên cho trẻ sử dụng 2-3 lần/tuần, nếu ngày nào cũng sử dụng, trẻ rất dễ bị nghiện.

      “Những trẻ chơi các game bạo lực, một khi đã bị nghiện và nếu không được can thiệp kịp thời, rất dễ nhiễm các hành vi bạo lực. Lúc này, nếu không được đáp ứng đúng nhu cầu, trẻ trở nên hung hăng, dùng bạo lực để chống đối”, bà Hà khuyến cáo.

      Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng phải thường xuyên hướng dẫn, định hướng nội dung cho trẻ khi sử dụng các thiết bị điện tử; kịp thời thay thế trò chơi không phù hợp bằng ứng dụng mang tính giáo dục, có ích; tránh cho trẻ truy cập vào ứng dụng không phù hợp, trò chơi bạo lực hay website không lành mạnh...

      Nếu trẻ có dấu hiệu nghiện, các bậc phụ huynh cần dành thời gian để nói chuyện, giúp trẻ hiểu được những tác hại khi tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử; đồng thời hạn chế tối đa, thậm chí cắt hẳn “nguồn” gây nghiện.
       

      Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada đưa ra 10 lý do nên cấm trẻ dưới 12 tuổi chơi các thiết bị điện tử: Ảnh hưởng đến sự phát triển của não; chậm phát triển; dễ mắc bệnh béo phì; mất ngủ; bệnh tâm thần; thích gây hấn; chứng mất trí nhớ kỹ thuật số; nghiện công nghệ; bức xạ và không bền vững.

       

       

    • Nên chọn tivi phẳng hay cong?

      Theo kỹ sư Nguyễn Văn Dũng – Công ty Điện tử- Điện lạnh Bách khoa, tivi màn hình cong được sản xuất từ chất liệu nhựa dẻo đặc biệt, màn hình tivi có thể uốn cong mà không làm méo hình ảnh, co giãn các điểm ảnh trên màn hình, độ tương phản lớn, hình ảnh sâu và rõ nét mang đến cho người xem cảm giác thật, sống động... Ngoài ra, không có sự khác biệt về cấu tạo màn hình, hệ thống thu phát tín hiệu cũng như các linh kiện điện tử phía sau màn hình.

      Do các hạt led, điểm ảnh trên màn hình có thể co giãn, nên khi uốn cong hoặc gấp lại, hình ảnh vẫn giữ nguyên sắc nét mà không bị méo, co giãn, màu sắc không thay đổi. Người xem thỏa thích chìm đắm trong không gian màn hình rộng lớn, cảm giác thật hơn bởi khoảng cách từ người xem đến màn hình luôn đồng nhất nên mắt người xem luôn trong trạng thái tĩnh, cảm nhận hình ảnh tốt hơn.

      Ảnh minh họa

      Độ phân giải cao của tivi màn hình cong khiến các chi tiết thêm sắc nét, đặc biệt với những đoạn cận cảnh, đặc tả. Theo anh Dũng, với tivi màn hình phẳng, các hình ảnh từ hai góc sẽ đến với mắt người ở khoảng cách xa hơn là điểm giữa. Trong khi tivi màn hình cong giúp khoảng cách từ mắt người xem đến các điểm khác nhau của màn hình là như nhau. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào người xem cũng ngồi ở vị trí chính giữa trực diện với màn hình tivi. Và khi đó, hiệu ứng màn hình cong sẽ còn không chuẩn xác nữa.

       

      Thông tin so sánh tham khảo:

       

       

      Tivi màn hình phẳng 65 inch

      Tivi màn hình cong 65 inch

      Độ phân giải

      1920x1080p

      3.840 x 2.160

      Công nghệ

      LCD và Plasma

       OLED

      Giá thành

      50 – 65 triệu đồng (tùy hãng sản xuất)

      Trên dưới 100 triệu đồng (tùy hãng sản xuất)

      Tính năng

      Kết nối internet, tích hợp các cổng USB hoặc khe cắm thẻ nhớ, giao diện đa phương tiện phân giải cao…

      Sử dụng UHD Upscaling không chỉ xử lý các nguồn UHD ở độ phân giải 4k tăng thêm sắc nét mà còn chuyển đổi những nội dung có độ phân giải thấp thành nội dung có chất lượng hình ảnh siêu nét.

      UHD dimming cho chất lượng hình ảnh tốt hơn, màu đen sâu hơn, màu trắng tinh khiết hơn.

      Peak ilumination tăng độ sáng, độ tương phản tối đa.

       

    • Ắc quy xe đạp điện: 7 hiện tượng cần lưu ý để giảm thiểu rủi ro

      7 hiện tượng thường gặp

      1- Khi thấy đèn báo năng lượng của xe hoạt động không ổn định, thường xuyên nhấp nháy, chứng tỏ ắc quy đang yếu dần, bạn hãy đi kiểm tra ngay và thay mới ắc quy nếu cần thiết.
      2- Nếu thấy vỏ bình ắc quy bị phồng, nhiều khả năng ắc quy xe của bạn sắp hỏng, không đảm bảo tích điện.
      3- Ắc quy bị ướt mặt trên có thể là dấu hiệu thông báo bình không còn khả năng nhận lượng điện nạp. Khi các thẻ chai cứng, bình ắc quy giảm khả năng tiếp nhận và trữ  lượng điện nạp. Các thẻ còn lại bị quá tải bởi Đinamô (máy phát điện xoay chiều) nóng lên quá mức làm sôi dung dịch điện phân khiến mặt trên bình ắc quy bị ướt.
      4- Ắc quy thông báo đầy điện, nhưng chỉ đi được một đoạn đường rất ngắn thì bạn cần hiểu dấu hiệu này cảnh báo ắc quy đã hỏng, cần thay mới ngay nếu bạn không muốn phải thường xuyên phải đạp bằng chân.
      5- Bộ nạp không nhảy đèn hoặc ắc quy phát nóng, khi nạp điện cho ắc quy, có hiện tượng trên bạn phải lập tức ngừng nạp, mang đến đại lý kiểm tra. Không được tiếp tục nạp khi không nhảy đèn nạp.
      6- Bàn kẹp bị ăn mòn là dấu hiệu vỏ bình ắc quy bị nứt, nhìn bằng mắt thường bạn rất khó phát hiện vết nứt vì nó thường nằm ở gần gờ cọc bình. Tuy nhiên, quá trình xe chuyển động khiến dung dịch điện phân bắn vào cọc bình và sẽ ngấm lên trên bề mặt nếu vỏ bình bị nứt. Lúc này, axit sẽ gặm mòn từ cọc đến bàn kẹp, khiến bàn kẹp bị ăn mòn. Do đó, khi thấy bàn kẹp bị ăn mòn, cần đưa xe đi kiểm tra ắc quy để có phương án sữa chữa hoặc thay thế.
      7- Đèn hiển thị ắc quy báo hết điện nhưng một lúc sau lại thông báo ắc quy vẫn còn một lượng điện áp nhỏ. Đây là “điện áp phản hồi” và không được phép sử dụng điện áp này để chạy xe.

      Kéo dài tuổi thọ ắc quy - bằng cách nào?

      Không thể sửa một ắc quy đã hỏng, nhưng nếu biết cách sử dụng hiệu quả, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của ắc quy.
      Với xe mới, trong lần sạc đầu tiên nên sạc liên tục khoảng 12 tiếng. Từ những lần sau, nên nạp điện khi ắc quy còn khoảng 30% lượng điện, thời gian nạp từ 8-12 tiếng, không được nạp quá lâu. Mỗi tháng dùng cạn ắc quy một lần để xả sâu.
      Khi lên dốc, đường đông hoặc có gió lớn nên đạp chân hỗ trợ để tránh dòng điện cấp từ ắc quy đột ngột tăng mạnh. Hành động phanh, tăng ga liên tục cũng ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ ắc quy.
      Nếu xe để lâu không sử dụng trong thời gian dài, phải nạp đầy ắc quy trước khi cất giữ, cứ 15 ngày nạp lại 1 lần.
       

      Đặc biệt lưu ý không nên:

      - Để ắc quy thiếu điện trong thời gian dài
      - Để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè.
      - Để ắc quy bị rung động mạnh, bị va đập hay chập do đấu nhầm cực.
      - Tự ý tháo hay sửa chữa ắc quy.
      - Để nước rơi vào ắc quy.
      - Sạc ắc quy ở những nơi có độ ẩm cao.

       

    • Cảnh giác với máy cắt cỏ

      Vì sao có nhiều tai nạn đáng tiếc?

      Tháng 6/2013, một nông dân ở Khánh Hòa khi đang vận hành máy cắt cỏ, lưỡi xén bất ngờ bị vỡ, văng vào chân làm đứt xương cẳng chân, mạch máu, gân, cơ chân; Tháng 2/1014, một người đàn ông ở Đồng Nai cũng bị đứt cẳng chân do cánh quạt của máy cắt cỏ văng trúng…

      Không chỉ gây tai nạn cho chính người sử dụng, máy cắt cỏ còn đe dọa đến an toàn của những người xung quanh. Tháng 8/2012, một thanh niên ở Lâm Đồng tử vong tại chỗ khi chiếc lưỡi máy cắt cỏ của người làm việc bên cạnh bị gãy đôi văng trúng ngực. Tháng 2/2014, một người dân ở Quảng Bình bị lòi ruột do lưỡi cưa của máy cắt cỏ người bên cạnh văng ra, cắt vào bụng…

      Dù đã có tai nạn xảy ra, nhưng cả người bán và người sử dụng máy cắt cỏ vẫn rất chủ quan. Trong vai một khách hàng, phóng viên Thế giới điện gọi điện đến một website chuyên về máy cắt cỏ và được tư vấn để mua rất nhiều dòng máy. Tuy nhiên, khi hỏi về cách vận hành máy an toàn, nhân viên bán hàng vô tư: “Chị cứ sử dụng bình thường, không cần lưu ý gì đặc biệt”.

      Ảnh minh họa

      Khi nhận được lo lắng, thắc mắc về  một số trường hợp gặp tai nạn do sử dụng máy cắt cỏ, nhân viên này cho rằng: “Chị yên tâm, chúng em chỉ bán sản phẩm của các thương hiệu lớn nên rất an toàn”.

      Người bán đã vậy, người mua cũng chủ quan không kém. Thậm chí, có người mua máy về mới lên các diễn đàn online để hỏi về cách sử dụng. Còn đa số người dân, khi mua là sử dụng, không quan tâm đến việc tìm hiểu, sử dụng máy thế nào cho an toàn.

      Chị Nguyễn Thị Luyến (huyện ChưPah, tỉnh Gia Lai) cho biết: “Mua máy về, lắp xong là chúng tôi mang ra xén cỏ, dọn rẫy thôi. Và cũng chưa có ai gặp nạn cả. Những trường hợp bị lưỡi xén gãy văng trúng chỉ là... không may”.

      Có thể nói, tâm lý chủ quan, cho rằng tai nạn chỉ là “không may” là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sự cố đáng tiếc khi vận hành máy cắt cỏ.

      Những lưu ý khi chọn mua và sử dụng

      Để giảm thiểu những tai nạn do máy cắt cỏ gây ra, nên mua máy cắt cỏ của những thương hiệu có uy tín;

        -Nên mua ở những cửa hàng có kỹ sư, chuyên gia tư vấn hướng dẫn kỹ về cách lắp đặt và vận hành máy an toàn.
        -Lựa chọn máy có công suất phù hợp tùy theo mục đích sử dụng như: Cắt cỏ dại, phát quang bụi rậm hay cắt tỉa các cây nhỏ…
        -Chọn mua máy cắt cỏ có bộ phận quản lý khói do máy thải ra để bảo vệ môi trường xung quanh.
        -Cần kiểm tra kỹ lưỡi cắt trước khi vận hành máy. Nếu lưỡi cắt có dấu hiệu bị hỏng, rạn nứt cần phải thay mới ngay. Nếu lưỡi cắt bị lỏng, cần siết chặt lại. Bạn nên nhớ, lưỡi của máy cắt cỏ là bộ phận thường gây tai nạn nhất.
        -Khi vận hành máy cắt cỏ, tuyệt đối không khởi động máy trong phòng kín hoặc trong khu cao ốc.
        -Khi sử dụng máy cắt cỏ phải luôn đi giày kín mũi; mặc quần áo bảo hộ lao động (quần dài, áo dài); đeo găng tay và mắt kính an toàn;  không đeo đồ trang sức, mặc áo quần rộng.
       

      Có hai loại máy cắt cỏ: Máy chạy bằng điện và máy chạy xăng.

      - Máy chạy bằng điện có giá rẻ hơn, phù hợp với việc cắt cỏ trên khu vườn cỡ nhỏ hoặc trung bình.

        -Máy chạy bằng xăng đắt hơn, có công suất lớn, phù hợp vận hành trên diện tích rộng.

       

    • Điều hòa ô tô: Sử dụng đúng cách không dễ!

      Bật sau, tắt trước

      Nhiều người có thói quen khi vừa vào xe đã bật điều hòa mà không hiểu rằng, hành động này khiến xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn, làm hư hại bình điện. Do đó, bạn không bao giờ nên bật điều hòa cùng lúc với khởi động xe. Thay vào đó, bạn hãy hạ kính và bật quạt gió ở mức độ 1, giúp khí nóng trong xe thoát ra trước. Sau khoảng 5-10 phút, khi máy chạy đều, mới bật điều hòa.

      Khi bật điều hòa, phải đóng kín các cửa, nhằm tránh lãng phí hơi lạnh ra bên ngoài, tiêu tốn nhiên liệu. Sau khi bật điều hòa, hãy điều chỉnh quạt gió ở mức hợp lý, bởi để quạt gió ở mức quá lớn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng. Nếu bạn lái xe trong điều kiện thời tiết bình thường, nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí. Chỉ lấy gió trong khi vừa bật điều hòa để không khí trong xe nhanh được làm lạnh và khi trời mưa nhằm tránh tình trạng không khí ẩm lọt vào, gây đọng nước trong cabin.

      Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, bạn nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió, tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt, gây đứt cầu chì quạt gió. Hơn nữa, bụi bẩn cũng sẽ làm nghẽn lưới lọc và van tiết lưu, từ đó tạo chất phản ứng sản sinh axít gây mài mòn. Khoảng 10 phút trước khi kết thúc lộ trình, bạn nên hạ hé kính và tắt điều hòa. Không tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.

      Ảnh minh họa

      Bảo dưỡng đúng định kì

      Định kì hàng tháng bạn nên tiến hành vệ sinh tấm lưới lọc (nếu xe thường xuyên chạy ở địa hình có nhiều bụi như công trường, đường đất..., tấm lưới lọc cần được vệ sinh hàng tuần), nhằm tránh tình trạng bộ lọc gió của điều hòa bị tắc, khiến gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được ca-bin.

      6 tháng/lần, bạn mang xe đến các trung tâm chuyên nghiệp để vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa: Nếu dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của dung môi (gas), còn dàn lạnh bị bẩn, không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào khoang xe và khiến máy lạnh hoạt động nhiều hơn, gây tốn điện.

      Bạn nên biết việc bổ sung gas cho máy lạnh cần đảm bảo đúng quy định, bởi trên nhiều dòng xe, nếu gas bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết gas để bảo vệ hệ thống, gây mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động. Ngược lại, nếu nạp thiếu gas, hoạt động của hệ thống làm lạnh sẽ kém.
       

      Thử nghiệm của Hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ  (SAE ) cho thấy: Xe không bật điều hòa, hạ kính tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn xe bật điều hòa và đóng cửa!
      Nguyên nhân, là hạ kính cửa sẽ làm tăng hệ số cản khí động học của ô tô. Khi xe chạy với tốc độ lớn, phần nhiên liệu cung cấp cho động cơ để thắng sức cản khí động học do việc hạ kính cửa không hề nhỏ. Hơn nữa việc hạ kính cửa không những không tiết kiệm nhiên liệu mà còn đưa thêm bụi bẩn vào trong xe.

       

    • Để bình nóng lạnh không thành... Bom

      Chiều ngày 26/5/2014, tại phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội, có một tiếng nổ lớn phát ra từ nhà bà Mai Kim Lan. Ngay sau đó, nguyên nhân của vụ nổ được xác định là do bình nóng lạnh. Bà Lan kể lại, sau khi bật nước nóng để chuẩn bị tắm, được khoảng chưa đầy 15 phút bình bỗng phát nổ, nước chảy lênh láng. Cũng may, lúc bình nóng lạnh phát nổ, không có ai sử dụng trong nhà tắm.

      TS Trần Văn Thịnh – Viện Điện – Đại học Bách Khoa Hà Nội giải thích nguyên nhân của những vụ nổ bình nóng lạnh gần đây: Nếu bình nóng lạnh có hiện tượng nổ như bom thì chỉ có thể là do hỏng  bộ cảm biến và điều khiển nhiệt độ -  rơ le nhiệt. Bình thường khi nhiệt độ trong bình đạt 800C thì rơ le nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt. Tuy nhiên, do hỏng bộ cảm biến và điều khiển nhiệt độ nên nước cứ thế tiếp tục sôi hơn 800C và sinh ra nhiều hơi. Với lượng hơi tiếp tục tăng như vậy, chỉ sau khoảng 20 phút là bình phát nổ.

      Ảnh minh họa

      Giải pháp an toàn

      Bình nóng lạnh là thiết bị hữu dụng trong mỗi gia đình, nhưng sau một thời gian dài sử dụng không thể không tránh khỏi những sự cố hư hỏng: hỏng gioăng, máy nước nóng không vào nguồn, rò điện, rỉ nước… thậm chỉ là nổ bình. Chính vì vậy, để hạn chế những trường hợp không mong muốn xảy ra, các chuyên gia có một số lời khuyên:

      1. Sử dụng hàng chính hãng

      Những hàng kém chất lượng sẽ rất dễ gây dò điện, nước không nóng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của các thành viên trong gia đình. Bạn nên chọn các loại máy uy tín, thời gian bảo hành dài và có tính năng an toàn.

      2. Không tự ý lắp đặt

      Phần lớn những sự cố hỏng hóc thường có nguyên nhân từ việc người tiêu dùng tự ý lắp đặt. Việc lắp đặt bình nóng lạnh không khó, tuy nhiên sẽ thật sự là vấn đề nan giải nếu bạn không nắm vững về những yêu cầu kỹ thuật. Bạn nên lựa chọn loại dây dẫn công suất phù hợp và chất lượng để tránh bị quá tải, dẫn đến sự cố cháy chập điện.

      3. Kiểm tra định kỳ

      Mỗi tuần 1 lần, bạn nên kiểm tra bằng bút thử điện xem máy có hiện tượng rò điện không?
      Vệ sinh bình nóng lạnh (đầu vòi sen, nguồn cấp nước) mỗi tháng 1 lần.
      Nếu nước có dấu hiệu bị nhiễm phèn, bạn nên súc rửa để tránh hiện tượng bị gỉ sét hay dò điện.
       

    • Thuốc lá điện tử: Có nên dùng?

      Tiếp xúc với những người đã hút hoặc có người thân hút TLĐT và theo dõi những thắc mắc về TLĐT trên một số diễn đàn, chúng tôi thấy rằng, đa số ý kiến đều có chung nhận định, ưu điểm lớn nhất của TLĐT là nồng độ nicotin ít hơn thuốc lá thường và TLĐT cũng ít chất độc hại hơn. Ngoài ra, khói của TLĐT không ảnh hưởng đến những người xung quanh; hơi thở ra khi hút TLĐT không gây mùi hôi; TLĐT không có tàn thuốc, không tóp thuốc nên rất vệ sinh.

      Công dụng của thuốc lá điện tử vẫn là vấn đề gây tranh cãi (Ảnh minh họa)

      Tuy vậy, các ý kiến cũng cho rằng, TLĐT khá đắt, người dùng phải mua điếu thuốc điện tử có giá từ 900.000-3.000.000 đồng; hộp tinh dầu chứa nicotin từ 70.000-150.000 đồng, mỗi hộp dùng trong khoảng 1 tháng và cũng có không ít tác hại. Điều này cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới và một số tổ chức khuyến cáo, bởi hiện chưa đủ bằng chứng cho thấy TLĐT là một sản phẩm cai thuốc an toàn.

      Thứ nhất, TLĐT vẫn chứa nicotin nên có thể gây nghiện đối với người hút. Hơn thế, nicotin trong TLĐT tồn tại ở dạng lỏng, nếu vô tình hút phải nicotin lỏng vào miệng sẽ nguy hiểm và gây tổn hại đến hệ hô hấp.

      Thứ hai, chất Propylene glycol có mặt trong TLĐT có thể giải phóng axit lactic vào cơ thể, gây đau nhức bắp thịt.

      Đặc biệt, những lời quảng cáo “có cánh” của TLĐT (sản phẩm công nghệ cao, thể hiện đẳng cấp…) rất dễ “quyến rũ” người chưa hút thuốc thành người hút, đặc biệt là giới trẻ.

      Do đó, người tiêu dùng nên sáng suốt lựa chọn cho mình hình thức cai nghiện thuốc lá phù hợp. Cách tốt nhất, an toàn nhất vẫn là ở sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
       

      Thuốc là điện tử:

      - Hình dáng giống với thuốc lá thường, gồm một ống hình trụ màu trắng, đầu lọc màu vàng và đèn đỏ ở đầu điếu thuốc.

      - Đầu lọc chứa nicotin, chất tạo vị giả thuốc lá và chất propylene glycol.

      - Thân ống thay vì chứa thuốc lá thực chất là một thiết bị điện tử, khi kích hoạt sẽ phun hỗn hợp hơi đi qua đầu lọc để hòa tan nicotin và chất tạo vị thuốc lá.

      - Khi người hút rít hơi thuốc, hơi nicotin và vị giả thuốc sẽ vào miệng và hệ hô hấp như khói thuốc.

       

    • Quạt không cánh: Hàng nhái nhiều hơn hàng xịn

      Ảnh minh họa

      Rằng hay thì thật là hay…

      Chị Mai Thị Nga (Hồng Mai, Hai Bà Trưng - Hà Nội) đang băn khoăn không biết tìm mua chiếc quạt nào cho gia đình. Nhà có con nhỏ nên chị Nga được mách nên tìm mua chiếc quạt không cánh cho an toàn.

      Dạo qua các cửa hàng bán đồ gia dụng trên phố Huế, Nguyễn Lương Bằng, chị Nga đã mua được một chiếc quạt chỉ với giá 1,5 triệu đồng. Chị hồ hởi chia sẻ: “Người bạn thân của mình đặt mua quạt không cánh hiệu Dyson tại trang web Amazon của Mỹ với giá 399$ (tương đương 8,2 triệu). Vậy mà chị lại có thể mua một chiếc tương tự tính năng với giá chỉ 1,5 triệu đồng.”

      Dạo qua các cửa hàng điện máy, PV Thế giới Điện có thể dễ dàng bắt gặp các loại quạt không sử dụng cánh với nhãn hiệu COEX, KANGAROO, ASIA, GOLDSUN… với các phân khúc giá từ dưới 1 triệu đến hơn 3 triệu đồng. Có thể thấy, thị trường quạt không cánh tại Việt Nam hiện tại rất phong phú, đa dạng mẫu mã, chủng loại và nhãn hiệu.

      Ông Nguyễn Ngọc Đức -  chủ một cửa hàng bán đồ gia dụng tại phố Huế cho biết: “Quạt không sử dụng cánh nhái của Trung Quốc đa dạng hơn nhiều so với mẫu Dyson chính hãng từ Anh. Các mẫu này còn cải tiến bằng cách thêm nhiều tính năng cho quạt như đèn LED chiếu sáng, điều khiển, khung hình tròn thổi luồng khí được thay thế thành hình oval, trái tim, vuông…”, giá thành rẻ hơn nhiều nên rất thu hút khách hàng.  

      Có khi ngậm đắng nuốt cay vì…ồn

      Sau một thời gian sử dụng, chiếc quạt không cánh của bà Phạm Thu Hà  (Linh Đàm, Hà Nội) khi chạy ở tốc độ cao đã tạo nên luồng gió thổi kêu vù vù rất lớn, ban đêm nếu để quạt này bên cạnh thì tiếng máy to đến mức mất ngủ. Bà Hà chia sẻ: “Chiếc quạt không cánh này bà mua qua quảng cáo trên một trang web bán hàng giảm giá, nên chỉ phải chi trả 250 nghìn đồng so với giá thực của sản phẩm là 1,2 triệu đồng. Đúng là tiền nào của nấy!” – Bà Hà ấm ức.

      Quảng cáo một đằng nhưng chất lượng một nẻo. Đó là nhận định chung của nhiều người tiêu dùng về đa phần những chiếc quạt không sử dụng cánh của các thương hiệu không tên tuổi được bán tràn lan trên thị trường hiện nay. Anh Nguyễn Đức Minh ở phố Nhà Thờ quận Hoàn Kiếm bức xúc: “Tôi tưởng quạt không cánh vừa đẹp vừa mát nên mua về với ý định trang trí, làm mát cho gia đình trong hè. Ai dè mất toi 3,2 triệu đồng một chiếc mà chỉ một thời gian ngắn sử dụng quạt đã xuống cấp, không  mát bằng quạt có cánh của Việt Nam sản xuất ”.

      Không những vậy, công đoạn vệ sinh cho chiếc quạt hiện đại này cũng không hề đơn giản như quảng cáo. Môi trường ở Việt Nam khá nhiều bụi bặm, với quạt thường sử dụng lâu ngày có thể dễ dàng tháo cánh quạt lau chùi bụi; còn quạt không cánh sẽ có hiện tượng bám bụi ở bên trong quạt do nguyên lý không khí phía sau quạt bị hút vào phía trong vành quạt tạo gió. Dù có tấm lọc bụi bên trong nhưng về lâu dài cũng sẽ “kẹt cứng bụi” và không dễ dàng tháo lắp để vệ sinh bên trong thân quạt.

      Nắm bắt và sử dụng những công nghệ mới là một xu hướng của toàn xã hội. Tuy nhiên, nhiều người dân vì tâm lý ham rẻ mà chọn mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng nên rất dễ bị “tiền mất, tật mang”.  Chính vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ chính mình, người dân nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và có địa chỉ rõ ràng, có bảo hành chính hãng và tìm hiểu kỹ tính năng trước khi chọn mua.
       

      Lưu ý khi chọn lựa quạt không cánh:

      - Chọn sản phẩm có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng, có tem bảo hành của nhà sản xuất.
      - Quạt phải êm, tiếng gió nhẹ.
      - Kiểu dáng chắc, vỏ nhựa bóng, đề can in rõ.
      - Điều khiển bật tắt, lưu lượng gió, chiều quay và góc quay của vành dễ dàng.
      - Lượng khí thổi ra phải đủ mạnh ở khoảng cách gần 1 mét.

      Lưu ý khi vệ sinh quạt không cánh:

      - Việc vệ sinh quạt không có cánh đơn giản: Chỉ vệ sinh bề mặt, các khe hở bên ngoài, phần thân quạt.
      - Phần lồng quạt và đế quạt có thể tháo rời để vệ sinh, tuy nhiên hạn chế tháo lắp nếu không cần thiết.
      - Với quạt dùng lâu ngày bị bám bụi bên trong, chạy không êm, có tiếng ồn, bạn  không nên tự ý sửa, nên mang quạt đến nhà sản xuất để được bảo dưỡng đúng cách.

       

    • Nồi cơm điện trục trặc: Các hiện tượng và cách xử lý

      Để nồi cơm điện bền và nấu cơm ngon:

      Trước khi cho vào nồi, bạn nên lau khô xung quanh bên ngoài xoong nấu.

      Khi đặt xoong vào nồi cơm bạn phải lưu ý dùng 2 tay đặt vào. Nếu dùng 1 tay có thể bạn sẽ làm hỏng rơ le chính của nồi.

      Sau khi đặt xoong vào nồi, bạn nên xoay nửa vòng qua trái hoặc qua phải để rơ le tiếp xúc đều với đáy nồi, tránh hiện tượng cơm bị sống.

      Thường xuyên vệ sinh các phần của nồi cơm điện: Xoong, phần trong nồi, hộp chứa nước, cụm thoát hơi...

      Bạn không nên:

      Ấn nhiều lần nút “cook” để tạo cháy. Việc ấn nhiều lần này chỉ khiến giảm tuổi thọ nồi cơm, khiến rơ le bật- tắt không chính xác, nồi cơm dễ bị sống hoặc quá lửa.

      Vo gạo trực tiếp trong nồi vì có thể làm xước lớp chống dính, méo nồi do va chạm.

      Dùng  xoong của nồi cơm điện để nấu trên thiết bị khác, sẽ rất dễ làm xoong bị biến dạng.
       

      Hiện tượng/

      Nguyên nhân

      Giải pháp

      Cắm điện và cơm… sống

      Đây là hiện tượng nồi cơm bị rơ le cắt sớm, hoặc đáy nồi cong khiến nhiệt tiếp xúc không đủ.

      Nên thay rơ le mới

      Với trường hợp đáy nồi cong thì bắt buộc phải thay nồi mới.

      Nấu cơm bị cháy

      Đây là hiện tượng rơ le bị cắt muộn.     
      Nên thay rơ le mới

      Cắm điện nhưng không có đèn báo:

      Có thể nồi bị đứt cầu chì.

      Mua cầu chì mới để thay hoặc đem ra hàng sửa.

       

      Bí quyết nấu cơm ngon:

      - Sau khi vo gạo, dùng tay dàn đều mặt gạo để cơm được chín đều.
      - Hạn chế mở nắp nồi khi nấu cơm vì sẽ làm cơm thiếu hơi.
      - Khi nồi vừa chuyển sang chế độ giữ ấm, nhanh tay xới đều cơm trong nồi. Như vậy sẽ giúp cơm tơi và chín đều.
      - Không cắm chế độ giữ ấm quá 12 tiếng, vừa tốn điện mà cơm sẽ mất ngon, bị biến màu và giảm vị.

       

    • Sử dụng điện trong gia đình có trẻ nhỏ: Những lưu ý không thể xem thường

      Trước đó, vào ngày 13/2/2014, tại TP.HCM một bé gái cũng bị điện giật cháy xém lòng bàn tay trái, do tự cắm dây điện của quạt máy vào ổ điện; Ngày 15/3/2014, tại một đám cưới ở xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, hai em bé bị điện giật chết khi chạm vào cột dựng rạp cưới bằng sắt…

      Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), hàng năm, cả nước xảy ra từ 400 - 500 vụ tai nạn điện, trong đó, 70% nguyên nhân là do mất an toàn điện trong hộ gia đình.

      Đáng nói, rất nhiều phụ huynh lại cảm thấy tự hào khi thấy con mình mới 2, 3 tuổi đã có thể giúp bố mẹ bật tivi, cắm quạt, lấy nước trong tủ lạnh… mà không ý thức được rằng, những hành động của bé trong nhiều trường hợp không an toàn có thể gây tai nạn, tử vong.

      Bắt chước người lớn sử dụng các thiết bị điện đang là mối đe dọa đến an toàn của nhiều trẻ nhỏ - Ảnh: Hồng Hoa

      Ths. Nguyễn Danh Khoa - Giám đốc đào tạo Trung tâm Khoa học Kỹ thuật An toàn Việt Nam cho biết, trẻ em thường hay bắt chước và tò mò với mọi vật xung quanh. Thấy người lớn cắm điện, trẻ cũng làm theo; có khi chúng cắm cả chìa khóa, chiếc đũa, cái thìa… vào ổ điện.

      “Chúng ta không thể cấm trẻ con học hỏi, bắt chước, bởi ở độ tuổi từ 1-4, các bé chưa ý thức được về sự nguy hiểm và cũng chưa lĩnh hội được những chỉ bảo từ người lớn. Điều quan trọng là các bậc phụ huynh phải thực hiện các giải pháp an toàn điện trong gia đình”, ông Khoa chia sẻ.

      Theo ông Khoa, với các gia đình có trẻ nhỏ, thiết bị điện gia dụng phải bố trí xa tầm với của trẻ. Những ổ cắm nên dán băng dính hoặc có nắp đậy. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn và các thiết bị điện. Tuyệt đối không dùng dây dẫn điện trần không có vỏ nhựa bọc để mắc điện trong nhà; không dùng dây dẫn điện không có phích cắm để cắm trực tiếp vào ổ điện.

      Với trẻ em từ 5 tuổi trở lên, ngoài những biện pháp trên, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức an toàn về điện cho trẻ, đồng thời ghi dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở những nơi có nguy cơ gây ra điện giật; hướng dẫn trẻ gọi 114 khi cần thiết.

      Ngoài ra, các gia đình phải thường xuyên nhắc nhở trẻ tránh xa nơi dây điện bị đứt rơi xuống, không được lấy sào chọc dây điện; khi trời có mưa, sấm chớp không không được đứng dưới những cây to hoặc đường dây điện cao thế… Riêng khu vực nông thôn, phải cấm trẻ trèo lên cột điện chơi, cảnh báo cho trẻ khi thả diều cần chú ý đề phòng dây diều vướng vào đường dây điện…
       

      Sơ cứu khi trẻ bị điện giật

      1. Tách trẻ ra khỏi nguồn điện: Nhanh chóng ngắt nguồn điện (cầu dao, automat…). Nếu không thể ngắt nhanh nguồn điện, phải dùng vật cách điện khô như sào, gậy tre… gạt nguồn điện ra khỏi trẻ. Nếu bé nắm chặt vật dẫn điện, cần đứng trên thiết bị cách điện khô hoặc đi ủng, dùng găng tay cách điện kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Tuyệt đối không được sờ trực tiếp vào nạn nhân.

      2. Sơ cứu tại chỗ: Trong khi chờ cấp cứu, nếu trẻ còn tỉnh, cần nới lỏng áo quần để bé dễ thở hơn.

      - Nếu trẻ mất tri giác, phải kiểm tra hô hấp tuần hoàn của trẻ còn hoạt động không. Nếu không còn dấu hiệu, phải thực hiện ngay biện pháp hồi sức tim, phổi:

      - Đặt trẻ nằm ngửa, kê gối mềm hoặc quần áo dưới đốt sống cổ sao cho đầu trẻ ngửa về phía sau.

      - Mở miệng trẻ nếu thấy lưỡi thụt vào thì kéo ra, moi sạch thức ăn (nếu có) để đường thở thông thoáng.

      - Đặt hai tay xếp chồng lên nhau tại vị trí 1/3 phần dưới xương ức và ấn vào lồng ngực 5 cái.

      - Sau khi hồi sức tim, phổi, chuyển sang tư thế thổi ngạt:

      - Nếu thổi vào miệng thì bịt mũi và ngược lại.

      - Vừa thổi vừa quan sát xem lồng ngực trẻ có phồng lên hay không.

      - Cứ sau 2-3 lần thổi ngạt lại ép tim nạn nhân 4-6 lần.

      - Thực hiện liên tục các thao tác đến khi bé có dấu hiệu sống trở lại.

      - Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

       

    • Lắp đặt hệ thống điện trong phòng tắm: Chớ nên cẩu thả

      Hệ thống đường điện:

      Nên đi ngầm trong tường, các dây điện cần được bảo vệ cẩn thận trong ống gen. Do môi trường trong phòng tắm thường xuyên ẩm ướt, nên việc đi ngầm đường điện sẽ tránh giật điện do va chạm hoặc nước vào đường dây.
      Sử dụng dây điện và ống gen đảm bảo tiêu chuẩn về độ bền, cách điện.

      Ổ cắm:

      Không nên lắp đặt ổ cắm trong phòng tắm. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bạn vẫn muốn sử dụng ổ cắm dành cho máy cạo râu, máy sấy tóc thì nên lựa chọn các ổ cắm phải có lớp chống nước, có nắp đậy bảo vệ. Bạn nên lắp đặt nó ở vị trị cao, khô ráo, tránh xa bồn tắm, vòi hoa sen.

      Đèn trong phòng tắm:

      Nên lựa chọn loại đèn trần có chụp bảo vệ thay vì sử dụng các loại đèn treo.
      Nên thiết kế công tắc cho đèn bên ngoài cửa phòng tắm.
      Đối với đèn sưởi,  nên treo đèn trên cao, giúp giảm tình trạng tiếp xúc nước. Phải đảm bảo đèn được để cách xa tầm với khoảng 50 cm, không để đèn sưởi gần đồ dễ cháy như giấy vệ sinh, khăn mặt, khan tắm…

      Bình nước nóng sử dụng điện:

      Nên lắp đặt loại bình nước nóng có chức năng tiết kiệm điện, an toàn, chống dò điện.
      Phải nối tiếp đất khi lắp đặt vào mạng điện gia đình, để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện và người sử dụng.

      Quạt thông gió:

      Nên lắp đặt quạt ở vị trí cao.
      Chọn loại quạt có vỏ nhựa, có bộ cảm ứng nhiệt, tự động ngắt quạt khi quạt quá nóng.

      Khoảng 23h30 đêm 5/12/2013, tại phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) xảy ra một vụ giật điện khiến bà Nguyễn Thị Thu Mai tử vong ngay trong phòng tắm nhà mình.

      Ngày 24/1/2014, tại khu 5, xã Sơn Thủy (Thanh Thủy, Phú Thọ) xảy ra một vụ giật điện do hở điện bình nước nóng. Nạn nhân là chị Phạm Minh Nga. Bố chồng chị, ông Đỗ Minh Khôi vào cứu con dâu cũng bị điện giật, cả hai bố con đều tử nạn.

      Một số lưu ý sử dụng điện trong phòng tắm:

      - Chỉ sử dụng công tắc, ổ cắm khi tay đã khô.
      - Tránh nước văng vào các thiết bị điện.
      - Không để trẻ nhỏ một mình trong phòng tắm.
      - Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng.

          Với bình nước nóng sử dụng điện:
        - Bật bình nước nóng trước khi sử dụng khoảng 15 phút và ngắt nguồn điện trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
        - Luôn kiểm tra gioăng cao su của bình nóng lạnh.
        - Bảo dưỡng bình nước nóng định kỳ.

       

    • Màn điều hòa: Vì sao khó thở?

      Thời tiết bước vào cao điểm mùa nắng nóng, với những lời quảng cáo như: Làm mát nhanh, tiết kiệm điện... và giá rẻ hơn so với điều hòa nhiệt độ, nên màn điều hòa được người tiêu dùng quan tâm. Có thể nói, nếu như màn điều hòa hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng với những gia đình chưa có điều kiện lắp đặt điều hòa nhiệt độ, sản phẩm này là sự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số người tiêu dùng: Màn điều hòa có khả năng làm mát nhanh, nhưng không thể nằm lâu trong màn được, vì rất ngột ngạt và khó thở.

      Chị Thanh Mai (Trung Hòa, Cầu Giấy) bức xúc: “Trời nóng quá, tuần trước, hai vợ chồng tôi quyết định “chắt bóp” mua chiếc màn điều hòa hơn 3 triệu đồng. Tối hí hửng mang ra dùng. Lúc mới vào nằm, đúng là mát thật, hơn hẳn so với quạt. Nhưng được khoảng một tiếng, cả hai vợ chồng và con gái đều thấy bí hơi, khó thở. Khi tôi đứng dậy kéo màn ra cho thoáng khí thì bị chóng mặt, buồn nôn suýt ngã... Phải ngồi một lúc mới bình thường. Sợ quá, không dám dùng nữa. Vậy là đi tong 3 triệu đồng”.

      Ảnh minh họa

      TS. Nguyễn Đức Lợi - Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay: Màn điều hòa có ưu thế là giá rẻ và tiết kiệm điện hơn so với máy điều hòa nhiệt độ, bởi thay vì làm mát cả căn phòng rộng lớn, nó chỉ làm mát diện tích nhỏ, chỉ từ 2 m3 - 3 m3. Ưu điểm là vậy, nhưng nhược điểm của màn điều hòa cũng không nhỏ.

      TS. Lợi cho biết: Theo tiêu chuẩn vệ sinh thì mỗi người cần khoảng 20 m3/giờ không khí tươi để thở. Nếu không có khí tươi, nồng độ CO2 sẽ tăng cao và gây choáng do thiếu oxi. Ở các sản phẩm màn điều hòa đều không nói đến việc cung cấp khí tươi cho người ngủ bên trong. Trong khi đó, diện tích màn quá nhỏ, lại buộc phải đóng kín mới đảm bảo điều kiện làm mát. Không có chỗ để thoát hơi, không khí trong màn khó lưu thông, nên người sử dụng sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Đó là chưa kể, người sử dụng đang nằm trong không gian kín, nhiệt độ thấp, nên khi ra ngoài màn đột ngột rất dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt, chóng mặt, buồn nôn, do sự chênh lệch nhiệt độ. Bởi khi nhiệt độ trong màn và bên ngoài chênh lệch quá 80C sẽ gây choáng. Do đó, khi sử dụng màn điều hòa cần lưu ý không được ra ngoài màn một cách đột ngột. Sau khi kéo màn xuống, nên ngồi một lúc để thích nghi với không khí bên ngoài phòng rồi mới đứng dậy. Ngoài ra, để tránh hiện tượng khó thở khi sử dụng màn điều hòa, người sử dụng không nên kéo kín màn hoàn toàn, phải để một khoảng để lưu thông không khí giữa trong màn và ngoài phòng. Tuy nhiên, việc làm này sẽ giảm hiệu quả làm mát, đồng thời gây tốn điện vì máy điều hòa mini đi kèm phải làm việc với công suất lớn hơn.

      Màn điều hòa:

      - Cấu tạo gồm một chiếc khung màn và một chiếc máy điều hòa công suất nhỏ, từ 150W-230W.
      - Có khả năng điều hòa 2 chiều (nóng - lạnh).
      - Giá từ 2 - 4 triệu đồng/sản phẩm.

       

    • Cẩn trọng khi xử lý hầm khí biogas ít khí

      Do thiếu dưỡng khí khi xuống hầm.

      Theo thạc sĩ Hồ Thị Lan Hương - Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch (Viện Năng lượng), hiện tượng đóng váng trên bề mặt của hầm ủ khí biogas sau một thời gian sử dụng là do nguyên liệu nạp quá loãng nên những tạp chất nhẹ kết hợp với dầu mỡ nổi lên, tạo thành váng.

      Để đảm bảo an toàn, người sử dụng không nên tự ý vệ sinh hầm mà cần báo cho kỹ thuật viên hoặc thuê xe hút bể phốt, máy bơm chuyên dụng để phá màng sinh học.

      Nếu tự xử lý, người sử dụng cần phải mở nắp hầm ủ khí một thời gian dài, để khí mêtan bay hết. Sau đó, dùng cây sào luồn qua lối ra, hoặc lối vào để phá màng sinh học, và bơm nước vào để đẩy màng ra.

      Ảnh minh họa

      Cũng có thể lấy nước từ bể điều áp đổ vào bể đầu vào nhằm cấy thêm vi khuẩn sinh khí, phá màng sinh học. Với trường hợp váng quá dày, nên mua men vi sinh để phá. Khi chọn men vi sinh cần lưu ý chọn loại men trong thành phần có nhiều vi khuẩn phân hủy xenlulozo. Tuy nhiên, sử dụng loại men này để phá váng, thời gian đầu lượng khí gas vẫn lên rất ít, một thời gian ngắn sau mới lên đều.

      Để ngăn sự tạo váng, các gia đình nên xây thêm bể nạp. Bể nạp này cần có nắp đậy, ngăn giữa bể nạp và bể phân giải (bể chính). Trước khi nạp nguyên liệu vào bể chính, cần khuấy đều phân và nước, sau đó mở nắp cho nguyên liệu nạp chảy vào bể phân giải.

      Tỷ lệ pha loãng cũng cần chú ý: Không nên nạp quá nhiều nước vì sẽ nhanh tạo váng. Với phân động vật, chỉ nên pha loãng tối đa theo 1 phân – 3 nước.
       

      Ngày 23/1/2014, phát hiện hầm biogas bị nghẹt, ít khí lên, ông Nguyễn Đình Thạch (Phường 7, thành phố Tân An, tỉnh Long An) xuống hầm kiểm tra đã tử vong do hít phải khí độc.

      Ngày 8/2/2006, tại xã Xuân Khuê, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ông Lê Đình Thạch khi xuống hầm biogas để phá váng đã bị nhiễm độc dẫn đến bất tỉnh. Con trai ông và 2 người hàng xóm nhảy xuống để cứu nhưng vì khí độc trong hầm quá nhiều, nên cả 4 người cùng tử vong.

      Lưu ý khi xuống hầm biogas:

      - Thử xem dưới hầm có khí độc không: Thắp một ngọn đèn cầy (nến), thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy hầm, nếu ngọn nến vẫn sáng bình thường chứng tỏ không khí dưới đáy hầm đủ oxy để thở. Ngược lại, nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt, chứng tỏ hầm thiếu oxy, có nhiều khí CO2 và các khí độc khác.

      - Làm thông thoáng khí dưới đáy hầm: Cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rút lên thả xuống nhiều lần, hoặc bơm khí để tạo sự thông thoáng, trao đổi ôxy trước khi xuống hầm.

      - Khi xuống hầm nên đeo dây bảo hiểm và phải có người ở trên miệng hầm sẵn sàng kéo lên khi có sự cố.

      Yêu cầu khi sử dụng hầm biogas:

      - Nguồn phân, nước phân sử dụng không pha trộn các hóa chất.
      - Phân thải cần được nạp đều đặn hằng ngày.
      - Định kỳ 6 tháng vét bã trên tầng áp lực một lần.
      - 5 năm vét bã trong tầng hầm chứa gas một lần.
      - 10 năm vét hầm một lần.

       

    • Quạt trần: Nên dùng chiết áp hay hộp số?

      Giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng, TS Phạm Hùng Phi - Trưởng bộ môn Thiết bị điện tử - Viện Điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, các gia đình có thể sử dụng chiết áp cho quạt trần nếu không có hiện tượng quạt kêu hoặc ở ngưỡng chịu được. Công suất của quạt thường không quá 75 W, nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới chất lượng điện năng.

      Xung quanh thắc mắc của người tiêu dùng về hiện tượng sử dụng chiết áp ở tốc độ thấp, quạt kêu rất to. Theo TS Phạm Hùng Phi, khi sử dụng chiết áp ở tốc độ thấp, điện áp khác nhiều so với hình sin chuẩn và trong quạt sẽ có mô men gây ra bởi các điều hòa tần số cao (bội số của 50 Hz). Với một số quạt trần có thiết kế không chuẩn, hoặc do vật liệu chế tạo mạch từ, hoặc do công nghệ ép lõi, tẩm sơn, sấy… có thể xuất hiện tiếng kêu rất khó chịu. Trong trường hợp này nên thử dùng một chiết áp do hãng khác chế tạo hoặc thay thế chiết áp bằng hộp số thông thường.

      Người tiêu dùng cần lưu ý:

      - Nên lau chùi định kỳ, vệ sinh quạt bằng cách cho dầu vào ổ trục và cho mỡ mới vào hộp số, chiết áp của quạt.
      - Kiểm tra điện áp định mức của thiết bị xem có phù hợp với điện áp lưới điện trong gia đình bạn hay không?

      Ảnh minh họa


      Ưu điểm, nhược điểm của chiết áp và hộp số

      Thiết bị

      Ưu điểm

      Nhược điểm

      Hộp số

      - Là thiết bị đi kèm khi bán quạt nên người mua không phải trả thêm tiền mua chiết áp. - Đặc biệt khi dùng hộp số thì không hề phát tiếng kêu ở quạt (có thể có tiếng kêu  ở hộp số). - Dùng hộp số không làm méo dạng sóng dòng điện, không ảnh hưởng tới chất lượng điện năng của lưới nói chung

      - Kích thước lớn hơn so với chiết áp, và không điều chỉnh được “vô cấp” tốc độ.

      Chiết áp

      Kích thước nhỏ gọn, điều chỉnh tốc độ trơn và dải rộng.

       

      Nhược điểm lớn nhất là tạo ra sóng điện áp bậc cao, nhất là ở tốc độ thấp. Với một số quạt có thể gây ra hiện tượng kêu rất khó chịu. - Chiết áp làm dòng điện không còn hình sin, ảnh hưởng tới chất lượng điện năng của lưới điện.

       

    • Tìm hiểu hệ thống điện trên máy bay

      Ắc qui cung cấp nguồn điện chính

      Hệ thống điện trên máy bay thương mại thường có một ắc qui và hai hay nhiều máy phát xoay chiều. Ắc qui cung cấp dòng điện một chiều được nối trực tiếp với dây dẫn ắc qui hay Bus khẩn cấp (1). Dòng điện xoay chiều được sinh ra từ các máy phát điện sẽ chuyển đổi thành dòng điện một chiều, cấp điện cho những chỗ cần sử dụng đặc biệt trên máy bay.

      Các hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều khiển bay, hệ thống liên lạc và hệ thống vô tuyến dẫn đường là những hệ thống được ưu tiên khi sử dụng nguồn điện.

      Các thiết bị chiếu sáng ở khoang bếp, hoặc các thiết bị chiếu sáng không quan trọng khác được xếp vào mức ưu tiên thấp. Điện ở đây thường được tắt đi trong trường hợp máy phát bị lỗi.

      Trong trường hợp hệ thống máy phát hỏng hoàn toàn, ắc qui sẽ cung cấp điện cho tất cả các thiết bị quan trọng. Thông thường, ắc qui nạp đầy có thể cung cấp năng lượng dự phòng trong khoảng 20 đến 30 phút.

      Nguồn điện từ Ắcqui rất quan trọng trong trường hợp máy bay gặp sự cố mất nguồn máy phát - Ảnh: Vũ Lam

      Hệ thống nguồn phụ (APU)

      APU là thiết bị dùng để cung cấp điện trong trường hợp máy phát bị hỏng, hoặc dùng để san tải cho máy phát. APU thường dùng để khởi động các động cơ chính của máy bay.

      APU thực chất là một động cơ tua-bin tương đối nhỏ dạng máy nén khí ly tâm. Dòng khí chảy qua máy nén được đưa vào hệ thống cung cấp khí. Khi khởi động, APU chạy với vận tốc không đổi. Khi có sự cố, APU tự động tắt.

      Trong khi máy bay ở trên mặt đất, APU cung cấp: Nguồn điện (electrical power), áp suất thủy lực (hydraulic pressure), điều hòa không khí (air conditioning).

      Hệ thống nguồn phụ này thường cung cấp dòng điện xoay chiều 115V ở tần số 400 Hz và cung cấp dòng một chiều dòng 28V.

      Nguồn điện khi máy bay gặp sự cố

      - Ắc qui trong máy bay rất quan trọng. Ngoài việc dùng khởi động động cơ, ắcqui là nguồn điện duy nhất nếu như hệ thống điện xoay chiều trên máy bay gặp sự cố, khi đó nó sẽ là nguồn cho các hệ thống điều khiển bay và liên lạc.

      - Trong những tình huống khẩn cấp có liên quan đến nguồn điện, máy phát điện sẽ chạy các thiết bị phát điện hỗ trợ như Auxiliary power units (APUs) hoặc Ram air turbine (RAT).

      - Hệ thống ra dar liên lạc, định vị và dò đường được kết nối chặt với hệ thống điện. Do đó, khi hệ thống điện trên máy bay (bao gồm cả các hệ thống dự phòng) bị trục trặc thì các hệ thống trên không hoạt động. Nhưng, cần lưu ý, không phải tất cả các trường hợp mất ra dar (tín hiệu) đều là do hệ thống điện. Nó có thể do các nguyên nhân khác, như nhiễu tần chẳng hạn.  

      Chú thích: (1): Bus emergency: Được hiểu như bus trong cấu trúc máy tính.

      Một số vụ tai nạn máy bay có nguyên nhân liên quan đến hệ thống điện- điện tử

      - Chuyến bay Air France flight 447 (2009)

      Ngày 1/6/2009, chiếc máy bay Airbus A330-203 của Hãng hàng không Pháp Air France bất ngờ mất tích trên Đại Tây Dương khi bay từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Paris (Pháp) mà không hề gửi đi bất kỳ tín hiệu cầu cứu nào. Toàn bộ 228 người có mặt trên máy bay đã thiệt mạng và đến nay 74 thi thể vẫn nằm dưới đáy đại dương.

      Mãi đến năm 2012, Chính phủ Pháp mới công bố bản báo cáo cuối cùng xác định nguyên nhân vụ tai nạn. Theo đó, một cảm biến tốc độ trên máy bay bị hỏng do bị phủ băng lúc máy bay đi qua một cơn bão khiến hệ thống bay tự động dừng hoạt động. Các phi công tìm cách giải quyết vấn đề nhưng mắc sai lầm khiến máy bay chết máy, đâm xuống biển.

      - Chuyến bay TWA Flight 800 (2006)

      Năm 1996, chuyến bay mang số hiệu 800 của hãng Trans World Airlines (TWA) phát nổ giữa không trung, ngoài khơi bờ biển đảo Long Island, New York, Mỹ. Máy bay Boeing 747-100 bị  rơi chỉ 12 phút sau khicất cánh từ sân bay John F. Kennedy, lấy đi sinh mạng của 230 người.

      Sau 4 năm điều tra, Cục An toàn vận tải quốc gia Mỹ (NTSB) đã kết luận,  hệ thống điện bị hỏng phát ra tia lửa làm cháy nhiên liệu là nguyên nhân dẫn đến thảm họa.

       

    • Sử dụng xe đạp điện an toàn, tiết kiệm điện: Không hề đơn giản

      Ảnh minh họa

      Không nên đi quá 25 km/h

      Không ít vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra đối với người điều khiển xe đạp điện. Để bảo đảm an toàn, bạn cần kiểm tra kỹ thuật xe trước khi sử dụng:

      Kiểm tra hai lốp trước và sau, không nên bơm quá căng cũng như để lốp non hơi; kiểm tra hệ thống phanh, đèn, còi xe để đảm bảo hoạt động tốt, không bị kẹt hay hỏng hóc… Nếu xe sử dụng ắc quy, cần chú ý kiểm tra bình ắc quy định kỳ hàng tuần để tránh xảy ra những sự cố cháy nổ đáng tiếc.  

      Với xe sử dụng pin, phải kiểm tra pin sạc đầy hay chưa mỗi khi ra khỏi nhà. Bạn cũng cần ghi nhớ việc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe.  

      Không nên đi quá vận tốc 25 km/giờ; khi lên dốc hoặc chở nặng, nên dùng chân đạp thêm để trợ sức cho xe nhằm kéo dài tuổi thọ của acquy/pin và mô tơ điện. Khi dừng xe hoặc khi xuống xe để dắt, nên tắt công tắc điện để tránh vô ý vặn tay ga khiến xe đột nhiên khởi động, gây nguy hiểm.

      Bí quyết tiết kiệm điện

      Khi khởi động, bạn nên đạp một vài nhịp lấy đà rồi mới vặn ga, vừa đảm bảo độ bền cho pin vừa tiết kiệm điện, bởi khởi động là lúc ngốn nhiều điện nhất. Khi xe vừa khởi động, nên tăng tốc từ từ, không nên tức thời vặn hết ga để tránh hư hỏng và lãng phí điện. Không nên chở quá 90 kg, bởi tải quá nặng, xe cần lực kéo lớn nên tốn điện hơn.

      Việc đi xe vượt quá tốc độ quy định (tối đa là 25km/h), vừa nguy hiểm, vừa khiến động cơ hoạt động với công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện hơn. Tuy nhiên, cũng không nên cho xe chạy ở tốc độ quá thấp, vừa tiêu hao năng lượng vừa ảnh hưởng đến tình hình giao thông chung. Các chuyên gia cũng khuyên bạn cần hạn chế phanh xe đột ngột nếu không thật cần thiết. Theo các nghiên cứu, chạy tốc độ quá cao và phanh xe đột ngột có thể tiêu tốn thêm 40% năng lượng điện.

      Với những đoạn đường tắc, người sử dụng nên đạp thường, không nên dùng ga, vì dùng ga trong trường hợp này sẽ làm lượng điện tiêu hao rất nhiều.

      Giữ gìn, bảo dưỡng xe:

      - Định kỳ, nên tiến hành bảo dưỡng xe, thay thế kịp thời các thiết bị hư hỏng, vì một thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng đến chất lượng vận hành, tiêu tốn thêm năng lượng.

      - Định kỳ 6 tháng/lần, bôi mỡ phần trục trước, trục giữa để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

      - Không tự ý tháo động cơ xe.

      - Không sạc điện ở những nơi có độ ẩm cao.

      - Phải sử dụng ổ cắm chuyên dụng với nguồn điện 110 V - 240 V.

      - Với xe đạp điện sử dụng pin: Nếu một thời gian dài không sử dụng, vẫn phải nạp điện định kỳ cho pin để kéo dài tuổi thọ (10 ngày nạp 1 lần).

      - Với xe đạp điện sử dụng ắc quy:

      - Ở lần sạc đầu tiên nên sạc 10 tiếng, các lần sau sạc không quá 8 tiếng.

      - Không tự ý tháo hay sửa chữa ắc quy.

      - Không ngâm các linh kiện gắn với động cơ xe và ắc quy vào nước hoặc để nước rơi vào ắc quy.

    • Để quạt phun sương không gây hại

      Ảnh minh họa

      Cân nhắc khi chọn mua:

      Do có chức năng tạo độ ẩm mát làm lạnh và lọc không khí nên nếu dùng lâu, sẽ làm tăng độ ẩm trong phòng, tạo điều kiện cho nấm mốc và các loại vi khuẩn có hại phát triển nhanh. Do đó, nếu phòng kín hơi, không thông thoáng, diện tích nhỏ không nên mua quạt phun sương.

      Luồng sương tỏa ra từ quạt có thể gây hư hỏng cho những vật dụng “kiêng nước” như: Giấy tờ, đồ nội thất bằng ván MDF, đồ da… Do vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ trước khi mua.

      Khi mua quạt phun sương, nên chọn sản phẩm có uy tín, đầy đủ tính năng, có bảo hành.

      Khi mua cần chú ý đến các tính năng đi kèm như: Màng lọc bụi bẩn, dễ di chuyển, có chức năng làm sạch không khí.

      Lưu ý khi sử dụng:

      Với quạt mới mua hoặc lâu ngày không sử dụng, nên để quạt chạy không có nước từ 1-2 giờ, sau đó mới cho nước vào để tránh mùi, mốc ẩm.

      Sử dụng nước đã được lọc cho hệ thống phun sương nhằm tránh tình trạng đóng cặn trong bình chứa.

      Không được chạm vào bình nước khi quạt đang hoạt động; không được di chuyển mạnh vì dễ làm đổ nước, gây chập điện.

      Khi thời tiết không quá nóng, nên tắt chế độ phun sương, sử dụng như một chiếc quạt bình thường để tiết kiệm điện.

      Sử dụng đúng điện áp và tần số để tăng tuổi thọ cho quạt.

      Khi sử dụng, cần tuân thủ nghiêm quy trình vận hành do nhà sản xuất hướng dẫn.

      Khi hoạt động, quạt gây tiếng ồn, nên hạn chế để quạt phun sương trong phòng kín. Vị trí thích hợp là khoảng sân thoáng, hay khu vực thường tập trung đông người.

      Không nên:

      - Đổ nước nóng vượt quá 400C vào bình nước, vì nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng thời gian làm lạnh nước, tốn thêm điện năng.

      - Mở nắp bộ tích lạnh, dung dịch bên trong bị đổ hoặc hao hụt gây ảnh hưởng tới quá trình cấp lạnh, dẫn đến hỏng quạt.

      - Sử dụng quạt liên tục trong thời gian dài, tránh hơi nước tích tụ gây ẩm.

      - Để gập ống dẫn sương, đảm bảo hiệu suất phun sương. Thỉnh thoảng nên tháo ống dẫn, làm vệ sinh và làm khô ống, tránh đọng nước gây cản trở việc phun sương.

      - Cho quạt thổi trực tiếp và quá lâu vào trẻ em hoặc người già.

      - Để hướng quạt đến gần những vật dụng dễ thấm nước hoặc đồ điện tử.

      - Sử dụng quạt khi phích cắm điện bị hỏng. Nếu dây điện bị hỏng phải nhờ nhân viên kỹ thuật có chuyên môn trợ giúp.

      - Rút phích cắm điện khi tay ướt.

      Lưu ý khi vệ sinh, bảo quản

      Rút phích điện của quạt phun sương trước khi lau chùi và tháo bình nước ra để tránh bị điện giật.

      Hằng tuần, nên lau rửa lưới lọc chắn bụi phía sau quạt, màn thấm, hộc đựng nước. Đặc biệt, nên thường xuyên xả đáy, tránh làm nghẹt các bộ phận bên trong quạt, nhất là đường ống bơm để nước không bị nhiễm khuẩn.

      Không để bất kỳ vật nào lọt vào lồng quạt sắt và máy phun sương để tránh làm hỏng quạt.

      Không để kim loại, chất hóa học,   thuốc, chất tẩy rửa hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác vào bình nước vì có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy phun sương.
       

    • Điện gia dụng giá rẻ: Tiềm ẩn hiểm họa mất an toàn

      Tham đồ rẻ, rước vạ vào thân

      Chị Minh Phương (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Sau một phen hú hồn, giờ thì tôi quyết “tránh xa” những sản phẩm điện gia dụng giá quá rẻ. Trước Tết, tôi mua máy uốn tóc theo phương thức bán hàng trực tuyến, giá khuyến mãi chỉ có 59.000 đồng (giá gốc 115.000 đồng). Đến lần sử dụng thứ 3, đang uốn tóc thì bỗng “bụp…” Máy hỏng, tóc cũng bị cháy xém một vùng. Đúng là “tiền mất tật mang”.

      Còn chị Đào (ở phố Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội) bức xúc: “Thấy ấm điện 5 lít mà giá có 150.000 đồng, chủ cửa hàng cam đoan bảo hành 6 tháng nên tôi cũng yên tâm mua về dùng thử. Thế nhưng, ổ điện từ trước tới giờ chẳng sao, từ hôm cắm ấm điện vào thì nhựa xung quanh bị nóng chảy; Chuyển sang ổ cắm khác cũng gặp tình trạng tương tự. Tiếc tiền nên tôi cứ cố dùng, hậu quả là trong một lần cắm nước, ấm điện gây chập làm mất điện cả nhà. Cũng may, nhà tôi lắp Automat tự ngắt khi có sự cố nên chỉ có ấm và ổ cắm bị hỏng. Mang ra bảo hành thì chủ cửa hàng tỉnh bơ: Chúng tôi chỉ bảo hành lỗi kỹ thuật, còn chập cháy là do lỗi của người sử dụng...”

      Lý giải về những sự cố này, TS. Trịnh Quang Khải, Khoa Hệ thống điện - Trường Đại học Điện lực cho biết, thực tế, công nghệ sản xuất các thiết bị điện về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, với các sản phẩm giá rẻ, nhà sản xuất thường sử dụng các linh kiện kém chất lượng nên dễ hư hỏng và gây chập cháy. Ví dụ, phích cắm ấm điện thường được làm bằng đồng, có khả năng tản nhiệt nhanh. Còn những sản phẩm giá rẻ, nhà sản xuất thường pha thêm tạp chất vào đồng, khả năng tản nhiệt kém nên ổ cắm hay bị chảy nhựa và dễ gây chập cháy.

      Nhiều đồ điện không rõ xuất xứ vẫn buôn bán tràn lan thị trường - Ảnh:Ngọc Tuấn

      Đồ điện giá rẻ vẫn tràn lan

      Không phải ai mua đồ điện giá rẻ cũng gặp sự cố. Chị Thanh (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Với tôi, mua đồ điện cứ là “may hơn khôn”. Năm ngoái, tôi mua máy sấy tóc bán trên vỉa hè và bây giờ vẫn dùng tốt…”

      Chính vì tư tưởng “may hơn khôn”, nhiều người tiêu dùng vẫn tìm mua sản phẩm điện giá rẻ. Có cầu ắt có cung, dạo qua các cửa hàng bán đồ điện gia dụng trên một số tuyến phố của Hà Nội như: Trần Bình, Cầu Giấy, Nguyễn Lương Bằng…, không khó để tìm thấy các sản phẩm như: Máy sấy tóc, ấm điện, quạt điện, nồi cơm điện…với giá dưới 250.000 đồng. Thậm chí, có một số sản phẩm như máy sấy tóc, máy uốn tóc, máy ép tóc… chỉ có 50.000-100.000 đồng/chiếc.

      Theo quan sát của chúng tôi, bên cạnh một số hàng do Việt Nam sản xuất được quảng cáo là hàng liên doanh, có không ít sản phẩm điện gia dụng xuất xứ từ  nước ngoài.

      Một chủ cửa hàng điện gia dụng trên phố Trần Bình cho biết: Đồ điện giá rẻ rất được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là người thu nhập thấp và sinh viên. Nhập hàng đắt tiền về rất khó bán, vì những khách hàng có nhu cầu mua hàng “xịn”, họ thường tìm đến các siêu thị điện máy hoặc các cửa hàng lớn có uy tín…
       

      “Vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không chỉ làm đau đầu các nhà sản xuất chân chính mà còn ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện chưa có giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn nạn này. Để đảm bảo quyền lợi, sự an toàn cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng nên sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất có thương hiệu và mua ở những cửa hàng, siêu thị lớn, có uy tín..”.

      (Bà Lâm Thị Minh Trúc, Phòng Thương hiệu - Truyền thông, Công ty TNHH Điện tử Philips Việt Nam )

       

    • Cách sử dụng bào gỗ an toàn, tránh nguy cơ điện giật

      “Bào không trơn như hờn không nói”

      Câu ca dao về nghề thợ mộc đã đề cập đến nguy cơ mất an toàn của máy móc trong quá trình sử dụng. Theo cấu trúc của máy bào gỗ thì các trục, khớp nối, lưỡi bào đều chuyển động tịnh tiến. Vì thế, chỉ một bộ phận bị hỏng thì tất cả các bộ phận khác đều “không trơn”.

      Một số sự cố có thể xảy ra với người lao động khi sử dụng máy bào không đúng kĩ thuật:

      Sự cố mất an toàn

      Nguyên nhân

      Vật liệu bị văng bắn

       - Lưỡi bào lắp không chặt

      Điện giật

       - Hở mạch điện ở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, cầu dao điện, ổ cắm điện…

      Cháy nổ

       - Dăm bào, mạt gỗ gây ẩm mạch điện, rò điện. Khi có tia lửa điện cộng hưởng với dăm bào dễ gây cháy nổ.

      Va quệt gây tổn thương

       - Các đầu vít, mấu lồi có thể gây vướng với vật liệu, làm người lao động bị chấn thương.

      Nhiễm độc

       - Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá trình tiếp xúc gỗ của người làm mộc.

      Nguyên tắc đảm bảo an toàn kỹ thuật:

      - Chỉ người nào đã được huấn luyện phương pháp làm việc an toàn và trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ lao động mới được sử dụng máy.

      - Người lao động gắn thiết bị ngăn ngừa tiếp xúc trước khi làm việc như kính bảo hộ, khẩu trang…

      - Người lao động không sử dụng găng tay khi làm việc, mà dùng thiết bị phụ trợ (tay đẩy) để tránh trượt tay vào máy.

      - Cho máy chạy thử trước khi làm việc, kiểm tra hoạt động của thiết bị an toàn mỗi khi vận hành máy.

      - Ngắt điện nguồn khi mất điện hay khi kết thúc công việc.

      - Thường xuyên vệ sinh máy móc thiết bị, dọn dẹp nơi làm việc để tránh chập cháy do dăm bào, mạt gỗ.

      Ảnh minh họa

      Kinh nghiệm vận hành máy bào gỗ:

      - Ông Nguyễn Văn Nam, xưởng mộc Xuân Thành, đường Đê La Thành, Hà Nội: “Tôi đã sử dụng máy bào gỗ 8 năm nay để làm mộc. Tôi chưa gặp các hiện tượng như cháy nổ, điện giật hay bị thương ở chân, tay. Ngoài sự chuyên tâm khi đưa thanh gỗ trượt trên máy, mình phải để ý đến nguồn điện. Tôi thường xuyên kiểm tra dây điện có bị chuột gặm gây hở mạch hay không, hoặc phải xem cầu dao có đảm bảo hay không trước khi vận hành máy”.  

      - Ông Trần Quyết Thảo, làng mộc Đồng Kỵ, Bắc Ninh: “Tôi đang dùng một máy bào nặng tầm 100 kg. Với loại máy bào lớn này thì không nên dùng để bào các thanh gỗ mỏng. Tôi có thói quen kiểm tra lưỡi bào và nguồn điện trước khi khởi động máy”.

      - Ông Trình Đình Huy, xưởng mộc 665 Đê La Thành, Hà Nội: “Làm nghề mộc, không ai nói trước được việc lành nghề thì không gặp sự cố như đứt tay, điện giật, bị thương ở mắt… Thợ mộc đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo đến từng chi tiết. Khi đứng máy bào,  phải nghiên cứu kĩ các bộ phận để biết, nghe được tiếng lạ của động cơ, đoán độ bền của máy. Máy bào điện có gắn mô tơ nên phải để ý mô tơ có nóng quá không khi người thợ làm việc liên tục”.

       

       


       

    • Thiết bị siêu tiết kiệm điện: Có siêu... thực

      Ảnh minh họa

      Tiết kiệm đến… 48%

      Trong vai khách hàng tìm mua thiết bị tiết kiệm điện, chúng tôi tìm đến đơn vị kinh doanh sản phẩm này trên phố Nguyên Hồng (quận Đống Đa, TP.Hà Nội). Đây là Công ty đang quảng cáo có nhiều thiết bị siêu tiết kiệm điện.

      Tiếp chúng tôi là một nam nhân viên kinh doanh. Anh giới thiệu về các sản phẩm tiết kiệm điện. Sau khi hỏi tôi mỗi tháng gia đình trả bao nhiêu tiền điện, tôi nói khoảng 600.000 đồng vào tháng mát mẻ, còn vào mùa hè thì hơn 1 triệu đồng. Anh nhân viên kinh doanh này hào hứng cho biết: “Với mức tiêu thụ điện như vậy, anh tìm đến sản phẩm của bên em là đúng rồi”. Tiếp theo, nhân viên này lấy ra một thiết bị nhỏ như chuột máy tính, và giới thiệu: “Thiết bị này sử dụng dễ dàng, chỉ cần cắm vào ổ điện còn trống trong nhà là mỗi tháng gia đình anh chỉ phải trả 400.000 đồng/tháng, còn mùa hè chỉ mất 700.000 đồng. Đặc biệt, thiết bị này có khả năng tiết kiệm đến 48% đối với thiết bị như đèn huỳnh quang, đèn led. “Thiết bị này trên thị trường có giá 4,5 triệu đồng, nhưng anh đến đây, lại đang  trong tháng khuyến mãi, nên chúng em chỉ lấy 3,6 triệu”. Thấy tôi lưỡng lự về giá cao, nhân viên kinh doanh này nói thêm: “Anh cứ tính mà xem, trung bình mỗi tháng nhà anh tiết kiệm được 200-300 nghìn đồng, như vậy chỉ một năm là hết khấu hao. Nguyên lý tiết kiệm điện của thiết bị dựa theo nguyên lý lọc sóng hài, thiết bị tiêu thụ điện cũ sẽ hao phí điện nhiều hơn, sản phẩm này giúp lọc sóng hài giảm hao tổn điện năng”.

      Để khẳng định tính năng siêu tiết kiệm điện của sản phẩm, nam nhân viên kinh doanh dẫn tôi ra bảng đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đặt ngay tại quầy Lễ tân. Sau khi bật 2 bóng đèn, anh chỉ cho tôi về hiệu điện thế và cường độ dòng điện đang có rồi gắn thiết bị này vào, sau đó giải thích là cường độ dòng điện đã giảm được 30%, đồng nghĩa với việc điện năng giảm được 30%.

      Chỉ là chiêu quảng cáo…

      Trao đổi với PGS.TS Lê Văn Doanh – Nguyên Trưởng khoa Điện – Điện tử (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), PGS khẳng định, khoa học và thực tiễn đã chứng minh, không có sản phẩm nào có thể tiết kiệm được 30-40% lượng điện tiêu thụ và không có một phương pháp tiết kiệm điện chung cho mọi thiết bị, nếu có, chỉ là phương pháp tiết kiệm cho từng loại, từng sản phẩm, nhưng cũng không thể tiết kiệm đến 30% lượng điện tiêu thụ.

      “Sản phẩm này chủ yếu là bộ lọc sóng hài loại nhỏ. Trong khi đó, các thiết bị điện sử dụng trong  hộ gia đình phần lớn có dạng sóng điện áp hình sin, nên sản phẩm giúp tiết kiệm điện nói trên sử dụng trong gia đình là không có kết quả, hoặc kết quả rất hạn chế, không thể tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ được”, PGS. TS Lê Văn Doanh khẳng định.

      Còn theo ông Phạm Văn Hiệp –  Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hà Nội), chắc chắn là không thể có sản phẩm nào giúp tiết kiệm điện đến mức đó. Việc tiết kiệm điện bằng phương pháp bù lại hệ số phụ tải chênh lệch (sóng hài) chỉ có thể tiết kiệm được 5-10%. Muốn tiết kiệm được mấy chục phần trăm chỉ còn cách thay đổi công nghệ.
       

      “Khách hàng không nên tin vào những chiêu quảng cáo về thiết bị có thể tiết kiệm điện đến mức cao như vậy. Muốn tiết kiệm điện, khách hàng phải luôn luôn có ý thức sử dụng điện tiết kiệm bằng các giải pháp mà ngành Điện khuyến cáo và dùng thiết bị gắn nhãn năng lượng có nhiều sao (được Bộ Công Thương kiểm định)”, PGS.TS Lê Văn Doanh đưa ra lời khuyên.

      “Nếu có thiết bị chỉ cần gắn vào ổ cắm là có thể tiết kiệm được 30-40% điện năng tiêu thụ thì sản phẩm này phải xứng đáng được giải Nobel!”, ông Phạm Văn Hiệp.

       

    • Máy lau nhà hơi nước: Liệu có diệt được vi khuẩn

      Ảnh minh họa

      Chỉ diệt được một số vi khuẩn yếu

      Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Bạch Mai, đun sôi không phải là phương pháp diệt khuẩn an toàn. Thông thường, nhiệt độ phải đạt trên 1210C mới diệt được các loại vi khuẩn, nấm mốc…; còn nhiệt độ sôi (tức nhiệt độ gần 1000C) chỉ diệt được một số loại vi khuẩn yếu.

      Khi sử dụng máy lau nhà bằng hơi nước, nếu nhiệt độ khi tiếp xúc với sàn nhà đạt từ 80-1000C, máy chỉ có thể diệt được một số loại vi khuẩn yếu, chứ không thể diệt được tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc, vi sinh vật như quảng cáo. Đó là chưa kể, nếu trong quá trình lau nhà, người sử dụng thao tác quá nhanh, thời gian tiếp xúc giữa nguồn nhiệt với vi khuẩn quá ngắn, hiệu quả diệt khuẩn sẽ không cao. Bởi vì, có nhiều loại vi khuẩn, để tiêu diệt cần hai yếu tố: Nhiệt độ cao và thời gian đủ dài.

      PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng cho rằng, hơi nóng tỏa ra từ máy lau nhà rất khó diệt được các loại vi khuẩn, bởi nhiệt độ khi thấm qua miếng lau và tiếp xúc với sàn nhà đã giảm đi đáng kể so với nhiệt độ sôi của bình nước trong máy. Nếu hơi nóng tỏa ra đạt từ 70-1000C, cũng chỉ diệt được một số ít vi khuẩn, nấm mốc…

      Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho rằng, máy lau nhà bằng hơi nước là sản phẩm tốt, bởi hơi nóng sẽ làm sàn nhà sạch hơn và nhanh khô hơn;  người sử dụng tiết kiệm được sức lao động cũng như thời gian vệ sinh nhà cửa…

      Cần nhiều lưu ý khi sử dụng

      Theo Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Kim Phúc, một trong những doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối máy lau nhà hơi nước, do máy vừa dùng điện, vừa có luồng hơi nóng tỏa ra rất mạnh, nên khi sử dụng cần chú ý:

      - Máy phải được cắm vào hệ thống dây điện tiếp đất, nhằm giảm nguy cơ người dùng bị điện giật khi máy có sự cố.
      - Nên quét hoặc hút bụi trước khi sử dụng máy để đạt hiệu quả tốt nhất.
      - Chỉ sử dụng sản phẩm trong nhà, không sử dụng ngoài trời
      - Sau khi sử dụng phải rút điện khỏi ổ cắm; tháo miếng lau nhà cẩn thận, bởi nó rất nóng; đổ hết nước trong bình trước khi cất máy.
      - Bảo quản máy nơi mát mẻ,    khô ráo

      Những điều đặc biệt không nên làm:

      - Không sử dụng dây nhánh hay ổ cắm có công suất thấp hơn công suất máy.
      - Không đi chân trần, không dùng tay ướt cắm dây máy vào phích điện .
      - Không sử dụng máy khi chưa lắp miếng vải lau hoặc khi không có nước trong bình.
      - Không cho trẻ nhỏ đến gần máy.
      - Không xì hơi trực tiếp vào người, động vật, cây cối.
      - Không xì hơi ngay lập tức ở một điểm quá lâu.
      - Không ngâm cây lau nhà vào nước hay các chất lỏng khác.
      - Không đổ các chất tẩy hay nước thơm vào cây lau nhà, sẽ làm máy hoạt động không an toàn và gây hại cho máy.
      - Không sử dụng máy trên sàn gỗ kín (sàn gỗ dán nguyên tấm); không để máy trên sàn gỗ quá lâu, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ sàn.
      - Không sử dụng với những sàn nhà nhạy cảm với hơi nóng (sàn nhà bằng nhựa, mùn ép hoặc các chất liệu khác không chịu nhiệt).
       

    • Hạn chế sử dụng điện thoại di động khi trời mưa bão

      Ảnh minh họa

      Trả lời câu hỏi này, Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, khi trời mưa, có sấm chớp thì việc sử dụng điện thoại di động là một hành động sai lầm, không hiểu gì về kiến thức vật lý. Điện thoại di động sử dụng  sóng điện từ truyền trong không gian. Do đó, khi sử dụng điện thoại di động trong điều kiện trời mưa giông, có sét, ta vô tình đang thu sóng điện từ. Điện tích sẽ chuyển từ các đám mây xuống đất và đánh vào điện thoại, gây nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là tại những khu vực không có cột thu lôi.

      Thậm chí, có những trường hợp khi trời có sét, dù đã tắt máy vi tính, ti vi nhưng dòng điện vẫn phóng qua công tắc, đánh hỏng máy vi tính, ti vi. Sức mạnh của sét vô cùng lớn, hiệu điện thế lên đến hàng chục, hàng trăm vạn kV và có thể đánh vào mọi vật. Vì vậy, khi trời có sấm sét, cần hạn chế tối đa các hoạt động có thể tạo ra điện trường.

      Cách phòng tránh sét:

      Hạn chế dùng điện thoại khi trời mưa, có sấm sét, bởi tia lửa điện có thể truyền theo sóng điện thoại, gây nguy hiểm cho người dùng.

      Không vận hành máy bơm nước, máy sao chè, máy xay xát…

      Tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt, cuốc, xẻng...

      Tránh xa các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao; những khu vực gần nước như bãi biển, ao, hồ.

      Tuyệt đối không trú dưới tán cây. Nếu ở trong rừng, nên trú ẩn ở những vùng cây cối thưa và thấp.

      Không được nằm xuống đất.

      Không đứng thành nhóm người gần nhau.

      Không nên đứng gần cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện.

      Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có mưa giông xảy ra.

      Nên rút dây ăngten của tivi khi trời có giông, sét.

      Cách cấp cứu người bị sét đánh:

      Nếu phát hiện người bị sét đánh chỉ bị ngất, cần phải cứu ngay bằng phương pháp hà hơi, thổi ngạt, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực với tần suất 14- 16 lần/1 phút. Điều quan trọng là phải kết hợp hai động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không, động tác này sẽ phản lại động tác kia (cứ thổi ngạt một lần thì làm động tác xoa bóp (ép) tim bốn nhịp).

      Sét là hiện tượng phóng điện giữa hai đám mây khác dấu hoặc giữa đám mây và vật mang điện khác dấu, đặc biệt những vật dễ nhiễm điện như điện thoại, tivi… đang hoạt động. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15 - 20 km.

      Sét có thể gây thương tích cho con người bằng nhiều cách:

      - Đánh thẳng từ trên đám mây xuống nạn nhân;
      - Khi nạn nhân đứng cạnh vật bị sét đánh, sét có thể phóng qua khoảng cách không khí giữa người và vật (trường hợp này gọi là sét đánh tạt ngang);
      - Khi nạn nhân tiếp xúc với vật bị sét đánh;
      - Khi người tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm trong khi sét lan truyền trên mặt đất sẽ gây điện giật.


       

    • Sản phẩm tiết kiệm điện: Có hiệu quả như quảng cáo

      Tiết kiệm điện đạt mức 60%?

      Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lợi (Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội): “Với máy điều hòa nhiệt độ, chúng tôi đã làm các thử nghiệm rất kỹ lưỡng tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, và kết luận: Với máy điều hòa hai chiều công nghệ inverter, khi chạy chiều sưởi ấm vào mùa đông, có khả năng tiết kiệm 60 - 70% điện năng. Còn với chiều lạnh, hoặc tính chung cả hai chiều, mức tiết kiệm tối đa chỉ đạt 20 - 25%".

      Còn ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: Nếu ở cùng một mặt bằng công nghệ hiện nay, tiết kiệm được 5 - 10% so với công nghệ cũ đã là một bước tiến to lớn. Sản phẩm này phải dựa trên những kết cấu công nghệ, phát minh, sáng chế tiên tiến và phải được đánh giá, công nhận bởi các tổ chức có uy tín, sự xác nhận của cơ quan quản lý.

      PV đã liên hệ với Tập đoàn LG (nhà sản xuất vừa tung ra thị trường sản phẩm điều hòa nhiệt độ sử dụng công nghệ inverter, có thể tiết kiệm điện đến 60%). Chị Nguyễn Loan - Nhân viên Marketing phụ trách sản phẩm cho biết: “Con số 60% là kết quả trong phòng thí nghiệm, so sánh giữa máy điều hòa LG ứng dụng công nghệ inverter và máy điều hòa LG công nghệ cũ. Tuy nhiên, khi sản phẩm được đưa vào sử dụng thực tế, tính năng tiết kiệm điện còn phụ thuộc vào cách sử dụng của người tiêu dùng”.

      Máy điều hòa công nghệ inverter, tiết kiệm điện thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh minh họa

      Người tiêu dùng cần lưu ý

      Nắm được tâm lý của người tiêu dùng, các nhà sản xuất, nhà phân phối, các cửa hàng đã tung ra những “chiêu” quảng cáo vô cùng hấp dẫn về sản phẩm tiết kiệm điện.

      Anh Nguyễn Hoàng Quân (xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Năm ngoái, máy giặt hỏng, gia đình tôi quyết định đầu tư chiếc máy giặt được quảng cáo là ứng dụng công nghệ biến tần, tiết kiệm 30% điện năng, với giá khá cao so với các sản phẩm cùng loại không có tính năng tiết kiệm điện. Tuy nhiên, khi mua về dùng, tôi thấy tiền điện hằng tháng hầu như không thay đổi”.

      Không chỉ riêng anh Quân, rất nhiều người tiêu dùng tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ mà không tìm hiểu kỹ các thông số kỹ thuật, cũng như không am hiểu về việc sử dụng sản phẩm thế nào để tiếp kiệm điện. Bởi thực chất, có nhiều thiết bị điện trôi nổi, không hề sử dụng công nghệ tiết kiệm điện, nhưng cũng tự “quảng cáo” có tính năng này. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ tiết kiệm điện, nhưng lại đòi hỏi người tiêu dùng phải biết sử dụng hợp lý, đúng cách thì mới có thể giảm được hóa đơn tiền điện hằng tháng.

      Hiện nay, Nhà nước đã có quy định về việc dán nhãn năng lượng. Để tránh bị lừa, người tiêu dùng nên căn cứ vào số lượng sao trên sản phẩm để mua hàng (Các sản phẩm được đánh giá từ 1 - 5 sao; càng nhiều sao, khả năng tiết kiệm năng lượng càng lớn). Người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến sản phẩm như: Nguồn gốc xuất xứ, thông số kỹ thuật, thời hạn bảo hành… Tốt nhất, người tiêu dùng nên mua sản phẩm tại các cửa hàng, siêu thị có uy tín.

      Một số cách tiết kiệm điện đơn giản trong gia đình

      - Tủ lạnh: Đặt ở chỗ thông gió, thoáng mát; Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp với số lượng đồ ăn; không nên mở cửa tủ lạnh quá lâu; không để thức ăn nóng vào tủ lạnh.

      - Máy giặt: Chỉ giặt chế độ nước nóng khi thực sự cần thiết. Không nên giặt khối lượng đồ ít hơn công suất của máy.

      - Điều hòa: Nên để điều hòa ở nhiệt độ từ khoảng 22 - 27 độ C. Khi tắt điều hòa nên tắt cả nguồn điện.

      - Với hệ thống chiếu sáng, nên sử dụng đèn compact, đèn huỳnh quang T5, đèn LED.

      - Với các thiết bị như tivi, đầu đĩa, quạt điện…, khi không sử dụng nên rút hẳn phích cắm khỏi nguồn điện.

       

    • Có nên mua chổi điện không dây

      Ảnh minh họa

      Ưu điểm:

      - Thiết kế gọn nhẹ, dễ điều khiển.

      - Chổi chạy bằng pin, nên khi sử dụng không cần cắm điện và kéo dây điện đi khắp nhà, gây nguy hiểm trong trường hợp dây điện bị hở.

      - Rác thải được thu gọn vào khoang kín gắn liền với thân máy, không gây bụi ra xung quanh trong quá trình sử dụng.

      - Chổi có các mức điều chỉnh độ cao, nên có thể làm sạch bề mặt từ sàn nhà tới các đồ vật ở trên cao như: Bọc ghế đệm, rèm cửa, ván chân tường...

      - Đầu chổi linh động với chức năng xoay vòng 3600, cùng với cán cầm dài nên dễ dàng luồn lách dưới gầm giường, ghế sofa, tủ hay mọi khe, kẽ, góc, ngách mà không cần khom lưng khi quét.

      - Hệ thống bảo vệ mô tơ ngăn không cho bụi bẩn bám vào mô tơ hoặc quạt, giúp máy bền hơn.

      - Chổi được thiết kế có các bánh bên dưới nên dễ dàng di chuyển trong khi sử dụng. Nhờ vậy, việc làm sạch cũng nhanh hơn so với dùng chổi thông thường.

      - Thiết kế khay rác có thanh mở nên dễ dàng lấy rác đi bỏ.

      Nhược điểm:

      - Chỉ  hút được những loại rác nhỏ, số lượng vừa phải như: Đất cát, bụi bẩn, mảnh vụn, đinh ghim, tóc, các loại lông thú vật.

      - Không đáp ứng được nếu  khối lượng rác lớn.

      - Chỉ phù hợp với sàn gỗ, thảm, gạch, không sử dụng cho nền đất đá, hoặc nền sàn bị ướt.

      - Pin  không được bảo hành.

      - Mỗi lần sạc pin chỉ dùng được trong thời gian từ 30-45 phút, nên pin phải được sạc thường xuyên.

      Lưu ý khi sử dụng:

      - Trước khi sử dụng, nên kiểm tra xem túi lọc đã sạch chưa.

      - Trong khi sử dụng, phải kịp thời rũ túi lọc khi đã đầy bụi, bởi bụi quá đầy sẽ làm lấp mất đường gió, lực hút giảm, gây tốn điện và dễ làm hỏng động cơ bên trong.

      - Cần tránh hút những vật có thể tích quá to so với máy.

      - Sạc pin: Lần đầu tiên phải sạc pin liên tục 8-24 giờ, các lần sau chỉ cần sạc 6-8 giờ. Nếu chỉ dùng chổi trong vòng 5-10 phút, pin vẫn còn thì không cần phải sạc thêm. Nhưng không nên để cạn sạch pin mới sạc, dễ gây chai pin.
       

    • Máy sấy tay: Lưu ý khi chọn mua và sử dụng

      Máy sấy tay đã trở thành thiết bị phổ biến hiện nay. Ảnh minh họa

      Một số tiêu chí để lựa chọn máy sấy tay

      - Công suất: Máy sấy tay thường có công suất sử dụng từ 800W đến 2000W. Đối với những nơi công cộng mật độ sử dụng cao người ta thường sử dụng máy sấy tay có công suất từ 1500W- 2000W.

      - Nhiệt độ: Nhiệt độ sấy của máy sấy trung bình từ 40-55 độ C để đảm bảo độ ấm vừa đủ.

      - Kích thước: Không nên chọn loại máy sấy tay có kích thước quá nhỏ vì những loại này có mô tơ nhỏ, không đủ độ gió và không bền.

      - Độ ồn: Chọn lựa máy sấy tay có độ ồn càng thấp càng tốt.

      - Giá cả: Tùy theo thương hiệu của sản phẩm mà có giá khác nhau. Dòng cao cấp là những sản phẩm có thương hiệu của Nhật Bản giá dao động từ 4-8 triệu đồng/máy.

      Hướng dẫn sử dụng máy sấy tay

      - Bước 1: Đặt ngửa lòng bàn tay đưa vào cổng ra gió của thiết bị.
      - Bước 2: Đặt úp bàn tay đưa vào cổng ra gió của thiết bị.
      - Bước 3: Xoa nhẹ hai bàn tay với nhau và làm khô bàn tay.
      - Chú ý: Thiết bị tự ngắt khi hoạt động lên tục sau 3 phút. Nếu muốn tiếp tục sử dụng, hãy đưa tay khỏi thiết bị và đưa tay trở lại cổng gió ra.

      Hướng dẫn vệ sinh máy sấy tay

      - Bước 1: Ngắt nguồn điện ra khỏi thiết bị
      - Bước 2: Chuẩn bị khăn mềm nước ấm hoặc nước rửa chuyên dùng.
      - Bước 3: Lau ướt bề mặt thiết bị bằng khăn mềm ướt.
      - Bước 4: Lau khô lại bề mặt bằng khăn mềm khô.
      - Bước 5: Vệ sinh khu vực buồng hút đảm bảo buồng hút gió luôn được thông gió tốt nhất.
      - Bước 6: Vệ sinh khu vực cảm ứng để đảm bảo khoảng cách cảm ứng.

      Xử lý những rắc rối thường gặp

      Hiện tượng

      Đèn hiển thị nhấp nháy, nhưng thiết bị không hoạt động
      Thiết bị không hoạt động, đèn hiển thị không sáng
      Thiết bị hoạt động khi không có người sử dụng
      Các hiện tượng bất thường khác

      Cách giải quyết

      Kiểm tra vật cản trong vùng cảm ứng và vệ sinh mắt cảm biến.
      Kiểm tra nguồn điện kết nối vào thiết bị và công tắc đã được bật chưa.
      Kiểm tra vật cản trong vùng cảm ứng và vệ sinh mắt cảm biến.
      Liên hệ với nhà phân phối hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng của đơn vị sản xuất để được tư vấn.

    • 6 mẹo nhỏ trong thiết kế nội thất giúp tiết kiệm điện

      Ảnh minh họa

      1. Với quạt trần:

      Nên lắp quạt trần 2 chiều. Vào mùa hè, quạt trần giúp ngôi nhà mát mẻ. Khi mùa đông đến, bạn có thể chuyển đổi chiều quay của quạt, để cánh quạt quay ngược sẽ tạo ra gió ấm nhẹ nhàng trong không khí.

      Những chiếc quạt trần có thể tiết kiệm cho bạn khá nhiều tiền điện. Trong khi một chiếc điều hòa không khí thường có công suất lên tới 1000 - 3.500 Watt thì một chiếc quạt trần chỉ cần 60 Watt mà thôi.

      Thêm vào đó, quạt trần cũng là một cách để trang trí nếu bạn chọn được một chiếc quạt có thiết kế thú vị.

      2. Với rèm cửa

      Treo những chiếc rèm cửa đẹp đẽ lên có thể là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc và họa tiết cho phong cách trang trí của một căn phòng. Tuy nhiên, những chiếc rèm cửa cũng cần phải hữu ích để giúp bạn tối đa hóa khả năng hấp thụ nhiệt của ngôi nhà.

      Trong những ngày mùa đông, nhớ mở rèm ra để ánh sáng tự nhiên có thể tràn vào nhà, giúp bạn khỏi phải sử dụng hệ thống sưởi ấm trong nhà.

      3. Sử dụng lớp phủ mờ trên cửa sổ

      Sử dụng các loại giấy phủ phản chiếu cho cửa sổ trong nhà vì nó giúp làm giảm lượng nhiệt vào nhà trong những ngày mùa hè.

      Từ góc độ trang trí, giấy phủ cửa sổ cũng rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ các đồ dùng như thảm trải sàn và đồ nội thất khỏi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp thường xuyên.

      4. Chọn thiết bị điện tiết kiệm

      Bạn nên sử dụng bóng đèn LED vì chúng là nguồn tiết kiệm năng lượng tuyệt vời, mà vẫn tạo ra bầu không khí ấm áp, hiện đại cho phong cách trang trí của căn nhà.
      Hãy lựa chọn các thiết bị dán nhãn năng lượng, các thiết bị có chức năng tiết kiệm điện cho ngôi nhà của bạn.

      5. Trồng cây

      Cảnh quan là một phần quan trọng của việc đảm bảo cho ngôi nhà của bạn trông đẹp đẽ, đồng thời nó cũng có thể ngăn chặn sự lãng phí năng lượng.

      Bạn có thể trồng cây rụng lá ở phía nam và phía tây sẽ giúp  bảo vệ ngôi nhà khỏi ánh nắng mặt trời.Vào mùa đông, các nhánh cây trút lá sẽ để ánh nắng mặt trời lọt vào bên trong và sưởi ấm cho ngôi nhà.

      6. Thiết kế cửa sổ trần nhà

      Để thu hút tối đa ánh sáng tự nhiên thì hãy xem xét thiết kế cửa sổ trần cho ngôi nhà. Điều này đặc biệt quan trọng trong một căn phòng không có một cái cửa sổ nào.
      Một đoạn hoặc hành lang có cửa sổ trần trên trần nhà sẽ tạo nên sự cân bằng hấp dẫn cho thiết kế của không gian sống và ngăn được những khu vực tối tăm, lạnh lẽo.
       

    • Chọn mua và sử dụng đèn compact: Lưu ý nhỏ, hiệu quả lớn

      Ảnh minh họa

      Chọn mua bóng đèn:

      - Tùy thuộc vào không gian cần chiếu sáng để lựa chọn bóng compact thích hợp.

      - Nên chọn sản phẩm của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất có uy tín như: Bóng đèn compact Philips, Điện Quang, Rạng Đông....

      - Nên đọc kỹ thông số kỹ thuật ghi trên sản phẩm trước khi mua. Do tâm lý thích mua sản phẩm giá rẻ, đẹp nên người tiêu dùng ít quan tâm đến chất lượng hay các thông số kỹ thuật ghi trên thiết bị. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng mua phải bóng đèn có tuổi thọ thấp.

      Lắp đặt:

      - Không nên lắp bóng đèn compact ở những nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn và nhiều bụi như: Gần bếp, trong nhà tắm, ngoài trời. Bởi nhiệt độ môi trường quá cao rất dễ gây hư hỏng, với những nơi có độ ẩm cao, nhiều bụi, bụi và hơi nước dễ xâm nhập vào bên trong mạch điện tử, đây chính là nguyên nhân gây hỏng bóng đèn compact. Nếu sử dụng đèn compact ở những địa điểm này, cần lắp thêm chóa đèn để bảo vệ bóng.

      - Không lắp đặt chung bóng đèn compact với các loại bộ đèn không đủ không gian thoát nhiệt. Vì trong quá trình hoạt động, bóng compact sẽ tỏa nhiệt, nếu bộ đèn không đảm bảo thoát nhiệt tốt thì nhiệt độ sẽ ngày càng cao ảnh hưởng đến tuổi thọ. Do đó, người tiêu dùng cần sử dụng bóng compact với loại chóa đèn và bộ đèn phù hợp, đảm bảo tỏa nhiệt tốt.

      Bảo quản:

      - Khi vận chuyển phải tránh va đập.

      - Khi lắp đặt phải nhẹ tay và đúng quy cách. Nếu bị chấn động sẽ ảnh hưởng đến các mối nối, khi tiếp xúc với nguồn điện bóng đèn nóng lên sẽ làm hở các mối nối này.

      - Cần bảo quản tốt, tránh để bóng bị xì, nứt. Chỉ 1 vết rạn nhỏ bóng cũng không còn khả năng sử dụng.

      Quá trình sử dụng:

      - Hạn chế bật, mở bóng đèn compact quá nhiều lần trong ngày.

      - Nên có thời gian ngắt quãng giữa mỗi lần bật, tắt. Lí do là đèn compact khi khởi động đòi hỏi công suất làm việc cao, nếu cứ bật, mở đèn nhiều lần trong ngày, hoặc không ngắt quãng giữa mỗi lần bật sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong. Đây là nguyên nhân làm bóng mau bị đen đầu.

      - Nguồn điện chập chờn không ổn định cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng đèn. Nếu nguồn điện xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến độ phát sáng, nguồn điện càng thấp thì ánh sáng càng yếu. Ngược lại, nguồn điện vượt ngưỡng sẽ tác động trực tiếp đến các linh kiện bên trong, thậm chí gây “cháy” bóng (làm ảnh hưởng đến các con Diode nắn dòng, cuộn dây điện thế, transitor, tụ điện...).
       

    • Máy sấy quần áo và máy giặt có chức năng sấy khô: Để máy bền và tiết kiệm điện

      Máy sấy quần áo. Ảnh minh họa

      Nguyên tắc chung:

      - Đặt máy sấy quần áo và máy giặt có chức năng sấy khô ở vị trí khô và thoáng.

      - Nên phân biệt các chất liệu vải để chọn chế độ giặt và sấy phù hợp nhằm tăng độ bền cho quần áo.

      - Thường xuyên vệ sinh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

      - Nên phơi quần áo thay vì sấy trong điều kiện trời khô ráo và có nắng, bởi dù là máy giặt có chức năng sấy khô hay máy sấy quần áo đều rất hao tốn điện năng và khiến quần áo nhăn, chóng hỏng.

      Lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo:

      - Cần phải vắt khô quần áo trước khi cho vào máy để rút ngắn thời gian sấy, tiết kiệm điện.

      - Nên sấy ở chế độ thấp, bởi sấy càng khô thì áo quần càng nhăn.

      - Chỉ nên sấy ở chế độ gió đối với các loại vải bông rất nhạy cảm với nhiệt độ, chứ không nên sấy ở nhiệt độ cao.

      - Cần lấy quần áo ra ngay nếu đèn tín hiệu báo đỏ, đối với máy sấy quần áo có chế độ chống nhăn.

      - Nên lấy quần áo ra sau khi máy đã ngưng hoạt động từ 3 - 5 phút sau khi sấy xong.

      - Không nên động vào phần kim loại trên phần cửa gió ra, tránh bị hỏng máy.

      - Không nên để trẻ em đến gần khi máy sấy đang hoạt động.

      - Đặc biệt, không được cho quần áo dính dầu mỡ hay dụng cụ bằng cao su, nhựa vào máy sấy, vì trong quá trình máy hoạt động có thể tạo ra phản ứng hóa học gây cháy.

      Lưu ý khi sử dụng máy giặt có chức năng sấy khô:

      - Phải đảm bảo áp lực nước cấp theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu áp lực không đủ cần lắp thêm máy bơm tăng áp. Ống thoát nước phải lắp đúng kỹ thuật để tránh thất thoát nước.

      - Lượng quần áo giặt và sấy mỗi mẻ không nên thấp hơn công suất giặt của máy. Nên áp dụng chế độ giặt tiết kiệm nếu khối lượng giặt ít hơn công suất.

      - Nên đặt tốc độ vắt cao nhất để giảm tải cho công đoạn sấy.

      - Không nên giặt ở chế độ nước nóng nếu không cần thiết. Trong mùa đông, nếu giặt nước nóng thì chỉ nên đặt ở nhiệt độ 40oC - 50oC, vẫn đảm bảo giặt sạch và tiết kiệm  điện.
       

    • Chọn mua cây nước nóng lạnh

      Ảnh minh họa

      Hầu hết các cây nước nóng lạnh có thể được mua tại chuỗi siêu thị, của hàng, các trung tâm bán hàng tại nhà và online. Cây nước nóng lạnh có cả loại để bàn, loại đứng phù hợp với mọi không gian. Trước khi xem xét về giá cả, thiết kế, chất liệu, chúng ta hãy tìm hiểu về thông tin kỹ thuật cơ bản của thiết bị này.

      Cây nước nóng lạnh có 2 kiểu làm lạnh:

      Loại 1: Làm lạnh bằng vi mạch và chip điện tử. Thường sử dụng phù hợp với gia đình, công sở có số người sử dụng từ dưới 10 người.

      Loại 2: Làm lạnh bằng block (làm lạnh bằng gas, dựa trên nguyên lý làm lạnh của tủ lạnh), sử dụng phù hợp cho công sở có số người sử dụng trên 10 người. Loại này thường có độ bền (làm lạnh) tốt hơn. Đi với đó là giá thành cao hơn loại làm lạnh bằng vi mạch và chip điện tử.

      Về phương pháp làm nóng: Cả 2 loại đều giống nhau.

      Thiết kế và tính năng nổi bật của một số loại cây nóng lạnh đang được bán chạy trên thị trường hiện nay:

      1. Cây nước nóng lạnh Sharp SWD-T620-SS

      - Có chế độ lọc hiệu quả, an toàn đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

      - Thiết kế vỏ ngoài thép không gỉ, sang trọng.

      - Lấy nước với 2 nút ấn: Nước nóng (khóa an toàn), nước lạnh.

      - Giá tham khảo:  2,1- 2,3 triệu đồng.

      2. Cây nước nóng lạnh Daiwa YDG2- 5BB(C )

      - Vừa có nước nóng, lạnh và khoang tủ nhỏ để nước ngọt, bia hoặc hoa quả.

      - Hệ thống tản nhiệt kép, giúp hoạt động tốt hơn, đảm bảo đủ lạnh cho nước và ngăn tủ.

      - Làm lạnh hiệu quả và lâu bền hơn.

      - Bình chứa nước bằng thép không gỉ, vệ sinh và bền.

      - Giá tham khảo:  2,2-2,4 triệu đồng

      3. Cây nước nóng lạnh Winix SWC-210D

      - Thiết kế kiểu dáng sang trọng, độc đáo, chuyên nghiệp.

      - Có chức năng khóa an toàn, làm lạnh bằng Block cực bền, chạy êm.

      - Máy có thể cho nước nóng đến >95 độ C, nước lạnh <10 độ C - đây là đặc tính mà ít cây nước nóng lạnh cùng loại có được.

      - Giá tham khảo: 4,2-4,3 triệu đồng

      4. Cây nước nóng lạnh Fujie WD1011BWE

      - Làm lạnh nhanh và nhiệt độ lạnh sâu hơn, thích hợp cho mùa hè sử dụng nước lạnh nhiều.

      - Ngăn chứa đồ rộng rãi tiện lợi để các vật dụng liên quan như ly nước, khăn lau...

      - Thiết kế sang trọng: Sản phẩm thiết kế như chiếc tủ lạnh nhỏ, viền bằng vật liệu nhôm nhẹ, mặt gương sáng bóng và trang trí với các hoa văn trang nhã. Hài hòa với không gian nội thất phòng khách, văn phòng hay cửa hàng sang trọng.

      - Giá tham khảo:  2,1-2,3 triệu đồng.
       

    • Những lưu ý khi sử dụng bình nước nóng bằng điện

      Ảnh minh họa

      Nguyên nhân 1: Để bình 24/24h

      Trong bình nước nóng có bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nước, rơle nhiệt độ ở bình nước nóng cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp. Việc cắm điện suốt 24/24h chính là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận cách điện bị hỏng do phải hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này còn góp phần làm tăng chi phí hóa đơn tiền điện hằng tháng.

      Giải pháp: Ngắt nguồn điện trước khi sử dụng bình nóng lạnh.

      Nguyên nhân 2: Thanh nhiệt bị đóng cặn

      Sau một thời gian sử dụng, bình nước nóng có thể gặp phải sự cố do thanh nhiệt bị đóng cặn. Nguyên nhân là do thanh điện trở sử dụng lâu ngày,  khi thanh nhiệt bị đóng cặn để làm nóng được nước, nhiệt độ thanh càng phải tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nở gây nứt vỡ lớp cặn bám, đồng thời làm nứt vỏ cách điện của thanh điện trở và rò điện ra nước. Một nguyên nhân khác có thể là do lớp cách điện của v ỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây rò điện ra nước.

      Giải pháp: Súc rửa, bảo dưỡng bình định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để giữ tuổi thọ cho các bộ phận của bình và phát hiện sớm các bộ phận hỏng hóc, cần thay thế.

      Nguyên nhân 3: Hỏng gioăng

      Ngoài nguyên nhân do vật liệu cách điện của dây may - so, hiện tượng rò điện còn có thể xảy ra do gioăng cao su cách điện nối giữa dây mayso bị cũ, thoái hóa, độ bền cơ kém, nước trong bình bị rò nước ra vỏ bình dẫn đến bị chập điện. Những chỗ nứt trên gioăng cao su sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, từ đó dẫn điện ra bên ngoài.

      Giải pháp:

      - Kiểm tra kỹ gioăng cao su.

      - Khi lắp đặt vào mạng điện gia đình, thiết bị phải được nối tiếp đất để đảm bảo an toàn cho thiết bị điện và cho người sử dụng.
       

      Ngày 24/1/2014, tại khu 5, xã Sơn Thủy (Thanh Thủy, Phú Thọ) chị Phạm Minh Nga (40 tuổi) bật bình nóng lạnh rồi đi tắm, sau khi xối nước lên người bị điện giật chết. Thấy con dâu bị điện giật, ông Đỗ Minh Khôi (70 tuổi) là bố chồng chị đã nhảy vào cứu và cũng bị điện giật chết. Sau khi tiến hành điều tra, cơ quan công an huyện Thanh Thủy đã kết luận, hai bố con bị chết vì sự cố hở điện bình nóng lạnh.

       

    • Có nên mua trả góp đồ điện tử?

      Ảnh minh họa

      Giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng, ông Vương Ngọc Tuấn - Phó tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, hiện nay nhiều cửa hàng, siêu thị điện tử, điện máy đang áp dụng các chiêu mua hàng trả góp với lãi suất ưu đãi; thậm chí có nơi còn áp dụng lãi suất 0%. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều siêu thị, cửa hàng đã dùng cách đẩy giá bán lên cao, hoặc mang hàng tồn kho ra bán… rồi quảng cáo rùm beng về những ưu đãi khi mua hàng trả góp. Đây thực sự là chiêu lừa người tiêu dùng ngoạn mục và không ít người tiêu dùng đã “mắc bẫy”.

      Về thắc mắc của người tiêu dùng là có nên mua trả góp các mặt hàng điện tử hay không? Nếu có thì nên mua những sản phẩm nào? Theo ông Tuấn, điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của mỗi người. Tốt nhất chỉ nên mua những sản phẩm thực sự cần. Người tiêu dùng hãy lưu ý như sau:

      - Cần xem xét kỹ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, giá cả của sản phẩm.
      - Yêu cầu đầy đủ về chế độ bảo hành sản phẩm, hậu mãi.
      - Nên đi khảo giá tại các trung tâm mua sắm, so sánh về chất lượng và giá cả.
      - Nên chọn các cửa hàng điện máy có uy tín trên thị trường.
      - Thận trọng với những nơi áp dụng lãi suất thả nổi, bởi người tiêu dùng dễ rơi vào bẫy lãi suất cao.
      - Cần phải thực hiện những giao dịch chính thức, lấy hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật trong quá trình mua bán.

      Ưu điểm:

      - Chưa đủ tiền vẫn có thể sở hữu những sản phẩm điện tử yêu thích, cần thiết cho công việc và cuộc sống.
      - Thủ tục đơn giản, nhanh gọn: Khoản vay dưới 10 triệu, khách hàng không cần phải có giấy tờ thế chấp, giấy tờ không cần công chứng. Với khoản vay trên 10 triệu, khách hàng chỉ cần bổ sung thêm giấy tờ chứng minh thu nhập (như bảng lương).
      - Một số cửa hàng, siêu thị không tính lãi suất các sản phẩm mua trả góp.

      Nhược điểm:

      - Dễ mua phải hàng tồn kho, kém chất lượng.
      - Giá của các sản phẩm bị đẩy lên cao hơn giá trị thực.
      - Nếu trả nợ chậm sẽ bị tính lãi suất cao nhưng trả nợ sớm vẫn bị phạt: Sau khi mua hàng trả góp một thời gian, dù người tiêu dùng đã có đủ số tiền để thanh toán một lần trước thời hạn, nhưng vẫn phải trả phí quản lý trên nợ gốc còn lại.
      - Phải chịu lãi suất cao mỗi tháng: Ngay cả với những chương trình cho vay mua hàng lãi suất 0%, khách phải vẫn đóng thêm mức phí chuyển đổi trả góp tổng giá trị sản phẩm.
       

    • Sạc điện thoại, laptop qua bộ sạc điện trên tàu hỏa, ô tô: Làm thế nào để không cháy…?

      Ảnh minh họa

      Dòng điện trên ô tô, tàu hỏa là dòng điện một chiều lấy từ ắc quy. Do đó, nếu sạc điện thoại hoặc laptop trực tiếp vào ổ cắm điện trên ô tô, tàu hỏa, tốc độ sạc rất chậm và dễ xảy ra hiện tượng xung điện, gây cháy điện thoại, laptop…

      Để giải quyết vấn đề này, hiện nay trên thị trường có bán các bộ sạc riêng, dùng để sạc pin điện thoại, laptop trên các phương tiện như ô tô, tàu hỏa… Bộ sạc này sẽ chuyển đổi dòng điện một chiều trên ô tô, tàu hỏa thành dòng điện xoay chiều 220V phù hợp với các thiết bị.

      Nguyên tắc chung:

      - Cần tìm hiểu kỹ để mua bộ sạc phù hợp với thiết bị khi mua bộ sạc pin cho điện thoại, laptop trên ô tô, tàu hỏa . Ngoài ra, có thể mua những bộ sạc đa năng, có thể sạc cho nhiều loại thiết bị.
      - Nên cắm sạc vào đầu ổ cắm từ ô tô, tàu hỏa trước sau đó mới cắm vào điện thoại hoặc laptop khi sạc pin.
      - Nên rút đầu cắm từ điện thoại hoặc laptop trước, tránh tình trạng chập điện gây hỏng máy, khi sạc xong .
      - Không nên vừa sạc pin vừa dùng laptop hoặc vừa sạc pin vừa nghe điện thoại để tránh tình trạng xung điện gây hỏng các thiết bị do nguồn điện trên xe ô tô, tàu hỏa không ổn định.
      - Cần tìm mua bộ sạc ở những siêu thị, cửa hàng uy tín và có bảo hành. Hiện nay, trên thị trường có một số bộ sạc có hiệu điện thế không chuẩn, khi sạc pin thường báo đầy rất nhanh, nhưng lại nhanh hết. Đây là hiện tượng xạc ảo, dễ gây chai pin.
      - Sạc pin điện thoại, laptop trên ô tô, tàu hỏa thông qua bộ sạc thường mất nhiều thời gian hơn sạc bằng nguồn điện ở nhà. Ví dụ: Sạc pin ở nhà mất khoảng một tiếng, thì sạc pin ở trên ô tô, tàu hỏa thông qua bộ sạc mất khoảng gần 1 tiếng rưỡi...

      Lưu ý  sạc laptop

      - Phải chọn bộ sạc có giắc cắm phù hợp với laptop mình đang dùng.
      - Cần xác định được điện thế chính xác của latop đang dùng. Sau đó, lựa chọn điện áp phù hợp với laptop và sạc.
      - Cắm giắc sạc vào ổ điện trên xe, hoặc tàu, khi đèn Led màu đỏ sáng là bắt đầu sạc pin.

      Lưu ý sạc điện thoại

      - Nên chọn những bộ sạc có công suất dùng điện từ 500 mA-1.000 mA với những điện thoại thông thường, dùng phím.
      - Nên chọn những bộ sạc có công suất dùng điện từ 2000 mA – 2100 mA với những điện thoại thông minh, smartphone như: Iphone, Samsung Galaxy, Samsung note, Xperia…
      - Nên cắm đầu cắm của bộ sạc trực tiếp vào nguồn điện, không nên cắm thông qua các thiết bị khác, dễ gây xung điện làm cháy thiết bị.
       

    • Hiểm họa từ dây và cáp điện kém chất lượng

      Cháy nhà mới ra… dây điện rởm

      Đã có những loại dây điện lõi đồng chứa nhiều tạp chất, hoặc thiếu sợi được bọc bởi lớp vỏ in tên một thương hiệu nổi tiếng, bán cho người tiêu dùng. Đó là mánh lới của hàng giả xâm nhập thị trường.

      Tại một cửa hàng bán đồ điện ở phố Hai Bà Trưng (Hà Nội), có nhiều loại dây điện được bán với giá khác nhau. Riêng dây điện được nhập lậu từ Trung Quốc được bán với giá chỉ bằng một nửa so với giá của dây điện chính hãng được sản xuất tại Việt Nam. Lõi của dây điện nhập lậu có lẫn nhiều tạp chất, không đủ sợi đồng hoặc có loại là lõi nhôm được bọc một lớp đồng mỏng.

      Dây điện không rõ nguồn gốc tràn lan ngoài thị trường (Ảnh minh họa)

      Theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn tiêu dùng (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam), kết quả kiểm nghiệm của 36 mẫu dây, cáp điện bọc nhựa PVC, lấy mẫu ngẫu nhiên trên thị trường, chất lượng dây và cáp điện rất đáng lo ngại. Dựa trên 5 tiêu chuẩn: Ghi nhãn và ký hiệu, vật liệu ruột dẫn, kết cấu ruột dẫn, điện trở ruột dẫn và khả năng chịu điện áp, kết quả kiểm nghiệm như sau: 64% vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa, 25% vi phạm về ruột dẫn, 56% vi phạm về kết cấu ruột dẫn, 64% không đạt về tiêu chuẩn điện trở...

      Việc sử dụng dây điện kém chất lượng buộc người tiêu dùng phải chịu tổn thất điện lớn vì tiết diện của các ruột dẫn nhỏ hơn so với quy định làm cho điện trở dây dẫn tăng. Khả năng chịu cường độ dòng điện kém, dễ quá tải, sinh nhiệt và gây chập cháy, rò điện ngầm là những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng dây điện không đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng.

      Để không “nhôm mạ đồng”

      Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 4: 2009/ BKHCN cho dây và cáp cách điện bọc nhựa PVC trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Nhưng, hầu hết dây và cáp điện kém chất lượng không tuân thủ tiêu chuẩn về ruột dẫn và vỏ bọc cách điện.

      Hiện tượng phổ biến nhất là nhà sản xuất rút bớt lõi đồng của dây cáp, không bảo đảm tiết diện ruột dẫn, sử dụng loại đồng có nhiều tạp chất, độ tinh khiết thấp, thậm chí có doanh nghiệp còn dùng cả nhôm mạ đồng để làm ruột dẫn. Thêm vào đó, phần vỏ cách điện của dây được làm bằng nhựa kém chất lượng hoặc nhựa tái chế nên xốp, bở, giòn, dễ gãy nứt khi uốn, lắp đặt.

      Việc ngăn chặn sản xuất dây và cáp điện kém chất lượng đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan chức năng với chế tài đủ mạnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao đạo đức và chữ tín trong sản xuất và  kinh doanh, thấy rõ những thiệt hại to lớn về người và của khi sử dụng dây điện kém chất lượng, không vì lợi ích cục bộ của doanh nghiệp.  
       

      Năm 2013, Hà Nội xảy ra 161 vụ cháy, nổ, làm 12 người chết, 21 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính lên tới hơn 45 tỷ đồng. Nguyên nhân của các vụ cháy chủ yếu là do chập điện.

      Ông Trần Thanh Châu, Phó giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh: Phần lớn các vụ cháy trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua có nguyên nhân từ điện. “Cao điểm” như năm 2009, trong số 193 vụ cháy nổ tại các khu nhà cao tầng, 60% là do chập điện.

      Ông Nguyễn Lộc, Phó tổng giám đốc CADIVI:
      “Việc thả nổi chất lượng dây và cáp điện là rất nguy hiểm, việc bán hàng hóa không có hóa đơn là hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Vì thế cần có sự mạnh tay từ phía các cơ quan quản lý để có thể chấn chỉnh được tình hình”.

      Ông Huỳnh Tấn Quyền, Phó giám đốc CA-DISUN:
      “Người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất lớn, có uy tín được bảo hộ của Nhà nước, có tem nhãn đầy đủ, địa chỉ nhà sản xuất rõ ràng, có tem chống hàng giả thì càng tốt. Hiện tại, sản phẩm của CA-DISUN đã sử dụng tem chống hàng giả. Trong trường hợp, người tiêu dùng không biết về kỹ thuật thì tốt nhất nên nhờ các chuyên gia hoặc gọi điện đến các nhà sản xuất, điểm bán hàng để được tư vấn”.

      Ông Quản Ngọc Cường, Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú:
      “Công ty cổ phần Cơ điện Trần Phú có một loạt cảnh báo gửi đến các cửa hàng khẳng định, loại dây điện Trần Phú chính hiệu chỉ sản xuất tại một địa chỉ duy nhất, tại số 41 Phương Liệt, quận Thanh Xuân (TP Hà Nội). Thông tin này đã được ghi rõ trên tem ngoài bao bì cũng như trên cuộn dây. Sở dĩ Công ty phải đưa ra cảnh báo này bởi thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện một số loại dây điện giả nhãn hiệu Trần Phú, làm tổn hại đến thương hiệu của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng” .

       

    • Lựa chọn máy phát điện: Mua đúng công suất để tránh lãng phí

      Trước khi mua máy, bạn nên thống kê các thiết bị cần dùng điện để mua đúng công suất, tránh lãng phí - Ảnh: TG

      Nhiều gia đình sử dụng máy năng lượng mặt trời

      Trên thị trường hiện có nhiều loại máy phát điện cho người tiêu dùng chọn. Các loại máy phát điện năng lượng gió hầu hết được nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc). Máy phát điện năng lượng mặt trời được sản xuất trong nước nhưng chủ yếu sử dụng công nghệ nước ngoài với các hãng Schott, Kyocera, Suntech, Xantrex, SMA, Samlex, Samtrix... Những bộ sản phẩm phát điện mini dành cho gia đình giá từ 2 – 10 triệu đồng, có công suất từ 300W - 1.000W đủ dùng cho các thiết bị đèn, quạt, tivi từ 4 - 6 tiếng.

      Anh Đức Vinh – nhân viên Công ty TNHH Phú Lễ (Hà Nội) chuyên cung cấp máy phát điện năng lượng mặt trời (NLMT) cho biết: Trước đây máy phát điện NLMT chủ yếu lắp đặt tại các công trình lớn, nhưng hiện nay nhiều hộ gia đình cũng mua về sử dụng. Máy NLMT giá cao hơn máy xăng nhưng có nhiều tiện ích: Thân thiện với môi trường, không gây tiếng ồn, độ bền từ 15 – 20 năm.

      Việc sử dụng máy NLMT cũng rất đơn giản. Khi có ánh nắng hệ thống phát điện, bộ điều khiển sạc sẽ sạc điện vào hệ thống ắc quy trữ. Điện từ ắc quy sẽ được chuyển từ một chiều thành xoay chiều đưa tới các thiết bị sử dụng. Ngoài việc “chữa cháy” khi mất điện, máy phát NLMT có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm tiền điện hàng tháng cho gia đình, nhất là những tháng hè nắng gắt. “Với hộ gia đình dùng các thiết bị bình thường có thể lắp loại 300W, giá khoảng 40 triệu, sẽ cung cấp 2kWh điện/ngày, tức bằng khoảng 1/5 nhu cầu điện của một hộ gia đình 5-8 người. Hệ thống này sẽ giảm 1/3 chi phí tiền điện trong những tháng cao điểm…”, anh Vinh cho biết.

      Hạn chế lớn nhất của loại máy phát điện NLMT là phụ thuộc vào thời tiết, vì máy chỉ phát điện khi có nắng. Bởi vậy, nên lắp máy ở những nơi có thể thu được nhiều ánh sáng mặt trời, tránh cây cối, nhà cao tầng… Để máy đạt hiệu suất cao nhất, hàng tháng bạn nên bảo dưỡng lau rửa các lớp bụi bẩn bám lên bề mặt của tấm pin mặt trời. Bên cạnh đó cần kiểm tra thường xuyên bộ kích điện - thành phần quan trọng của hệ thống NLMT. Đây là một thiết bị biến đổi điện áp một chiều của bình ắc quy thành điện áp xoay chiều có tần số phù hợp với lưới điện Việt Nam đang sử dụng là 220V, 50Hz. Bộ kích điện được thiết kế với nhiều loại công suất 300-10kVA có thể sử dụng cho từng thiết bị hay cả hệ thống điện trong gia đình.

      Máy phát điện dự phòng nạp điện từ điện lưới không ồn cũng được nhiều khách hàng lựa chọn. Máy có thể dùng cho cửa hàng kinh doanh, văn phòng, hộ gia đình… Nguyên lý hoạt động của máy là nạp điện từ điện lưới vào bình ắc quy, khi cúp điện tự động phát điện. Máy có thể sử dụng cùng lúc cho các thiết bị chiếu sáng, quạt máy, máy vi tính, cửa cuốn… Loại máy này có nhiều công suất khác nhau nên khách hàng có thể chọn lựa theo nhu cầu phù hợp. Sản phẩm có công suất 1KVA giá 12 - 23 triệu đồng/máy. Công suất 5KVA có giá 44 - 63 triệu đồng.

      Cẩn trọng khi dùng máy phát điện xăng

      Máy phát điện chạy bằng xăng và dầu diesel chủ yếu sản xuất lắp ráp trong nước, ngoài ra còn có máy nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... Giá bán tùy theo chủng loại và thương hiệu, chẳng hạn: Goldsun 3,4 - 10,8 triệu đồng/chiếc, Elemax Nhật Bản 19,5 - 55,3 triệu đồng/chiếc, Sanda 4,7 - 13,5 triệu đồng/chiếc, Honda 7,4 - 84,6, Hyundai 6,2 - 18,4 triệu đồng/chiếc, Kama 4,5 - 11,5 triệu đồng/chiếc...

      PGS.TS Phạm Văn Hoà cho hay, khi dùng máy phát điện, người sử dụng cần hiểu tính năng, công dụng, công suất của máy. Trước khi mua cần thống kê đầy đủ các thiết bị dùng điện để mua đúng công suất, tránh lãng phí. Nếu chỉ dùng vài chiếc quạt, bóng đèn nên mua loại máy có công suất trên dưới 1KW. Còn để duy trì thêm các loại thiết bị như tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh... thì cần sử dụng máy từ 8KVA đến 12KVA.

      Để tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua nên chọn mua máy có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% - 25%. Không nên mua máy không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy bảo hành. Khi chọn công suất thấp hơn, máy sẽ chạy quá tải và độ bền máy sẽ không đảm bảo. Tuy vậy, người tiêu dùng cũng không nên chọn máy có công suất quá cao bởi sẽ dẫn đến giá thành cao, máy chạy non tải cũng làm tăng tiêu hao nhiên liệu, giảm tuổi thọ. Muốn máy chạy êm, tiếng ồn nhỏ, không có khói, nên chọn máy dùng động cơ 4 thì chạy xăng. Máy phát điện dùng động cơ 2 thì có tiếng nổ to hơn và có khói nhiều hơn khi khởi động máy.

      Nên và không nên khi dùng máy phát điện

      Nên

      - Nên chọn loại có hệ thống chống ồn.

      - Trước khi tiếp nhiên liệu cần tắt máy, vì xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể gây cháy. Chỉ sử dụng loại nhiên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy.

      - Một hai tuần nên khởi động lại máy từ 5 - 10 phút dù không sử dụng thường xuyên.

      - Từ 50 - 100 giờ chạy máy đầu tiên phải kiểm tra mức nhớt, nước, độ căng dây đai quạt gió; sau 500 giờ chạy máy, kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu nhớt, lọc nhớt.

      - Khi lắp đặt nên lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS) nhằm tránh cho máy bị “xông điện” khi có điện lưới đột ngột.

      - Nên đặt máy chỗ thoáng mát, không ẩm ướt.
       
      Không nên

      - Không đặt máy ở trong nhà khi vận hành vì dễ bị ngộ độc khí thải CO.

      - Không để máy phát điện hoạt động quá tải vì máy có thể nổ hoặc các thiết bị nối với máy sẽ hỏng.

       

    • Không chủ quan khi thiết kế đường điện cho biển quảng cáo tấm lớn ngoài trời

      (Ảnh minh họa)

      Lựa chọn thiết bị

      Dây dẫn điện: Sử dụng các loại dây có khả năng chống cháy, cách điện tốt và chịu được va đập. Dùng các ống nhựa cách điện PVC để luồn dây dẫn trong trường hợp đi dây ngầm dưới đất hoặc trong các cột bê tông.

      Bóng đèn: Có thể sử dụng kết hợp nhiều loại đèn hắt sáng, đèn rọi, đèn led... Cần lựa chọn thiết bị có chỉ số chống bụi, nước và va đập tốt (chỉ số IP từ 65 trở lên). Biển quảng cáo thường sử dụng đèn rọi có ánh sáng vàng và đèn chiếu sáng mang màu trắng.

      Mô tơ cuộn (sử dụng trong các biển quảng cáo chuyển hình): Lựa chọn loại mô tơ cuộn có công suất phù hợp tùy theo diện tích của biển quảng cáo. Thông thường, các biển quảng cáo chuyển hình sử dụng mô tơ có tốc độ cuộn khoảng 0,25m/1s.

      Bảng mạch điều khiển: Lựa chọn bảng mạch có tính ổn định và độ bền cao, có tích hợp các chương trình điều khiển tốc độ cho các bộ đèn led và tiết kiệm năng lượng. Nên sử dụng các bảng mạch điều khiển nhỏ gọn, tiện lợi tháo dỡ và lắp ráp.

      Tủ điều khiển, cầu dao: Chọn loại được bọc cách điện và chịu các tác động mưa, nắng, thời tiết bất ổn định. Nên sử dụng tủ điện có vỏ sơn tĩnh điện, không gỉ (Inox) để bảo vệ hệ thống điện bên trong.

      Lưu ý khi lắp đặt:

      Lắp đặt bộ cầu dao riêng cho hệ thống điện chiếu sáng biển hiệu để ngắt điện phục vụ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng.

      Với các biển quảng cáo được cố định trên tường các ngôi nhà, cần thiết kế hệ thống điện riêng để hoạt động của biển quảng cáo không làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác.

      Cần đặt các bảng điện tử và bộ điều khiển hệ thống điện của biển quảng cáo trong các tủ điện tại khu vực riêng. Các tủ điện này cần đảm bảo cách điện và tránh được các tác động ngoại cảnh và sự va đập khi có gió, bão hay các tác động của côn trùng.

      Đánh dấu vị trí các đường dây điện được đi ngầm dưới đất để tránh đường ống nước và các đường cáp điện khác.

      Lắp đặt tại vị trí thông thoáng, xung quanh không có cây cối và các vật cản để thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kì. Ngoài ra, điều này còn tránh trường hợp thời tiết mưa bão, gió to làm đổ các cành cây vào biển quảng cáo có thể làm hỏng thiết bị.

    • Phân biệt xe đạp điện: Thật - Giả

      Theo khảo sát của phóng viên, các cửa hàng trên các phố Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Bà Triệu, Chùa Láng, Cầu Giấy (Hà Nội)…, bày bán khá nhiều loại xe đạp điện với kiểu dáng và mẫu mã phong phú. Mức giá của các xe nhãn mác ngoại dao động từ 10-30 triệu đồng/chiếc. Xe trong nước sản xuất khoảng 8,5 - dưới 10 triệu đồng/chiếc. Trong khi hầu hết các sản phẩm xe đạp nội đều niêm yết giá công khai đã gồm thuế, thì xe ngoại lại mập mờ về giá. Người bán hàng tùy khách mà “hét” giá.

      Nhiều xe đạp mang thương hiệu hãng Honda, Yamaha hay Bridgestone được bày bán ở các cửa hàng là xe của các hãng sản xuất tại Trung Quốc, hoặc là hàng nhái, hàng giả.

      Nhiều người cho rằng cứ mua xe có địa chỉ, người bán rõ ràng, có bảo hành bảo dưỡng đầy đủ sẽ yên tâm và coi đó là cơ sở để khẳng định hàng thật. Nhưng ở nhiều cửa hàng, xe giả hiện cũng có chế độ bảo hành bảo dưỡng đầy đủ như xe thật. Bởi vì mua giá thấp, bán giá cao, nên các cửa hàng bán xe đạp giả sẵn sàng bảo hành cho người tiêu dùng. Họ cũng nhập linh kiện về để thay thế trong thời gian bảo hành nhưng chất lượng phụ tùng kém, nên nhiều xe có khi phải thay tới vài lần và khi hết thời gian bảo hành (khoảng 1 năm) thì lúc đó người tiêu dùng phải tự bỏ tiền ra để thay.

      Ngày 3/5/2013, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 20 đại lý bán xe đạp điện trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, phát hiện phần lớn các cửa hàng đều vi phạm về hóa đơn chứng từ, mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

      (Ảnh minh họa)

      Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP.HCM) đã kiểm tra một kho hàng tại quận 6, phát hiện gần 70 chiếc xe đạp điện Trung Quốc sản xuất, giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha và 230 tờ tem giả mạo. Chủ lô hàng cho biết mua lại từ một công ty nhập khẩu, với giá khoảng 4,5 - 5 triệu đồng mỗi chiếc. Những chiếc xe này nếu tiêu thụ trót lọt, thì giá đến tay người tiêu dùng có thể lên tới 10 triệu đồng/chiếc.

      Theo ông Trịnh Văn Ngọc, Trưởng phòng Chống hàng giả - Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương): Việc xe đạp điện nhập khẩu bán tràn lan trên thị trường và đang vi phạm về nhãn mác, thương hiệu như: Honda, Yamaha và xe đạp của Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam giả các nhãn mác của các nhà sản xuất trong nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, phá hoại nền sản xuất trong nước và gây thất thu ngân sách của Nhà nước. Cục Quản lý thị trường đã có văn bản chỉ đạo các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Lạng Sơn, Quảng Ninh... tăng cường kiểm tra xe đạp điện nhập khẩu về nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ, hàng hóa nhập vào Việt Nam.

      Ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng: Để kiểm soát tốt hơn mặt hàng này, cần có sự phối hợp của lực lượng hải quan, biên phòng, cảnh sát biển... ở khu vực biên giới. Đồng thời, người tiêu dùng cũng nên lựa chọn các thương hiệu đã có uy tín ở trong nước để nếu sản phẩm có “vấn đề” thì tìm được nơi giải quyết.
       

      Cách phân biệt xe đạp điện thật - giả bằng mắt thường

      Xe thật in nổi tên thương hiệu trên khung xe và động cơ. Xe giả hầu như không có.
      Xe thật có tem phiếu đóng dấu của nhà sản xuất ghi thông số kĩ thuật, tên xe, loại xe.
      Xích của xe thật có màu trắng như màu nhôm. Xích của xe giả có màu tối đen như xích xe đạp thường.
      Yên xe giả bóp mềm hơn, do được làm bằng chất liệu kém chất lượng hơn, dễ bị bẹp và biến dạng.

      Dự thảo Thông tư Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện đang được Bộ GTVT lấy ý kiến quy định:
      - Các đơn vị xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh xe đạp điện tại thị trường Việt Nam phải đưa sản phẩm của mình ra kiểm định trước cơ quan quản lý chất lượng là Cục Đăng kiểm Việt Nam.
      - Xe đạp điện được công nhận, cấp, dán tem chất lượng thì mới được đưa ra lưu thông trên thị trường.
      - Các thông số kỹ thuật cơ bản phải kiểm định là trọng lượng bản thân của xe; số người cho phép chở kể cả người lái; loại động cơ điện gắn trên xe gồm công suất, điện áp và số km xe đi được sau khi nạp đầy điện…
      - Khi xe lưu thông trên thị trường bị lỗi kỹ thuật thì nhà sản xuất, cung cấp xe nhập khẩu phải có trách nhiệm triệu hồi xe và khắc phục lỗi.

      Kỹ sư Trần Trung Thành – Giám đốc kinh doanh, Tổng đại lý phân phối xe chạy điện Hà Nội: Trên thị trường hiện có 2 loại xe giả, làm giả giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu của xe thật và chỉ giả về nhãn hiệu còn kiểu dáng tự thiết kế. Thông thường các loại xe giả có chất lượng rất kém ở hầu hết các bộ phận, đặc biệt là ắc quy và động cơ. Ắc quy xe giả có chất lượng kém sạc lâu đầy, nhanh sụt điện làm cho quãng đường sử dụng ngắn, không đạt được đầy đủ công suất. Động cơ chất lượng kém làm cho xe có công suất yếu, tốc độ di chuyển không cao, dễ bị hỏng hóc và hay chết máy, tuổi thọ không cao, nếu như xe thật dùng tốt đi được khoảng 3 năm thì xe giả chỉ đi được 1 năm đến 1,5 năm.

       

    • Chọn mua tai nghe không dây

      (Ảnh minh họa)

      Chất lượng cuộc gọi

      Chất lượng cuộc gọi có thể khác nhau tùy theo thiết bị của mỗi nhà sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay có một số sản phẩm đã được tích hợp thêm công nghệ chống tiếng ồn. Bạn có thể chọn mua thiết bị này, nhưng với giá thành cao hơn các thiết bị thông thường.

      Thời lượng pin

      Thiết bị càng nhỏ, không gian dành cho pin càng ít, đồng nghĩa với thời lượng sử dụng của pin sẽ ngắn hơn. Do vậy, bạn có thể chọn những tai nghe ít thời trang hơn, nhưng có thời lượng sử dụng pin dài hơn.

      Tai nghe thiết kế kín hay thiết kế mở

      Tai nghe có thiết kế dạng kín có khả năng hạn chế tiếng ồn bên ngoài. Tuy nhiên, mỗi loại tai nghe khác nhau có khả năng hạn chế tiếng ồn khác nhau. Mẫu tai nghe này là sự lựa chọn lý tưởng nếu như người sử dụng không muốn người khác nghe được nội dung mình đang nghe.

      Tai nghe thiết kế dạng mở (ví dụ tai nghe có chụp tai làm bằng bọt xốp hay có thiết kế thể thao), người sử dụng có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài và người bên cạnh cũng có thể nghe được âm thanh phát ra từ tai nghe. Loại tai nghe này phù hợp với các hoạt động ngoài trời, cần phải quan sát môi trường xung quanh (ví dụ như đi bộ…).

      Khoảng cách kết nối

      Phần lớn tai nghe không dây có khả năng kết nối từ thiết bị đến điện thoại với khoảng cách tối đa là 10 m. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng ở khoảng cách hữu hiệu nhất từ 3 - 4,5 m, tránh vật cản.

      Âm thanh mono và stereo (âm đơn sắc và đa sắc)

      Hầu hết những chiếc tai nghe Bluetooth hiện nay đều có âm thanh mono và chỉ dành cho một tai. Tuy nhiên, “dân” nghiền nhạc thường chọn tai nghe có cả âm thanh mono và stereo, để đạt được âm thanh tốt nhất.

      Kiểm tra độ bền

      Đối với các sản phẩm tai nghe có thể gập lại dễ dàng để cất giữ, bạn nên kiểm tra phần khớp gập tai nghe có chắc chắn hay không.

      Độ bền của các miếng tai cũng rất cần quan tâm bởi chúng thường bị rách hoặc giãn ra sau một thời gian sử dụng.

      Kiểm tra sự thoải mái khi sử dụng

      Trước khi quyết định mua tai nghe không dây, bạn nên dùng thử một mẫu bất kỳ trong vòng ít nhất 10 phút.

      Các mẫu tai nghe trùm kín tai hoặc phủ ngang vành tai thường khiến người dùng cảm thấy khó chịu và nóng tai. Vì vậy, bạn vẫn nên đeo thử tai nghe một lúc để xem liệu miếng đệm tai có gây ra cảm giác khó chịu hay không.

      Các sản phẩm tai nghe chuyên nghiệp thường có kích thước tương đối lớn và khiến người dùng cảm thấy không thoải mái và mỏi tai sau vài giờ sử dụng. Các mẫu tai nghe có phần vòng chụp đầu làm bằng chất liệu nhẹ sẽ đem lại cảm giác thoải mái, thuận tiện hơn khi sử dụng cho mục đích di chuyển.
       

    • Sử dụng đèn bắt muỗi hiệu quả

      (Ảnh minh họa)

      Nguyên tắc hoạt động

      Đèn bắt muỗi sử dụng tia cực tím (tia UV), quạt hút gió cùng mùi hương (CO2, hơi nước) tương tự mùi của cơ thể người để thu hút muỗi và các côn trùng trong phạm vi hoạt động của thiết bị.

      Khi muỗi, côn trùng bị hút vào sẽ được diệt bởi sức nóng, khô từ đèn chiếu và bộ hút gió chỉ trong một thời gian ngắn. Thiết kế của quạt hút gió khiến muỗi bị hút vào đèn sẽ không thể thoát ra ngoài. Một số loại đèn bắt muỗi còn được trang bị lưới điện công suất thấp để đảm bảo diệt muỗi tốt nhất, nhưng vẫn an toàn với người sử dụng.

      Ưu điểm:

      Có thể thay thế cho đèn ngủ thông thường bởi đèn bắt muỗi tạo ra ánh sáng với công suất thấp, màu dịu nhẹ.

      Có tác dụng hút bụi, làm lưu thông không khí, giúp căn phòng sạch và khô ráo bởi đèn bắt muỗi hiện đại sử dụng quạt hút gió. Không tạo ra tiếng ồn và tiết kiệm điện bởi công suất của đèn bắt muỗi khá thấp (6-20 W).

      Nhỏ gọn, dễ sử dụng và thuận tiện khi di chuyển.

      Không sử dụng hóa chất, không mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

      Một số lưu ý khi sử dụng:

      Đặt đèn ở độ cao từ mặt sàn nhà lên 1,5m - 2m vì đây là độ cao muỗi và côn trùng hoạt động. Độ cao này cũng giúp ánh sáng tia cực tím từ đèn có thể tỏa ra khắp phòng.

      Khi đặt đèn bắt muỗi trong phòng, nên tắt hết các nguồn sáng khác bởi nó sẽ làm giảm sự thu hút muỗi và côn trùng từ thiết bị.

      Đặt đèn bắt muỗi tại những vị trí muỗi tập trung nhiều như: Nhà vệ sinh, buồng tắm, bếp…

      Phạm vi sử dụng hiệu quả nhất của đèn bắt muỗi khoảng 20 m2.

      Đối với đèn bắt muỗi dùng quạt hút gió và ánh sáng đèn để diệt muỗi, nên sử dụng thiết bị trong tối thiểu 3 giờ đồng hồ để muỗi bị khô và chết.

      Rút phích điện, tắt công tắc thiết bị để đảm bảo an toàn trước khi vệ sinh máy và các tấm lưới lọc.
       

    • Chọn và lắp đặt thiết bị cảm biến bật tắt đèn chiếu sáng

      (Ảnh minh họa)

      Chọn thiết bị phù hợp:

      Thiết bị cảm biến bật tắt đèn được chia làm hai loại chủ yếu: Thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng và thiết bị cảm biến chuyển động. Việc lựa chọn thiết bị phụ thuộc vào mục đích sử dụng của đèn chiếu sáng và vị trí lắp đặt thiết bị cảm biến.

      Thiết bị cảm ứng cường độ ánh sáng:

      Tính năng: Khi có sự thay đổi ánh sáng (ban ngày và ban đêm) thì thiết bị cảm biến sẽ tự điều chỉnh để bật, tắt hệ thống đèn và thay đổi cường độ chiếu sáng cho phù hợp.

      Dùng để: Lắp đặt cho đèn chiếu sáng sân vườn, đèn chiếu sáng đường đi và khu vực cổng ra vào.

      Lưu ý: Phải lựa chọn thiết bị có khả năng chống ẩm cao và chống được sự thay đổi của thời tiết.

      Thiết bị cảm ứng chuyển động:

      Tính năng: Khi có chuyển động của con người, thiết bị cảm biến sẽ kích hoạt hệ thống đèn bật sáng và tắt đi sau khi chuyển động dừng lại.

      Dùng để: Lắp đặt cho hệ thống đèn chiếu sáng cầu thang, nhà vệ sinh, nhà xe và hệ thống đèn bảo vệ.

      Lưu ý: Do mỗi thiết bị có phạm vi hoạt động và khoảng cách cảm biến khác nhau, nên mỗi loại chỉ phù hợp cho một vị trí nhất định.

      Khoảng cách cảm biến 2 m: Sử dụng cho cầu thang.

      Khoảng cách cảm biến 5 m: Sử dụng cho đèn chiếu sáng trong nhà.

      Khoảng cách hiệu lực 10 m: Sử dụng cho hệ thống đèn bảo vệ, báo động…

      Với cả 2 loại cảm biến trên, việc sử dụng thiết bị có pin dự phòng là cần thiết. Trong trường hợp mất điện, nếu không có pin dự phòng thì các thông số đã cài đặt: Thời gian bật, tắt, độ sáng, thời gian trễ… có thể sẽ bị thay đổi.

      Lưu ý lắp đặt thiết bị:

      Thông số bảo vệ của một số sản phẩm cảm biến khá thấp (IP từ 20-25), đặc biệt là phần mắt từ cảm biến nên tránh đặt thiết bị ở vị trí thường xuyên bị va chạm.

      Khoảng cách cảm biến của thiết bị không quá 12 m. Lớn hơn khoảng cách này, hoạt động của mắt từ sẽ không đạt hiệu quả.

      Với thiết bị cảm biến cường độ ánh sáng, không để chịu ảnh hưởng bởi những nguồn sáng khác vì sẽ làm giảm độ chính xác của mắt cảm biến.

      Với thiết bị cảm biến sử dụng tia hồng ngoại, góc quét của mắt cảm biến là 360 độ, cần tránh các vật cản: Kính, gỗ... Nếu góc quét không bao quát được toàn bộ phạm vi hoạt động thì bộ phận cảm biến, điều khiển bật, tắt hoạt động không chính xác.

      Với thiết bị cảm biến có trang bị nút bấm điều khiển bằng tay, cần lắp đặt ở vị trí thấp (1,2 -1,5 m) để thao tác, cài đặt thông số khi cần thiết.
       

    • Rác thải điện tử và những hệ lụy

      (Ảnh minh họa)

      Đồ điện tử cũ hay thường được biết đến với tên gọi chất thải điện tử (E-waste), hiểu đơn giản là các thiết bị điện, điện tử cũ, hỏng, lỗi thời bị người tiêu dùng thải loại sau một thời gian sử dụng. Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, trong rác thải điện tử có chứa hơn 1000 các hợp chất khác nhau, trong số đó có nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

      Tại các nước phát triển, chất thải điện tử được phân loại và xử lý theo một quy trình công nghệ  phức tạp.  Người ta phải sử dụng kỹ thuật như từ trường, đệm khí, đầu cảm ứng và dòng điện...  để thu hồi các nguyên liệu có giá trị và loại bỏ các hóa chất độc hại. Còn tại Việt Nam, người dân có thói quen khi đồ điện tử đã cũ, hỏng thì tích trữ trong nhà, tự ý tháo dỡ, phá vỡ kết cấu ban đầu của thiết bị hoặc đốt cháy để tận thu kim loại. PGS.TS Đỗ Quang Trung, khoa Hóa học, Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Chính sự tác động này đã làm cho các hóa chất độc hại trong thiết bị phát tán ra môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người”.

      Đồ điện tử cũ, muốn loại bỏ các hóa chất độc hại cần trải qua những quá trình xử lý, kiểm soát, phân loại khác nhau. Người dân cần tuyệt đối tránh việc tự ý tháo dỡ thiết bị, tận thu linh kiện để sử dụng lại. Trường hợp thiết bị điện tử cũ trong nhà quá nhiều thì không nên tích trữ mà có thể cho, bán, tặng người khác, bởi rất nhiều đồ điện tử đã cũ, nhưng vẫn còn khả năng sử dụng và vận hành.

      Các độc chất có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường sẽ rất khó có thể nhận biết. Điều này dễ gây tâm lý chủ quan với những tác hại mà các chất độc này có thể gây ra. Hóa chất có trong đồ điện tử cũ tiềm ẩn nguy cơ gây ra các chứng bệnh rất khó chữa trị và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người: Bệnh ung thư, bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch và thần kinh…

      Để hạn chế ảnh hưởng của các chất độc hại có trong đồ điện tử, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 30/2011/TT-BCT Quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử. Theo đó, 6 chất bị giới hạn hàm lượng trong sản phẩm điện tử gồm: Chì (0,1%), Thủy ngân (0,01%), Cadimium (0,1%), Crom hóa trị 6 (0,1%), Polybrominated biphenyl (0,1%), Polybrominated diphenyl ete (0,1%).

       

    • Phân biệt đèn compact thật – giả

      Đèn compact thật

      - Màu sắc bao bì hài hòa, rõ nét, các mảng màu riêng biệt không bị nhòe
      - Phông chữ in rõ ràng, cân đối không sai lệch, chất lượng in tốt (không có lỗi chính tả)
      - Viền màu, logo sản phẩm sắc nét, có chiều sâu do được chú trọng trong khâu thiết kế
      - Con dấu của nhà sản xuất in trên bầu đèn thành một khối rõ ràng, không bị nhòe mực, mực in rất khó bong.
      - Tem bảo hành là loại decal vỡ (khi bóc bị vỡ thành mảnh nhỏ) và được gắn vào khớp nối giữa ống đèn và bầu đèn. Điều này hạn chế việc người dùng tự ý mở bóng đèn và phục vụ công tác bảo hành.

      Đèn compact giả

      - Có sự khác biệt về màu: đậm hơn hoặc nhạt hơn so với sản phẩm thật
      - Trong một số trường hợp phông chữ khác với sản phẩm thật (đường nét, độ đậm nhạt, viết hoa, viết thường), xuất hiện những lỗi sai chính tả cơ bản (sai kí tự, thiếu dấu)
      - Logo bị nhòe hoặc mờ do được scan và in lại, chất lượng hình ảnh thấp.
      - Con dấu có những lỗi nhòe mực, đường nét in không đồng đều và thiếu sắc nét.
      - Tem bảo hành là loại decal thường và được gắn cẩu thả ở nhiều vị trí không cố định. Có thể bóc toàn bộ phần tem một cách dễ dàng

      Bóng đèn Compact chính hãng (bên trái) có tem của nhà sản xuất dán vào khớp nối giữa ống đèn và bầu đèn. Bóng đèn Compact giả (bên phải) được dán sai lệch ở nhiều vị trí khác nhau - Ảnh: Điêu Dũng

       

      Logo của nhà sản xuất trên bao bì thật được in thẳng hàng, sắc nét, không bị nhòe mực và liên kết thành 1 khối - Ảnh: Điêu Dũng

       

      Bao bì đèn compact thật (bên trái) có phông chữ mảnh, khác với bao bì giả (bên phải) và sắc nét hơn - Ảnh: Điêu Dũng

      Thông số kĩ thuật và sản phẩm:

      (Người tiêu dùng hãy yêu cầu đại lý đo thông số kỹ thuật khi mua đèn)

      - Công suất chiếu sáng đúng với thông số ghi trên vỏ bao bì, cho chất lượng ánh sáng tốt.
      - Ống đèn và bầu đèn được gắn thẳng hàng, không bị nghiêng, không có lỗi kĩ thuật bởi những sản phẩm sai thông số đều được thử nghiệm loại bỏ trong quá trình sản xuất.
      - Công suất thấp hơn so với thông số ghi trên bao bì (bao bì ghi công suất 15 W thì khi đo bằng thiết bị điện tử chỉ được 10-11W). Chất lượng ánh sáng do đó thấp hơn
      - Trong một số trường hợp ống đèn gắn vào bầu đèn bị nghiêng. Xuất hiện lỗi kĩ thuật (đèn không sáng hoặc ánh sáng phát ra không đều).
       

       “Hiện nay trên thị trường xuất hiện những loại đèn compact giả được làm giống thật tới 70-80% nên rất khó để có thể phân biệt. Nên mua sản phẩm tại các đại lý lớn, có uy tín, thương hiệu và quan tâm đến chế độ bảo hành cũng như sự tư vấn của nhân viên bán hàng. Thông thường, sản phẩm chính hãng có chế độ bảo hành lớn (4-6 tháng) và được đổi mới hoàn toàn trong thời hạn bảo hành”.

      (Theo ông Lê Việt Hòa - Phòng Thị trường, Ban Kĩ thuật – Maketing, Cty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông)

       

    • Sử dụng và bảo quản máy phát điện cho gia đình

      (Ảnh minh hoạ)

      Nên:

      - Sử dụng máy phát điện có công suất lớn hơn từ 10 – 15% công suất tổng của các thiết bị điện trong gia đình.

      - Lắp cầu dao chuyển tiếp, đảo nguồn điện giữa hệ thống điện lưới và điện từ máy phát để tránh làm hỏng thiết bị khi có điện lưới trở lại.

      - Lắp đặt dây tiếp đất cho máy phát điện để đề phòng điện rò rỉ.

      - Sử dụng một loại nhiên liệu cố định và đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nguồn nhiên liệu không đồng nhất, có lẫn nước hoặc tạp chất sẽ khiến máy hoạt động không ổn định, lắng cặn trong thùng chứa  và phát ra tiếng nổ khi vận hành.

      - Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng máy và tham khảo tư vấn lắp đặt, đấu nối máy phát điện từ những người có kinh nghiệm chuyên môn hoặc am hiểu kĩ thuật. Đấu nối nguồn điện từ máy phát điện không đúng kĩ thuật có thể gây nổ cầu chì, hỏng máy phát hoặc các thiết bị sử dụng trong gia đình.

      Không nên:

      - Đặt máy ở khu vực ẩm ướt hoặc gần bếp lửa. Tuyệt đối không vận hành thiết bị khi trời đang mưa.

      - Sử dụng máy trong khu vực kín gió, trong tầng hầm vì khí Cacbon mônôxít (CO) sinh ra trong quá trình hoạt động của máy phát điện.Khí CO thải ra không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Nồng độ CO chỉ khoảng 0,1% trong không khí cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người

      - Tiếp thêm nhiên liệu khi máy đang hoạt động, vì sẽ gây nguy cơ cháy nổ.

      - Sử dụng khi máy phát ra tiếng kêu to, khác thường hoặc xuất hiện khói, mùi khét.

      - Vận hành máy khi nhiệt độ nước làm mát hoặc nhiệt độ động cơ quá cao.

      Lưu ý bảo dưỡng, bảo quản thiết bị:

      - Sau mỗi lần sử dụng: Kiểm tra toàn bộ thiết bị, bổ sung nước làm mát và tra thêm dầu  nếu cần thiết.

      - Sau 50 giờ sử dụng: Thay dầu, làm sạch bộ lọc nhiêu liệu và thay nhiên liệu mới.

      - Sau khoảng 100 giờ sử dụng: Nên tháo toàn bộ lượng dầu cũ trong máy và thay dầu mới, vệ sinh bộ chuyển động và bộ lọc gió.

      - Khi máy hoạt động từ 300 giờ trở lên: Thay  nước làm mát, rút sạch toàn bộ nhiên liệu và vệ sinh thùng chứa.

      - Khi không sử dụng:  Đặt thiết bị tại nơi khô ráo, thoáng mát. Sau một khoảng thời gian không sử dụng nên để máy chạy không tải 5-10 phút.




       

       

    • Giúp thiết bị điện tử tránh xa nấm mốc

      Nấm mốc gây hại đến thiết bị thế nào?

      Vì là một loại vi khuẩn nên nấm mốc sẽ làm mất tác dụng của các lớp hóa chất bảo vệ sau đó phá hỏng các vi mạch điện tử và làm giảm hiệu năng của chúng. Đặc biệt, với các thiết bị sử dụng màn hình tinh thể, thấu kính…, nấm mốc gây ra những vệt mờ và làm giảm chất lượng hình ảnh rất khó có thể khắc phục.

      Ảnh hưởng của nấm mốc không chỉ giới hạn ở một khu vực hoặc thiết bị cụ thể. Ở điều kiện và độ ẩm thích hợp, nấm mốc còn lan truyền và ảnh hưởng lên nhiều thiết bị khác nhau. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, hậu quả là rất lớn.

      (Ảnh minh họa)

      Bảo quản thiết bị chống lại nấm mốc

      Thông thường, một gia đình có số lượng thiết bị điện tử không nhỏ, mỗi thiết bị có đặc điểm khác nhau và điều kiện mỗi gia đình cũng khác nhau, nên có thể lựa chọn cách bảo quản riêng.

       Các gia đình có điều kiện kinh tế thì việc mua một chiếc tủ chống ẩm để bảo vệ thiết bị điện tử là điều cần thiết. Một chiếc tủ chống ẩm với mức giá từ 2-5 triệu đồng có thể bảo quản được 4-5 thiết bị điện tử. Tủ chống ẩm điện có thể cách li thiết bị với môi trường bên ngoài và duy trì độ ẩm không khí luôn ở mức 40-50% để ngăn chặn nấm mốc phát triển.

      Với những gia đình tiết kiệm hơn, có thể sử dụng các hộp nhựa lớn chứa máy hút ẩm nhỏ chạy pin hoặc các túi hạt chống ẩm. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là khó kiểm soát độ ẩm không khí, xảy ra tình trạng độ ẩm thấp, không khí khô gây ảnh hưởng không tốt đến các vi mạch điện tử và dầu bôi trơn thiết bị.

      Lưu ý khi bảo quản thiết bị:

      Nên:

      - Vệ sinh thiết bị điện tử thường xuyên bằng các dụng cụ chuyên dụng bao gồm: Giẻ lau, hóa chất vệ sinh, bình xịt bụi...

      - Cách ly những thiết bị đã bị nấm mốc theo khu vực riêng để tránh lan sang các thiết bị khác.

      - Phơi nắng, sấy khô thiết bị khi có điều kiện

      Không nên:

      - Sử dụng thiết bị điện tử tại môi trường có độ ẩm cao.

      - Sử dụng dưới trời mưa một số thiết bị như: Điện thoại, máy ảnh.

      - Để thiết bị điện tử ngừng hoạt động trong thời gian dài.

       

    • Lắp đặt máy bơm nước hiệu quả, tiết kiệm điện

      (Ảnh minh họa)

      Lựa chọn máy bơm phù hợp

      Các gia đình cần dựa vào các đặc điểm của nguồn nước: Nước máy, nước giếng khoan, độ cao cần bơm, dung tích bể chứa, khoảng cách từ nguồn nước đến nơi sử dụng… để lựa chọn chiếc máy bơm phù hợp.

      Dựa vào độ cao bơm nước:

      - Từ 5- 6 m, nên chọn máy bơm cánh quạt thông thường.
      - Từ 6-8 m, nên chọn máy bơm trục ngang.
      - Từ 10 m trở lên, chọn máy bơm giếng sâu và bơm khí nén.

      Yêu cầu cần thiết của máy bơm là có thể đẩy nước lên ít nhất 1,5 lần độ cao cần hút, đẩy nước (ngôi nhà cao 10 m, nên chọn loại máy bơm có thể đưa nước lên độ cao khoảng 15 m).

      Dựa vào mục đích sử dụng:

      Nếu bơm nước từ đường ống vào bể chứa thì nên lựa chọn loại máy bơm chân không.
      Nếu muốn đẩy nước lên các tầng cao thì chọn loại máy bơm ly tâm.

      Dựa vào vị trí lắp đặt:

      Nếu vị trí đặt máy nằm ở cuối đường ống, áp lực nước thấp, nên chọn loại máy bơm Jet (trục ngang) bởi ưu điểm độ bền cao, không cần mồi nước và lưu lượng bơm khá lớn (5m3/h). Trường hợp ngược lại, loại máy bơm ly tâm với hai tác dụng hút, đẩy đã có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu của gia đình.

      Lưu ý về công suất thiết bị:
      - Ngôi nhà cao 2, 3 tầng thì loại bơm công suất 125 – 150 W là đủ nhu cầu sử dụng.
      - Ngôi nhà cao từ 4, 5 tầng trở lên thì công suất yêu cầu thấp nhất là 200 W.
      Việc lựa chọn thông số của máy bơm có vai trò rất quan trọng vì sẽ tiết kiệm được 10-20% lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị. Bên cạnh đó, thông số kĩ thuật phù hợp còn giúp thiết bị hoạt động ổn định, tránh tình trạng quá tải hoặc dư thừa công suất.

      Lưu ý lắp đặt máy bơm:

      Nên:

      Sử dụng máy bơm có động cơ hiệu suất cao để tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong thời gian dài sử dụng.

      Lắp đặt các máy điều tốc cho máy bơm để việc vận hành thiết bị được ổn định và tiết kiệm 10-50% điện năng.

      Lắp đặt hệ thống mồi nước tuân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

      Gắn một khóa nhựa ở đầu ống xả của bơm để tiện việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy khi có lỗi kĩ thuật.

      Đấu ống hút của máy bơm nên ở vị trí cao hơn mặt đáy và cách xa thành giếng để tránh các va chạm khi thiết bị hoạt động.

      Lắp vách ngăn hoặc lưới vào ống hút để tránh tình trạng rác hoặc vật chất hữu cơ làm tắc ống.

      Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy bơm để phát hiện hỏng hóc và các lỗi rò rỉ.

      Lắp đặt cầu dao bảo vệ và nối đất cho máy bơm để đề phòng trường hợp máy bị rò điện.

      Không nên:

      Vận hành thiết bị với nguồn điện thiếu ổn định và không phù hợp với công suất của máy.

      Lắp đặt thiết bị quá xa nguồn nước và hoạt động trên  bề mặt thiếu ổn định vì máy sẽ bị rung khi vận hành.

      Để hở các mối nối ống dẫn nước vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy bơm khi vận hành.

      Lắp đặt máy bơm với các đường ống có quá nhiều mối nối, đường gấp khúc.

      Sử dụng đường ống quá dài và tiết diện ống quá lớn hoặc quá nhỏ so với đường kính ống hút, xả nước của máy bơm vì sẽ làm giảm hiệu suất của máy.

       

    • Hiện đại với hệ thống chiếu sáng sân vườn

      Làm sao để có hệ thống chiếu sáng sân vườn hiện đại, đẹp mắt?  - ảnh H. Hiếu

      Lưu ý khi lựa chọn thiết bị:

      Loại đèn: Đèn chiếu sáng sân vườn được lắp đặt với mục đích trang trí là chủ yếu nên loại đèn phù hợp nhất là: Đèn dọi, đèn pha, đèn năng lượng mặt trời…

      Chỉ số chống xâm nhập bụi và nước của các thiết bị (IP): Chỉ số này của các thiết bị càng cao thì khả năng chống xâm nhập từ môi trường của đèn càng tốt.

      Nên chọn  đèn có IP 65 cho khu vực ngoài trời.

      Chọn đèn có IP 68 nếu lắp trong hồ bơi, bể nuôi cá.

      Công suất: Bóng đèn trong sân vườn cần có đủ công suất để chiếu sáng cho lối đi và các vật thể, nhưng không nên dùng bóng công suất quá lớn gây chói và làm giảm thẩm mĩ của ngôi nhà.

      Chọn đèn công suất từ 100 – 120 W với mục đích làm nổi bật chi tiết cây xanh, đá cảnh.

      Chọn đèn công suất 40 W nếu dùng cho chiếu sáng đường

      Chọn đèn led 9 – 12 W cho mục đích trang trí.

      Ngoài chỉ số chống xâm nhập bụi và nước IP, cần quan tâm đến chỉ số cách điện và chịu va đập của thiết bị chiếu sáng.

      Dây điện, ống bảo vệ:

      Chọn loại ống nhựa PVC mềm chống va đập, chống cháy, có thể uốn cong để luồn dây dẫn.

      Chọn ống có tiết diện lớn để đường dây dẫn không bị ép quá chặt.

      Chọn loại dây dẫn điện tác dụng chống thấm nước và côn trùng.

      Bộ biến áp: Lựa chọn bộ biến áp riêng cho hệ thống điện chiếu sáng sân vườn. Thông thường, công suất của bộ biến áp cần lớn hơn 1,5 lần công suất tổng của hệ thống để tránh quá tải.
      - Đèn năng lượng mặt trời: Thẩm mĩ,  tiện dụng khi lắp đặt, an toàn và không cần dây dẫn điện.
      - Hệ thống hẹn giờ: Tối đa hóa hiệu quả của thiết bị chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.
      - Sản phẩm “tiết kiệm năng lượng”: Tiết kiệm, hiệu quả.

      Nguyên tắc lắp đặt:

      Nên:

      Tham khảo trước vị trí đặt các hố ga, đường điện, nước của ngôi nhà để tránh va chạm khi lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng sân vườn.

      Bố trí sơ đồ các vị trí cần đặt bóng đèn, ổ điện, đường dây dẫn cụ thể trước khi xây dựng để thuận lợi cho việc lắp đặt thực tế cũng như sửa chữa khi có hỏng hóc.

      Phân chia hệ thống đèn thành hai loại riêng biệt. Đèn ở khu vực lối đi cần đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, còn ở khu vực cảnh quan là để tăng tính thẩm mĩ.

      Lắp thêm cầu dao cho thiết bị để ngắt điện hệ thống khi cần sửa chữa. Đặt cầu dao trong hộp cách điện, chống nước và có dây nối đất.

      Đặt bộ biến áp ở khu vực riêng và cao 1 m so với mặt đất để không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sinh hoạt của ngôi nhà.

      Liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị để nhận được sự tư vấn về bảo trì, thay mới khi có sự cố.

      Không nên:

      Tự lắp đặt nếu không có kinh nghiệm, kiến thức về kĩ thuật điện.

      Sử dụng các loại thiết bị có nguồn gốc và thông số kĩ thuật không rõ ràng.

      Lắp đặt quá nhiều bóng đèn trên một diện tích sân vườn nhỏ.

      Đặt bóng đèn trong khu vực có nhiều tán cây rậm rạp và ẩm ướt.

      Sử dụng hệ thống trong thời gian dài mà thiếu biện pháp bảo trì.

       

    • Thực hư tin đồn về đèn compact

      Gây hoang mang dư luận

      Được biết thông tin này xuất phát từ trang www.telegraph.co.uk (một trang web của Anh), với tiêu đề Energy saving light bulbs ‘contain cancer causing chemicals’ (tạm dịch là Đèn compact chứa các hóa chất gây ung thư), nội dung thông tin về một nhóm nhà khoa học người Đức, sau khi tiến hành một số các thử nghiệm  đã kết luận rằng, một số hóa chất gây ung thư  và các chất độc đã được phóng ra khi đèn huỳnh quang compact được bật lên, đó là các chất hóa học naphtalen, phenol và styrene.

      Từ nhận định trên, báo cáo của nhóm nhà khoa học này đã khuyên người tiêu dùng không nên bật đèn trong thời gian dài, đặc biệt khi đèn ở gần đầu người, bởi chúng sẽ phát ra các chất độc hại khi bật lên.
      Thông tin này ngay sau đó đã được phát tán, lan truyền trên nhiều trang mạng gây hoang mang, lo lắng cho nhiều người dân và khách hàng tiêu dùng.

      Người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bóng đèn compact.   Ảnh: Ngọc Thọ

      Không đủ cơ sở khoa học

      Theo đại diện của Trung tâm Tư vấn Tiết kiệm điện và Dung dịch hoạt hóa điện hóa Hà Nội, bóng đèn compact có cấu tạo gồm: Ống thủy tinh, dây tóc kim loại, khí krypton hoặc thủy ngân và bột huỳnh quang.

      Bóng đèn compact phát sáng là nhờ sự phóng điện trong hơi thủy ngân tạo ra tia cực tím, các tia này kích thích bột huỳnh quang trong vỏ đèn phát ra dải phổ ánh sáng màu trắng nhìn thấy được, trong đó có một dải nhỏ màu tím. Thực tế, khi các điện tử va chạm vào thủy ngân và bột huỳnh quang, năng lượng của chúng rất nhỏ, nên các tia độc hại phát ra gần như không có. Và với một ống đèn kín thì khi bật lên không thể có hơi gì thoát ra ngoài  được, nên người tiêu dùng không phải băn khoăn về việc sử dụng loại bóng đèn này.

      Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Văn Thuấn - Phó giám đốc Bệnh viện K Hà Nội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư trước thông tin này đã phân tích: “Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư trên 80% liên quan đến môi trường bên ngoài bao gồm hút thuốc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, virut gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus - viết tắt HPV), tia phóng xạ…  Để khẳng định một vấn đề như “đèn compact có một số hóa chất có thể gây ung thư” cũng như nhiều vấn đề khác nữa thì phải dựa vào nhiều công trình nghiên cứu khoa học công phu và tỉ mỉ với những nhà khoa học có tên tuổi thì mới có thể kết luận được.

      Cả đèn ống tuýp hay compact huỳnh quang đều có thủy ngân và một số chất khác, vì thế khi sử dụng mà bị hỏng hay rơi vỡ thì người tiêu dùng cũng cần thu gom xử lý theo quy chế của Bộ Y tế về thu gom, xử lý chất thải độc hại”.

      Ông Hồ Quỳnh Hưng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang
      Thuỷ ngân là một chất không thể không có trong công nghiệp sản xuất bóng đèn huỳnh quang, compact, nhưng thuỷ ngân lại là một chất độc hại khi bị phát tán ra bên ngoài môi trường. Vì vậy, Điện Quang đã chuyển sang công nghệ dùng Amalgam (thủy ngân dạng rắn) trong sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện nhằm giảm hàm lượng thủy ngân sử dụng và giảm những ảnh hưởng khi hư hỏng, bể vỡ.
       


       

    • Thị trường thiết bị cảm biến chiếu sáng: Giá rẻ có nên mua?

      (Ảnh minh họa)

      Đèn cảm biến thông minh thu hút người tiêu dùng

      Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các mặt hàng đèn cảm biến ánh sáng với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, có thể xếp chúng vào 2 nhóm: Cảm biến chuyển động và cảm biến cường độ ánh sáng.

      Trước đây, hầu hết các sản phẩm đèn cảm biến trên thị trường được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Philippin… Hiện nay, một số nhà sản xuất Việt Nam như  ETEC, VHQ…  cũng đã sản xuất các loại đèn giá rẻ với chất lượng khá tốt nhằm phục vụ nhu cầu tầng lớp bình dân.

      So sánh với các thiết bị chiếu sáng thông thường, đèn cảm biến bật, tắt tự động có nhiều  ưu điểm: Tiết kiệm điện, hiệu quả sử dụng cao, an toàn, dễ lắp đặt, thay mới. Mức giá cho một hệ thống đèn cảm ứng khá mềm, dao động từ 1-2 triệu đồng với loại đèn Hàn Quốc, loại đèn sản xuất trong nước có giá 200-500.000 đồng…Chính vì vậy, mặt hàng này đang thu hút người tiêu dùng sử dụng ngày càng đông.

      Cảnh giác với các mặt hàng giá rẻ

      Xét về hiệu năng sử dụng, không có loại thiết bị nào vượt qua được đèn cảm biến tự động. Tuy nhiên, với một thị trường mới mẻ, phát triển nhanh và đa dạng, khiến người tiêu dùng không phải lúc nào cũng tìm được sản phẩm phù hợp. Đó là chưa kể trên thị trường đã xuất hiện hàng giả, kém chất lượng.

      Không phải tất cả các thiết bị giá rẻ đều có chất lượng thấp. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần hết sức chú ý với loại thiết bị này bởi hầu hết chúng là các loại hàng nhái chất lượng kém và độ bền không cao. Thêm vào đó, hệ thống vi mạch cảm biến của những thiết bị dạng này hoạt động rất kém. Nhiều chủ hàng kinh doanh mặt hàng đèn cảm ứng cho biết những loại đèn này sau một thời gian ngắn sử dụng, ánh sáng phát ra từ loại đèn thiếu chân thực, khi nhìn trực tiếp thường bị hoa mắt. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dùng.

      Một số loại đèn cảm biến còn được quảng cáo các chức năng sử dụng thông minh, tự cài đặt chế độ bằng bộ điều khiển tivi. Tuy nhiên thực tế sử dụng, chiếc đèn cảm biến này không hề phát huy tác dụng thậm chí còn không hiệu quả bằng các loại đèn chiếu sáng thông thường.

      Đèn cảm biến chuyển động:
      - Sử dụng các cổng hồng ngoại để nắm bắt hoạt động của các vật thể xung quanh. Các mắt cảm biến sẽ kích hoạt thiết bị bật sáng khi có con người đi qua, khi chuyển động kết thúc đèn sẽ tự động tắt.
      - Thường được sử dụng ở ban công, nhà xe, tủ quần áo…
      - Có thể sử dụng pin hoặc nguồn điện 220 V trực tiếp.
      Đèn cảm biến ánh sáng:
      - Hoạt động dựa theo nguyên tắc thay đổi cường độ ánh sáng môi trường. Khi nguồn sáng tự nhiên yếu, hệ thống cảm biến của thiết bị sẽ kích hoạt để đèn hoạt động và tạo ra nguồn chiếu sáng ổn định.
      - Thường được sử dụng tại các khu vực chiếu sáng công cộng và trong sân vườn các gia đình.
       


       

    • Vị trí nào phù hợp cho máy giặt?

      (Ảnh minh họa)

      Vị trí lắp đặt

      Nên:

      - Đặt máy ở những vị trí khô ráo, thoáng mát có mái che, gần nguồn điện, nước.

      Không nên:

      - Đặt máy giặt trong phòng tắm, vì môi trường ẩm ướt làm hỏng các vi mạch điều khiển của thiết bị, hở hoặc chập điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.

      - Đặt máy trong phòng bếp, vì  oxi hóa và giảm tuổi thọ của máy.

      - Đặt máy ngoài ban công, vì ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện môi trường làm giảm khả năng vận hành thiết bị.

      Lưu ý khi lắp đặt máy

      Nên:

      - Đặt máy ở những bề mặt vững chắc, bằng phẳng.

      - Sử dụng chân đế đi kèm máy để cố định thiết bị.

      - Đặt máy trong các tủ riêng hoặc dụng cụ bảo vệ trong trường hợp bắt buộc phải đặt máy giặt ở những vị trí không thuận lợi

      - Cố định phích cắm của máy với ổ điện và khởi động máy bằng công tắc hoặc cầu dao.

      - Bắt buộc có dây nối đất để đề phòng trường hợp thiết bị hở điện.

      Không nên:

      - Lắp đặt máy ở vị trí ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

      - Để thảm mềm dưới đáy máy giặt, tránh tình trạng khi máy hoạt động sẽ bị rung, lắc và không ổn định.

      - Di chuyển máy giặt quá nhiều và để máy bị va đập khi sử dụng.

      - Để nước và hóa chất rơi vào bảng điều khiển trong quá trình vận hành máy.

    • Khi laptop và tivi bị ngấm nước

      (Ảnh minh họa)

      Trường hợp laptop và tivi còn trong thời hạn bảo hành, hãy mang đến cơ sở bảo hành chính hãng để đảm bảo an toàn nhất cho thiết bị. Nếu đã hết hạn bảo hành, bạn có thể xử lý theo hướng dẫn dưới đây.

      Laptop:

      Khi bị ngấm nước, một số phụ kiện dễ bị hỏng nhất là ram, ổ cứng, chip CPU… Vì thế, hãy:

      - Ngắt ngay nguồn điện, rút pin laptop.

      - Mở laptop và đặt dạng chữ A, úp xuống nền để nước chảy ra ngoài

      - Ngắt các kết nối (như thiết bị ngoại vi, cổng USB, Wifi…), tháo rời ổ quang, ổ cứng.

      - Lau sạch pin, các loại card nối với máy.

      - Lau bề ngoài và các khe cắm bằng bông (nên chụp ảnh, hoặc vẽ lại các vị trí module bộ nhớ, lau sạch và xếp theo thứ tự để nhớ khi lắp ráp lại).

      - Với màn hình nên dùng vải thật mịn (loại lau màn hình LCD có bán kèm), nhúng dung dịch lau rửa để làm sạch. Hoặc dùng bộ vệ sinh chuyên dụng để làm khô, không gây trầy xước cho màn hình.

      - Bàn phím nếu dính ít chất lỏng thì lau sạch, không nên tháo ra vì các mạch điện bên dưới dễ bị đứt cáp, hoặc gãy, nứt các khớp nối. Nếu chất lỏng đổ vào bàn phím nhiều có thể dùng máy sấy thổi rồi lau khô bằng giẻ mềm mịn, sau đó nhờ thợ tháo ra lau chùi, xịt sạch các khe, hốc.

      - Các linh kiện khác có thể hong nơi khô ráo, tránh nắng trực tiếp.

      - Nên dùng máy sấy tóc sấy ngay để giảm độ ngấm của nước vào các thiết bị. Nên sấy ở khoảng cách tối thiểu 1 gang tay để hơi nóng không làm cong vênh thiết bị.

      - Khi lau sạch các linh kiện điện tử, cần phải loại bỏ các đồ trang sức trên tay, cổ như nhẫn, vòng để tránh hiện tượng tích điện gây hư hại thiết bị.

      Tivi:

      - Bật điều hòa hoặc sử dụng máy hút ẩm máy hút ẩm để làm khô máy. Hoặc sử dụng máy sấy để sấy khô bên ngoài TV. Nếu có kiến thức về kỹ thuật, bạn có thể tháo vỏ TV ra để sấy.

      - Không được cắm điện, bật TV khi bị ẩm, có thể gây chập hệ thống điện trong gia đình hoặc nổ cầu chì bên trong máy, phá hỏng các linh kiện bên trong TV.

      - Mang đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành để kiểm tra, bởi thông thường trong nước còn có một số tạp chất cả hòa tan lẫn không hòa tan, có thể có những tác động không lường trước được đối với bo mạch của TV. 

    • Lựa chọn máy in phù hợp cho gia đình

      (Ảnh minh họa)

      Các loại máy in gia đình

      Trên thị trường hiện nay mặt hàng máy in rất đa dạng, nhưng chủ yếu chia thành ba loại: Máy in kim, máy in laser và máy in phun… Trong ba loại máy này thì chỉ có máy in laser và in phun là phù hợp với nhu cầu gia đình bởi đặc điểm nhỏ gọn, dễ sử dụng và giá thành vừa túi tiền.

      Lựa chọn máy in

      Lựa chọn máy in gia đình chủ yếu dựa trên các tiêu chí: Chi phí cho thiết bị, in đen trắng hay in màu, số lượng in, thời gian in… Do đó, nên dựa vào đặc điểm của từng loại máy và nhu cầu của gia đình để đưa ra lựa chọn.

      Đối với các gia đình có nhu cầu in văn bản thông thường, đen trắng với số lượng dưới 20 trang/1 ngày và chi phí cho các trang in không lớn thì máy in laser đơn sắc là lựa chọn hợp lý. Hầu hết các máy in laser đơn sắc hiện nay có tốc độ in rất cao từ 14-20 trang/1 phút, lại dễ sử dụng, không bị tình trạng khô mực khi không sử dụng thường xuyên.

      Nếu có nhu cầu in văn bản màu, ảnh đẹp thì nên lựa chọn máy in phun. Chất lượng bản in từ máy in phun khá tốt, tương đương các loại máy in ảnh thông thường. Tuy nhiên, tốc độ in của máy khá chậm, không phù hợp cho việc in với số lượng lớn.

      - Nên lựa chọn loại máy in có những chức năng phụ: In hai mặt, kết nối internet, có khay chứa giấy…

      Đặc điểm

      Máy in laser

      Máy in phun

      Công nghệ in

      - Áp dụng công nghệ của máy photocopy để làm nóng chảy mực bột lên mặt giấy.

       

      - Tạo hình ảnh bằng cách phun mực trực tiếp lên giấy để tạo nên kí tự hoàn chỉnh.

       

       

      Tốc độ in

       

      - Tương đối nhanh, với hơn 10 trang mỗi phút.

       

       

      - 6 đến 8 trang mỗi phút. Với những bức ảnh nhiều chi tiết hoặc đồ họa cao thì tốc độ sẽ chậm hơn.

       

      Sản phẩm in

       

      - Phân chia rõ ràng thành loại máy in đen trắng hoặc máy in màu.

       

      - Có thể in được cả hai sản phẩm đen trắng hoặc in màu trên cùng 1 máy.

       

      Giấy in

      - Sử dụng được các loại giấy chất lượng trung bình.

      - Yêu cầu giấy in có chất lượng cao, đặc biệt khi in ảnh.

       

    • Chọn mua quạt điện cho mùa hè

      Theo nhu cầu của cuộc sống, những sản phẩm làm mát trong mùa hè như quạt điện, quạt điện hơi nước, điều hòa đang ngày càng trở nên thân thiết và dường như không thể thiếu đối với các gia đình trong những ngày nắng nóng.

      Vì vậy, một vài bí quyết để giúp các gia đình có được sản phẩm ưng ý, sử dụng hiệu quả đang là mong muốn của nhiều người tiêu dùng.

      (Ảnh minh họa)

      Quạt điện

      Khi chọn mua quạt điện người tiêu dùng nên lựa sản phẩm có kích thước, kiểu dáng, công suất phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng gia đình. Cùng với đó, nên chọn loại phích cắm quạt kiểu phích cắm đúc liền dây dẫn để tăng tính an toàn.

      Sau khi lựa chọn được sản phẩm ưng ý, thì việc sử dụng sao cho an toàn và tiết kiệm cũng là một việc khá quan trọng.

      Theo đó, trong quá trình vận hành các gia đình nên điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp với nhu cầu cần thiết, vì khi chúng ta điều chỉnh tốc độ quạt ở số mạnh nhất sẽ khiến tổn hao nhiều điện.

      Ví dụ: Nếu dùng một chiếc quạt 40W trong 5h/ngày với tốc độ mạnh nhất, sẽ tốn hơn khoảng 2 kWh/tháng so với khi chạy quạt ở mức độ thấp nhất.

      Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, để tăng độ bền cho quạt các gia đình cũng nên vệ sinh định kỳ và tra dầu vào ổ quạt sau mỗi mùa sử dụng.

      (Ảnh minh họa)

      Quạt điện hơi nước

      Trước nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, các nhà sản xuất các thiết bị làm mát cũng đã tung ra thị trường khá nhiều sản phẩm mới lạ và thu hút được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Trong đó, quạt điện hơi nước là một điển hình.

      Tuy nhiên, khác với cấu tạo của quạt điện, để có thể mua được sản phẩm tốt, người tiêu dùng phải hiểu được cơ bản chức năng của loại quạt này.

      Quạt điện hơi nước là sản phẩm làm mát đồng thời làm lạnh, bổ sung độ ẩm mát và lọc không khí nhờ màn lọc phụ. Đồng thời, đây là loại máy dùng tốt ở môi trường thoáng mát như ngoài trời.

      Vì vậy, khi mua người tiêu dùng nên chọn mua các nhãn hiệu quen thuộc (đã có uy tín với những sản phẩm tương tự). Mẫu mới đủ tính năng, đặc biệt là hàng phải còn nguyên thùng, nguyên đai và có phiếu bảo hành rõ ràng. Đồng thời đi kèm đó là giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm, nếu là hàng nhập khẩu.

      Một điều mà các chuyên gia cũng lưu ý đối với những gia đình có nhu cầu sử dụng sản phẩm này, đó là nên lựa chọn quạt có công suất phù hợp với vị trí, không gian nơi cần bố trí quạt. Thông thường chọn công suất tiêu thụ điện khoảng 70 – 80W.

      Theo các chuyên gia, khi chúng ta chọn các sản phẩm có công suất quá lớn sẽ gây bất tiện, lãng phí, còn loại quá nhỏ sẽ chạy hết công suất mà không đủ mát. Do đó, cả hai loại này đều là nguyên nhân gây tốn điện.

      Khi mua sản phẩm về, nên đặt ở vị trí thích hợp như khoảng sân thoáng, hay khu vực thường tập trung đông người. Phải dùng nước sạch không có hóa chất để làm mát.

      Ngoài ra, đối với quạt mới mua hoặc lâu không sử dụng, trước khi dùng nên để chạy không có nước từ 1 – 2 giờ (sau đó mới cho nước vào). Mục đích là nhằm tránh mùi ẩm mốc dễ gây bệnh.

      Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra hộc nước xem đã đúng mức quy định hay chưa (không quá đầy hoặc quá thiếu). Nên lau rửa định kỳ lưới lọc chắn bụi phía sau quạt, màn thấm nước, hộp đựng nước, xả đáy, tránh tắc các bộ phận bên trong quạt (nhất là đường ống bơm nước) để nước không bị nhiễm khuẩn và tiết kiệm năng lượng điện.

      Rút nguồn điện của quạt khi không sử dụng.

       

    • Để lắp đặt mạng điện trong nhà an toàn

      Dù nổi hay chìm…

      Lắp đặt mạng điện trong gia đình hiện nay chủ yếu sử dụng hai phương pháp là đi dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, các gia đình nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm chi phí.

      Đi dây nổi là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Từ đó đường dây được dẫn từ mạng điện bên ngoài vào trong nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể lắp đặt sau khi ngôi nhà được xây dựng hoàn tất.

      Phương pháp đi dây chìm (dây ngầm) lại sử dụng các đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Hệ thống dây điện đi theo các đường ống đó tới các khu vực khác nhau. Hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây dựng ngôi nhà, ngôi nhà được thi công đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay sau đó.

      Phương pháp lắp đặt mạng điện ngầm     (Ảnh minh họa)

      …An toàn phải đi đầu

      Việc lắp đặt mạng điện trong nhà cần đảm bảo tính an toàn cao nhất vì nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình cũng như khu dân cư trong khu vực. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các gia đình nên lựa chọn cách lắp đặt phù hợp để vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo yếu tố thẩm mĩ và hiệu suất sử dụng tốt nhất.

      Mạng điện ngầm cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng, lưu giữ sơ đồ này để thuận lợi cho việc sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt thiết bị về sau. Bên cạnh đó, vì đi dây dưới đất, đi ngầm trong tường nên cần chọn những ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy, nổ, thấm nước.

      Khi lắp dây điện ngầm nên tính toán phần dây điện dự trữ, điều này tránh được việc khi cần di chuyển thiết bị thêm một khoảng cách nhỏ thì không cần nối thêm dây. Ngoài ra, khi có sự cố cần cắt bỏ một phần đầu dây dẫn thì vẫn còn phần dây dự trữ.

      Với mạng điện nổi, cần tính toán vị trí đi dây ở vị trí cao, tránh bị ảnh hưởng, va chạm bởi sinh hoạt của con người. Ngoài ra, đường dây điện nổi không nên lắp đặt ở những nơi ẩm thấp, gần nguồn nước, nếu thấy đường dây bị dập, vỡ, phải ngay lập tức thay thế và hoàn thiện để đảm bảo an toàn.

      ÐI DÂY NỔI

      Ưu điểm:

      - Chi phí lắp đặt không quá lớn

      - Tiện lợi cho sửa chữa, khắc phục sự cố

      - Dễ dàng thay đổi (loại bỏ, thêm, bớt) đường dây để phù hợp với nhu cầu gia đình.

      - Không cần thiết kế sơ đồ đường dây trước khi xây dựng

      Nhược điểm:

      - Tính thẩm mĩ không cao

      - Bố trí không hợp lý sẽ rối loạn và ảnh hưởng đến không gian sử dụng

      ÐI DÂY CHÌM

      Ưu điểm:

      - Tiết kiệm không gian, tăng thêm vẻ đẹp, yếu tố thẩm mĩ

      - Tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài

      Nhược điểm

      - Chi phí lắp đặt cao

      - Cần thiết kế trước sơ đồ lắp đặt trước khi xây dựng và lưu bản vẽ thiết kế điện

      - Việc sửa chữa, khắc phục sự cố có phần phức tạp

      NÊN

      - Sử dụng dây dẫn có chất lượng tốt, tính toán tiết diện dây dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng (có nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ cho phép sử dụng, đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường).

      - Lắp đặt aptomat cho hệ thống điện (1 aptomat tổng và các aptomat riêng cho từng phòng)

      - Sử dụng nắp bảo vệ hoặc phích cắm giả đối với các ổ điện để đề phòng trẻ nhỏ.

      KHÔNG NÊN

      - Lắp đặt mạng điện tùy tiện khi không có kiến thức về đấu nối mạch điện.

      - Lắp đường dây điện chung ống với dây cáp tivi, đường dẫn internet…

      - Lắp đặt đường dây mà không có các đường ống bảo vệ.

      Kỹ sư Mai Ngọc Hà – Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Chuyển giao Công nghệ và Xây dựng 860, cho biết: “Do những hạn chế về kiến thức chuyên môn khiến yếu tố an toàn của mạng điện trong gia đình chưa cao, tính thẩm mĩ và tiết kiệm còn hạn chế, điều này theo thời gian sẽ bộc lộ trong quá trình đưa vào sử dụng. Vì vậy, rất cần có bản vẽ thiết kế điện do cơ quan có thẩm quyền chuyên môn duyệt trước khi lắp mạng điện trong gia đình. Ở các nước tiến tiến đã thực hiện được từ lâu, chúng ta nên học tập”.

       

    • Mua đồ điện cũ “tiền mất tật mang”

      Người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua các linh kiện điện tử cũ

      Không thể kiểm soát chất lượng

      “Nỗi lòng” trên không phải của mình chị Lý. Đối với những gia đình không dư dả về tiền bạc thì việc lựa chọn mua đồ điện cũ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm trong việc chọn mua mặt hàng này và chuyện “tiền mất tật mang” là khó tránh khỏi.

      Hiện nay, khi công nghệ phát triển, chỉ cần một cái click chuột, hàng trăm trang web về mua bán với hàng nghìn món đồ cũ mới được giới thiệu. Một chiếc máy giặt giá 1 triệu đồng, một chiếc điều hòa hai chiều chừng 2,5 triệu đồng, hay một chiếc quạt chỉ 100.000 đồng.... Và các mặt hàng khác như: Tivi, thiết bị âm thanh, lioa, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh.... đều có thể giao dịch với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng thì khó mà kiểm soát nổi.

      Theo Thông tư 11/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 1/9/2012, một số sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng cấm nhập khẩu vào Việt Nam, gồm: Điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay, máy in, máy ảnh, ổ cứng, đĩa mềm, micro, loa, dây, cáp điện, dây dẫn cách điện, màn hình và máy chiếu... Những sản phẩm tân trang, làm mới phải có dấu hiệu, nhãn hiệu bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh trên bao bì.

      Trao đổi với PV Thế giới điện, anh Ninh Anh Thuận, từng là chủ cửa hàng đồ cũ (Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: Đồ điện cũ không đơn thuần chỉ là đồ bỏ đi, hết thời gian sử dụng. Nếu khách hàng tinh tường, có kinh nghiệm, vẫn có thể chọn được sản phẩm tốt. Nhưng đó chỉ là số ít may mắn, còn nói chung, đồ điện cũ hầu hết là kém chất lượng, “chơi” mặt hàng này khách hàng cầm chắc là mua phải đồ đã bị “mông” hoặc chất lượng tồi.

      Tiền nào của nấy

      Theo PGS.TS Phạm Văn Hòa – Trưởng khoa Hệ thống điện – Trường Đại học Điện lực, thiết bị điện tử càng cũ thì càng tiêu tốn nhiều năng lượng điện và không có lợi cho sức khỏe. Ví dụ, một chiếc tivi hàng thùng thế hệ cũ, công nghệ cao nhất là bóng hình. Bóng hình công nghệ cũ này sẽ tạo ra phản xạ màu rất lớn, gây hại cho mắt, đặc biệt là với trẻ em khi xem ở khoảng cách gần.

      Trong khi đó, mẫu tivi mới hiện nay với công nghệ màn hình LCD, LED... tích hợp nhiều tính năng như tiết kiệm năng lượng, độ bền cao… đã khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trên. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất thông minh hơn cũng đòi hỏi đầu tư công nghệ và nghiên cứu nhiều hơn, đương nhiên giá thành sẽ cao hơn. Đây là trở ngại chính trong việc mua sắm các thiết bị điện tử mới của những gia đình có mức thu nhập trung bình.

      Song, để có thể chọn mua được một thiết bị điện cũ với mức giá vừa phải mà vẫn hoạt động tốt là chuyện hiếm hoi. Đặc biệt, với thói quen sử dụng và năng lực kinh tế của phần lớn người Việt Nam là thiết bị phải hỏng đến mức không thể sửa chữa được nữa mới bỏ đi, thì những đồ điện thải ra đều đã phải xếp vào hàng “phế liệu”. Vì vậy, tùy từng điều kiện, hoàn cảnh, người tiêu dùng nên cân nhắc thật kỹ khi mua đồ điện cũ kẻo lại “tiền mất tật mang”.

      Một số lưu ý khi mua đồ điện cũ:

      - Chọn mua ở cửa hàng hoặc website có uy tín.

      - Kiểm tra những thông số liên quan đến thời gian đã qua sử dụng của sản phẩm.

      - Đối với laptop: Chọn mua máy có vỏ vẫn còn mới, chất lượng màn hình tốt và các linh kiện thông dụng, dễ thay thế.

      - Với các loại tivi LCD, plasma: Nếu bật vẫn lên màn hình và cho hình ảnh tốt thì có thể dùng thêm vài năm.

      - Không nên mua các loại đầu VCD, DVD... nếu có quá nhiều vết trày, xước.

      - Không nên mua sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ hoặc mất toàn bộ các thông số.

       

    • Máy hút ẩm cho mùa nồm

      (Ảnh minh họa)

      Năm nay, thị trường máy hút ẩm nhộn nhịp hơn mọi năm và người mua có nhiều sự lựa chọn hơn bởi sự đa dạng các loại sản phẩm.

      Bên cạnh những mặt hàng máy hút ẩm có thương hiệu nổi tiếng: Edison, Nagakawa… trên thị trường cũng xuất hiện những loại máy hút ẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc với giá rất cạnh tranh.

      Chuộng kích thước nhỏ

      Được ưa chuộng trong năm nay là loại máy có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và lượng hút ẩm trong ngày từ 12-16 lít. Loại máy này thích hợp sử dụng cho hộ gia đình để làm khô phòng, hút ẩm quần áo và làm thoáng không khí.

      Theo tìm hiểu của phóng viên, được tìm mua khá nhiều là loại máy FujiE HM-616EB, chiếc máy này có công suất hút 16 lít một ngày và có giá dao động từ 3,8 – 4,6 triệu đồng. Bà Lê Thị Vân, chủ cửa hàng đồ gia dụng trên đường Lương Thế Vinh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Ngày nào cửa hàng của bà cũng bán được 1-2 chiếc máy loại này, trời mưa rét thì số lượng bán được nhiều hơn.

      Ưa hàng bình dân

      Điều đặc biệt trong năm nay là  các loại máy hút ẩm có thương hiệu và mức giá cao rất ít được chú ý. Theo lời bà Vân thì so với năm trước, số lượng máy hút ẩm có giá trên 10 triệu đồng bán ra chỉ bằng một nửa. Ngoài ra, đa phần người mua vẫn thận trọng với các mặt hàng mới mà lựa chọn sử dụng mặt hàng quen thuộc với tiêu chí rẻ, gọn nhẹ và ít hỏng hóc. Với những khách hàng sử dụng máy hút ẩm lần đầu, đa phần vẫn e ngại về hiệu quả của thiết bị này, một số người lựa chọn sử dụng điều hòa để thay thế.

      Bên cạnh những mặt hàng phổ thông, thị trường năm nay cũng xuất hiện những sản phẩm mới dán mác Trung Quốc nhưng không ghi rõ thông tin về nhà sản xuất. Tại một cửa hàng trên đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), chúng tôi được bà chủ cửa hàng giới thiệu một chiếc máy hút ẩm mini nhỏ có trọng lượng khoảng 1,5 kg: “Đây là loại hàng mới về, một ngày hút được khoảng 1 lít nước, giá rất phải chẳng, chỉ 500.000 đồng”. Tuy nhiên, chiếc máy này chỉ đựng trong một hộp nhỏ, không nhãn mác và cũng không có bảo hành.

      Vì thế, để lựa chọn mua máy hút ẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng hãy thận trọng, tìm đến những địa chỉ mua hàng tin cậy và chọn mua những sản phẩm chính hãng, có bảo hành… Nhiều  khách hàng sử dụng máy hút ẩm lần đầu e ngại về hiệu quả của thiết bị này nên đã  lựa chọn sử dụng điều hòa để thay thế.

      Lựa chọn máy hút ẩm

      Nên

      - Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của gia đình để mua máy có thông số phù hợp. Máy có công suất từ 9-16 lít, sử dụng cho các phòng có diện tích từ 16-30 m2.

      - Chọn các loại có nhãn mác đầy đủ và nhãn hiệu quen thuộc, uy tín.

      - Lựa chọn thiết bị có sức hút ẩm đủ cho căn phòng trong 24 h.

      - Chọn thiết bị có kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển.

      - Sử dụng loại thiết bị tiết kiệm điện năng.

      - Chọn các loại máy có vòi xả nước trực tiếp ra ngoài để không phải lo khi bình chứa nước thải đầy.

      Không nên

      - Chọn mua thiết bị có thành phần phá hoại không khí.

      - Sử dụng thiết bị có độ ồn quá cao.

      - Mua thiết bị có công suất sử dụng dư thừa so với nhu cầu của gia đình.

       

    • Máy sục điện: Tiện thì có tiện, nhưng…

      Cần sử dụng sục điện đúng cách để đảm bảo an toàn

      Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng sục:

      •  Sục điện không có rơ le tự ngắt, nên khi quá tải hoặc rò rỉ điện, thì người dùng rất khó kiểm tra.
      •  Cấu tạo phần đầu nối giữa dây dẫn điện và dây may so của sục không chắc chắn dẫn đến rạn, nứt sau một thời gian sử dụng. Nước ngấm theo khe nứt và tiếp xúc với nguồn điện gây nhiễm điện ra ngoài.
      •  Chất lượng sục không tốt, khi sử dụng lớp nhôm dẫn nhiệt bị biến dạng khiến dây may so chạm vào vỏ và truyền điện ra ngoài.
      • Khi sử dụng sục trong thời gian dài, nhiệt độ dây may so tăng cao, sẽ làm nóng chảy lớp kim loại bảo vệ và làm mất tác dụng của lớp bột cách điện.
      • Dùng sục với mục đích không phù hợp: Đun nước bẩn, nấu ăn… Muối khoáng trong nước bẩn và đồ ăn sẽ gây ô xi hóa và làm hỏng lớp vỏ kim loại dẫn nhiệt.
      • Sử dụng các loại sục tự chế không có lớp cách điện và phần bảo vệ dây dẫn.

      Cách sử dụng sục điện an toàn:

      Nên:

      • Sử dụng những loại sục điện đã được kiểm định, có uy tín, chất lượng.
      • Thường xuyên kiểm tra chất lượng sục.
      • Dùng sục đun nước trong các thiết bị cấu tạo bằng vật liệu cách điện: Nhựa, sứ, thủy tinh.. 
      • Để sục vào bình nước rồi mới cắm điện.
      • Để sục điện ở vị trí bằng phẳng, dễ quan sát, kiểm tra khi đun nước.
      • Bỏ sục ra ngoài sau khi nước sôi, tránh ngâm thiết bị trong môi trường nước nóng với thời gian dài.
      • Bảo quản sục tại những vị trí không chịu nhiều va đập, tránh khu vực có sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên.
      • Thay thiết bị khác nếu sục điện có dấu hiệu lớp vỏ bị biến dạng, bong tróc, mài mòn.

       

      Không nên:

      • Tiếp xúc với nước đang đung trong bình khi sử dụng sục điện để đun nước
      • Sử dụng, sửa chữa, chế tạo điện thủ công vì không đảmbảo yêu cầu an toàn
      • Sử dụng sục điện tại những chỗ có người già và trẻ nhỏ

       

    • Chọn mua bếp từ an toàn và hiệu quả

      Tuy nhiên, lựa chọn loại bếp từ nào chất lượng vẫn khiến các bà nội trợ phân vân.

      Theo báo cáo của WHO và UNDP năm 2009 về việc sử dụng năng lượng trong nấu ăn ở khu vực Châu Á, người dân đang dần chuyển đổi sử dụng từ bếp gas qua bếp điện khi mức sống, nhu cầu an toàn và tiết kiệm ngày càng cao. Trong đó, Mongolia có tỉ lệ cao nhất (~20%) theo sau là Trung Quốc (~17%), Thái Lan (~10%)…

      Himfr.com – tổ chức nghiên cứu thị trường B2B uy tính của Trung Quốc cho biết, bếp từ hiện đang rất được ưa chuộng cả thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu. Thị phần của loại bếp này đã tăng lên nhanh chóng từ 10%-20% chỉ trong năm 2008 với mức bán ra là 55 triệu chiếc cho người tiêu dùng nội địa.

      Dự đoán những con số này sẽ còn tăng cao nữa và lan tỏa sang các nước trong cùng khu vực. Cụ thể, tại Việt Nam, người dân đã bắt đầu làm quen và lựa chọn bếp từ cho nhu cầu nấu ăn hàng ngày chứ không chỉ để phục vụ một số món như lẩu… như trước đây nữa.

      Bếp từ được ưa chuộng với những ưu điểm vượt trội như an toàn, tiết kiệm, tốc độ đun nấu nhanh, sang trọng,... Thị trường hiện nay đang bày bán vô số các loại bếp từ với nhiều ứng dụng, xuất xứ, kiểu dáng và màu sắc với giá dao động từ năm trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, để lựa chọn loại bếp an toàn với hiệu quả tối ưu cho những bữa cơm gia đình thì không phải bà nội trợ nào cũng biết.

      Chị Phạm Anh Thơ – nhân viên văn phòng, quận Cầu Giấy – cho biết: “Gia đình tôi đang định chuyển sang đun nấu bằng bếp từ thay cho bếp gas, nhưng đang phân vân vì không biết chọn loại bếp từ nào. Siêu thị bày bán quá nhiều loại khiến tôi vòng đi vòng lại mấy lần rồi vẫn về tay không.”

      Lựa chọn bếp từ nào vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả tối đa cho gia đình

      Giám đốc siêu thị điện máy Phan Khang, đơn vị phân phối đồ điện tử, điện lạnh uy tín tại Việt Nam nhìn nhận:“Việc lựa chọn các loại đồ điện tử, điện gia dụng phải chú trọng đến thương hiệu. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm. Những mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc thương hiệu chưa được khẳng định thì người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua. Sản phẩm bếp từ cũng không phải là một ngoại lệ”.

      Anh Đào Nhật Quang – nhân viên bán hàng  tại siêu thị điện máy Phan Khang – cho biết: “Khách hàng khi đến mua hàng thường nhờ chúng tôi tư vấn nên mua loại nào tốt nhất. Đối với sản phẩm bếp từ, chúng tôi luôn khuyên khách hàng chọn những sản phẩm có xuất xứ từ Châu Âu hay Mỹ vì độ bền và đáng tin cậy. Một số loại bảo hành đến 2 năm mà giá cả vẫn rất phù hợp”.

      Nhiều người còn lầm tưởng giữa bếp từ và bếp quang vì kiểu dáng tương đối giống nhau và đều sử dụng năng lượng điện. Thực chất, 2 loại bếp này hoàn toàn khác nhau về cơ chế hoạt động và tính hiệu quả. Bếp từ vận hành theo nguyên lí từ trường để tạo ra dòng điện Foucault trong khi bếp quang ứng dụng nguyên lí bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại phát ra từ đèn halogen. Theo đó, hiệu suất sử dụng năng lượng của bếp từ khác cao (90%), còn với bếp quang (60%) và bếp từ an toàn hơn bếp quang vì không làm nóng bề mặt bếp vào tạo ra khí CO, CO2 – theo nguồn của Cục thống kê Hoa Kỳ.

      Vì vậy người tiêu dùng cần phân biệt 2 loại bếp này khi tham khảo tại các trung tâm điện máy.
       
      Sử dụng bếp từ đúng cách giúp tăng tuổi thọ của bếp

      Sử dụng bếp từ đúng cách cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bếp từ

      Ngoài việc lựa chọn những bếp từ có chất lượng, việc sử dụng, bảo quản bếp từ cũng là một trong những yếu tố quyết định độ bền của bếp.

      Phải chú ý đến nguồn điện, bao gồm dây nguồn và ổ cắm. Vì bếp từ có công suất cao (200 - 2.000W), nên nguồn điện cần ổn định.

      Sau khi ngưng sử dụng, tắt nguồn bếp bằng nút OFF, nhưng không nên rút nguồn điện vì quạt giải nhiệt cho các linh kiện vẫn hoạt động và tự tắt sau khi các thiết bị đã nguội hẳn.

      Do quạt giải nhiệt được gắn phía dưới bếp, khi sử dụng không nên lót báo hoặc vải ngay bên dưới vì sẽ che khuất luồng khí lưu thông vào đáy bếp từ.

      Bếp phát ra từ trường liên tục nên khi sử dụng, không nên để các vật dụng có từ tính gần bếp, như: Dao, nĩa, muỗng hoặc các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy ảnh, tivi, máy ghi âm, máy tính xách tay…

      Bếp từ, dù hiện nay chưa thể thay thế được bếp gas trong đời sống người dân, nhưng đây chính là xu hướng của một xã hội hiện đại và an toàn trong tương lai.

       

    • 5 cách đơn giản khử mùi tủ lạnh

      1.  Lấy những viên than củi đặt vào trong tủ lạnh. Để không bị dây bẩn, có thể đặt các viên than vào trong một cái hộp giấy. Sau 1 hoặc 2 ngày tủ lạnh sẽ mất mùi khó chịu.

       

      2.  Đặt một gói trà lọc 50gr vào tủ lạnh để khử mùi trong 1 tháng. Sau đó lấy gói trà lọc ra phơi nắng và có thể tái sử dụng trong tháng tiếp theo.

       

      3. Sử dụng một khăn bông sạch, gấp gọn gàng đặt vào ngăn trên cùng của tủ lạnh. Những lỗ vải nhỏ có thể hấp thụ mùi tủ lạnh. Sau một thời gian bỏ khăn ra giặt sạch bằng nước ấm, phơi khô và có thể tiếp tục sử dụng.

       

      4. Đặt một vài miếng vỏ cam, quýt hoặc chanh tươi vào trong tủ. Hương thơm  từ vỏ trái cây có thể khử mùi tủ lạnh. Khi vỏ khô cứng thì thay vỏ mới.

       

      5. Đặt những mẩu vụn bánh mỳ vào trong tủ lạnh, có thể giữ cho tủ lạnh không có mùi trong 2-3 tháng.

       

    • 9 lưu ý khi sử dụng điện trong ngày tết

      1. Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất

      Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn sợi đốt thông thường, nhưng bóng compact về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng 1/4 điện năng và có tuổi thọ cao gấp 8-12 lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương. Khi thắp sáng bóng đèn sợi đốt, chỉ 10% điện năng được sử dụng để phát sáng, còn 90% điện năng còn lại chỉ có tác dụng làm bóng đèn nóng lên.

      2. Kiểm tra dây dẫn điện

      Kiểm tra các dây dẫn có sử dụng vỏ bọc bằng nhựa. Những loại này có khuyết điểm là giòn, dễ nứt, bị chảy hoặc chạm mạch. Đặc biệt, chúng ta cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc về dây tiếp đất, tránh nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình.

      Nếu có thể, bạn nên trang bị một chiếc cầu dao tự động cho các bình nóng lạnh đời cũ, có khả năng tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có nguy cơ mất an toàn.

      3. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện

      Cần lưu ý đến nhóm đồ điện gia dụng như bàn ủi, bếp điện, lò nướng, ấm đun nước, nồi cơm điện... Đây là những vật dụng tiềm ẩn khả năng rò rỉ, nguy cơ cháy nổ cao. Nguyên lý hoạt động chung của thiết bị này là đều sử dụng dây đốt để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu sản phẩm không đúng chất lượng hoặc lắp ráp sai quy cách thì sẽ rất nguy hiểm.

      Sục điện là thiết bị đun nước sử dụng dây điện trở (dây may so) để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng. Do cấu tạo nhỏ gọn, đơn giản, giá thành thấp, nên sục điện được sử dụng rất nhiều trong các hộ gia đình hoặc ở các khu trọ, nhưng đây cũng là một sản phẩm có nguy cơ mất an toàn cao cho người sử dụng.

      4. Không nên mở đồng loạt các thiết bị điện có công suất lớn

      Thiết bị điện công suất lớn như: Lò nướng, lò vi sóng, bếp điện từ, bếp điện, nồi cơm điện, bàn ủi, bình nước nóng... Nếu dây dẫn điện trong gia đình có tiết diện nhỏ thì sẽ dễ gây quá tải, làm tăng nguy cơ cháy nổ.

      5. Xem xét vị trí và thời điểm sử dụng thiết bị điện

      Việc sử dụng lò nướng hằng ngày cũng có thể làm cho căn nhà nóng hơn. Nếu bật đồng thời cả lò nướng và điều hòa nhiệt độ sẽ khiến điều hòa phải làm việc nhiều hơn, gây tốn điện. Nên nướng bánh vào sáng sớm hoặc khi không sử dụng điều hòa.

      Sử dụng lò vi sóng phái tránh xa các thiết bị điện, không bật lò trong phòng có máy điều hòa để khỏi làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của công cụ này.

      6. Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hợp lý

      Khi mở cửa tủ lạnh, không khí ấm từ bên ngoài sẽ tràn vào và thay thế không khí mát bên trong dẫn đến việc tủ cần nhiều năng lượng hơn để duy trì nhiệt độ. Vì thế, không gian trống càng nhiều thì không khí bên ngoài có khả năng tràn vào càng lớn. Việc sắp xếp đồ ăn nguội, thực phẩm tươi sống, rau xanh... theo khu vực để dễ lấy ra, giúp rút ngắn thời gian mở đóng tủ cũng là cách giúp tiết kiệm điện.

      7. Nấu cơm trước khi ăn 30 - 45 phút

      Không nấu cơm bằng nồi điện quá sớm, chỉ nên nấu trước khi ăn 30 - 45 phút để hạn chế thời gian hâm nóng, sử dụng nồi cơm điện có công suất và dung tích phù hợp, năng lau chùi đáy nồi, mâm nhiệt.

      8. Không nên chọn chế độ giặt bằng nước nóng

      Nên bỏ vào máy lượng quần áo phù hợp với công suất và chọn chế độ giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm.

      9. Tắt nguồn điện khi không sử dụng

      Nên tắt nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện trong gia đình như: Máy vi tính, máy in, tivi, bình nóng lạnh... Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn (cháy nổ, rò điện).  

       

    • Tối ưu hóa máy sưởi kiểu điều hòa

      Tối ưu hóa máy sưởi kiểu điều hòa

      Đặt nhiệt độ phù hợp từ 22 - 25 độ C              

      Khi sử dụng thiết bị sưởi trong những ngày rét đậm, không nên đặt nhiệt độ quá nóng, chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời để tránh cho người sử dụng bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi bước ra khỏi phòng. Đối với khí hậu nước ta chỉ nên để từ 22 đến 25 độ C là phù hợp. Bởi không khí quá khô nóng dễ ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

      Nên mở hé cửa hoặc bật quạt thông gió

      Và một quan niệm sai lầm cũng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe đó là càng ấm, càng kín trong mùa đông là càng tốt. Căn phòng thường xuyên đóng cửa kín mít sẽ khiến không khí trong phòng khô nóng, không có sự lưu thông. Những người trong phòng chỉ hít thởi bằng chính không khí nóng đó và khí do hơi thở người tạo ra, dẫn đến hiện tượng ngột ngạt, thiếu khí. Nên mở hé cửa hay bật quạt thông gió để không khí đối lưu trong khi bật máy sưởi.

      Để chậu nước vào phòng khi bật máy sưởi

      Mùa đông của nước ta thường là hanh khô, không khí bị đốt nóng liên tục trong phòng rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vậy nên việc tăng độ ẩm để tạo sự cân bằng cho không khí là rất cần thiết. Một điều mà nhiều người tiêu dùng  biết, nhưng không phải ai cũng  thực hiện là để một chậu nước vào trong phòng có bật máy sưởi, bởi đa số các thiết bị này đều chỉ có hệ thống làm ấm mà không có bộ phận làm ẩm.

      Cần có thời gian nghỉ

      Không nên lạm dụng máy sưởi quá mức, mà phải có thời gian nghỉ để không khí trong phòng được tái tạo lại. Lúc tắt máy sưởi, nên mở tất cả các cửa để không khí được thông thoáng, không khí khô nóng cũ được thay thế bằng làn không khí mới. Làm như vậy sẽ giảm được đáng kể bệnh về đường hô hấp do sử dụng máy sưởi gây ra.

       

    • Thị trường đồ điện trang trí phòng thờ ngày Tết: Nhiều lựa chọn - Nhiều nguy cơ

      Đa dạng về chất lượng, chủng loại

      Truyền thống người Việt Nam coi việc thờ cúng tổ tiên là một việc hệ trọng và linh thiêng. Vào dịp giáp Tết, việc trang trí phòng thờ càng được chú trọng thì nhu cầu về các sản phẩm đồ điện trang trí phòng thờ cũng lớn hơn. Dạo quanh một số con phố ở Hà Nội chuyên bán thiết bị trang trí đồ thờ như Lê Duẩn, Quán Sứ, La Thành… vào thời điểm giáp tết mới cảm nhận được không khí nhộn nhịp.

      Thị trường đồ điện trang trí phòng thờ ngày Tết rất phong phú

      Thiết bị điện được sử dụng chủ yếu trong trang trí phòng thờ là các loại đèn led và đèn chiếu sáng. Đèn led chủ yếu được kết nối theo dạng dây dài 2-2,5m gồm rất nhiều bóng đèn khác màu (đèn nhấp nháy). Bên cạnh đó, cũng có những loại được cấu tạo theo nhiều hình dạng: Cánh hoa, nan quạt, hào quang… hoặc được kết nối nhiều dây đèn thành một bộ đèn lớn để tạo hiệu ứng ánh sáng.

      Chủ cửa hàng đèn trang trí trên phố Lê Duẩn cho biết: “Gần Tết thì loại đèn led trang trí cho bàn thờ Phật, thờ gia tiên được mua khá nhiều. Những gia đình có phòng thờ riêng thì thường chọn các loại đèn trang trí treo tường với kiểu dáng đơn chiếc và nhỏ gọn. So với những năm trước thì năm nay mọi người  ưa chuộng loại đèn cho ánh sáng vàng và thiết kế đơn giản hơn”. Sản phẩm dùng điện trang trí phòng thờ cũng khá đa dạng về chất liệu và mẫu mã hơn. Tuy nhiên, xu hướng chúng người Việt trang trí phòng thờ vẫn ưa chuộng dùng các chất liệu trang trí bằng đồng, sứ và đồ gỗ nên khi sử dụng đồ điện, hầu hết người dùng đều có tâm lý lựa chọn đồ điện trang trí phòng thờ khá kĩ càng.

      Các loại đèn phục vụ thắp sáng và trang trí bàn thờ rất đa dạng về mẫu mã, chất liệu. Thông dụng nhất là các loại đèn hình ngọn lửa, trái đào, hoa sen… Những loại đèn này thường được đặt trên ban thờ thay cho việc sử dụng nến hay đèn dầu. Tuy nhiên, vì chủ yếu được gia công sơ sài, nên chất lượng của các loại hàng cũng không đồng đều. Trong số đó, được tìm mua nhiều nhất là loại đèn thắp sáng ban thờ hình hoa sen bọc đồng ở chân đế và thân. Loại đèn này được sử dụng thắp sáng cho các bàn thờ ông địa và phòng thờ nhỏ.

      Giá thành và chất lượng của các loại đèn trang trí cũng khá chênh lệnh, một dây đèn led dạng thường được bán với giá 40.000 đồng và đèn led xếp hào quang có giá là 200.000 đồng. Ngoài ra, cũng có những mặt hàng có giá khá cao như chiếc đèn đặt phòng thờ xông dầu thơm là 400 - 650.000 đồng, đèn hoa sen đế bọc đồng với 5 bông hoa sen được trang trí bóng đèn led có giá 1.500.000 đồng/1 bộ.

      Chiếc đèn hoa sen thắp sáng phòng thờ có giá khoảng 1,5 triệu đồng

      Nhiều năm nay, các gia đình có xu hướng chú ý đến các loại đèn chiếu sáng phòng thờ dạng hắt tường và có ánh sáng vàng. Những loại đèn này cho ánh sáng gián tiếp, nên không gây chói và tạo cảm giác ấm cúng, không u ám. Bên cạnh đó, còn có những thiết bị chiếu sáng phòng thờ khác như: Đèn đào, đèn quả nhót… cũng bán khá chạy.

      Đặc biệt, trên thị trường đồ điện phục vụ nhu cầu thờ cúng hiện nay còn xuất hiện các thiết bị trang trí khác được đông đảo người dùng chú ý như đài tụng kinh. Đây là chiếc radio nhỏ chạy điện có thu sẵn những bài tụng kinh bằng tiếng Việt. Thiết bị này rất tiện dụng và được ưa chuộng bởi các gia đình có bàn thờ phật. Giá thành của những chiếc đài này cũng khác nhau, dao động từ 50-200.000 đồng.

      Thận trọng với chất lượng sản phẩm

      Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại đèn thắp sáng và trang trí phòng thờ. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Giá thành rẻ, nhiều chủng loại, mẫu mã, nhưng chất lượng của những sản phẩm này không thực sự đảm bảo.

      Anh Trần Văn Hùng, người chuyên đánh hàng điện tử từ Lạng Sơn về Hà Nội cho biết: “Các loại đèn led nhấp nháy của Trung Quốc nếu lấy tại cửa khẩu chỉ có giá từ 9-10.000 đồng/1 dây. Còn khi về Hà Nội thì các cửa hàng đổ buôn lại cũng chỉ từ 12-15.000 đồng. Điểm chung của các loại đèn này là chất lượng thấp, bóng đèn chỉ sáng được một thời gian là hỏng và nhanh bị đứt mạch trong bộ điều khiển”. Do là hàng lậu, nên các mặt hàng này không có hướng dẫn sử dụng, bảo quản, địa chỉ nơi sản xuất và hầu hết chúng không có bảo hành.

      Bên cạnh đó, vào những ngày giáp Tết, sức mua sắm của người dân tăng nên các cửa hàng thường tận dụng dịp này để ép giá và đưa ra thị trường những mặt hàng không đảm bảo. Vì vậy, người tiêu dùng ngoài việc quan tâm đến hình thức, giá thành thì nên mua hàng dựa trên các tiêu chí nguyên liệu chế tạo, mẫu mã, độ an toàn của sản phẩm. Mặc dù chỉ là những sản phẩm trang trí, nhưng những thiết bị này hoàn toàn có nguy cơ gây ra cháy nổ hoặc tai nạn nếu người dùng có tâm lý chủ quan.

    • Dùng chăn điện không gây vô sinh

      Thạc sĩ Dương Minh Trí, Viện vật lý TP HCM tư vấn: Chăn điện sử dụng nguồn điện để làm nóng các dây maso may luồn trong chăn. Hệ thống điện này được cách điện tốt nên hạn chế bị giật, nhiễm điện cho người sử dụng.

      Với nguồn điện thấp nên từ trường phát ra từ chăn điện rất nhỏ, vì thế có thể nói không có chuyện từ trường chăn điện gây vô sinh nữ. Ngoài ra, nhiệt độ của chăn điện có các mức khác nhau. Khi sử dụng người dùng chọn nhiệt độ phù hợp, tránh sử dụng cao để ảnh hưởng sức khỏe. Mức trung bình chúng ta thường dùng là ấm. Vì thế, khó có thể nói chăn điện ảnh hưởng vô sinh cho người dùng.

      Khi sử dụng chăn điện, người dùng nên hạn chế dính nước. Tốt nhất chúng ta không dùng cho trẻ đang ở tuổi tiểu đêm tránh tình trạng trẻ tè lên chăn.

    • Ổn áp có phải lúc nào cũng cần?

      (Ảnh minh họa)

      Với máy vi tính: Gây lãng phí điện

      Trước kia, các loại ổn áp công suất nhỏ từ 500 VA – 1.000VA thường được lắp kèm cho máy vi tính do nguồn từ điện lưới quốc gia chưa ổn định. Tuy nhiên hiện nay, điện lưới quốc gia gần như đã ổn định tương đối ở mức 220V, nên việc dùng ổn áp cho máy tính là không cần thiết. Bởi lẽ, dòng điện qua các loại ổn áp có thể làm tiêu hao khoảng 10% công suất trở lên, tuỳ theo thiết bị sử dụng.

      Ví dụ: Máy tính công suất tiêu thụ đầu nguồn là 350W, nếu lắp thêm ổn áp hoặc các loại tích điện UPS 500VA thì sẽ hao tổn thêm 10% – 15% công suất tiêu thụ điện năng.

      Với tủ lạnh: Có cần thiết?

       Tủ lạnh thế hệ cũ trên 20 năm chưa được lắp đặt bộ mạch trễ, nên khi dùng với ổn áp có mạch trễ sẽ hạn chế được hiện tượng tủ lạnh bị cháy động cơ hoặc giảm độ bền khi nguồn điện không ổn định.

       Tuy nhiên, tủ lạnh thế hệ mới trong 10 năm trở lại đây đều được trang bị một bộ mạch trễ khi mất điện. Khi đó, tủ lạnh sẽ ngừng từ 3 – 5 phút mới đóng điện trở lại để bảo đảm khí gas quay trở về máy nén, tránh trường hợp khí gas chưa về hết, dễ gây kẹt máy nén và cháy động cơ. Do vậy, không nên sử dụng thêm ổn áp đối với những tủ lạnh đời mới, tránh hao tổn điện không cần thiết.

      Đặc biệt, với các thiết bị điện phát ra nhiệt như: Bàn là, bếp điện... không đòi hỏi điện áp ổn định thì càng không cần sử dụng ổn áp.

      Như vậy, việc sử dụng ổn áp chỉ có ý nghĩa tại các khu vực nguồn điện có điện áp quá thấp, không ổn định (khu vực vùng sâu, vùng xa, dây dẫn điện quá dài, không đủ tải, chất lượng điện thấp..).

       

    • Đèn sưởi phòng tắm: Có an toàn?

      (Ảnh minh họa)

      Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại đèn sưởi sử dụng trong nhà tắm. Đèn sưởi ấm bằng tia hồng ngoại, nên không bị chói sáng như bóng thắp sáng và làm ấm cơ thể tức thì, không làm người dùng bị khô da, không đốt cháy oxy. Tuy nhiên, người dùng phải hết sức cẩn trọng để không bị bỏng, điện giật do cháy nổ bóng đèn hoặc rò điện.

      Chọn đèn thế nào?

      - Chọn đèn sưởi theo diện tích phòng tắm:

      Loại đèn

       

      Diện tích phòng tắm

       

      2 bóng

       

      4m² - 6m² 

       

      3 bóng

       

      6m² - 8m²

       

      4 bóng

       

      8m² - 10m²

       

      - Tùy theo nhu cầu và thiết kế của phòng tắm để chọn loại đèn ốp trần, ốp tường hoặc đèn sưởi có thêm quạt thông gió. 

      - Nên mua sản phẩm ở các địa chỉ uy tín và bảo hành tốt để có được những sản phẩm chính hãng.

      Lưu ý khi lắp đặt để đảm bảo an toàn:

      - Chọn vị trí lắp đặt đèn gần nơi đứng tắm.

      - Treo vị trí tránh hướng nước từ vòi hoa sen bắn vào. Chiều cao tính từ nền phòng tắm đến vị trí đèn phải trên 1,8 m.

      - Đánh dấu vị trí để tiến hành khoan lỗ.

      - Bắt vít nở vào vị trí khoan.

      - Xoắn vít  và treo đèn.

      - Lắp đặt nguồn điện, công tắc đèn ở vị trí thật khô ráo.

      Lưu ý khi sử dụng:

      Nên:

      - Bật đèn ngay khi bắt đầu tắm để tránh lãng phí điện do đèn sưởi tỏa nhiệt tức thì bằng tia hồng ngoại.

      - Tắt đèn ngay sau khi tắm xong.

      - Thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện, tránh rò điện, chập điện.

      Không nên:

      - Sử dụng đèn liên tục quá 1 giờ. Trong trường hợp cần thiết, sau 1 giờ,  cho đèn nghỉ từ  5 – 10 phút rồi mới tiếp tục bật, để tăng tuổi thọ của đèn.

      - Để nước bắn trực tiếp vào đèn.

      Tư vấn:  Siêu thị máy văn phòng An Vinh (Cầu Giấy, Hà Nội)

    • Tránh rò điện khi đi dây điện âm tường

      Nên:

      Chia đường điện thành nhiều nhánh để dễ thao tác ngắt điện cục bộ từng khu vực khi thay, lắp hay sửa chữa.

      Luồn dây điện trong các ống nhựa. Các ống này phải đảm bảo cứng, chịu lực và chống thấm nước.

      Luồn dây trong ống với mật độ chiếm chỗ của dây so với tiết diện ống dưới 75%.

      Sử dụng ống luồn đàn hồi với hệ thống dây dẫn điện lắp đặt tại những nơi như trần la phông, trần thạch cao, tường gạch ống...

      Dùng mầu giống nhau đối với các dây nóng của cùng một đường điện phân phối, khác nhau với hai đường điện phân phối (dây nóng của đường phân phối 1 có màu đỏ, dây nóng đường phân phối 2 có màu vàng).

      Dùng mầu riêng biệt đối với hệ thống nối đất (nên chọn dây màu xanh sọc vàng hoặc vàng sọc xanh).

      Đi dây ở những nơi khô ráo, tránh xa các nguồn nhiệt lớn hơn 70ºC

      Đi dây điện âm tường phải đảm bảo yếu tố an toàn kỹ thuật

      Không nên:

      - Đặt dây điện những vị trí có thể đóng đinh, khoan lỗ.

      - Đặt dây sâu quá 1/3 độ dày của tường.

      - Có mối nối khi đi dây điện âm tường.

      - Đi âm trong nền của tầng trệt, mà không đảm bảo cố định với tường khi bị lún.

      - Sử dụng ống dẫn nước, dẫn gas để làm ống luồn cho dây điện.

      - Sử dụng chung với đường điện thoại, cáp truyền hình.

      Tư vấn: Công ty dây và cáp điện Cadivi

    • Cho ngày tết lung linh sắc màu

      (Ảnh minh họa)

      Cách treo đèn chùm:

       Đèn chùm phù hợp với những nơi có không gian lớn, có tính sang trọng như: Sảnh, phòng họp, phòng ăn, phòng khách…

      Phân loại:

      1. Nhóm đèn chùm pha lê:

      - Thường có đối xứng tâm, gồm nhiều tầng hoặc nhiều vòng.

      - Hạt pha lê được đính trên khung đèn, giúp ánh sáng tán sắc lấp lánh.

      - Thích hợp ở những không gian lớn như: Sảnh, phòng họp, phòng khách…

      - Tuy nhiên, trong nhóm đèn chùm pha lê hiện nay, hạt pha lê có thể được thay thế bằng hạt thủy tinh hoặc hạt nhựa trong suốt, chất lượng tán sắc kém hơn và giá thành thấp hơn.

      2. Nhóm đèn chùm có choá/chụp:

      - Nhóm đèn này thường có ít bóng hơn nhóm đèn pha lê.

      - Mỗi chóa/chụp có một bóng đèn ở giữa, các đèn phụ được thiết kế xung quanh (bóng ở tâm có thể to bằng các bóng phụ hoặc lớn hơn).

      - Choá/chụp của nhóm đèn này có thể bằng thuỷ tinh, nhôm, inox phản quang, kim loại, pha lê…vừa có tác dụng trang trí, vừa có tác dụng bảo vệ bóng đèn bên trong.

      - Một số loại đèn cao cấp có choá/chụp được chế tác từ đá.

      - Thích hợp với phòng khách, phòng ăn lớn…

      3. Nhóm đèn chùm khác:

      - Các kiểu thuộc nhóm này đa phần là các kiểu đèn chùm được thiết kế theo xu hướng hiện đại, mới được xuất hiện trên thị trường.

      - Thiết kế tương đối tự do, kích thước không lớn (trừ một số đèn có đuôi thả dài).

      - Các loại vật liệu khá phong phú: Kim loại (thép, đồng, inox…), thuỷ tinh, nhựa, vật liệu tổng hợp khác.

      - Một số loại đèn chùm hiện đại còn sử dụng bóng halogen.

      - Thích hợp với phòng khách nhỏ, phòng hội họp nhỏ, phòng ăn…

      Nên:

      - Treo đèn ở vị trí thẳng với vị trí bàn họp ở phòng họp, bàn ăn ở phòng ăn, bàn nước ở phòng khách hoặc những vị trí không có đồ nội thất, vị trí mà người sử dụng không đứng hay ngồi lâu bên dưới.

      - Treo các loại đèn có chất liệu bằng pha lê hoặc đá thủy tinh, tốt nhất nên ở trung tâm phòng khách để tích tụ năng lượng dương cho căn phòng.

      - Kết hợp với những loại đèn khác để đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cần thiết.

      - Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn (chuyên gia chiếu sáng, nội thất, kiến trúc sư) trước khi mua đèn chùm.

      Không nên:

      - Treo đèn chùm thẳng với vị trí đứng/ngồi của người làm việc, sinh hoạt bên dưới.

      - Lắp đèn chùm trong phòng ngủ, nhất là phía trên giường.

      - Không tháo bớt bóng của đèn chùm.

      Lưu ý:

      - Kích thước đèn chùm phải phù hợp với chiều cao của trần nhà.

      + Nếu chiều cao trần (H) khoảng 3m: L = 1/5H (L là độ dài của đèn chùm).

      + Nếu chiều cao trần (H) lớn hơn 3m: L = 1/4H

      + Với trần cao dưới 3m, không nên dùng các kiểu đèn chùm pha lê truyền thống, chỉ nên dùng các kiểu đèn chùm hiện đại, gọn, không dài.

      + Với chiều cao trần từ 2,6m trở xuống không nên dùng đèn chùm.

      - Móc treo đèn chùm phải chắc chắn, an toàn, được chôn sẵn khi đổ bê tông, hoặc phải khoan gia cố vào trần bê tông, tuyệt đối không được gắn vào trần thạch cao, đề phòng trường hợp sập trần, võng nứt xảy ra…

      - Ước lượng trước thông số kỹ thuật về loại đèn dự kiến sử dụng để lắp bộ điều khiển cho phù hợp.

       Tư vấn: KTS Ngô Mạnh Tân – Tập đoàn Vinashin

    • Sử dụng thiết bị phát điện mini bằng sức nước: Hữu ích, nhưng chưa an toàn

      Máy phát điện mini bằng sức gió

      Người dân ở một số vùng núi cao thường gọi thiết bị phát điện mini bằng sức nước là “củ phát”,  hay “củ điện”. Ở những khu vực điện lưới khó tiếp cận, thì những thiết bị phát điện mini này là nguồn cung cấp điện chính cho của người dân. Nhưng do chủ quan, thiếu kiến thức về an toàn điện, nên bà con đã tận dụng nguồn điện này chưa thực sự hữu ích.

      Cách đây một vài năm, anh Đinh Chí Hải (xã Hưng Thịnh, Trấn Yên, Yên Bái) sử dụng “củ điện” để tận dụng điện thắp sáng chuồng gia súc. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí, anh Hải dùng các dây điện trần để làm đường dẫn, các cột điện được tận dụng bằng các cây gỗ, tre nứa tạm bợ. Điều này hết sức nguy hiểm, bởi chỉ một va chạm nhỏ của gia súc cũng khiến những cột điện này bị đổ, dây dẫn trần có thể gây tai nạn điện giật cho người và gia súc bất cứ lúc nào. Ngoài ra, khi trời mưa, hay thời tiết xấu, dây dẫn của “củ điện” thường bị rò điện.

      Bên cạnh đó, các thiết bị này thường được bà con đặt ở khá xa nhà và để ở ngoài trời. Điều đó khiến vỏ máy dễ bị han, gỉ dẫn đến máy bị rò điện, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

      Để tiết kiệm chi phí, một số người dân còn tận dụng dây thép trần để làm đường điện, không những gây nguy hiểm trực tiếp tới những đối tượng ở gần, mà còn khiến hệ thống điện trong khu vực không ổn định, dẫn đến các thiết bị điện trong nhà có thể bị cháy hỏng bất cứ lúc nào.

      Hiện nay, tại các khu vực núi cao, những vùng khó khăn, “củ điện” vẫn được người dân sử dụng khá phổ biến làm nguồn cung cấp điện năng chính. Ông Đỗ Đức Quân – Vụ trưởng Vụ Thủy điện – Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng: “Vì chỉ sử dụng sức nước, nên những thiết bị phát điện mini bằng sức nước hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường và có thể nói đây là một dạng của năng lượng tái tạo. Trong khi ở những khu vực vùng sâu vùng xa, việc đầu tư điện lưới vô cùng khó khăn, thiết bị phát điện mini bằng sức nước là một hình thức tận dụng năng lượng cần được khuyến khích sử dụng và phát triển”.

      Để sử dụng nguồn điện này an toàn cần:

      - Đầu tư thiết bị bảo vệ và truyền dẫn một cách khoa học.

      - Người dân cần xây dựng các khu vực để lắp đặt thiết bị phát điện mini cố định, tránh việc di chuyển nhiều gây hỏng hóc và để có thể sử dụng điện được liên tục.

      - Hệ thống truyền dẫn phải đảm bảo an toàn và cách điện, tốt nhất.

      - Hệ thống truyền dẫn nên được chú trọng đầu tư như mạng điện lưới thông thường, nó sẽ giúp cho việc sử dụng, sửa chữa và đảm bảo an toàn hơn.

      Thiết bị phát điện mini bằng sức nước:

      - Nguyên lý hoạt động: Dòng điện được tạo ra từ nước sông, suối, đẩy cánh quạt làm tua  bin quay.

      - Công suất của thủy điện mini từ 300 W- 30 kW

      - Chi phí từ 5 - 30 triệu đồng/1 chiếc.

       

    • Máy sấy chén bát: Dễ dùng

      (Ảnh minh họa)

      Những yêu cầu khi lắp đặt:

      Nên:

      - Đặt máy ở vị trí cố định, dễ sử dụng, dễ vệ sinh lau chùi.

      - Treo tường hoặc âm vào tủ bếp, để bàn, tùy điều kiện không gian từng gia đình.

      - Dùng dây dẫn loại cứng, lõi đồng, có tiết diện 2 x 0.75mm trở lên.

      - Sử dụng một cầu dao tự động  – 10A riêng cho máy.

      - Lắp dây nối đất cho máy để tránh trường hợp máy rò điện.

      Không nên:

      Đặt máy cạnh bếp gas hay gần lửa.

      Lưu ý khi sử dụng:

      Nên:

      - Đổ đi phần nước còn lại trong bát khi cho chén, bát vào máy sấy.

      - Chọn chế độ sấy phù hợp.

      - Lấy bát, đĩa ra sử dụng sau 20 phút kể từ khi đèn báo tắt kết thúc quá trình tiệt trùng.

      Không nên:

      - Xếp chén, bát chồng lấn lên nhau.

      - Mở cửa tủ khi máy đang hoạt động.

      Bảo trì, bảo dưỡng:

      Nên:

      - Lau chùi, vệ sinh máy sau khi máy hết nóng và cầu dao đã tự động cắt

      - Dùng vải mềm, nhúng nước nóng và vắt khô để lau bên trong và bên ngoài máy (có thể sử dụng dung dịch nước rửa chén, bát pha với nước ấm nóng để vệ sinh máy).

      - Dùng khăn lau khô toàn bộ bên trong và bên ngoài máy.

      Không nên:

      Sử dụng các chất tẩy rửa có tính axít để lau chùi, tránh việc làm hỏng phần men và lớp nitrat bạc phủ trên bề mặt kính

    • Tránh mất mạng vì karaoke

      (Ảnh minh họa)

      Bị điện giật khi cầm mic hát karaoke vì:

      - Các thiết bị điện như amply, đầu đĩa…. bị rò điện, sau đó truyền đến micro khiến người sử dụng cầm micro bị điện giật.

      - Biến áp nguồn bị cháy do quá tải, quá nhiệt bởi sử dụng liên tục trong nhiều giờ.

      - Dây dẫn điện bị quá tải do nhiều thiết bị cùng chung một ổ cắm.

      Lưu ý khi lắp đặt dàn karaoke:

      - Sử dụng ổn áp có công suất 1,5 kVA và 1 bộ chia điện dành cho riêng cho dàn karaoke để đảm bảo nguồn điện được ổn định.

      - Đặt hệ thống dàn âm thanh chính gần ổ cắm điện.

      - Nên sử dụng ổ cắm chuyên dụng để tránh chập cháy.

      - Sử dụng một sợi dây điện nối vỏ máy các thiết bị xuống đất, hoặc nối đến cọc sắt đã được chôn ở một vị trí thích hợp.

      - Nên sử dụng micro không dây, vừa tiện lợi vừa hạn chế khả năng truyền dẫn điện đến các thiết bị khác trong hệ thống.

      - Với thời tiết nồm ẩm của miền Bắc vào mùa đông nên sử dụng máy hút ẩm, tránh để hơi nước đọng lại trên các thiết bị dễ gây chập cháy.

      - Không nên dùng ổ nối điện chạy dọc sàn nhà gây mất an toàn.

      - Không chạm vào các thiết bị điện của dàn karaoke khi tay ẩm ướt.

      Một số trường hợp tai nạn điện khi hát karaoke:

      - Ngày 10/2/2009, anh Nguyễn Việt Thanh (ấp 5, xã An Luông, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long), sau khi đi đánh cá ghé vào nhà hàng xóm hát karaoke, dòng điện chập mạch từ dàn máy truyền sang micro đang cầm trên tay dẫn đến tử vong.

      - Ngày 18/4/2010, ông Lê Văn Hòa ( 588/37/26/2 Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM) trong lúc cắm micro vào amply bị rò rỉ nguồn điện dẫn đến tử vong.

      - Ngày 31/5/2011, chị Kiên Thị Kiều Oanh (Gia Ui, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đang hát karaoke tại gia đình thì bị điện giật chết. Nguyên nhân được xác định do bị chập điện truyền dẫn qua hệ thống micro.

      - Ngày 6/11/2012, anh Đinh Văn Tính E (ấp Phú Thuận, Cai Lậy, Tiền Giang) đã bị chết do micro chập điện.

       

    • Trẻ béo phì có phải do thiết bị điện tử?

      Trao đổi với phóng viên, Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Liên - Trung tâm Giáo dục sức khoẻ (Bộ Y tế) cho rằng, thông tin này chỉ nên tham khảo. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu dạng này, tuy nhiên, để có kết luận mang tính khoa học, cần có những biện pháp nghiên cứu khoa học chặt chẽ hơn, trong đó cần lấy cỡ mẫu điển hình tại nhiều khu vực. Nếu nghiên cứu trên chỉ lấy mẫu là các em học sinh lớp 5 tại một tỉnh của Canada thì không thể kết luận chính xác được.

      Cũng theo TS. Kim Liên, béo phì ở trẻ có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu nhất là do dinh dưỡng bất hợp lý và ít hoạt động thể lực. Nhiều trẻ ăn quá nhiều chất béo, chất bột đường, uống đồ ngọt, bánh kẹo, sô cô la, ít vận động, chỉ hay xem vô tuyến, chơi game, thì sẽ tăng tích lũy mỡ, rối loạn hoạt động của các hormon.

      Có cùng quan điểm, TS, Bác sỹ Nguyễn Thị Minh Kiều - Chủ tịch Hội dinh dưỡng thực phẩm TPHCM cho rằng: Hiện chưa có một tài liệu nào chứng minh và khẳng định thiết bị điện tử là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh béo phì ở trẻ.

      Cũng theo các chuyên gia, khi nghiên cứu, chế tạo và sản xuất ra một thiết bị điện tử, nhà sản xuất đã phải tính toán kỹ lưỡng và phải tiến hành những thử nghiệm mang tính bắt buộc về những tác động sinh học lên cơ thể con người. Nếu kết quả khả quan thì mới được cấp phép bán ra thị trường.

      Tuy vậy, các thiết bị điện tử có thể là một trong số các nguyên nhân gián tiếp gây nên thừa cân ở trẻ. Ví dụ, khi có thiết bị điện tử trong phòng ngủ thì trẻ mải chơi điện tử hoặc xem ti vi, gây nên lười vận động, ít ngủ, từ đó cùng với các nguyên nhân trực tiếp khác như: Chế độ dinh dưỡng quá mức, ít vận động thể lực khiến trẻ dễ béo phì.

       

       

       

       

    • Tại sao chim không bị điện giật

      Theo Thạc sỹ Phan Văn Thắng – Giảng viên Bộ môn Cơ điện, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, chẳng phải các loài chim có khả năng phi thường gì, nếu tinh ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy: Những loại chim nhỏ thường đậu cả 2 chân trên một dây điện. Lúc này toàn bộ cơ thể của chúng chỉ tiếp xúc với một dây nên không thể cấu thành mạch điện, sẽ không có dòng điện truyền qua cơ thể chúng, nên chúng không bị điện giật.

      Tuy nhiên, với các loài chim ăn thịt có kích thước khá lớn như diều hâu, đại bàng, chim ưng và cú mèo thì khác, khi đậu trên đường dây điện, nếu cánh và bàn chân chúng chạm vào cả 2 sợi dây điện một lúc thì sẽ tạo ra mạch điện tuần hoàn, và vẫn sẽ bị điện giật chết.

      Những chú chim nhỏ thường đậu cả 2 chân trên 1 dây điện nên không bị điện giật

      Cụ thể, ghi nhận tại nước Mỹ, từ năm 1978 đến 1998, thống kê trong tổng số 2.060 loài chim ăn thịt bị chết ở Nebraska, Kansas, Colorado, Wyoming và Dakota, thì một nửa số chim bị chết do điện giật và 75% con chim bị điện giật chết là chim đại bàng.

      Đối với cơ thể con người, trong điều kiện điện thế không đổi, dòng điện qua người phụ thuộc vào điện trở người. Điện áp tiếp xúc càng cao thì dòng điện qua người càng lớn. Điện trở lớn thì dòng điện nhỏ và điện trở nhỏ thì dòng điện lớn. Người bình thường không dính nước, điện trở khoảng từ 10.000 đến 100.000 ôm.

      Điện trở của cơ thể chủ yếu tập trung trên da, Ở điều kiện bình thường với lớp da khô và sạch sẽ thì điện áp dưới 40 V được coi là điện áp an toàn cho con người. Nhưng nếu người bị ẩm ướt hay dính nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12 V.

      Thêm nữa, trong tình trạng cơ thể khô ráo, dù có chạm vào điện thế 220 V bạn sẽ bị giật, nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Nhưng nếu tay ướt hoặc một phần cơ thể chạm nước, vì nước là chất dẫn điện rất tốt nên điện trở của da sẽ nhỏ đi rất nhiều, lúc này nếu chạm vào điện thế 220 V bạn chắc chắn sẽ bị giật và an nguy đến tính mạng.

       

    • Dùng máy chạy bộ bằng điện: Khỏe mà an toàn

      (Ảnh minh họa)

      Nguồn điện:

      - Mạch cung cấp điện cho máy mang dòng điện hơn 7A.

      - Sử dụng nguồn điện 220V (10%)/ 50 hz (điện thế cao hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy).

      - Sử dụng đầu cắm riêng có đầu nối đất, tránh điện giật.

      - Không sử dụng các thiết bị điện khác cùng một nguồn điện dành cho máy.

      Vị trí đặt máy:

      - Để máy trong nhà.

      - Đặt máy cách xa các vật liệu có thể gây cháy nổ, tránh tình trạng gây cháy do động cơ của máy có thể tạo ra tia lửa trong khi hoạt động.Đặt máy trên bề mặt bằng phằng khi sử dụng, nếu bề mặt không bằng phẵng, cần lót chân máy.

      Kiểm tra vận hành máy:

      - Cắm điện vào nguồn và bật công tắc máy.

      - Cắm chìa khóa an toàn vào bảng theo dõi điện tử của máy.

      - Nhấn nút start/stop, máy sẽ chạy ở tốc độ ban đầu 0.8 km/h, kiểm tra hoạt động của máy và bảng theo dõi điện tử.

      - Kéo đai thử để kiểm tra độ êm và tiếng ồn.

      - Nhấn nút start/stop hoặc rút chìa khóa an toàn ra để ngưng máy lại, sau đó tắt máy và rút điện ra khỏi nguồn.

      Lưu ý người vận hành máy:

      Nên

      - Mặc đồ thể thao và đi giày phù hợp để chạy trên máy.

      - Mang khăn để lau mồ hôi trong khi chạy để tránh mồ hôi chảy xuống máy, có thể làm hư thiết bị điện.

      - Tập ở tốc độ bình thường với người mới sử dụng, sau đó mới tăng dần tốc độ.

      - Tạo ra một lực đủ ở 2 tay để giữ tay cầm và chạy ở giữa đai để tránh sự chuyển động của đai bị lệch hướng.

      - Bỏ tay ra khỏi tay cầm và đánh tay càng xa càng tốt khi đã chạy ở mức độ bình thường, để có được kết quả tập luyện tốt.

      - Bước ra khỏi máy khi đai chạy đã dừng và sau khi nhấn nút “stop”.

      - Tắt điện trước khi di chuyển máy.

      - Rút dây nguồn sau khi kết thúc sử dụng máy.

      Không nên

      - Sử dụng cùng lúc hai người hoặc hơn trên máy.

      - Leo lên máy từ phía sau, tránh tình trạng bị ngã.

      - Cho trẻ em đến gần khi máy đang chạy, để tránh bị thương do đai chạy gây ra.

      - Chạm vào đai khi máy đang chạy.

      - Bước lên máy và quay lưng về phía bảng điều khiển.

      - Mang dép lê, hoặc đi chân trần chạy trên máy.

      - Dùng tay ướt để chạm lên máy, hoặt rút dây điện.

      - Di chuyển máy khi máy đang hoạt động.

      - Sử dụng máy một mình khi mắc bệnh tim và nên sử dụng với sự tư vấn của bác sỹ.

      Bảo quản máy

      - Lau bụi thường xuyên để giữ vệ sinh cho máy (Bụi có thể tác động đến cảm ứng tốc độ trên máy).

      - Giữ độ ẩm ở mức thích hợp  vào mùa đông, để tránh tĩnh điện mạnh.

      - Không được đổ nước hoặc để các đồ vật lên máy.

                                                                                                                                      Tư vấn: Công ty thể thao Tài Phát

    • “Độ” đèn xenon cho xế hộp: Chọn loại nào

      Đèn Xenon mang lại tầm quan sát vào ban đêm tốt hơn so với đèn Halogen

      Ưu điểm của đèn xenon

      Đèn xenon là loại đèn pha hiện mới chỉ được trang bị cho các dòng xe cao cấp, có 3 ưu điểm so với đèn thông thường: Độ sáng xa hơn 2 - 3 lần, độ bền cao hơn và mức tiêu hao năng lượng của các loại đèn xenon chỉ bằng khoảng 50% đèn halogen. Nhưng với nhiều người sử dụng xe hiện nay, đèn xenon không chỉ là ánh sáng mà còn là thời trang. Ánh sáng của bóng đèn xenon được các nhà sản xuất cho chế tạo ra nhiều màu sắc nổi bật nhằm đáp ứng nhiều thị hiếu như: Màu sáng trắng, sáng xanh và xanh tím, trong đó, ánh sáng trắng được khuyến cáo là tốt nhất cho xe hơi.

      Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trên hệ thống chiếu sáng của các xe đời cũ, đa số dùng đèn halogen. Đèn này có nhược điểm là tiêu thụ năng lượng lớn và lượng ánh sáng phát ra thấp, thời gian sử dụng ngắn. Hiện nay, người ta đã thay thế dần đèn dây tóc bằng loại đèn xenon.

      Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại bóng đèn là chóa và kính phản xạ. Bóng halogen có điểm phát sáng tập trung tại dây tóc và thường đặt tại tiêu điểm của chóa. Ngược lại, bóng xenon có dải phát sáng rộng hơn nên dùng kiểu chóa khác hẳn.

      Chọn loại nào?

      Hiện nay, có rất nhiều loại đèn xenon do nhiều hãng sản xuất, thích hợp với nhiều loại xe khác nhau, cường độ chiếu sáng của từng loại bóng đèn cũng khác nhau. Nhưng chủ yếu được chia ra làm hai nhóm chính là loại bóng một tim và bóng 2 tim dùng cho loại có thấu kính lồi tương thích với từng loại xe riêng.

      Thường thì trên bóng đèn và trên choá đèn có ghi ký hiệu. Loại đèn xe có thấu kính hội tụ (được gọi là bi) khi gắn bóng xenon sẽ cho ánh sáng hội tụ, không gây cho người đi ngược chiều bị chói mắt. Trên thực tế, một số gara còn đưa ra các dịch vụ “độ” cho các loại xe dùng đèn thường (loại không có thấu kính hội tụ bi) trở thành đèn có bi.

      Xuất xứ của đèn xenon cũng từ nhiều nguồn sản xuất khác nhau như Đức, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan... Giá cả cũng tuỳ theo từng loại bóng, từng xuất xứ. Loại của Trung Quốc, Đài Loan có giá từ 200 đến 350 USD. Loại tốt hơn có xuất xứ từ Nhật hoặc các nước châu Âu có giá cao hơn, khoảng từ 300 - 500 USD.

      Theo ông Vũ Quang Chiến – Giám đốc Công ty Ledtech, đèn xenon có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá thành rẻ nhất, nhưng thực tế, một số khách hàng khi đưa xe đến sửa thì hầu hết đều bị triệu chứng: Đèn bật không lên ngay, đèn bị nhấp nháy, hỏng một bên đèn… nguyên nhân chủ yếu là do bộ chấn lưu làm bằng vật liệu rẻ tiền và thường bị lược bớt linh kiện, nên chỉ dùng được trong thời gian ngắn.

      Một số lưu ý khi thay đèn xenon:

      - Không độ đèn nếu như có thể làm ảnh hưởng đến các tính năng an toàn của xe.

      - Tránh can thiệp đến hệ thống điện chính trên xe.

      - Kiểm tra để đảm bảo sự thay đổi các chi tiết liên quan đến đèn, không làm ảnh hưởng đến việc bảo hành xe.

      - Chọn đèn theo nhu cầu để tránh lãng phí.

       

    • Tiết kiệm điện trong công sở: Khó hay dễ

      (Ảnh minh họa)

      Kiểm tra nắm bắt tình hình sử dụng điện:

      Việc nắm tình hình này dựa trên:

      - Cách bố trí các trang thiết bị điện: Đèn, quạt, vi tính, điều hoà nhiệt độ. .. (hợp lý, hay lãng phí theo các tiêu chuẩn của đơn vị công tác).

      - Việc tận dụng ánh sáng tự nhiên và không khí mát tự nhiên.

      - Mức độ sử dụng các trang thiết bị điện (đèn, quạt, điều hoà nhiệt độ, máy photocopy, máy in, máy vi tính .v.v...) của cán bộ trong cơ quan.

      - Hiện trạng phụ tải trong toàn cơ quan: Đoạn dây nào quá tải, đoạn dây nào cũ nát dò điện, các mối nối, tiếp xúc cầu dao, cầu dao phát nóng gây tổn thất điện, để thay, để sửa.

      Đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện:

      - Mở rộng, hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

      - Thay tất cả các bóng đèn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.

      - Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40 W, 20 W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36 W, 18 W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện.

      - Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thiết kế mỗi đèn một công tắc đóng, mở.

      - Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: Ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc). Bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.

      - Tại các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:

      + Củng cố lại độ kín của các cửa sổ

      + Lắp bộ phận tự động đóng lại cho cửa ra vào

      + Lắp đặt máy điều hoà nhiệt độ tại những vị trí tận dụng được tối đa luồng không khí mát bên ngoài.

      + Máy điều hoà nhiệt độ nên để ở mức 25 - 27 độ C vào mùa hè. Ở những phòng có lắp nhiều máy điều hoà nhiệt độ, thì bật từng máy và nếu sau 1/2 tiếng không khí trong phòng đạt được 25 - 27 độ C thì tắt bớt máy nếu cần.

      - Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh bằng cách thay vào đó các đèn compact 9W.

      - Đối với hệ thống điện trong cơ quan:

      + Thay các đoạn dây bị quá tải bằng dây có tiết diện lớn hơn

      + Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện

      + Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu trì, phích cắm bị phát nóng quá mức.

      - Treo công tơ phụ cho từng phòng, ban trước khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm đến để biết được mức tiêu thụ cụ thể của từng phòng ban trước và sau khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm điện, nhằm rút kinh nghiệm và làm cơ sở quy định mức tiêu thụ điện phù hợp hàng tháng cho từng phòng ban.

    • Tủ nấu cơm: Dùng thế nào cho đúng

      (Ảnh minh họa)

      Công dụng và ưu điểm của tủ:

      - Tủ dùng để nấu cơm, ngoài ra có thể hấp các loại thực phẩm như: Giò chả, bánh bao, gà, các loại hải sản…

      - Ưu điểm của tủ là không lãng phí gạo, tiết kiệm chi phí do nấu tập trung, gạo chín bằng hơi, nên chín đều và không tạo cơm cháy như nấu cơm truyền thống.

      Sử dụng tủ nấu cơm đúng cách:

      - Cho gạo đã đãi sạch vào khay

      - Lau khô tất cả các khay chứa gạo

      - Đẩy các khay vào tủ theo đúng các rãnh của tủ

      - Đóng tủ bằng chốt cài

      - Bật nguồn cấp điện cho tủ cơm

      - Tắt nguồn cấp nhiệt sau 50 – 60 phút (thời gian cụ thể tùy lượng gạo nấu)

      - Lấy các khay cơm ra và sử dụng

      Lưu ý khi sử dụng:

      Nên:

      - Chờ 5 phút sau khi cơm chín để lượng hơi trong tủ bay bớt, rồi mở ra từ từ, tránh trường hợp hơi phả vào người gây bỏng.

      - Rút nguồn điện và để tủ nguội hẳn khi tiến hành vệ sinh tủ.

      - Vệ sinh hằng ngày bằng cách vét sạch những hạt cơm rơi vãi và làm sạch các khay chứa cơm.

      Không nên:

      - Để cạn nước trong bể chứa thanh nhiệt, tránh tình trạng làm thanh nhiệt cháy.

      - Mở tủ khi đang nấu, vì lượng nhiệt tỏa ra rất lớn có thể gây bỏng.

      Chuyên gia tư vấn: Nguyễn Xuân Tiệp – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa Việt

       

    • Tự sửa chữa hỏng hóc thường gặp ở tủ lạnh

      (Ảnh minh họa)

      Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc.

      Tủ không lạnh: Hiện tượng này là do chúng ta để thực phẩm quá nhiều, vị trí núm công tắc rơ-le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn.

      Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay được: Chúng ta có thể kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ quạt có bị đứt không và kiểm tra lại công tắc quạt.

      Hệ thống bánh răng của bộ định giờ xả tuyết bị hỏng, tiếp xúc không tốt: Chúng ta kiểm tra lại, nếu không quay thì nên thay mới.

      Tiếp điểm của rơ-le xả tuyết không tốt hoặc lắp không chính xác: Chúng ta kiểm tra lại, phải để mặt có nhôm áp sát vào dàn lạnh.

      Khi khởi động hay tắt tủ nghe tiếng kêu: Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ.

    • Dùng máy khoan tay an toàn

      Trước khi khởi động máy:

      - Kiểm tra kỹ đầu cặp (bộ phận cặp mũi khoan phải kẹp chặt vào máy khoan), mũi khoan, tránh tình trạng mũi khoan có thể văng ra ngoài trong quá trình sử dụng.

      - Kiểm tra vật liệu cần khoan để chọn mũi khoan phù hợp.

      - Cho máy khoan chạy thử không tải.

      Trong quá trình khoan:

      - Phải đưa mũi khoan vào từ từ.

      - Tắt máy khi muốn thay đổi tốc độ, thay mũi khoan.

      - Khoan các chi tiết kim loại dẻo bằng mũi khoan ruột gà.

      - Khoan lỗ nhỏ trước, sau đó khoan rộng thêm trong trường hợp muốn có lỗ khoan to.

      - Lót ván gỗ bên dưới khi khoan vật liệu mỏng.

      - Chọn điểm tựa để có tư thế khoan chắc chắn khi khoan, tránh kiễng chân nhoài người… tránh xảy ra tai nạn trong quá trình khoan.

      Không nên:

      - Sử dụng đầu cặp có dấu hiệu hư hỏng.

      - Sử dụng các mũi khoan cùn, có hiện tượng rạn nứt.

      - Sử dụng khoan có dây dẫn điện bị hở, dòng điện chạy ra vỏ máy sẽ gây điện giật.

      - Dùng miệng để thổi hoặc dùng tay gỡ phoi khi máy khoan đang chạy.

      - Dùng tay hãm trục chính.

      - Đeo găng tay khi tiến hành khoan để tránh tình trạng trơn, trượt khoan khỏi tay cầm.

      - Dùng tay để giữ chi tiết khoan.

      - Nô đùa, dí thẳng mũi khoan vào người đối diện.

    • Bóng đèn compact chứa thủy ngân: Có gây độc hại ?

      Không độc hại trong điều kiện bình thường

      Đèn compact thực chất là một biến thể của đèn huỳnh quang ống dài (đèn tuýp) với cơ chế hoạt động: Dòng điện đi qua đèn sẽ kích thích thủy ngân phát ra tia tử ngoại. Tia tử ngoại sẽ kích thích bột huỳnh quang tráng ở thành ống để phát ra ánh sáng nhìn thấy được.

      Ông Đỗ Hữu Hậu – Tổng giám đốc bóng đèn OSRAM Việt Nam cho biết:  Mỗi bóng đèn compact có chứa một lượng rất nhỏ thủy ngân tùy vào kích thước, công nghệ sản xuất, thương hiệu của đèn. Lượng thủy ngân này hầu như vô hại trong điều kiện bình thường. Trong trường hợp đèn bị vỡ, hoặc đèn đã qua sử dụng không được xử lý đúng cách, hơi thủy ngân thoát ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải.

      Bóng đèn cũ hỏng cần bỏ vào túi và cho vào thùng rác phân loại     Ảnh minh họa

      Theo ông Hồ Quỳnh Hưng - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn Điện Quang: Công nghệ sản xuất bóng đèn từ trước đến giờ là sử dụng thủy ngân dạng lỏng nên hàm lượng thủy ngân nhiều gây ra những ảnh hưởng không mong muốn khi bị vỡ. Với Điện Quang, những năm gần đây, Công ty đã chuyển sang công nghệ dùng Amalgam (thủy ngân dạng rắn) thay cho thủy ngân dạng lỏng, nhờ vậy, có thể hạn chế được tối đa những tác hại này, đồng thời có thể thu gom và tái chế sản phẩm một cách dễ dàng.

      Trong quá trình xử lý bóng đèn hỏng, những bộ phận có thể tái chế gồm: Vỏ thủy tinh, hạt Amalgam, đuôi đèn… Tuy nhiên, chỉ có đơn vị có trách nhiệm mới được phép thu gom, tái chế. Người sử dụng không được tự ý đập vỡ bóng đèn hay tùy tiện xử lý nhằm tránh nguy cơ phát tán thủy ngân ra ngoài môi trường.

      Xử lý khi bóng đèn bị vỡ

      - Mở cửa phòng cho thoáng khí.

      - Dọn dẹp các mảnh vỡ bằng găng tay cao su.

      - Dùng khăn giấy ướt để thấm bụi và lau sạch vùng xung quanh.

      - Nếu sử dụng máy hút bụi thì phải thay ngay túi hút bụi sau khi hút xong.

      - Cho tất cả các mảnh vỡ, găng tay, khăn giấy, túi hút sau khi sử dụng vào túi nhựa và bọc kín 2 lớp rồi mới cho vào thùng rác.

       

    • Giúp bạn sử dụng điều hòa hiệu quả và tiết kiệm điện

      Vì vậy, những cách đơn giản giúp người sử dụng chọn được một sản phẩm ưng ý đang được nhiều người quan tâm.

      Điều hòa đang ngày càng trở nên quen thuộc đối với phần lớn gia đình Việt Nam

      Cuộc sống hiện đại đã giúp những chiếc điều hòa trở nên gần gủi hơn với không ít gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể chọn được những chiếc điều hòa ưng ý và phù hợp với không gian của từng gia đình, thì không phải ai cũng biết. Do đó, một vài bí quyết nhỏ sau đây có thể phần nào giúp người sử dụng chọn được sản phẩm hiệu quả với nhu cầu sử dụng.

      Theo tư vấn của các nhà cung cấp, khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ thì điều đầu tiên chúng ta phải tính đến đó là diện tích của căn phòng. Bởi việc đưa ra được diện tích của căn phòng có thể dễ dàng giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong việc quyết định mua những loại máy với công suất lạnh cần thiết, hạn chế tiêu hao năng lượng trong quá trình hoạt động hàng ngày.

      Theo kinh nghiệm của các nhà cung cấp, nếu phòng có diện tích 9 - 15 m2 thì người tiêu dùng nên lắp điều hoà có công suất 9000 BTU/h, còn diện tích trong khoảng 15 - 20 m2 thì dùng máy 12.000 BTU/h hay diện tích 20 - 30 m2 cần chọn loại 24.000 BTU/h.

      Khi đã xác định được diện tích căn phòng và công suất điều hòa sẽ mua, thì việc chọn một thương hiệu uy tín cũng sẽ giúp chiếc điều hòa nâng tuổi thọ tốt hơn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại với đặc điểm kỹ thuật và tính năng khác nhau, với đa số những tên tuổi nổi tiếng như: Daikin, Samsung, Panasonic, LG, Toshiba, Funiki… Giá cả cũng khá đa dạng, từ mức thấp nhất trên 3 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.

      Với khá nhiều mẫu mã và thương hiệu trên thị trường như vậy, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lựa chọn được một sản phẩm phù hợp với túi tiền, cũng như sở thích của mỗi gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế với những sản phẩm đắt tiền thì tính năng sẽ đa dạng và độ bền tốt hơn.

      Một điều nữa mà người tiêu dùng cần lưu ý, để sử dụng điều hòa hợp lý và tiết kiệm điện năng, thì ngoài việc chọn lựa được sản phẩm ưng ý cách lắp đặt cũng là một yếu tố khá quan trọng. Theo đó, khi lắp đặt điều hoà chúng ta nên chọn đặt ở những vị trí ít bị nắng chiếu nhất. Bởi điều này sẽ giúp điều hoà làm lạnh nhanh hơn khi khởi động, điều này đồng nghĩa với việc hạn chế được điện năng.

      Cùng với đó, vị trí đặt giàn nóng bên ngoài thì cũng nên chọn ở nhưng nơi thông thoáng, không bị gió mạnh. Ngoài ra, khi lắp đặt cần để ý đến độ cao giữa giàn lạnh và giàn nóng có một khoảng cách hợp lý, để giảm điện năng tiêu thụ.

      Riêng về cách sử dụng, người tiêu dùng cũng cần đặc biệt chú ý một vài bước đơn giản để có thể nâng tuổi thọ của diều hòa, cũng như tiết kiệm điện năng.

      Điều đầu tiên người sử dụng cần chú ý đó là không nên khởi động nhiệt độ điều hòa ở mức quá thấp, dưới 25 độ C, vì nó sẽ khiến điện năng tiêu hao rất nhiều, gây lãng phí và không tốt cho điều hòa. Vì vậy, trên thực tế hàng ngày, cách điều khiển tốt nhất cho lúc vận hành đầu tiên, nên để nhiệt độ ở mức từ 25°C và sau đó nâng dần lên.

      Về phương pháp bảo dưỡng và vệ sinh, người sử dụng nên làm thường kỳ. Trong đó, nếu điều hòa hoạt động liên tục, thì trung bình 9 – 10 tháng, cần vệ sinh máy một lần. Đây là một giải pháp hiệu quả để giữ được độ bền của sản phẩm, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cho máy, tiết kiệm điện năng và hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Trong trường hợp nếu không được vệ sinh định kỳ thì hiệu suất máy sẽ bị giảm sút, độ lạnh kém, thời gian làm lạnh lâu, tiêu hao nhiều điện, tuổi thọ máy cũng giảm, thậm chí có thể dẫn đến cháy máy.

      Ngoài ra, những tấm lưới lọc khí cũng cần được làm vệ sinh thường xuyên, giúp ngăn chặn sự bám đọng bụi làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.

      Theo đó, đối với lưới lọc không khí người tiêu dùng cần thường xuyên rửa sạch, thông thường là 2 đến 3 tuần phải vệ sinh 1 lần, bằng cách tháo mặt máy điều hoà, sau đó rút lưới lọc ra và để lưới lọc ở dưới máy nước, phun rửa sạch. Do lưới lọc làm bằng nilông nên chúng ta không được dùng nước nóng để rửa, bởi vậy nó có thể bị biến dạng, hỏng. Sau rửa xong phải lau khô rồi mới lắp lại.

    • Nồi áp suất điện dùng sao cho khéo

      Thao tác trước khi sử dụng

      - Kiểm tra nồi, loại bỏ các vật lạ có trong thân nồi, đặt ruột nồi vào bên trong vỏ.

      - Kiểm tra van khoá an toàn, van xả, chốt chống nghẹt và vòng đệm.

      - Chọn chức năng và thời gian nấu phù hợp với từng loại thức ăn.

      Lưu ý khi sử dụng:

      (Ảnh minh họa)

      Nên:

      - Sử dụng đúng nguồn điện quy định 220V/50Hz.

      - Ổ cắm điện phải được tiếp đất an toàn với dây tiếp đất.

      - Đặt nồi xa tầm tay của trẻ trong khi đun nấu.

      - Nắm chắc phích điện khi rút phích ra khỏi ổ.

      - Sử dụng ruột nồi và nắp dành riêng cho nồi áp suất điện.

      - Đổ nước vào đun nóng và cọ rửa ruột nồi bằng vải mềm với chất tẩy rửa (giúp sản phẩm kéo dài tuổi thọ và giảm thời gian đun nấu).

      - Thay thế dây nguồn hỏng bằng loại dây mềm của chính hãng.

      - Khi sản phẩm có hỏng hóc cần đưa đến trung tâm bảo hành đúng hãng.

      Không nên:

      - Chạm tay vào nắp nồi khi đang đun nấu.

      - Chạm bất cứ vật gì lên van xả khi nồi đang hoạt động.

      - Đặt vật nặng lên van xả hoặc thay thế bằng van xả khác không cùng loại.

      - Đổ nước lạnh lên nồi để làm nguội.

      - Mở nắp khi hơi thoát nóng trong nồi chưa thoát ra hết.

      - Cắm và rút phích cắm nồi khi tay ướt.

      - Sử dụng ruột nồi nấu trên các thiết bị nhiệt khác (bếp ga, bếp điện…)

      Đặt nồi lên các vị trí sau:

      + Nơi không thăng bằng, trơn trượt

      + Gần nguồn nước hoặc nguồn nhiệt

      + Sát tường hay những vật dụng khác

      + Trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi có dầu nhớt.

      + Rửa hay ngâm nồi trong nước, làm hỏng mạch gây giật điện.

      + Chèn vật lạ như kim loại, vụn kim vào khoảng hở dưới nồi.

      Biểu hiện:

      - Dây nguồn và phích cắm giãn ra, biến dạng, đổi màu, hư hỏng…

      - Dây nguồn và phích cắm nóng hơn mức bình thường.

      - Nồi nóng bất thường và có mùi khét.

      - Khi bật nguồn có những âm thanh khác xảy ra.

      Cách khắc phục:

      - Thay thế bằng dây đặc biệt hoặc dây lắp ráp sẵn của hãng hoặc đại lý cung cấp sản phẩm.

      - Ngừng sử dụng ngay lập tức và mang nồi đến trung tâm bảo hành, sửa chữa.

      Thông tin tham khảo:

      - Nguồn gốc xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga…

      - Giá tham khảo: Từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng.

                                                                                                                Tư vấn: Siêu thị Điện máy Pico

    • Chọn đèn bàn cho học sinh tiểu học

      Nên chọn loại đèn bàn:

      - Độ cao trung bình 40 – 45 cm.

      - Chân đèn bàn chắc chắn, có thể gắn trực tiếp vào bàn học.

      - Có chao chụp hợp lý đủ che lấp quầng sáng xung quanh, không gây ra hiện tượng chói mắt.

      - Chọn bóng đèn led hoặc đèn compact 1U – 11W – 5.000 K, có hiệu suất phát quang 50 – 60lm/W vừa tiết kiệm điện, vừa bảo vệ thị lực.

      - Cần đèn có thể điều chỉnh linh hoạt để tập trung ánh sáng, điều chỉnh độ cao cho phù hợp với từng đối tượng.

      - Không nên: Dùng các loại đèn bàn có cần ngắn, chao hình côn, dùng bóng sợi đốt nóng sáng (trên 60 W).

      Lưu ý khi chọn mua:

      - Kiểm tra tất cả các thông số của bóng đèn được ghi trên vỏ hộp.

      - Chọn các loại đèn của các nhà sản xuất có uy tín.

      Một số loại bóng đèn phổ biến sử dụng cho đèn bàn:

      Hiện trên thị trường, có nhiều đèn bàn với các loại bóng đèn khác nhau. Người sử dụng có thể cân nhắc, lựa chọn loại đèn và bóng đèn phù hợp với nhu cầu của mình. Bảng so sánh đặc tính, ưu và nhược điểm các loại bóng đèn dưới đây sẽ giúp bạn lý giải vì sao nên lựa chọn loại bóng đèn compact sử dụng cho học sinh tiểu học.

      Kỹ sư Nguyễn Văn Trinh – Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông: Chọn đèn bàn với ánh sáng phù hợp vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại đèn tiết kiệm điện, đèn bảo vệ thị lực với giá thành khác nhau. Tuy nhiên, người tiêu dùng không nên quá ham rẻ mà mua loại đèn bàn có chất lượng không tốt, song cũng đừng quá quan trọng chọn mua loại đắt tiền chỉ vì hàng nhập ngoại. Thông thường các nhà sản xuất có uy tín đều sản xuất dựa trên hệ thống quản lý chất lượng, công đoạn kiểm tra kiểm soát chặt chẽ theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

      Loại bóng đèn

      Đặc tính, ưu điểm

      Nhược điểm

      Bóng đèn sợi đốt

       - Công suất 25 - 40 - 60 W

      - Tuổi thọ trung bình 1.000 giờ, cho nguồn ánh sáng vàng.

      - Hiệu suất phát quang từ 10 – 20 lm/W

      - Ánh sáng có nhiệt độ màu 2.700 K

      • Tiêu tốn điện năng: 95% lượng điện tiêu hao cho phát nhiệt, 5% cho chiếu sáng.
      • Dễ gây cận thị cho trẻ

      Bóng halogen

      - Công suất 40 – 60 W

      - Tuổi thọ trung bình 2.000 giờ, cho nguồn ánh sáng vàng.

      - Hiệu suất phát quang từ 20 - 30lm/W

      - Ánh sáng có nhiệt độ màu 3.000 K

      - Ánh sáng liên tục, không gây mỏi mắt

              Tỏa nhiều nhiệt, gây nóng.

      Bóng compact

      - Công suất từ 11 W.

      - Tiêu thụ lượng điện ít hơn 80% so với đèn sợi đốt.

      - Tuổi thọ trung bình từ 6.000 - 10.000 giờ.

      - Hiệu suất phát quang trên 50lm/W, cho nguồn sánh sáng trắng và vàng.

      - Ánh sáng có nhiệt độ màu 4.000 – 5.000 K.

      - Tiết kiệm 80% điện năng.

      - Toả nhiệt ít, tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng

      - Giá một bóng đèn compact (20.000 – 60.000 đồng) cao hơn nhiều so với bóng đèn sợi đốt (5.000 – 10.000 đồng/chiếc).

       

      Sử dụng bóng đèn LED

      - Tiêu thụ lượng điện ít hơn 80% so với đèn sợi đốt

      - Toả nhiệt thấp, tạo cảm giác dễ chịu khi sử dụng

      - Tuổi thọ trên 40.000 giờ

      - Kích thước nhỏ gọn

      - Không sử dụng chì, thủy ngân, không phát thải khí độc hại ra môi trường

      • Giá thành cao

       

       

    • Dùng máy nước nóng năng lượng mặt trời là bài toán kinh tế

      (Ảnh minh họa)

      Ưu điểm lớn nhất của máy này được thể hiện ngay trong tên gọi, đó là không tốn điện. Sau nữa là nguồn nước nóng khá dồi dào, an toàn, không tiếng ồn, độ bền, chi phí bảo trì thấp và bảo vệ môi trường.

      Tuy nhiên chừng đó ưu điểm cũng không khắc phục được một nhược điểm “không thể tha thứ” được: giá quá cao, rẻ nhất thì cũng khoảng bằng 5 cái máy nước nóng điện. Tuy nhiên, nếu tính bài toán kinh tế thì máy nước nóng năng lượng mặt trời rất nên dùng, vì chỉ cần hai năm là tiền điện sẽ bù lại tiền máy. Mặt khác, nếu nhà có 3 phòng tắm chẳng hạn, thì thay vì lắp 3 cái máy nước nóng điện chỉ cần lắp một cái máy năng lượng mặt trời là đủ.

      Nhiều người lầm tưởng là máy năng lượng mặt trời chỉ cung cấp được nước nóng khi trời nắng vào ban ngày. Thực tế thì loại máy này có bồn dự trữ và cung cấp đủ nước nóng vào ban đêm, thậm chí đến sáng hôm sau vẫn có nước nóng. Tại TP HCM, nhiệt độ nước sẽ nóng đủ tắm quanh năm suốt 365 ngày. Riêng tại Đà Lạt, các tỉnh miền Trung và phía Bắc, thì có thể sử dụng trong khoảng hơn 300 ngày. Số ngày còn lại thì người tiêu dùng có thể lựa chọn phương án nấu nước nóng bằng điện, gas, củi hay… tắm nước lạnh.

      Máy năng lượng mặt trời không sợ những ngày đông lạnh giá mà sợ những ngày âm u, cả ngày không thấy mặt trời thì máy không thu được năng lượng. Để khắc phục một phần tình trạng này, bạn có thể chọn loại máy có dung tích lớn. Ví dụ, tại TP HCM chỉ cần máy có dung tích 120 lít (ít nhất là 5 triệu, chưa tính chi phí lắp đặt) cho gia đình 4 người; tại Hà Nội, bạn nên chọn loại máy có dung tích 180 - 200 lít (ít nhất là 6,5 triệu) hoặc hơn. Máy lớn hơn sẽ dự trữ được nhiều nước nóng hơn để bạn dùng trong những ngày đông trời ủ ê.

      Để lắp đặt loại máy này bạn cần chú ‏ ý các điểm sau:

      * Mái nhà phải có nắng và không bị che khuất. Nếu nhà bạn lọt thỏm giữa hai nhà hàng xóm cao lừng lững hoặc bạn ở lưng chừng một tòa chung cư thì hãy quên máy năng lượng mặt trời và tìm mua máy nước nóng điện.

      * Phải có nguồn cấp nước ổn định vì máy năng lượng mặt trời chỉ hoạt động khi được cấp nước đều đặn và liên tục. Nước máy phải lên được mái nhà hoặc phải có bồn chứa nước cao hơn mái nhà. Nếu nước ở nhà bạn chảy ri rỉ và bạn muốn làm thêm bồn phụ để bơm nước cho máy, thì hãy chuẩn bị tinh thần là chi phí cho hệ thống cấp nước này sẽ bằng khoảng ½ giá máy.

      * Chuẩn bị tinh thần là sẽ phải đục tường nhà và tường toilet để đi ống (còn nếu nhà bạn đang xây thì đỡ lo khoản mục này). Đối với nhà 4 tầng trở lên, chi phí cho đường ống và vòi nóng lạnh sẽ cao bằng hoặc hơn chi phí máy. Khi sử dụng, bạn phải xả hết nước lạnh trong ống ra thì mới có nước nóng, vì vậy, bố trí đường ống càng ngắn càng tốt để đỡ phải xả nước.

      * Ống nước nóng có thể dùng ống nhựa PPR, ống kim loại và trong một số trường hợp đường ống không dài quá thì dùng ống nhựa PVC loại tốt cũng được.

      * Nên chọn loại máy làm bằng inox tốt (inox 304). Nếu nguồn nước nhiễm phèn hoặc ô nhiễm nặng thì không nên dùng máy năng lượng mặt trời vì ở nhiệt độ cao, tính ăn mòn của nước tăng rất mạnh, thậm chí có thể ăn thủng bình inox.

      * Sự cố thường gặp nhất của máy năng lượng mặt trời không phải là nước không nóng mà là bị rò rỉ nước. Vì vậy, ngay sau khi lắp máy một ngày bạn phải lên mái nhà kiểm tra và nếu thấy rò rỉ, phải yêu cầu đơn vị bán máy khắc phục ngay. Nếu để lâu, bệnh rò rỉ sẽ ngày càng nặng.

      Nếu không thỏa mãn tất cả những điểm nêu trên mà bạn vẫn cố lắp đặt máy thì coi chừng chiếc máy năng lượng mặt trời sẽ trở thành một cái máy gây phiền muộn cho bạn bởi máy năng lượng mặt trời rất bền, rất dễ sử dụng, rất ổn định nếu lắp đặt đúng nhưng một khi đã xảy ra sự cố thì lại rất khó khắc phục.

      Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là loại máy có bộ phận thu nhiệt bằng ống thủy tinh chân không, ít phổ biến hơn là loại thu nhiệt bằng ống đồng hay ống nhựa. Loại thu nhiệt bằng ống nhựa tuy giá rẻ nhưng hiệu suất thu nhiệt kém, chỉ thích hợp tại các tỉnh phía Nam. Loại ống thủy tinh chân không phổ biến nhất, giá thành vừa phải và chủ yếu là hàng Trung Quốc. Còn loại thu nhiệt bằng ống đồng có hiệu suất cao, bền nhưng giá thành cao, tính bằng nghìn đôla trở lên, có hàng của một số nước như Australia, Malaysia....

    • Khi nào nên dùng đèn compact?

      Đèn huỳnh quang compact thực chất là một biến thể của đèn huỳnh quang ống dài (còn gọi dân dã là đèn tuýp). Hai loại này có cơ chế hoạt động như nhau, nhưng công dụng khác nhau.

      Cơ chế như sau: Dòng điện đi qua đèn sẽ kích thích thuỷ ngân phát ra tia tử ngoại. Tia tử ngoại sẽ kích thích bột huỳnh quang tráng ở thành ống để phát ra ánh sáng nhìn thấy.

      Với đèn tuýp, trước kia, các nhà sản xuất thường sử dụng bột huỳnh quang tiêu chuẩn, cho ra loại bóng đường kính 36 mm. Gần đây, để tiết kiệm điện, họ đã bổ sung bột huỳnh quang đất hiếm, làm tăng hiệu suất và độ bền của đèn, giúp thu nhỏ kích thước xuống 26 mm. Bột huỳnh quang đất hiếm cũng cho ánh sáng gần với màu thật hơn.

      Đèn compact chỉ sử dụng bột huỳnh quang đất hiếm, cho độ thật màu tốt hơn.

      (Ảnh minh họa)

      Đèn compact chủ yếu để thay đèn đỏ (đèn cháy sáng)

      Nhờ dùng bột huỳnh quang đất hiếm, đèn compact giúp thu nhỏ kích thước xuống gần như đèn đỏ, đồng thời lại có hiệu suất lớn hơn nhiều, và tuổi thọ cao hơn, từ 6-7 lần. Vì thế, đèn compact chủ yếu được khuyến khích dùng thay đèn đỏ. Ngoài ra, nó cũng có đui xoắn hoặc đui gài, tiện dụng thay cho đèn đỏ dễ dàng.

      Đèn compact không thay thế cho đèn tuýp, vì hai loại đèn này có công dụng khác nhau. Do kích thước nhỏ, đèn compact tiện dụng để thắp sáng các vị trí có không gian hạn chế, như các góc nhà, bồn tắm, hốc tường trang trí, tủ hàng...

      Đèn tuýp có dải sáng rộng, nên thích hợp để lắp cho các không gian lớn như phòng khách, phòng ngủ...

      Đọc sách thì dùng đèn nào?

      Một chuyên gia của Phòng quang phổ ứng dụng, Viện Khoa học vật liệu, thừa nhận, nếu xét về độ trả màu (độ thật màu) thì đèn đỏ vẫn là tốt nhất, vì nó cho phổ trùng với ánh sáng mặt trời. Mắt người sẽ dễ chịu nhất khi đọc sách dưới ánh sáng này.

      Tuy nhiên hiện nay các loại đèn compact đã được cải tiến liên tục, độ trả màu đạt trên 85%, nên vẫn có thể sử dụng tốt cho việc đọc sách.

      Đèn compact có độc hại hơn đèn tuýp?

      Gần đây, có thông tin cho rằng đèn huỳnh quang compact tuy tiết kiệm điện, nhưng lại chứa thuỷ ngân, nên gây hại cho môi trường. Bà Ngô Ngọc Thanh - Phó giám đốc Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho biết, hiện nay tất cả các bóng đèn huỳnh quang của Việt Nam và các nước lân cận đều sử dụng thuỷ ngân ở dạng hạt hoặc dạng hơi để làm chất xúc tác phát quang. Hàm lượng thuỷ ngân phụ thuộc vào diện tích bề mặt, do vậy trên thực tế, đèn tuýp (đèn huỳnh quang ống dài) sử dụng thuỷ ngân lớn gấp nhiều lần so với đèn huỳnh quang compact có diện tích bề mặt nhỏ.

      Ngoài ra, ở sản phẩm huỳnh quang compact của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, thuỷ ngân được dùng ở dạng viên, tức là đã bọc trong một lớp bảo vệ nên có tính an toàn cao hơn.

      Tuy nhiên, bà Thanh vẫn khuyến cáo dù sao thuỷ ngân cũng độc, nên người tiêu dùng không nên tự đập bóng đèn ra. Nếu chẳng may bị vỡ, phải thu dọn ngay vào túi nilon, khi thu dọn phải đeo khẩu trang chống độc. Ngoài ra, sản phẩm sau sử dụng phải được đưa về nơi thu giữ tập trung.

    • Lợi ích từ hệ thống mạng không dùng ổ cứng cho phòng Game

      Hỏi: Phòng máy không ổ cứng là gì, liệu có đáp ứng được đầy đủ tính năng như bình thường hay không?

      Đáp: Hệ thống mạng không dùng ổ cứng (No HDD), được hiểu là dữ liệu của máy trạm đều được lưu trên máy chủ và các máy trạm này không sử dụng ổ cứng (HDD). Tính năng hoạt động hoàn toàn đáp ứng được, thậm chí tốc độ vận hành còn nhanh hơn so với việc duy trì ổ cứng do máy sẽ chạy thẳng trên tài nguyên mà máy chủ cung cấp. Các máy game không ổ cứng sử dụng máy chủ có các ổ đĩa Raid với tính năng đọc và ghi riêng biệt vì vậy cải thiện được đáng kể tốc độ truy xuất ổ cứng.

      Hỏi: Tính ổn định của một máy game không dùng ổ cứng với máy game dùng ổ cứng khác gì nhau?

      Đáp: Máy game chạy có ổ cứng phải dùng 1 phần mềm đóng băng, khi ổ cứng dung lượng lớn thì việc quản lý và bảo vệ các phân vùng trở nên nặng nề, khởi động chậm và hay bị lỗi hệ thống. Máy game chạy không ổ cứng sẽ ổn định do chỉ chạy trên môi trường ảo riêng mà máy chủ cung cấp, khi khởi động sẽ tạo ra một phân vùng riêng, hoàn toàn không phải sử dụng đến phần mềm đóng băng, vừa đảm bảo an toàn vừa ổn định.

      Hỏi: Đánh giá về tiết kiệm chi phí đầu tư, trang bị của hệ thống mạng không dùng ổ cứng?

      Đáp: Với dàn máy 30 máy trạm (Client), việc tiết kiệm chi phí là rõ ràng. Nếu mỗi máy trạm (Client) lắp 1 ổ cứng, 30 máy sẽ phải đầu tư khoảng gần 40 triệu đồng cho ổ cứng (khoảng 1,3 triệu đồng/ổ). Trong khi đầu tư ổ cứng cho 1 máy chủ thì chỉ khoảng 5 triệu đồng.

      Hỏi: Mức độ tiết kiệm điện của phòng máy trang bị hệ thống này?

      Đáp: Theo tính toán, với phòng có 30 máy trạm mà chỉ dùng 1 ổ cứng thay cho máy chủ, sẽ tiết kiệm khoảng 5,5 triệu đồng/năm tiền điện.

      Lợi ích:

      - An toàn hơn cho dữ liệu của hệ thống do dữ liệu sẽ được quản lý tập trung

      - Không mất nhiều thời gian khi bảo trì cũng như nâng cấp phần mềm

      - Tiết kiệm thời gian update games cũng như cài đặt games mới

      - Tiết kiệm thời gian cài đặt, ghos , restore khi máy trạm (Client) bị lỗi hệ điều hành hay bị nhiễm virus

      - Dễ dàng cho việc quản lý và kinh doanh phòng máy

      - Phòng máy mát hơn, sẽ giảm tiền điện do không phải sử dụng điều hòa, quạt có công suất lơn.

      Chuyên gia: Kỹ sư tin học Nguyễn Quốc Hiệu (TP.HCM)

    • 400 ngàn tiền điện/tháng cho trang trại nấm 6 ngàn m2

      Trang trại của Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm Sáng Thiện, do chị Đào Thị Thiện làm chủ nhiệm, gồm 20 lán trại chủ yếu là nhà tạm và trang thiết bị thô sơ được xây dựng tại thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.  Từ những kinh nghiệm thực tế và kiến thức học hỏi qua sách, báo, chị Thiện đã thiết kế và sử dụng điện ở mức tiết kiệm nhất nhằm tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao doanh thu cho hợp tác xã.

      Thiết kế phù hợp

      Trồng nhiều cây xanh: Nằm giữa cánh đồng lớn, nên đây là cách “giải nhiệt” hữu ích nhất cho trang trại, vừa tạo bầu không khí trong lành, vừa là nơi nghỉ chân cho công nhân trong những ngày nóng bức mà không phải dùng nhiều quạt máy.

      Gắn xốp trên trần và xung quanh tường khu vực sinh hoạt của công nhân. Cách làm này vừa giúp giảm bớt nắng nóng vào mùa hè, vừa tạo không khí ấm áp vào mùa đông.

      Tiết kiệm điện trong sản xuất thế nào?

      Máy bơm nước: Bơm nước thường xuyên vào các lán trại để giữ ẩm cho nấm, giúp cây sinh trưởng và phát triển. Mỗi lần bơm nước, sẽ bơm đầy cho toàn bộ các lán trại. Đặt tấm nilon lót dưới các rãnh và đắp bờ cẩn thận tránh cho nước thấm và chảy ra ngoài.

      Máy suốt bông để ủ nấm: Công nhân đánh tơi bông bằng tay trước khi cho vào máy, vận hành máy liên tục, đủ nguyên liệu sử dụng trong một tháng. Thường xuyên kiểm tra dầu mỡ, vệ sinh máy.

      Máy suốt bông nguyên liệu nhỏ gọn tiêu hao ít điện năng

      Lò sấy nấm (chạy bằng mô tơ với công suất lớn nên lượng điện tiêu thụ khá cao) chỉ vận hành máy khi đã thu gom đủ lượng nấm. Phải giữ nhiệt ở mỗi lần sấy ổn định, không sấy ở nhiệt độ quá cao vừa làm mất chất dinh dưỡng của thành phẩm vừa tốn điện mà nên để nấm khô từ từ.

      Tủ bảo ôn (công suất 420 W) giữ cho nấm tươi: Không đựng nấm trong hộp nhựa hoặc thuỷ tinh. Đóng thành từng gói mỏng, xếp khít nhau để nhiệt dung thấp. Tủ được đặt ở nơi thoáng mát, cách xa tường 20 cm và không có quá nhiều vật dụng đặt xung quanh để đảm bảo an toàn mà tủ không bị mất nhiệt.

      Tủ bảo quản được kê đúng quy định và chỉ sử dụng khi thời tiết quá nóng

      Vào mùa đông, nhất là những đợt rét đậm, nấm cần được ủ ấm bằng bóng đèn sợi đốt để kích thích tăng trưởng. Loại đèn này tiêu thụ lượng điện lớn nên chỉ sử dụng khi nào thật cần thiết. Trước khi sưởi ấm cho nấm, “gia cố” lại lều trại thật kín gió để giữ nhiệt, đặt bóng đèn ở giữa để nhiệt toả đều.

      Bên cạnh việc sử dụng các trang thiết bị phục vụ sản xuất hợp lí, với các thiết bị điện sinh hoạt, chị Thiện cũng sử dụng tiết kiệm tối đa như: Lắp đặt toàn bộ hệ thống chiếu sáng cho lều trại bằng bóng đèn compact, đun nhiều ấm nước nóng liên tục, tận dụng nguồn ánh sáng và gió mát tự nhiên…

      Bằng những cách làm thiết thực trên, chị Thiện đã không chỉ tiết kiệm được đáng kể chi phí sản xuất mà còn làm tăng sản lượng, đưa doanh thu của Hợp tác xã Sáng Thiện đạt 500 triệu đồng mỗi năm và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

    • Chọn mua và sử dụng xe đạp điện đúng cách

      Chọn mua:

      1. Thương hiệu:

      - Xe Việt Nam: Delta, Lieha…

      - Xe  Trung Quốc: Jili, Asama, Robo…

      - Xe Nhật Bản: Sanyo, Panasonic… Đa phần là hàng đã qua sử dụng, tuy mẫu mã không bắt mắt, nhưng được người tiêu dùng ưa thích do độ bền, hoạt động ổn định

      - Xe Đài Loan: Yamaha, Bridgestone, Songtitan.

      2. Dòng xe

      - Xe chạy bằng pin điện tử: Nhỏ gọn, trọng lượng khoảng 18 kg, độ bền khoảng 5 năm. Giá trung bình khoảng 11 triệu.

      - Xe chạy ắc quy: Nặng khoảng 35 kg, xe đi êm, đầm, độ bền khoảng 2,5 - 3 năm. Giá trung bình hàng Trung Quốc 7,5-10 triệu đồng/chiếc; hàng Việt Nam xuất khấu trên 11 triệu đồng/chiếc.

      3. Thông số kỹ thuật

       -  Công suất động cơ: Có 2 loại chủ yếu là 250 W và 350W

       -  Bình điện (ắc- quy): Có 2 loại tương ứng là 3 hoặc 4 bình

       -  Điện áp và dòng điện của mỗi bình : 12V…12Ah  (Thông số này càng lớn, chiếc xe càng có tính năng kỹ thuật cao)

      Sử dụng xe đạp điện đúng cách

      1. Kiểm tra trước khi sử dụng:

      - Nạp hơi đủ dùng;

      - Siết chặt ốc vít, nhất là nơi ổ bánh xe;

      - Nạp điện đủ cho quãng đường cần di chuyển;

      - Điều chỉnh phanh thích hợp;

      - Điều chỉnh yên và cọc lái ở mức độ cao - thấp phù hợp người lái, làm sao khi ngồi lên yên 2 chân vừa chạm đất, tránh gây căng thẳng khi di chuyển.

      2. Khi khởi động:

      - Ngồi lên xe, tay trái nắm tay phanh, tay phải cắm chìa khóa vào ổ công tắc nguồn điện, vặn đến vị trí ON (mở), lúc này đèn chỉ thị mầu đỏ sẽ sáng lên.

      - Chân trái chạm đất, chân phải để lên bàn đạp chân, từ từ nhả lỏng tay phanh, chân phải từ từ đạp mạnh dần lên để xe chạy về phía trước.

      - Tay phải đồng thời điều chỉnh tay ga vào trong (theo chiều ngược của kim đồng hồ) thì xe sẽ bắt đầu khởi động, góc vặn của tay ga càng lớn thì tốc độ chạy của xe càng nhanh hơn.

      3. Khi xe chạy

      - Khi xe vừa khởi động, nên tăng tốc độ xe chầm chậm, không nên tức thời vặn hết ga để tránh làm hư hỏng và lãng phí điện.

      - Khi lên dốc hoặc chở nặng, nên dùng chân đạp thêm để trợ sức cho xe, giúp kéo dài tuổi thọ của ắc quy (pin) và mô tơ điện (động cơ của xe).

      - Không nên chạy xe quá tải trọng 90 kg.

      4. Dừng xe

      Tắt công tắc điện khi dừng xe để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn, tránh vô ý vặn tay ga khiến xe đột nhiên khởi động gây nguy hiểm.

      5. Kiểm tra và bảo trì xe:

      - Thường xuyên kiểm tra các bộ phận chuyển động của xe: Dây phanh, đèn, còi…

      - Nên định kỳ bổ sung điện cho ắc-quy để kéo dài tuổi thọ của ắc quy (thường thì 10 ngày nạp điện 1 lần) nếu thời gian dài không dùng đến xe

      - Rửa và tra dầu dây xích 1 tháng/lần.

      6. Cách nạp điện:

      Cách 1: Lấy bình ra khỏi xe và nạp điện vào bình:

      - Để bình trên một mặt phẳng và thăng bằng (không dốc ngược bình), cắm một đầu phích điện vào bình điện, còn đầu kia nối với bộ phận nạp điện có lỗ cắm bên hông. Nối bộ phận nạp điện với ổ cắm điện trong nhà thông qua phích cắm 220 V.

      Cách 2: Để bình điện trong xe và nạp trực tiếp vào bình:

      - Sau khi đã nối hoàn tất bình điện, bộ phận nạp điện với ổ cắm điện nguồn trong nhà, đèn báo hiệu của bộ phận nạp điện (cục sạc) sẽ sáng mầu đỏ để báo cho ta biết là điện đã vào.

      - Sau khi sạc 4 - 8 tiếng đồng hồ, đèn báo hiệu của bộ phận nạp điện sẽ chuyển sang mầu xanh, báo điện đã nạp đầy bình.

      - Bộ phận nạp điện được thiết kế theo cơ chế tự bảo vệ. Nghĩa là sau khi bình điện đã nạp đủ điện, chúng ta có thể để kéo dài thời gian nạp đến 10 tiếng đồng hồ thì tuổi thọ của bình vẫn không bị ảnh hưởng.

      Lưu ý:

      - Trong khi nạp điện:

      * Đặt các bộ phận nạp điện ở nơi an toàn, khô ráo, tránh xa tầm tay của trẻ em. Chỉ sử dụng bộ phận nạp điện có cùng công suất với loại xe đang sử dụng.

      * Không bao bọc bộ phận nạp điện bằng bất cứ vật liệu gì.

      * Không để nước rơi vào ắc quy.

      * Dừng nạp điện và gửi bộ phận nạp điện đến đại lý bảo hành khi phát hiện bộ phận nạp điện có nhiệt độ quá cao hay có mùi lạ.

      - Trong quá trình sử dụng và di chuyển:

      * Cần để tựa bộ phận nạp điện vào một điểm tựa vững chắc, thăng bằng để tránh rơi vỡ hay va chạm móp méo dẫn đến hư hỏng.

      * Không cho nước hay bất kỳ một dung dịch nào thấm vào trong bộ phận nạp điện.

      * Lưu bộ phận nạp điện ở nơi khô ráo, thoáng mát.

      * Không ngâm các linh kiện gắn với động cơ xe và ắc quy vào nước.

      Chuyên gia tư vấn: Kỹ sư Trần Trung Thành - Giám đốc kinh doanh, Tổng đại lý phân phối xe chạy điện Hà Nội.

    • Sử dụng bộ biến tần như thế nào?

      Lợi ích khi sử dụng bộ biến tần:

      - Hiệu suất làm việc của máy cao.

      - Quá trình khởi động và dừng động cơ êm dịu, giúp cho tuổi thọ của động cơ và các bộ phận cơ khí ổn định và kéo dài hơn.

      - An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn, từ đó giảm bớt số nhân công phục vụ và vận hành thiết bị công nghiệp.

      - Tiết kiệm điện năng trong quá trình khởi động cũng như vận hành.

      - Thời gian hoàn vốn nhanh cho động cơ chạy dưới công suất thiết kế.

      Chuyên gia tư vấn: Trần Hưng Hải - Trưởng phòng bán hàng biến tần hạ thế và biến tần trung thế - Công ty ABB Việt Nam   Ảnh: Ngọc Thọ

      Lưu ý khi sử dụng bộ biến tần:

      - Nhiệt độ tại phòng điều khiển nơi đặt biến tần nên duy trì ở mức 22ºC

      - Phòng đặt tủ biến tần phải khô ráo, không có chất ăn mòn hay bụi bẩn.

      - Tủ đựng biến tần phải có khả năng thông gió tốt hoặc có quạt thông gió.

      - Không tự ý mắc nối hay thay đổi các tham số mà các kỹ sư của hãng đã thiết lập.

      - Không chạm tay vào máy khi máy đang vận hành do tấm tản nhiệt của biến tần khi động cơ hoạt động có thể lên đến 800ºC.

      - Không chạm tay vào các linh kiện trên bo mạch của biến tần.

      - Không để các chất kim loại rơi vào các bo mạch.

      - Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành bảo trì.

      - Khi ngắt nguồn, điện vẫn còn tích trữ trong tụ điện DC với điện áp cao, cần chờ 15 phút để tụ điện xả hết điện năng tích trữ, đưa tụ về ngưỡng an toàn trước khi sử dụng trở lại.

      - Nối tiếp đất cho biến tần tránh hiện tượng rò điện

      - Định kỳ bảo dưỡng tối đa là 2 năm/lần.

      - Việc lắp đặt, bảo trì biến tần tương đối phức tạp, nên sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có chuyên ngành và kinh nghiệm.

      Ứng dụng cụ thể của biến tần:

      - Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600 kW với tốc độ khác nhau.

      - Điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng suất máy, năng suất chuyền, băng tải.

      - Ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống bơm nước, quạt gió, máy nén khí... cho dù nhu cầu sử dụng thay đổi.

      - Điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải.

      - Biến tần công suất nhỏ từ 0,18 - 14 kW có thể sử dụng để điều khiển những máy công tác như cưa gỗ, khuấy trộn, xao chè, nâng hạ...

       

    • Giải nhiệt mùa hè với máy làm sữa chua

      Nên:

      - Lau khô bề mặt ngoài của cốc trước khi cho vào máy, tránh chập, cháy.

      - Đậy kín nắp máy để đảm bảo nhiệt độ ủ và tránh lãng phí điện.

      - Đặt chế độ hẹn giờ cho máy từ 6 – 8 tiếng.

      - Đặt máy trên bề mặt phẳng cố định và khô ráo, tránh va đập.

      - Sử dụng những dụng cụ, thiết bị được sản xuất dành riêng cho máy.

      - Tắt máy trước khi cho cốc vào và lấy cốc ra khỏi khay.

      - Rút phích điện khỏi máy sau khi sử dụng, trước khi vệ sinh máy, khi di chuyển máy và khi máy vận hành không bình thường.

      - Ngừng sử dụng khi máy hoặc phích cắm điện nóng, có mùi lạ.

      - Vệ sinh máy bằng khăn ẩm và lau lại bằng khăn khô.

      - Liên hệ với nhà cung cấp sản phẩm khi  máy gặp trục trặc để được sửa chữa, tư vấn đúng cách.

      Không nên:

      - Cho cốc vào máy khi sữa còn quá nóng (trên 40 độ)

      - Đổ nước vào khoang ủ.

      - Để máy hoạt động khi không có sữa.

      - Để máy hoạt động liên tục, không giám sát.

      - Đặt máy ngoài trời.

      - Đặt máy trên bề mặt nóng hoặc gần nguồn nhiệt.

      - Để dây cấp điện cho máy ở gần, hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt.

      - Đậy nắp cốc khi ủ.

      - Nhúng máy trong nước hay bất kỳ chất lỏng nào.

      - Vệ sinh máy bằng nước hoặc hoá chất tẩy rửa.

      - Đứng gần máy khi máy đang hoạt động.

      - Sử dụng máy khi máy hoặc phích cắm điện bị hỏng.

      - Dùng máy vào mục đích khác như đun nước, nấu ăn…

      Lưu ý khi chọn mua:

      - Kiểm tra máy và các chi tiết đi kèm ngay tại nơi bán sản phẩm để đảm bảo máy ở tình trạng tốt.           

      - Trên thị trường hiện nay, sản phẩm máy làm sữa chua có nhiều loại với các xuất xứ khác nhau: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Đức, Italy, Đài Loan… người tiêu dùng nên tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại máy cho phù hợp:

      Dung tích

       

      Điện áp

       

      Số cốc

       

      Công suất

       

      Giá tham khảo

       

      1 lít

       

      220v/ 50Hz

       

      6

       

      35W

       

      400.000 – 500.000 đồng

       

      1,6 lít

       

      220V/50Hz

       

      8

       

      50 W

       

      600.000 – 800.000 đồng

       

      2,2 lít

       

      220V/ 50Hz

       

      12

       

      50W

       

      800.000- 1.000.000 đồng

       

       

      (Máy làm sữa chua Kangaroo – Đài Loan)

      Tư vấn: Siêu thị điện máy và nội thất HC.

       

       

    • Phòng chống sét trong mùa hè

      TS Nguyễn Xuân Anh – Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cảnh báo: “Chúng ta không nên chủ quan với hiện tượng này”.

      Mới đây nhất là trường hợp 4 người chết, 4 người bị thương tại thôn Hợp Đường, xã Liên Sơn, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. 8 người này đều đang ở trong lều tránh bão thì bị sét đánh trúng. Cùng thời điểm đó tại một huyện khác của Lạng Sơn (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc) cũng có 3 người đang đưa trâu về chuồng khi thấy mưa và dông, đến đầu thôn thì bị sét đánh. 2 trong số 3 người tử  vong tại chỗ, 1 người đang trong tình trạng nguy kịch.

      Theo TS Nguyễn Xuân Anh, sét (còn gọi là sự phóng điện dông) là một nguồn điện từ mạnh phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nguyên nhân làm xuất hiện sét là do sự phóng điện giữa đám mây dông và một điểm nào đó trên mặt đất, khi điện trường khí quyển đạt đến một giá trị tới hạn.

      Sét xuất hiện nhiều vào mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 9, đặc biệt là vào buổi chiều tối những ngày nắng nóng. Sét có thể phóng ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Sét đánh thẳng trực tiếp vào nhà cửa, công trình, cây cối, người đang di chuyển khi có dông... là loại sét nguy hiểm nhất, vì nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho công trình hoặc gây chết người.

      Sét cũng có thể phóng ra, lan truyền vào đường dây điện thoại, đường dây tải điện cao thế hoặc hạ thế, rồi theo đường dây truyền vào công trình, làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng, gây ra các hiện tượng như: Bóng đèn, điện thoại, TV, tủ lạnh... bị cháy, hoặc người đang gọi điện thoại bị điện giật mạnh sau một cơn dông sét.

      Trên thị trường hiện nay, xuất hiện nhiều thiết bị cắt lọc sét với giá thành khá cao, từ vài chục USD đến hàng ngàn USD. Người tiêu dùng nên mua thiết bị cắt lọc sét có giá tiền bằng 1 - 3% giá trị của thiết bị điện tử cần bảo vệ, cần chọn mua sản phẩm có đầy đủ nhãn mác, được kiểm định bởi các tiêu chuẩn như IEC, ITU, UL và có bảo hành của nhà sản xuất. Đối với các thiết bị nhạy cảm (trạm biến áp) cần phải có những thiết bị chống sét chuyên dụng.

      Một số biện pháp phòng chống sét:

      Trường hợp bạn đang ở trong nhà:

      - Đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, khu vực ẩm ướt (nhà tắm, bể nước, vòi nước).

      - Rút phích cắm các thiết bị điện, ăng ten khi có dông.

      - Tránh xa các đường dây điện thoại hay dây điện với khoảng cách ít nhất là 1m,

      - Không sử dụng điện thoại khi đang có sét đánh.

      Trường hợp bạn ở ngoài trời:

      - Nên đứng ở nơi khô ráo.

      - Tránh xa các vật cao, đặc biệt là vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao

      - Không trú mưa dưới tán cây.

      - Tránh xa các vật dụng kim loại như: Xe đạp, máy, hàng rào sắt…

      - Không đứng thành nhóm người gần nhau.

      - Nếu cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi), là hiện tượng bạn có thể sẽ bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay tiếp đất.

       

    • Lưu ý khi sử dụng bếp điện từ

      Nên 

      - Chọn dây nguồn và ổ cắm phù hợp với công suất của bếp từ (1.800 – 2.000 W).

      - Chọn nồi có đáy bằng phẳng, kim loại, sắt từ, như: Inox hút nam châm, sắt niken, nồi có đáy tráng sắt hoặc nồi men…

      - Đặt bếp nơi khô thoáng trong thời gian sử dụng, vì bếp có thể báo động giả khi môi trường xung quanh có nhiệt độ cao.

      - Tránh để nước nóng tràn lên mặt bếp, dễ gây nứt bề mặt.

      - Vệ sinh bếp thường xuyên, đặc biệt là mặt tiếp xúc của bếp với nồi nấu.

      - Thường xuyên kiểm tra quạt giải nhiệt bên dưới bếp, đảm bảo cho bếp hoạt động ổn định.

      - Gọi nhân viên kỹ thuật đến xử lý khi bếp gặp trục trặc.

      Không nên

      - Dùng chung ổ điện có bếp từ đang hoạt động với các thiết bị khác, tránh tình trạng cháy nổ.

      - Đặt bếp gần các thiết bị điện tử khác như: Ti vi, đầu đĩa, máy tính… do bếp có thể phát ra bức xạ sóng điện từ gây nhiễu sóng cho các thiết bị.

      - Duy trì nhiệt độ cao liên tục trong khi sử dụng, để tránh hỏng nồi và hỏng thức ăn.

      - Để giấy báo, hoặc vải dưới đáy bếp, che luồng khí lưu thông vào bếp.

      - Rút nguồn điện ngay khi ngừng sử dụng, vì quạt giải nhiệt của bếp vẫn tiếp tục hoạt động và sẽ tự động tắt sau khi làm mát các bộ phận khác.

      - Chạm vào mặt bếp ngay sau khi sử dụng, vì khi hoạt động nhiệt độ ở đáy nồi khá cao đã truyền sang bề mặt bếp.

      - Tự động sửa chữa khi bếp gặp trục trặc về kỹ thuật.

      Lưu ý khi chọn mua:

      - Nên chọn sản phẩm của các hãng có tên tuổi, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

      + Các nhãn hiệu Midea, Sunhouse, Supor, Sanyo, Banti, Oddy, Gali, Honey’s, Sooxto…. do Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan sản xuất thường có giá từ 500.000 – 3 triệu đồng/cái.

      + Bếp Teka của Tây Ban Nha thường có giá từ 20 – 30 triệu đồng/cái.

      - Nên chọn loại bếp cao cấp khi sử dụng bếp để đun nấu hàng ngày. Nếu dùng bếp không thường xuyên (dùng ăn lẩu hoặc cho các bữa tiệc nhỏ), có thể chọn loại bếp điện từ giá rẻ hơn.

      - Nên chọn loại bếp tiết kiệm điện.

    • Chọn mua Ultrabook thế nào

      Thiết kế:

      - Mỏng, nhẹ, thường có độ dày dưới 20 mm. Phù hợp cho những người thường xuyên phải di chuyển.

      - Hầu hết đều có lớp vỏ làm bằng nhôm hoặc hợp kim magiê với các đường vân mờ, có khả năng chống bám dấu vân tay (Nhà sản xuất Lenovo có thêm thiết kế vỏ màu vàng cam cho người tiêu dùng lựa chọn).

      - Bàn phím bằng kim loại, khoảng cách giữa các phím rộng, giúp người sử dụng thao tác được nhanh chóng.

      Kích thước màn hình:

      - Hầu hết được trang bị màn hình 13 inch (được đánh giá là kích thước chuẩn của dòng máy tính xách tay cao cấp).

      - Hiện đã xuất hiện thêm một số model của các nhà sản xuất có màn hình 14 inch (HP) hoặc 15 inch (Samsung).

      - Riêng nhà sản xuất Asus có thêm sản phẩm màn hình 11.6 inch.

      Cổng kết nối:

      - Để có được thiết kế mỏng hơn, một số nhà sản xuất đã loại bỏ một số cổng kết nối.

      - Đa số được trang bị 1 cổng USB và 1 cổng HDMI nhưng lại thiếu khe cắm thẻ SD, gây khó khăn cho người sử dụng, đặc biệt là những người có nhu cầu chuyển hình ảnh và video từ camera vào máy.

      - Cổng Ethernet (hỗ trợ kết nối internet có dây) cũng bị hạn chế bởi đây không còn là tính năng quan trọng đối với người thường xuyên phải di chuyển.

      Ổ đĩa:

      - Hầu hết đều được trang bị ít nhất 1 ổ cứng SSD với dung lượng nhỏ nhất là 64 GB hoặc ổ lớn nhất là 256 GB, chiếm ít diện tích và tốc độ phản ứng, truyền tải dữ liệu nhanh.

      - Không tích hợp ổ quang, người sử dụng phải mua thêm ổ DVD hoặc Blu-ray cắm ngoài qua cổng USB.

      Thời lượng Pin:

      - Thường được gắn liền với máy nên không thể thay thế như các dòng máy tính xách tay thông thường khác.

      - Nếu hoạt động liên tục có thể sử dụng trong vòng 5 tiếng, một số máy có thể lên đến 8 tiếng. Tuy nhiên, nên chọn máy pin sử dụng trung bình 6 tiếng.

      Giá tham khảo: 900 USD – 1.300 USD

      Nhà sản xuất: Acer, Asus, Lenovo, Toshiba….

       

    • 5 cách tiết kiệm pin laptop đơn giản và hiệu quả cho Windows 7

      Vì vậy bạn cần làm gì đó đơn giản để mang lại hiệu quả nhất cho Pin. Dưới đây là 5 điều mà người dùng Windows 7 có thể làm để đạt được năng lượng pin lâu nhất. 

      Lưu ý: Thủ thuật này cũng áp dụng cho người sử dụng Linux và Mac.

       
      1. Giảm độ sáng màn hình
       
      Cách đầu tiên, và tốt nhất để giữ cho pin máy tính xách tay của bạn chạy hiệu quả là độ sáng màn hình. Theo Microsoft, màn hình LCD máy tính xách tay của bạn sẽ sở hữu 43% dung lượng pin. Vì thế điều bạn cần làm là giảm bớt nó là một sự trợ giúp rất lớn. 
       
      Bạn nên tinh chỉnh độ sáng của màn hình thấp hơn nữa, mà nó vẫn có thể nhìn thoải mái khi sử dụng.
       
      2. Tắt một số chương trình không cần thiết
       
      Cách thứ hai, bạn có thể làm để kéo dài năng lượng pin là tắt tất cả các chương trình mà thời điểm hiện tại bạn chưa sử dụng đến. Một số chương trình cần tắt có thể là:
       
      Bluetooth
      WiFi
      Hình nền
      Bảo vệ màn hình

      Tất cả những điều này có thể là một máy hút năng lượng trên hệ thống của bạn. Ví dụ với WiFi (nếu bạn không sử dụng nó hoặc một nơi nào đó không có sẵn mạng). Chỉ vì bạn không kết nối với một mạng không có nghĩa là WiFi của bạn không được hút pin của bạn. Nên bạn cần tắt nó.

      3. Sử dụng tính năng Power saver

      Cách thứ ba là sự kết hợp của Power Plan, cùng với Advanced Power Settings. Nếu bạn thấy với cách sử dụng năng lượng pin thường, thì hãy chắc chắn thiết lập power plan với tùy chọn tiết kiệm năng lượng.

      Trong khi bạn tinh chỉnh power plan, bạn cũng nên vào Advanced Settings. Bạn sẽ có kiểm soát nhiều và chính xác hơn những thiết bị sử dụng năng lượng pin. Ví dụ, bạn có thể đặt ổ đĩa cứng của bạn vào trạng thái sleep sau một vài phút sử dụng pin, cũng như cấu hình WiFi của bạn để tiết kiệm điện năng tối đa trên pin.

       
      Lưu ý: Bạn có thể tìm thấy Advanced Power bằng cách đi đến bảng điều Power Options, nhấp vào Change plan’s settings, và sau đó nhấp vào Change advanced power settings.
       
      4. Giảm thiểu sử dụng các thiết bị phụ trợ

      Cách thứ tư để tiết kiệm pin là cần giảm thiểu việc sử dụng các thiết bị phụ trợ.Ví dụ, hạn chế sử dụng các thiết bị như ổ đĩa cứng rời, ổ đĩa flash… có nghĩa là các thiết bị đang nhận được điện năng từ nguồn năng lượng duy nhất từ pin máy tính xách tay của bạn.

      5. Đừng mở quá nhiều chương trình một lúc

      Cuối cùng, cố gắng đừng chạy quá nhiều chương trình với bộ nhớ RAM thấp, hay mở quá nhiều chương trình cùng lúc. Hãy giữ máy tính của bạn ở nơi mát, để CPU dễ tỏa nhiệt, giúp duy trì pin của nó.

    • Giải mã "Bão từ"

      PV: PGS cho biết nguyên nhân nào gây nên bão từ trường và tác động của nó đến Việt Nam trong năm 2012 ra sao?

      PGS. TS Hà Duyên Châu: Nguyên nhân chính gây ra bão từ là sự xuất hiện của những vết đen trên bề mặt mặt trời, nhất là vào chu trình mặt trời hoạt động mạnh. Từ những bùng nổ trên mặt trời sẽ tung vào vũ trụ những chùm plasma khổng lồ, các chùm plasma này trên đường đi đến trái đất sẽ bao trùm lên trái đất, tác động với từ quyển trái đất, tạo ra hệ dòng điện tròn xung quanh trái đất, gây ra bão từ.

      Bão từ là một hiện tượng toàn cầu, không tác động mạnh yếu vào mùa nào trong năm mà tác động chủ yếu vào thời kỳ mặt trời hoạt động mạnh.

      Dự báo trong năm 2012 này, Việt Nam sẽ hứng chịu khoảng 40 – 45 trận bão từ, trong đó có khoảng 4 trận cực mạnh với cấp độ G5. Cường độ của bão từ được chia thành 5 cấp, trong đó cấp G1 là nhỏ nhất, tương ứng với 50-100 nT, mạnh nhất là G5 từ 400-500 nT trở lên.

      PV: Vậy với cường độ bao nhiêu thì bão từ ảnh hưởng đến sức khỏe con người?

      PGS. TS Hà Duyên Châu: Nhìn chung, đối với những người mẫn cảm với từ trường, nhất là những người có bệnh thần kinh, tim mạch hoặc xương khớp, bão từ ở cấp nào cũng có thể có ảnh hưởng. Tuy nhiên bão từ cấp G1, G2 ảnh hưởng rất ít, cấp G3, G4 tác động mạnh hơn, và cấp G5 tác động rất mạnh.

      Ở các nước phát triển, trong những ngày có bão từ, người ta đưa bệnh nhân mẫn cảm với từ trường vào các nhà chống từ nhằm ngăn chặn tác động của bão từ. Ở Việt Nam chúng ta chưa có điều kiện xây dựng những nhà chống từ.

      Đối với những trận bão từ cấp G1, G2, G3, không cần thiết phải đưa ra những cảnh báo để tránh sự hoảng loạn, lo lắng trong nhân dân. Những trận bão từ mạnh hoặc cực mạnh (cấp G4, G5), cần thông báo để người dân có biện pháp ứng phó. Khi bão từ xảy ra, người khỏe mạnh chỉ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi trong chốc lát. Còn đối với người mẫn cảm với từ trường, khi có bão từ cường độ mạnh, nên hạn chế ra đường, nếu ra đường phải bịt khẩu trang kín, nên ngồi trong ô tô hoặc ở trong nhà cao tầng cửa kính và kín.

      PV: Đối với hệ thống điện, bão từ có gây ảnh hưởng, thiệt hại gì không, thưa PGS?

      PGS. TS Hà Duyên Châu: Bão từ có thể làm rối loạn hoạt động của các trạm biến áp và hệ thống truyền tải điện cao thế. Khi bão từ xảy ra, sẽ xuất hiện hệ thống dòng điện cảm ứng chạy xuyên qua các máy biến áp và qua các đường dây trung tính, có thể gây hư hỏng cho hệ thống truyền tải điện.

      Những ngày bão từ lớn xảy ra năm 2001, 2002, chúng tôi đã ghi được dòng điện cảm ứng qua máy biến áp ở Hoà Bình có biên độ đến hơn 10 Ampe. Những dòng điện như vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thống rơle bảo vệ của máy biến áp, dẫn đến sự bất ổn định của toàn hệ thống truyền tải điện.

      PV: Vậy theo ông, có những biện pháp gì để giảm thiệt hại do bão từ gây ra cho hệ thống điện?

      PGS. TS Hà Duyên Châu: Có nhiều biện pháp mà các nước trên thế giới đã áp dụng như: Đặt các trị số mới cho hệ thống rơle, thông báo các dự báo bão từ, theo dõi sự bất đối xứng của điện thế, giảm công suất vận hành khi nhận được dự báo có bão từ. Đồng thời, đo thường xuyên dòng điện cảm ứng tại nhiều điểm trong hệ thống, tính toán và lắp đặt các thiết bị bảo vệ phù hợp...

      Đối với Việt Nam, trong những năm 2001, 2002, khi bão từ xảy ra nhiều và mạnh, chúng tôi đã thông báo thường xuyên cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, và Trung tâm đã chủ động giảm công suất truyền tải điện nên không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra do bão từ.

      PV: Xin cảm ơn ông!

      Những trận bão từ lớn trên thế giới:

      - Trong các giai đoạn 1860-1907, 1918-1929, bão từ đã nhiều lần khiến hệ thống điện tín châu Âu liên tục bị dừng.

      - Năm 1940, một trận bão từ đã làm toàn bộ hệ thống điện lực của Mỹ bị ngừng hoạt động.

      - Năm 1989, bão từ cấp G5 đã làm máy biến áp 735kV tại Quebec, Canada bị phá hủy gây thiệt hại lớn.

       

    • Thế nào là một phòng học chiếu sáng đạt chuẩn?

      Những sai lầm phổ biến về chiếu sáng của các phòng học hiện nay:

      - Độ rọi sáng dưới 100 lux (đơn vị đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được).

      - Bóng đèn không được lắp đặt chao, chụp .

      - Ánh sáng không phù hợp chỉ số thắp sáng cho phòng học, thấp dưới 9W/m2, hoặc cao tới 15W/m2.

      - Bóng đèn được mắc song song theo chiều dài lớp học, làm cho ánh sáng tỏa ra không đều, chỗ tối, chỗ sáng.

      - Cửa ra vào ở phía trên lớp học gây khó khăn khi dùng máy chiếu, màn hình chiếu bị phản sáng của ánh sáng tự nhiên.

      - Quạt trần treo thấp hơn bóng điện, nên khi quạt quay sẽ chia cắt ánh sáng, gây mỏi mắt.

                 Một phòng học đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng. (Ảnh minh họa)

      Phòng học chiếu sáng đạt tiêu chuẩn:

      - Sử dụng bóng đèn huỳnh quang T8 - 36W, sáng hơn 20% so với đèn huỳnh quang thông thường và 130% so với đèn nung sáng công suất 100W; màu sắc thật hơn, gần với ánh sáng tự nhiên.

      - Độ rọi phải đảm bảo 300 – 500 lux.

      - Đèn phải có chao chụp phản quang để tăng cường độ sáng, độ đồng đều khi phân bố ánh sáng.

      - Các dãy đèn nên bố trí song song với hướng nhìn và cửa để hạn chế phản xạ lóa mắt.

      - Ánh sáng của các nguồn sáng dài phải được bố trí chiếu trực tiếp từ trên trần xuống.

      - Nên sử dụng quạt treo tường, lắp ở độ cao 2,5m dọc theo lớp học để khắc phục hiện tượng chia cắt ánh sáng khi quạt vận hành.

      - Số lượng đèn bố trí trong một lớp học ít nhưng phải bảo đảm được độ rọi sáng theo tiêu chuẩn. Mật độ công suất tiêu thụ điện dưới 10W/m2.

      - Phòng học phải được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào đủ ánh sáng tự nhiên.

      - Một phòng học hiện đại thường kèm theo các trang bị khác như: Màn chống tạp âm, chống sáng ngược và màn chiếu của projector, trần màu trắng phản xạ tốt ánh sáng nhằm tạo ra ánh sáng tại mọi vị trí của lớp học.

      - Thông thường, mỗi giảng đường có diện tích trung bình khoảng 50m2, hai bên có hành lang với  2 – 3 cửa ra vào, nhằm lợi dụng thêm ánh sáng phản xạ tự nhiên, lắp đặt khoảng 10 – 12 bộ đèn huỳnh quang.

    • Chọn mua ổ cứng di động phù hợp

      Dung lượng:

      - Đây là yếu tố cần được quan tâm đầu tiên. Người tiêu dùng có thể lựa chọn ổ cứng có dung lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng như: 250 GB, 320 GB, 500 GB, 640 GB…

      Cổng kết nối:

      - Ổ cứng di động thường kết nối với các thiết bị thông qua cổng: USB 2.0, USB 3.0 hoặc eSata. Trên thực tế, cổng USB 2.0 đang được sử dụng phổ biến nhất.

      - Đối với người có nhu cầu trao đổi nhiều dữ liệu tại một thời điểm nhất định, nên sử dụng cổng USB 3.0 (tốc độ truy xuất nhanh gấp 10 lần cổng USB 2.0), hoặc cổng eSata (tốc độ truy xuất nhanh gấp 5 lần cổng USB 2.0).

      Tốc độ vòng quay ổ đĩa:

      - Hiện nay, ổ cứng di động thường có tốc độ là: 5.400 rpm (vòng quay/phút), 7.200 rpm hoặc 10.000 rpm.

      - Tuy nhiên, với tốc độ 5.400 rpm chưa đủ mạnh để có thể làm việc với cổng kết nối USB 2.0. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những loại ổ có tốc độ 7.200 rpm hoặc 10.000 rpm.

      Kích cỡ:

      Gồm 2 loại:

      - Loại 3,5 inch: Đòi hỏi phải có dây cắm nguồn riêng và dây USB để truyền tải dữ liệu.

      - Loại 2,5 inch và 1,8 inch: Chỉ sử dụng một dây cáp USB vừa truyền tải dữ liệu, vừa cấp nguồn cho ổ cứng.

      Thiết bị bảo vệ:

      - Nên chọn các loại có vỏ bằng cao su hoặc được lắp thiết bị bảo vệ nhằm giúp dữ liệu được an toàn.

      Thương hiệu:

      - Một số hãng uy tín như: Toshiba, Western Digital, Samsung, Acer, Adata, Trancend, SeaGate…

      Thời gian bảo hành:

      - Là yếu tố cần chú ý khi lựa chọn ổ cứng di động. Hiện, ổ cứng Segate có thời gian bảo hành lâu nhất là 60 tháng, các hãng còn lại có thời gian bảo hành khoảng 36 tháng.

      Giá tham khảo:

      - Dao động từ 1 – 3 triệu đồng/chiếc.

       

       

    • Dùng điện chữa bệnh ALZHEIMER

      Các điện cực được gắn trực tiếp vào não (Ảnh minh họa)

      Đây là phát minh có giá trị rất lớn, bởi từ lâu căn bệnh Alzeimer - tình trạng co lại của não bộ, làm cho chức năng não suy giảm và mất trí nhớ, được cho là không thể thay đổi được.Với kỹ thuật này, trung tâm trí nhớ của hai bệnh nhân tham gia thí nghiệm đã được cải thiện. Trước đây, phương pháp kích thích não sâu cũng đã từng được thực hiện đối với hàng chục ngàn bệnh nhân Parkinson cũng như hội chứng Tourette và trầm uất.

      Phát minh được thực hiện dưới sự gây tê cục bộ và tiến trình quét MRI (cộng hưởng từ) sẽ xác định mục tiêu bên trong não. Đầu bệnh nhân được giữ trong tư thế cố định, một vùng nhỏ của não được tiếp cận và các điện cực mảnh đặt cạnh khu vực não được kích thích. Các điện cực được nối với cục pin cấy dưới da cạnh xương đòn.

      Ở bệnh nhân Alzheimer, vùng đồi hải mã (hippocampus) là một trong những khu vực đầu tiên bị co lại. Đó là trung tâm trí nhớ chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Sự tổn hại vùng đồi hải mã dẫn đến những triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ và mất định hướng. Vào giai đoạn sau của bệnh, các tế bào não sẽ chết dần.

      Nghiên cứu ở Đại học Toronto thực hiện với 6 bệnh nhân mắc chứng Alzheimer. Kích thích não sâu được áp dụng tại phần não chuyển các thông điệp đến đồi hải mã. Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Andres Lozano, cho biết đồi hải mã co rút lại trung bình 5% một năm ở bệnh nhân Alzheimer. Sau 12 tháng kích thích não sâu, đồi hải mã của một bệnh nhân tăng lên 5%.

      Theo Giáo sư Lozano, những thí nghiệm trên động vật cho thấy loại kích thích não sâu có thể giúp tạo ra những tế bào thần kinh mới. Còn Giáo sư John Stein thuộc Đại học Oxford nói, ông rất “hứng thú” trước phát hiện mới này, song vẫn chưa biết chắc liệu trí nhớ có được cải thiện hay không.

      Tiến sĩ Marie Janson ở Viện Nghiên cứu bệnh Alzheimer của Anh nhận định, kỹ thuật kích thích não sâu của nhóm nhà khoa học Canada sẽ rất có ý nghĩa khi làm đảo ngược được tiến trình co rút của não và nếu làm chậm lại được sự khởi phát của bệnh Alzheimer trong 5 năm, thì số người bị mắc bệnh sẽ giảm được một nửa. Tuy nhiên, để xem kỹ thuật có thật sự hoạt động hiệu quả, hay chỉ là kết quả may mắn, thì nhóm nhà khoa học Canada phải thực hiện thí nghiệm trên phạm vi rộng với nhiều bệnh nhân hơn.

    • Sắp xếp đồ điện hợp phong thủy

      Phòng khách:

      Là nơi sang trọng nhất, “bộ mặt” của gia đình. Vì vậy, cần tạo không gian cân bằng và thoải mái nhất cho căn phòng.

      - Có thể đặt tivi ở phương vị tốt như Thanh Long (phía bên trái cửa phòng khách nhìn ra), tránh phương vị xấu như Bạch Hổ (phía bên phải cửa phòng khách).

      - Nên đặt các thiết bị như dàn âm thanh, tivi càng xa chỗ ngồi càng tốt, tránh tác hại của bức xạ điện tử.

      - Nên dùng đèn chùm ánh sáng vàng (thuộc mệnh thổ, trung hòa).

      - Không nên xếp các ghế ngồi đều hướng vào màn hình ti vi, vì điều đó làm cho cuộc họp mặt gia đình không được ấm cúng và tập trung.

      Sắp xếp đồ điện hợp lý theo phong thủy sẽ tạo ra sự lưu chuyển năng lượng tự nhiên. (Ảnh minh họa)

      Phòng ngủ:

      Cần tạo không gian yên tĩnh, tránh xa mọi căng thẳng, náo nhiệt của thế giới bên ngoài. Vì thế, nên sử dụng loại đèn êm dịu, không chói lóa.

      Các điều cần tránh:

      - Để tất cả máy tính, máy nghe nhạc, ti vi trong phòng ngủ, vì quá nhiều đồ điện, sẽ tạo ra nguồn năng lượng không cân bằng.

      - Đặt thiết bị điện tử trong phòng ngủ, để tránh tác hại của sóng điện từ.

      - Đặt các thiết bị âm thanh ở cạnh cửa sổ, vì ánh sáng có thể sẽ phản chiếu vào màn hình thiết bị và gây ra phản quang, khiến người xem bị chói mắt. Ngoài ra, nếu trời mưa to có thể có sấm sét, gây nguy hiểm cho các thiết bị này.

      - Để đèn hoặc các thiết bị điện tử khác gần giường, có thể phát ra nhiệt khiến cơ thể khó chịu khi ngủ.

      Phòng bếp:

      - Là nơi tích tụ nhiều năng lượng dương trong ngôi nhà, biểu hiện sự ấm áp, đầy đủ.

      - Nên sử dụng ánh sáng vừa phải, dùng đèn sáng ấm.

      - Máy hút khói được xem như lá phổi của phòng bếp, tạo sự đối lưu không khí. Vì vậy, nên đặt máy và bếp nấu cùng hướng để tạo sự hài hòa phong thủy.

      - Tủ lạnh rất thích hợp với hướng Bắc, tượng trưng cho mùa đông lạnh giá. Hoặc có thể đặt theo hướng hợp với tuổi của bạn.

      - Tủ nướng phù hợp với hướng Nam, hướng sinh nhiệt lượng rất lớn, nơi của mặt trời, lửa và các vật sắc nhọn.

      - Bố trí phích cắm bếp điện hướng về phía hợp với tuổi của bạn.Vì mỗi chủ nhà đều có một hướng tốt phù hợp với tuổi. Đây cũng chính là hướng lấy năng lượng cho bếp.

      - Không nên đặt tủ lạnh đối diện với bếp, tủ lạnh thuộc hành thủy, đối lập với hỏa.

    • Những quan niệm sai lầm khi chọn mua tivi LCD

      Sai lầm 1. Màn hình càng lớn càng tốt

      Hầu hết người tiêu dùng hiện nay khi chọn kích thước màn hình đều không quan tâm đến vị trí, không gian lắp đặt mà chọn theo sở thích. Màn hình càng lớn thì thường cho hình ảnh càng rõ nét. Tuy nhiên, độ phân giải của màn hình cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hình ảnh. Cùng độ phân giải, với màn hình nhỏ nên ngồi gần, nhưng với màn hình lớn phải ngồi xa hơn, bởi vì nếu ngồi gần, người xem sẽ thấy hình ảnh không đẹp và bị nhức mắt.

      Sai lầm 2. Độ tương phản càng cao càng tốt

      Độ tương phản của màn hình là sự khác biệt giữa hai màu đen và trắng. Trong đó, độ tương phản tĩnh là tỉ lệ giữa 2 điểm sáng nhất và tối nhất trên màn hình, tại cùng một thời điểm xác định. Độ tương phản động là chỉ số đo lường giữa điểm tối nhất và sáng nhất, mà khả năng màn hình có thể đạt được. Nhiều nhà sản xuất đã “lợi dụng” độ tương phản động để “tung hỏa mù” đối với người tiêu dùng. Vì vậy, không phải độ tương phản được ghi trên sản phẩm càng cao thì càng tốt, người sử dụng cần phải quan tâm đến độ tương phản tĩnh của màn hình.

      Sai lầm 3. Màn hình công nghệ LED cho chất lượng hình ảnh vượt trội so với màn LCD thông thường

      Thực chất, màn hình công nghệ đèn nền LED, có nhiệm vụ chiếu sáng do lớp phủ và tấm panel không thể tự phát sáng. Công nghệ đèn nền LED có nhiều ưu điểm như độ sáng cao, tiêu thụ điện năng ít. Tuy nhiên, giá thành của màn hình sử dụng công nghệ đèn nền LED còn khá cao, nên thực sự không quá cần thiết đối với người chọn mua có ngân sách eo hẹp.

      Sai lầm 4. Quan tâm nhiều đến “Thời gian đáp ứng nhanh”

      “Thời gian đáp ứng nhanh”  là thời gian một điểm ảnh thay đổi trạng thái từ tối sang sáng và ngược lại. Đôi khi việc chi thêm tiền cho những màn hình có thời gian đáp ứng nhanh thực sự không cần thiết. Thực tế cho thấy, các màn hình có thời gian đáp ứng từ 8ms trở xuống, tần số 60 Hz, rất khó phát hiện thấy hiện tượng “bóng mờ” bằng mắt thường.

      Sai lầm 5. Bỏ qua yếu tố panel

      Panel là tấm phim màn hình – một tấm phẳng chứa các tinh thể lỏng, có nhiệm vụ thể hiện hình ảnh cho màn hình. Rất nhiều người tiêu dùng đã bỏ qua yếu tố này khi chọn mua màn hình LCD mà chỉ tập trung vào các tham số: Thời gian đáp ứng, tốc độ quét, số lượng điểm ảnh, công suất tiêu thụ điện... Trong khi đó, chất lượng hình ảnh lại được quyết định chủ yếu bởi tấm panel. Chính vì vậy, khi so sánh màn hình LCD của hai hãng khác nhau, có thể thấy trường hợp, ngoài thông số về tấm phim màn hình thì tất cả các thông số kỹ thuật khác của tivi hãng này đều cao hơn, nhưng giá lại rẻ hơn của hãng khác rất nhiều…

      Chuyên gia tư vấn: Vũ Đỗ Dũng - Giảng viên Đại học Mỏ - Địa chất

    • Chơi xe máy cổ đừng lơ là với điện

      Chiếc xe Peugeot sau khi đã được "dọn" lại cả bên ngoài và hệ thống điện bên trong

      Những chiếc xe gắn máy như Vélo Solex, Mobylette, Peugeot… được sản xuất từ những năm 1900 – 1980 của thế kỷ XX hiện đang được dân sưu tập xe cổ săn đón. Những chiếc xe này sẽ được dọn lại (phục chế, làm mới). Nhưng để tự tay “dọn” được một chiếc xe thật ưng ý, ngoài hệ thống điện của động cơ còn phải chú ý tới hệ thống điện của còi và đèn xe.

      Theo chuyên gia phục chế xe cổ Phạm Văn Thọ (28 Thanh Bảo – Hà Nội): Xe gắn máy là xe 2 bánh có gắn động cơ, những loại xe như Veslo Solex, Mobylette, Peugeot…là những xe vừa có bàn đạp, vừa có động cơ khi cần thiết có thể đạp như xe đạp mà không dùng đến máy. Loại xe cổ này được người chơi yêu thích.

       Hệ thống điện của xe gắn máy hoàn toàn chạy bằng má vít (tụ điện má vít) và điện áp là 6V, nên mọi yêu cầu kỹ thuật cần phải có độ chính xác cao. Khi phục chế hệ thống này, ngoài việc có được những tụ điện, máy phát điện, má vít được cấy lại (gắn mới) để thay thế, còn cần phải có được một cao áp (kích điện) tốt. Hệ thống điện của dòng xe này so với các dòng xe khác cũng chạy bằng điện má vít như Simson – BS51 (của Đức), Vespa (Ý) không có sự khác biệt.

      Cấu tạo của xe 2 bánh có gắn động cơ gồm: Động cơ, hệ thống truyền chuyển động, hệ thống chuyển động, điều khiển, điện đèn còi. Tùy theo từng loại xe, hệ thống điện có thể là hệ thống đánh lửa điện từ hay hệ thống đánh lửa bán dẫn. Hệ thống này có nhiệm vụ tạo tia lửa điện vào đúng thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong xi-lanh động cơ, cung cấp điện năng cho hệ thống đèn, còi tín hiệu, khởi động động cơ, theo dõi mức nhiên liệu ở bình chứa.

      Đa số những dòng xe được sản xuất từ năm 1981 trở về trước là những dòng xe chạy bằng hệ thống điện má vít. Người chơi xe cổ khi “dọn” có thể nâng cấp hệ thống điện từ má vít lên hệ thống điện bán dẫn cho từng loại xe của mình. Tuy nhiên, khi lắp hệ thống điện bán dẫn, tiếng nổ của bô xe không được tròn tiếng nên nhiều người chơi xe cổ không chuộng hệ thống điện loại này.

      Để đảm bảo an toàn, lưu ý khi điều chỉnh hệ thống điện cho động cơ:

      • Người sửa chữa phải hiểu về mạch điện.

      • Khi quấn lại máy phát điện, phải đúng theo nguyên bản thiết kế của xe (không được quấn dây to hơn, vì khi đó tụ không chống được dòng tự cản gây nên cháy má vít).

      • Má vít phải được giữ sạch.

      • Tụ điện phải đúng chỉ số.

      • Cao áp (kích điện) phải là cao áp dùng cho xe chạy bằng má vít.

      Lưu ý cho hệ thống điện đèn, còi:

      • Đi đường dây điện đúng theo thiết kế ban đầu của xe.

      • Dây có tiết diện là 5 mm. Không dùng dây có tiết diện lớn hơn (điện áp sẽ tăng, gây cháy đèn)

       

       

    • Phòng chống cháy cho hệ thống điện của xe máy

      Gần đây, nhiều xe máy đột nhiên bốc cháy không rõ nguyên nhân. Theo ông Lê Minh Sơn – Trưởng bộ phận Kỹ thuật Trung tâm dịch vụ, bảo hành và sửa chữa Yamaha (Ngô Thì Nhậm), nguyên nhân của hiện tượng trên có thể do người sử dụng lắp đặt thêm nhiều thiết bị phụ trợ vào xe như: Đèn xenon (công suất cao gấp 3 lần đèn sợi đốt), khóa điện, còi, loa,… Trong khi, nguồn điện cung cấp trong xe vốn chỉ đáp ứng đủ các thiết bị đồng bộ đi kèm xe theo thiết kế ban đầu. Khi lắp đặt thêm các thiết bị có công suất tiêu thụ điện cao, xe lại không nâng cấp nguồn điện, dẫn đến việc quá tải cho dây dẫn. Các thiết bị này hoạt động trong một thời gian dài, cùng với lượng nhiệt trong xe tỏa ra sẽ làm chập, cháy nổ xe bất cứ lúc nào.

      Theo Thạc sĩ Hoàng Ngọc Thuyết - Phó trưởng bộ môn Động cơ đốt trong, khoa Sư phạm kỹ thuật, ĐH Sư phạm Hà Nội: Có hai nguyên nhân chính khiến xe máy bị cháy lúc đang vận hành là chập điện và rò xăng. Chập điện do dây điện bị chuột cắn, hoặc do lý do nào đó không được xử lý triệt để. Khi xe chạy, sự va chạm của các đầu mối gây ra hiện tượng đoản mạch, khiến cho dòng điện tăng từ vài ampe lên hàng trăm ampe. Lúc này, các dây điện sẽ bị quá tải và nóng lên. Nếu cùng lúc này, xăng bị rò sẽ làm ngọn lửa bốc cháy, dẫn đến cháy nổ xe.

      Ngoài ra, người vận hành xe máy phải hết sức lưu ý. Cầu chì được thiết kế để khi có sự cố, sẽ tự động ngắt điện, nhằm bảo toàn hệ thống điện. Tuy nhiên, khi cầu chì đứt, nhiều người tự nối tắt bằng một sợi dây thép nhỏ không dẫn qua cầu chì. Cách làm không đúng kỹ thuật này đã vô hiệu hóa tác dụng của cầu chì. Trong trường hợp không may có chạm chập trong hệ thống điện, thì cầu chì không thể ngắt điện và xe máy dễ dàng bị cháy nổ.

      Một số lưu ý về hệ thống điện xe máy:

      - Kiểm tra bảo dưỡng xe định kỳ, việc này giúp phát hiện ra các hiện tượng rò rỉ hay hư hỏng về điện.

      - Không lắp thêm các thiết bị điện đã được các nhà sản xuất khuyến cáo.

      - Nếu lắp thêm thiết bị điện, cần tính toán kỹ đến công suất của dây điện và chỉ làm hệ thống bảo vệ riêng khi có sự tư vấn của nhà sản xuất hoặc đại lý bảo hành.

      - Không tự ý thay đổi hệ thống cầu chì.

      - Trước khi vận hành xe, cần kiểm tra xung quanh xe, khu vực ống xả, cổ ống xả xem có dính các vật dễ cháy hay không.

      - Cần kiểm tra kỹ các hệ thống dây dẫn điện, đường ống dẫn nhiên liệu khi đi đường dài.

       

    • Thoát hiểm sự cố cửa cuốn thế nào

      Nhiều tai nạn thương tâm

      Có rất nhiều vụ cháy đã thiêu rụi toàn bộ tài sản và nhiều người chết vì không thể thoát ra ngoài khi phát cháy, lực lượng cứu hộ cũng không thể vào bên trong trợ giúp do không mở được cửa cuốn. Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn này thường do người sử dụng cửa đã không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

      Ngày 22/10/2011 tại tiểu khu số 1, khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường, thành phố Lào Cai. Do vội đưa con lớn đi học, anh Hoàng Trọng Chuyên (chủ hộ) đã điều khiển hạ cửa cuốn rồi lên xe phóng đi. Anh đã không biết rằng, trong lúc cửa còn đang hạ xuống, đứa con 4 tuối ở nhà đã chui qua khe hở nhỏ giáp đất và bị kẹt lại, dẫn đến tử vong.

      Thoát hiểm thế nào?

      Hiện nay trên thị trường có hai loại cửa, cửa cuốn truyền thống và cửa cuốn tự động. Loại một chủ yếu là các loại cửa cuốn lá hoặc cửa cuốn lưới song ngang hoặc mắc võng. Loại cửa này được sản xuất bằng kim loại sắt, hợp kim, inox, một số ít bằng nhôm… Người sử dụng phải kéo bằng tay khi muốn đóng, mở, nên sẽ không tránh khỏi phiền toái mỗi khi cửa bị kẹt.

      Loại hai là cửa được kéo mở bằng mô-tơ, điều khiển từ xa và các thanh chốt cửa khá an toàn. Đây đang là loại cửa được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Cửa này có nhiều loại như: Cuốn tấm liền, khe thoáng, trong suốt… Cửa cuốn tấm liền hiện đang được ưa chuộng bởi tốc độ mở cửa nhanh, không gây tiếng ồn, có chức năng mở cửa bằng tay khi mất điện, tự động đảo chiều khi gặp chướng ngại vật. Theo đại diện của Công ty CP TM&SX Phú Thành: Cửa cuốn tấm liền có thể sử dụng theo hai cách: Bằng tay hoặc bằng điều khiển. Trong các phần phụ kiện và thiết bị cửa của cửa cuốn, bộ phận li hợp là thiết bị đặc biệt quan trọng. Đây là thiết bị làm dây cable có chốt giật dùng để sử dụng trong trường hợp đóng, mở cửa bằng tay hoặc khi có sự cố. Mục đích của chốt li hợp này để giúp những người bên trong ngôi nhà (kể cả những người có sức khoẻ yếu như người già, em bé và phụ nữ) có thể tự thoát ra bên ngoài dễ dàng. Hiện nay, tất cả các cửa cuốn tự động đều được trang bị bộ lưu điện UPS phòng trong trường hợp mất điện, hoặc chập cháy điện cửa vẫn có thể mở được.

      Như vậy, thực chất các loại cửa cuốn hiện nay đều có đủ các tính năng nhằm đảm bảo an toàn. Vì thế, để đảm bảo an toàn và thoát hiểm thế nào nếu cửa cuốn gặp sự cố, người sử dụng cần hiểu biết, tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn của nhà sản xuất.

      (Ảnh minh họa)

      Lưu ý khi sử dụng cửa cuốn:

      • Cần quan sát kỹ các vật cản khi điều khiển cửa. Đặc biệt lưu ý không được đóng cửa khi đang có trẻ nhỏ đi qua.

      • Không cho trẻ nhỏ chơi điều khiển từ xa.

      • Không được tự ý đóng mở cửa khi đang có sửa chữa hoặc trục trặc. Công việc sửa chữa phải do người có đào tạo chuyên môn của nhà cung cấp.

      • Nên lắp thêm thiết bị tự dừng và báo động khi có bất thường. Phải bảo đảm thiết bị tự dừng luôn hoạt động tốt.

      • Phải lắp nút bấm âm tường ở vị trí dễ thao tác, dễ nhìn thấy nhưng phải nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ, tránh những nơi có nước và có độ ẩm cao.

      • Nên thường xuyên bảo dưỡng cửa, nhằm phát hiện, ngăn ngừa sự cố tiềm ẩn.

      Với trường hợp sử dụng bằng tay để đóng, mở cửa:

      Khi ở trong nhà:

      • Rút chốt giật li hợp.

      • Dùng cây móc cửa kéo xuống để đóng, mở cửa.

      • Đóng chốt giật li hợp để khoá cửa.

      Khi đóng cửa để đi ra ngoài:

      • Rút chốt giật li hợp và đóng cửa lại.

      • Dùng khoá ngang hoặc khoá âm nền để khoá cửa cho an toàn trước khi đi ra ngoài.

      Với cửa sử dụng điện:

      • Sử dụng điều khiển (remote) hoặc nút bấm trong hộp điều khiển để đóng, mở cửa theo ý muốn của người sử dụng (lên xuống hoặc dừng lại).

      • Trong trường hợp bị ngắt điện, nếu không có bình lưu điện, trở về sử dụng cửa bằng tay bằng cách giật chốt li hợp để vận hành cửa.

      • Phải đóng chốt giật li hợp lại trước khi sử dụng remote hoặc nút bấm điều khiển ở hộp điều khiển.

      • Phải mở các loại khoá cửa (khoá ngang, khoá âm nền, chốt trong) sau đó mới vận hành mở cửa bằng remote hay nút bấm.

      Phần mô tơ:

      • Phần điện: Mô tơ, điều khiển từ xa không để ở những vị trí ẩm thấp.

      • Thay pin định kỳ cho điều khiển từ xa.

      • Không để nước, hoá chất lỏng rơi vào mô tơ và hộp điều khiển.

      • Khi mô tơ hoạt động tốt: Bạn nghe thấy tiếng chuyển động đều của các bánh răng chịu tải.

      • Khi phát hiện có những tiếng động lạ phát ra từ mô tơ phải báo ngay cho nhà cung cấp, không được tự ý sửa chữa hoặc cho người không được uỷ quyền tự ý sửa chữa.

      • Không đóng mở liên tục trên 10 lần lên xuống vì mô tơ có thiết bị rơle nhiệt sẽ tự động ngắt nguồn điện. Khi đó phải chờ nhiệt độ của mô tơ trở lại bình thường thì mới sử dụng tiếp.

      Bộ lưu điện (UPS):

      • Có công suất tương ứng với kích thước của cửa theo quy định của nhà sản xuất.

      • Phải được nạp đầy lần đầu tiên liên tục trong 20 giờ.

      • Phải xả điện cho bộ lưu điện tối thiểu 02 tháng/lần (nếu không mất điện) bằng cách cắt nguồn điện cấp đầu vào bộ lưu điện, điều khiển cửa lên xuống 3-5 lần rồi đóng điện vào.

      • Không được tự ý sử dụng bộ lưu điện bởi các nguồn điện khác (theo thông số trên máy).

       

    • Thủ thuật tăng tốc cho máy tính

      - Khởi động lại thường xuyên:

      + Đây là cách làm đơn giản nhất để tăng tốc cho một máy tính khi nó bắt đầu chạy chậm dần. Việc mở nhiều chương trình trên máy tính có thể làm cho một phần bộ nhớ hệ thống không được giải phóng để sử dụng cho các nhiệm vụ sau. Khi bộ nhớ càng bị thu hẹp, thì hệ thống của bạn chắc chắn sẽ hoạt động càng chậm.

      + Cách làm này thực sự rất hữu dụng nếu máy tính đang chạy hệ điều hành Windows XP. Chỉ đến Windows Vista các lỗi kiểu này mới dần được khắc phục.

      - Kiểm tra chương trình diệt virus:

      + Khi máy tính chạy chậm một cách bất thường, việc đầu tiên cần làm là kiểm tra mức độ nhiễm virus. Bởi, virus có thể tấn công tất cả các ổ đĩa trên hệ thống của bạn, làm chậm hệ thống,.

      + Lập chương trình quét virus hằng tuần vào thời gian thích hợp, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính trong thời gian làm việc.

      - Dọn dẹp ổ cứng:

      + Thời gian đầu, tập tin chưa lưu trữ nhiều trên ổ cứng, bạn sẽ thấy việc truy cập tập tin khá nhanh. Tuy nhiên, khi dữ liệu tăng lên, chiếm gần hết ổ cứng thì việc truy cập các tập tin sẽ chậm lại.

      + Hãy dọn dẹp ổ cứng của máy tính bằng cách sao chép dữ liệu ổ cứng trên máy ra ổ cứng di động hoặc bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác. Sau đó, xóa các tập tin không cần thiết, các chương trình cài đặt cũ.

      - Hủy bỏ cài đặt các chương trình không được sử dụng:

       Máy tính càng chạy nhiều chương trình (hoặc mở nhiều tài liệu) cùng một lúc thì chạy càng chậm, bởi quá nhiều chương trình trong một bộ nhớ không đủ sức chứa sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống. Vì vậy, bạn cần loại bỏ những chương trình không thực sự cần đến.

      - Làm sạch trình duyệt web:

      + Theo thời gian, trình duyệt web trên máy tính của bạn sẽ lưu ngày càng nhiều trang sau mỗi lần truy cập, và các trang này không được tự động xóa. Điều này sẽ ngốn một phần không gian trên ổ đĩa cứng của bạn.

      + Xóa bỏ các file lưu trữ tạm thời nhằm giải phóng phần không gian trống trong ổ đĩa và giúp cho bạn sử dụng được dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các trang web mới.

      - Nâng cấp thiết bị:

      + Máy tính của bạn chạy chậm có thể do các thiết bị phần cứng đã quá cũ. Trong trường hợp này, bạn có thể nâng cấp các thiết bị như CPU, RAM, ổ cứng, card đồ họa… cho phù hợp.

                                                                                                                                 Tư vấn: Vũ Đỗ Dũng – Giảng viên ĐH Mỏ - Địa chất

    • Chọn mua lò nướng

      PHÂN LOẠI

      CẤU TẠO VÀ TÍNH NĂNG

      GIÁ THAM KHẢO

      Lò nướng đốt than truyền thống

      - Là lò nướng sử dụng than làm nguyên liệu

      - Nướng các thực phẩm: Thịt bò, gà, lợn, cá

      - Ưu điểm: Giữ được hương vị của món ăn.

      - Nhược điểm: Cần có thời gian mồi lửa, để than hồng tỏa

      - Lò đất nung: 15.000 – 35.000 đồng/chiếc.

      - Lò inox: từ 40.000 đồng/chiếc trở lên.

      - Đóm mồi than: 5.000 đồng/bó.

      - Than hoa: 10.000 đồng/túi.

      Lò nướng gas

      - Hình dạng gần giống bếp gas mini, có nút bật/tắt, sử dụng bình gas mini.

      - Tuy nhiên, lửa không tụ ở trung tâm mà chia đều theo hình chữ nhật, dọc thân bếp để nướng thực phẩm.

      - Phía dưới bếp có một khay hứng dầu, mỡ chảy ra trong khi nướng.

      - Từ 400.000 đồng/chiếc trở lên.

      Lò nướng điện

      - Dung tích: 10 - 40 lít

      - Có 2 nguồn nhiệt trên dưới, ổn định và cao nhất so với các loại lò nướng khác (lên đến 400 độ C). 

      - Thiết bị khép kín, có thể đặt trong bếp, điều chỉnh nhiệt độ, thời gian thích hợp để nướng thực phẩm.

      - Lớp cách nhiệt bao quanh lò khá tốt, phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ.

      - Từ 1 triệu đồng/chiếc trở lên.

      Lò nướng thủy tinh chạy bằng điện

      - Kích thước khá gọn, khoảng 12 lít.

      - Có thể nhìn rõ thực phẩm đang nướng bên trong.

      - Khoảng 1 triệu đồng/chiếc trở lên.

      • Lưu ý với lò nướng điện:

      Khi mua: Nên chọn loại có nhãn hiệu uy tín, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

      Sử dụng:

      - Đặt lò nướng ở nơi thoáng, tiện sử dụng.

      - Không nên đặt lò gần tủ lạnh, tủ đá, máy giặt và các thiết bị điện, điện tử khác.

      - Không nên mở cửa lò nhiều vì sẽ mất nhiệt lượng, làm thức ăn lâu chín, chín không đều và tốn điện.

      Bảo quản: Sau khi sử dụng, nên vệ sinh lò sạch sẽ, nếu để bẩn sẽ khó làm vệ sinh và khi nướng lần sau dễ có mùi khét.

                                                                                                                                                      Tư vấn: Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim

    • Để có một bộ xạc tốt cho LAPTOP

      Một bộ xạc (adapter) tốt phải bảo đảm được điện áp đầu ra ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi thay đổi điện áp đầu vào và dòng tải tiêu thụ. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn chọn mua bộ xạc phù hợp.

      - Kiểm tra điện thế:

      + Điện thế (tính bằng V) và dòng điện tiêu thụ (tính bằng A) của laptop được ghi trên các tem bên dưới máy.

      + Trong trường hợp không tìm được bộ xạc mới có điện thế chính xác 100% so với bộ xạc cũ, có thể chọn bộ xạc với điện thế cao hoặc thấp hơn không quá 5%.

      + Khả năng cung cấp dòng điện phải bằng hoặc cao hơn dòng điện tiêu thụ tối đa được ghi trên máy (chọn dòng cao hơn, bộ xạc chạy sẽ mát hơn).

      - Không sử dụng bộ xạc thuộc loại biến áp thông thường (adapter regulator):

      + Bộ xạc dùng cho laptop hoạt động trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng điện từ bằng mạch điện tử kết hợp với biến áp xung (switching).

      + Adapter switching có trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ, dòng điện và điện thế cung cấp lớn.

      + Adapter regulator có kích thước lớn hơn gấp 3 lần, trọng lượng nặng và điện thế vào luôn cố định ở mức (220 V hoặc 110 V).

      - Kiểm tra đầu cấp DC (jack) của bộ xạc:

      + Đầu cấp DC phải có kích thước tương thích với lỗ cắm (socket) của máy và có cùng cực tính với laptop (thông thường cực dương sẽ nằm bên trong, nhưng vẫn có một số máy sử dụng cực dương bên ngoài).

      + Trong trường hợp bộ xạc bị ngược cực tính, nên nhờ kỹ thuật viên đảo cực tính đầu cắm lại.

                                                                                                                                           Tư vấn: Công ty Máy tính xách tay Mỹ

       

    • Chọn mua từ điển điện tử

      Phân loại

      Tính năng/ưu điểm

      Hãng sản xuất

      Giá tham khảo

      Từ điển Anh – Việt dành cho trẻ em

      - Được cài đặt khá đơn giản và dễ sử dụng.

      - Gồm 24 chữ cái và nhiều từ tiếng Anh thông dụng.

      - Ngoài các bài hát, truyện cổ tích, máy còn có các trò chơi luyện phản xạ mắt và trí nhớ (pikachu, xếp gạch…)

      - Nhiều ứng dụng về các phép toán đơn giản, cách viết chữ và các hình học quen thuộc, giúp trẻ làm quen với mặt chữ, hình ảnh, màu sắc…

      - Thích hợp với người bắt đầu học tiếng Anh.

      - E-Teacher

      - Sharp

      - Kim từ điển

      Từ 700.000 đồng   đến 1.000.000 đồng

      Từ điển điện tử thông dụng

      - Nhiều tính năng: Ghi âm, tra cứu câu đàm thoại, thành ngữ, các bài thi nhập tịch…

      - Hỗ trợ ôn thi trắc nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh…

      - Khoảng 600.000 - 900.000 từ mới, hữu ích cho người du lịch và du học nước ngoài.

      - Là công cụ giải trí với tính năng nghe nhạc MP3, game.

      - Casio

      - Canon

      - E-Teacher

      - Sharp

      - Seiko

      Từ 1.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng

      Từ điển điện tử thế hệ mới

      - Là dòng máy cao cấp, nhiều tiện ích về bộ từ điển, ứng dụng về phát âm, chương trình tính toán, tra cứu…

      - Thiết kế nhỏ gọn, được trang bị màn hình và bút cảm ứng, có khả năng nhận dạng chữ viết, phát âm theo hệ thống chuẩn của Mỹ. Một số máy được cài đặt các phần mềm hỗ trợ download, truy cập mạng.

      - Số lượng từ ngữ phong phú, khoảng 3 triệu từ.

      - Thư mục dữ liệu, nội dung tra cứu về các ngành: thương mại, du lịch, kiến trúc, tin học, y học, pháp luật…

      - Hệ thống quản lý bộ nhớ, các cài đặt riêng cho người dùng và hỗ trợ thẻ nhớ ngoài.

      - Kim từ điển

      - Tân từ điển

      Từ 4.200.000 đồng đến hơn 20.000.000 đồng.

      * Lưu ý khi sử dụng:

      - Không để ở nơi có ánh sáng trực tiếp, nơi ẩm thấp.

      - Không thao tác quá nhanh dẫn đến “treo” máy.

      - Không tác động quá mạnh lên màn hình, tránh làm trầy xước, hỏng màn hình với từ điển điện tử màn hình cảm ứng.

      - Nên đặt máy ở nơi có nguồn điện ổn định (với từ điển điện tử có thể sạc điện trực tiếp).

      - Nên tháo pin ra khỏi máy, nếu không sử dụng máy trong thời gian dài,.

      Tư vấn: Công ty Thiết bị Giáo dục Dân Xuân

       

    • Vệ sinh máy tính: Cách làm đơn giản để máy tính bền hơn

      * Chuẩn bị dụng cụ:

      • Vải/mút: Đặc biệt là các loại vải mềm hoặc mút chuyên dùng cho vệ sinh đồ điện tử.
      • Nước sạch hoặc cồn loãng: Tránh sử dụng các dung môi khác có khả năng làm hỏng bề mặt nhựa hoặc màn hình máy tính.
      • Máy hút bụi mini: Nhỏ gọn, thuận tiện cho việc hút các bụi, bẩn ra khỏi máy tính.
      • Bình xịt khí: Dùng để thổi bụi ở các bộ phận khó lau chùi.
      • Hộp nhỏ: Nên chuẩn bị sẵn một hộp đựng các linh kiện nhỏ (ốc…), tránh bị thất lạc khi tháo máy ra vệ sinh.
      • Tăm bông.

      * Vệ sinh máy:

      Ngắt nguồn điện, rút tất cả dây cáp kết nối giữa các bộ phận của máy tính.

      - Chuột:

      + Đối với chuột bi:

      •  Ấn nhẹ và xoay nắp đậy viên bi nằm phía dưới ngược theo chiều kim đồng hồ (hoặc theo chiều mũi tên Unlock) để lấy bi ra khỏi chuột.
      • Rửa bi bằng nước sạch và lau khô.
      • Dùng vải hoặc mút thấm cồn loãng để chùi sạch vết bẩn bám trên bánh xe và thanh cuộn.
      • Lau sạch chất bẩn bám trên bề mặt tiếp xúc giữa chuột với thảm chuột.
      • Gắn bi vào chuột và xoay nắp đậy để khóa chặt không cho bi rơi ra ngoài.

      + Đối với chuột quang:

      • Lau sạch các bề mặt của chuột, tẩy vết mồ hôi, bụi bẩn.
      • Dùng bình xịt thổi nhẹ vào mắt quang cho sạch bụi, sau đó lau nhẹ với tăm bông.

      - Bàn phím:

      • Úp ngược bàn phím xuống và vỗ nhẹ để bụi rớt ra ngoài.
      • Dùng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn ở các khe trên bàn phím.
      • Lau chùi bàn phím bằng khăn khô. Nếu bàn phím quá bẩn, có thể dùng khăn ẩm để lau, sau đó phải lau lại cho khô.
      • Không được dùng các hóa chất tẩy rửa vì có thể làm mờ các ký hiệu trên phím.
      • Lau sạch mặt bên dưới và dùng tăm bông thấm cồn chùi sạch lỗ cắm bàn phím.

      - Case máy tính:

      • Mở case máy tính, tháo tất cả các loại cáp nối với bo mạch chủ.
      • Tháo các thành phần cứng như RAM, card đồ họa, ổ đĩa cứng và dùng bình xịt khí để vệ sinh từng phần.
      • Không nên tháo CPU và quạt tản nhiệt vì đây là 2 bộ phận bụi khó có thể len lỏi vào trong. Sử dụng bình xịt khí làm vệ sinh. Bạn cũng có thể làm sạch quạt tản nhiệt bằng cách dùng tăm bông lau các cánh quạt.
      • Tiếp tục sử dụng bình xịt khí hoặc máy hút bụi mini thổi bụi toàn bộ các thành phần bên trong thùng máy.
      • Cắm các loại dây cáp vào đúng vị trí. Trong trường hợp không nhớ rõ vị trí của các loại cáp, bạn hãy tham khảo tài liệu đi kèm theo máy tính để tránh việc cắm cáp sai.
      • Lắp lại các thành phần cứng đã được tháo ra trước đó như card màn hình, RAM.
      • Đóng vỏ case.

      - Màn hình:

      • Dùng bình xịt khí thổi sạch bụi ở các khe của màn hình.
      • Sử dụng vải mềm hoặc mút chuyên dùng cho vệ sinh đồ điện tử lau sạch các bụi bẩn.
      • Nếu vết bẩn bám cứng trên màn hình, dùng khăn ẩm lau nhẹ.
      • Tránh chà xát mạnh hoặc dùng các thiết bị vệ sinh có tính kiềm để lau màn hình.

      - Các loại dây cắm, cổng kết nối:

      • Dùng máy hút bụi làm sạch các đầu kết nối.
      • Dùng vải mềm lau sạch thân dây.

      * Lưu ý khi vệ sinh máy tính:

      • Không được xịt hay đổ chất lỏng vào bất cứ bộ phận nào của máy tính.
      • Không để các bộ phận bên trong máy tính hoặc bất cứ mạch điện nào bị ẩm ướt.
      • Thận trọng, không để lỡ tay đánh rơi bất cứ vật gì vào các linh kiện.

       

    • Chọn mua và sử dụng máy hút bụi: Bụi nào – máy đấy

      Mục đích sử dụng Loại máy Đặc điểm

      - Hút bụi trong phòng

      - Chọn loại máy thiết kế nằm, công suất khoảng 1.000 W.

      - Dòng máy này thường có dây và các ống nối kéo dài, có thể đưa máy di chuyển trong phạm vi 20 - 30m2.

      - Thiết kế đa chức năng, có ống hút hình tròn, nhỏ giúp đưa sâu vào các góc nhà, cửa, tủ, ống hút.

      - Máy có dạng hình chiếc chổi, có thể dùng vừa hút bụi ở nền gạch hoặc trên thảm.

      - Hạn chế của loại máy này là không hút được nước.

      - Hút bụi trên bàn học, bàn vi tính, sách vở, trên bàn thờ, bàn, ghế, tủ chạm khảm… - Chọn loại máy cầm tay chạy bằng pin, công suất dưới 50W.

      - Máy có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển tới các ngõ ngách.

      - Loại máy này chỉ hút được bụi nhỏ.

      - Hút bụi trên sàn gỗ - Nên chọn những máy dạng robot hút chân không hoặc đeo trên vai có trọng lượng nhẹ. - Loại này thường có thiết kế với đầu bàn chải vừa hút bụi vừa có thể làm sạch, không gây trầy xước cho bề mặt sàn.
      - Hút bụi cho những tấm thảm mỏng bằng lông cừu trên ghế sa lông hoặc trên vải, quần áo, chăn màn…

      - Có thể sử dụng máy con rùa.

      - Bên dưới máy có bánh cước lắp động cơ xoay, khi đẩy trên bề mặt thảm, vải, bánh cước giúp đánh tơi bụi và hút cát, bụi vào trong máy.

      - Thiết kế gọn nhẹ.

      - Không hút được bụi ở các góc cạnh nhà và cầu thang, bởi máy chỉ thích hợp với các loại mặt phẳng.

      Lưu ý chung khi sử dụng:

      - Sử dụng đúng mục đích và tính năng của máy.

      - Nên sử dụng máy hút bụi từ 15 – 20 phút, sau đó ngưng một lần, không nên sử dụng liên tục.

      - Thường xuyên kiểm tra tiếng động cơ hút, tạm ngừng sử dụng khi máy phát ra tiếng động lạ.

      - Thường xuyên kiểm tra phần lọc bụi bởi khi túi rác đầy bụi sẽ lấp đường gió, lực hút giảm khiến máy gia tăng công suất hoạt động, máy mau nóng và gây tổn hao điện năng.

      - Hầu hết các loại máy dùng trong gia đình là máy hút bụi khô, nên hạn chế hút những vết xước hoặc ở những nơi tích tụ hơi nước (nhà tắm, sàn nước…) vì có thể làm rò điện, hư hỏng động cơ.

                                                                                                                                                          Tư vấn: Công ty XNK Komex

    • “Bắt bệnh” modem

      Lỗi thường gặp Nguyên nhân Cách khắc phục
      Modem bị tắt đột ngột

      - Modem quá nóng do phải hoạt động liên tục.

      - Thiết bị hao mòn, bụi bẩn, hệ thống tản nhiệt hoạt động kém.

      - Đặt modem nơi thoáng mát, thường xuyên vệ sinh bụi bẩn.

      - Rút ổ cắm nguồn của modem, để một lúc sau cắm lại.

      - Tắt modem khi không sử dụng.

      Modem bị mất cấu hình

      - Do mất điện đột ngột.

      - Do modem quá nóng dẫn đến treo thiết bị và mất cấu hình.

      - Gọi điện đến nhà cung cấp dịch vụ để kiểm tra.

      - Tự cấu hình lại thông số của modem do nhà mạng cung cấp.

      Modem bị treo - Do modem bẩn, quá nóng dẫn đến thiết bị hoạt động không ổn định, làm chậm tiến trình truyền dữ liệu.

      - Vệ sinh modem sạch sẽ, để nơi thoáng mát.

      - Để modem cách xa những thiết bị dẫn nhiệt.

      Wifi tín hiệu kém

      - Thiết bị wifi quá nóng.

      - Do một thiết bị wifi khác cùng bức sóng làm nhiễu.

      - Do có nhiều vật cản chắn bức sóng wifi.

      - Để nơi thoáng mát và thường xuyên vệ sinh thiết bị.

      - Sử dụng máy tính kiểm tra sóng wifi, nếu phát hiện sóng khác nên đổi lại bức sóng trong wifi của mình.

      - Không nên để thiết bị quá khuất và bị nhiều tấm kính ngăn cản.

      - Nên mua thiết bị wifi có bức sóng 2.4 GHz.

                                                                                                                                                   Tư vấn: Công ty Máy tính Hà Nội

    • Mẹo tiết kiệm điện máy hút bụi

      -  Để tiết kiệm điện khi sử dụng máy hút bụi, bạn nên chú ý trước mỗi lần sử dụng máy, bạn phải kiểm tra và đảm bảo túi lọc đã được giũ sạch. Nếu túi đầy bụi, bụi sẽ lấp mất đường gió, giảm lực hút, khiến máy phải hoạt động nhiều hơn và tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

      - Trong khi sử dụng, bạn luôn phải kiểm tra đường gió, miệng hút, ống mềm và lỗ đưa gió, không được để vật cản lấp những bộ phận này. Tuyệt đối tránh hút những vật có thể tích quá to so với máy.

      - Nên thường xuyên kiểm tra trục và ổ trục của động cơ, xem độ bôi trơn và mức độ bị mài mòn của bàn chải điện. Nếu bôi trơn kém hay bàn chải bị mài mòn nhiều thì sức hút của máy sẽ giảm.

      - Không nên dùng máy hút bụi ở những chỗ ẩm ướt, vì hơi nước và độ ẩm sẽ làm giảm độ cách điện của động cơ, làm rò điện, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

       

    • Lưu ý khi chọn mua máy chiếu

      - Xác định mục đích sử dụng:

      Có 4 loại hình ảnh có thể trình chiếu trên một máy chiếu: Dữ liệu, video, hình ảnh, trò chơi. Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại máy chiếu phù hợp.

      - Lựa chọn công nghệ: Trên thị trường Việt Nam hiện phổ biến 2 loại công nghệ: DLP và LCD.

      + Máy chiếu sử dụng công nghệ DLP: Làm giảm hiệu ứng “ca-rô” (lưới) nên hình ảnh và video hiển thị mịn hơn, đồng thời tạo độ tương phản cao hơn cao. Ưu điểm là gọn nhẹ và dễ di chuyển do ít các bộ phận cấu thành. Nhược điểm là thường tạo hiệu ứng “cầu vồng”. Dòng sản phầm này phù hợp với việc xem phim, video.

      + Máy chiếu sử dụng công nghệ LCD: Cho độ bão hòa màu sắc cao và hiệu quả ánh sáng tốt, vì thế hình ảnh hiển thị có cảm giác trung thực. Nhược điểm là máy to, nặng. Tuy nhiên, các model mới hiện nay đã khắc phục được nhược điểm này.

      - Thông số kỹ thuật:

      + Độ sáng:  Được đo bằng lumerns, chỉ số này càng cao thì máy chiếu càng sáng, thường nằm trong khoảng 650 – 5.000 lumerns. Máy chiếu dưới 1.000 lumerns thường rẻ và thường được dùng trong phòng tối. Từ 2.000 lumerns trở lên thích hợp cho phòng họp, lớp học… Mức tốt nhất của độ sáng phụ thuộc vào lượng ánh sáng xung quanh, kích thước của hình ảnh và chất lượng màn chiếu sử dụng.

      + Độ phân giải: Là thông số quyết định chất lượng hình ảnh. Trên thị trường hiện có 2 độ phân giải phổ biến là SVGS (800 x 600 pixel) phù hợp với việc thuyết trình và XGA (1.024 x 768 pixel) thích hợp nhất cho việc trình chiếu video. Ngoài ra, độ phân giải lớn hơn phục vụ cho phòng chiếu phim hoặc sân khấu.

      + Độ tương phản: Là tỷ số giữa độ sáng của vùng sáng nhất với tối nhất của một máy chiếu xuất ra. Độ tương phản càng cao, màu sắc càng sống động, trung thực.

      + Trọng lượng: Máy chiếu càng nhẹ càng đắt tiền. Với công nghệ sản xuất hiện đại, các máy chiếu hiện nay có trọng lượng khá nhỏ, từ 1,8 – 3,5 kg.

      + Khả năng kết nối: Các loại cổng và số lượng kết nối máy chiếu hỗ trợ; có máy hỗ trợ mạng LAN, kết nối không dây, HDMI….

      - Hỗ trợ âm thanh và 3D:

      + Không phải tất cả máy chiếu đều bao gồm tính năng phát âm thanh. Vì vậy, trong trường hợp cần sử dụng âm thanh cho các bài thuyết trình hoặc xem video thì nên mua máy tích hợp cổng kết nối đầu ra audio.

      + Máy chiếu có chương trình 3D hiện chưa nhiều và giá còn khá đắt. Nếu không thật cần thiết thì không nên chọn loại này.

      - Khoảng cách máy chiếu hỗ trợ:

      Một máy chiếu có thể chiếu hình ảnh rộng khoảng 2 m ở khoảng cách xa từ 4 – 5 m. Những dòng máy chiếu cao cấp có khả năng chiếu hình ảnh lớn lên màn hình dù cho nó được đặt ở khá gần màn chiếu.

      - Xác định thương hiệu phù hợp với túi tiền:

      + Có thể chọn một trong các thương hiệu sau: Panasonic, Samsung, Otoma, Sanyo…

      + Giá cả của máy chiếu có sự chênh lệch lớn, tùy thuộc theo nhãn hiệu, chức năng, thông số kỹ thuật.

      - Ngoài ra, bạn cần chú ý thêm:

      + Tính tiện dụng khi lắp đặt và trình chiếu.

      + Màn chiếu.

      + Tuổi thọ của bóng đèn và các loại máy chiếu có menu thân thiện với người sử dụng. Tốt nhất, nên chọn những hãng có đồ thay thế hoặc có cửa hàng đại diện ở Việt Nam.

      + Chế độ bảo hành: từ 1 – 3 năm.

                                                                                                                                 Tư vấn: Công ty thiết bị nghe nhìn Zodiac

    • Máy photocopy: Khắc phục lỗi thường gặp

      Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
      Máy không photo được, báo lỗi đầy mực thải? - Máy in liên tục trên 2000 bản, hệ thống sẽ báo bình mực đầy trong 100 bản in kế tiếp. - Kiểm tra hộp mực, đổ bình mực thải đầy.
      Khi photo nét chữ bị nhòe?

      - Giấy in có thể quá ẩm hoặc quá mỏng.

      - Mực đổ không đúng quy định, không đúng loại cho dòng máy.

      - Tuổi thọ của trống đã cũ.

      - Lô sấy không đủ nóng.

      - Kiểm tra lại giấy, Sấy giấy trước khi in/copy.

      - Nên sử dụng giấy đạt chuẩn theo chỉ định của nhà sản xuất.

      - Nên đổ đúng loại mực quy định.

      - Giám định nguyên nhân do trống hoặc lô sấy. Nếu hết khấu hao nên thay thế vật tư mới.

      Giấy photo vẫn ra bình thường nhưng mặt trên mờ, mặt dưới chữ đậm? - Do bộ phận sấy kém. - Thay vật tư.
      Bản photocopy bị đen?

      - Mặt kính bẩn.

      - Độ đậm, nhạt của mực chưa phù hợp.

      - Vệ sinh mặt kính,

      - Chỉnh lại độ đậm nhạt của mực trên máy.

      Trong quá trình photo, máy bị tắc hoặc kẹt giấy?

      - Chất lượng giấy in không tốt, quá mỏng, nhàu nát, ẩm hoặc để lệch khay.

      - Do vật cứng vướng trong máy như ghim, kẹp, hoặc giấy vụn…

      - Bộ phận kéo giấy bị hỏng hoặc cảm biến báo giấy kẹt bị hỏng.

      - Gỡ giấy đúng theo thao tác kỹ thuật hướng dẫn trên máy. Thay giấy có chất lượng tốt hơn.

      - Kiểm tra và vứt bỏ nếu có vật cứng vướng trong máy.

      - Kiểm tra bộ kéo giấy (phần cao su bị mòn hết ma sát), lấy khay giấy ra lau sạch cuộn giấy.

      - Hệ thống điện hoặc bộ điều khiển điện có thể gặp vấn đề.

      Máy photo bị tắc giấy, giấy ùn nhiều, không ra bản in ở khay đựng? - Bộ phận kéo giấy (lô kéo) đã bị mòn do thời gian sử dụng đã lâu. - Thay lô kéo

      Lưu ý khi sử dụng máy photocopy:

      Nên:

      - Máy phải tắt nguồn trước khi tháo lắp bất kỳ bộ phận nào.

      - Đặt máy trên mặt bằng vững chắc, ở gần ổ cắm điện để tiện sử dụng.

      - Giữ khoảng cách giữa máy và vách tường tối thiểu 30 cm để đảm bảo sự tỏa nhiệt của máy.

      - Khi máy không sử dụng nhiều ngày, nên rút dây nguồn khỏi ổ điện.

      - Khi di chuyển máy từ nơi có nhiệt độ thấp đến nơi có nhiệt độ cao hơn, cần để máy nghỉ ít nhất 2 giờ trước khi sử dụng, vì có thể có sự tích tụ hơi nước làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy.

      - Đảm bảo điện áp sử dụng đúng yêu cầu, ổn định. Nên dùng ổ cắm độc lập, không chung với các thiết bị khác.

      - Giữ hộp mực ở nơi khô ráo, không tháo tem niêm phong trước khi sử dụng.

      Không nên:

      - Bật/tắt máy liên tục, sau khi tắt máy chờ 10 - 15 giây trước khi bật lại.

      - Đặt máy ở nơi ẩm ướt và bụi bẩn.

      - Đặt máy ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào, hoặc nhiệt độ và độ ẩm thay đổi liên tục.

      - Dùng vải hay nylon phủ lên bề mặt của máy khi máy đang hoạt động, làm cản trở sự tỏa nhiệt có thể gây hại đến máy.

      - Để rơi máy hoặc để bất cứ vật gì rơi vào máy.

      - Chạm tay vào ống Drum (trống) vì có thể làm trầy xước hay mờ ố.

                                                                                                                                                 Tư vấn: Công ty TM&DV Nhật Minh

    • Sử dụng thiết bị điện an toàn và kinh tế

      • Sử dụng thiết bị ngắt điện

      Để đảm bảo cho các đồ dùng điện trong nhà được bền và an toàn khi sử dụng, cần sử dụng một thiết bị ngắt điện. Nếu sử dụng các loại máy móc lớn, tốn nhiều điện thì nên dùng một cầu dao hoặc aptômát riêng cho máy móc đó. Loại thiết bị này dùng để bảo vệ toàn bộ hệ thống lưới điện trong phạm vi gia đình gọi là cầu dao hay aptômát tổng.
      Cầu dao tổng là thiết bị bảo vệ dòng điện khi quá tải. Đồng thời nó còn được sử dụng để ngắt điện khi cần. Mỗi khi cần sửa chữa đồ điện trong nhà, chỉ việc ngắt cầu dao là đảm bảo an toàn. Trong cầu dao còn có hệ thống dây chảy (dây chì) có khả năng tự đứt khi dòng điện bị quá tải hoặc khi bị chập điện nhằm bảo vệ cho các thiết bị điện trong nhà cũng như sự an toàn của người sử dụng. Tuy nhiên, sau đó phải thay dây chảy mới thì hệ thống điện mới hoạt động trở lại được.
      Aptômát tổng cũng có tác dụng như cầu dao điện nhưng khi sử dụng tiện lợi hơn. Đó là khi dòng điện bị quá tải thì aptômát có khả năng tự nhảy về vị trí ngắt điện và sẽ hoạt động ngay khi được đóng điện trở lại.

      • Ngắt điện khi mở máy

      Vì lý do nào đó phải mở máy, như khi mở TV để chùi bụi bên trong, hoặc lau chùi đầu từ máy video...nên tắt điện hoàn toàn, rồi hãy mở nắp, vì có vật lạ rơi vào trong máy, hoặc trong lúc thao tác, có thể chạm mạch, hư hỏng máy và không an toàn cho bản thân.

      • Đừng nóng vội

      Đối với tivi, sau khi ngắt điện, phải chờ khoảng 10 phút, rồi hãy mở nắp làm vệ sinh. Vì bên hông đèn hình được tráng một lớp than hoạt động như một tụ điện, có khả năng tích điện thế rất cao. Do đó, khi vừa tắt máy, dù tivi đã tách khỏi điện nguồn nhưng sờ vào vẫn bị giật như thường.

      • Ngắt điện toàn bộ

      Khi mang máy đi sửa, lúc kỹ thuật viên đang mở máy kiểm tra (dĩ nhiên là có cắm điện), đừng thấy họ sờ vào bên trong máy, mà bạn táy máy làm theo... rất nguy hiểm cho bạn và kỹ thuật viên. Bởi kỹ thuật viên điện tử bao giờ cũng mang giày dép để cách điện, còn bạn vào nhà bao giờ cũng lịch sự để giày, dép ở ngoài cửa.

      • Thay cầu chì

      Các loại máy tivi, đầu video,... đều có cầu chì riêng, nếu bị đứt cầu chì, bạn có thể thay cái khác có cùng chỉ số Ampere với cầu chì cũ (ghi trên vỏ cầu chì). Riêng đầu CD đa số không có cầu chì.

      • Thận trọng

      Nếu máy bị đứt cầu chì và có hiện tượng bất thường như: Rẹt lửa, bốc khói thì đừng thay cầu chì ngay, vì có thể làm máy hư trầm trọng thêm. Tốt nhất bạn mang đến bảo hành để tìm nguyên nhân xử lý.

      • Dùng ổ cắm, phích cắm tốt

      Để sử dụng những thiết bị điện, cần phải đưa điện từ nguồn điện - thông qua ổ điện - tới vật tiêu thụ điện - thông qua phích cắm điện. Muốn truyền điện tốt, phích cắm điện và ổ điện phải tương thích, cùng tuân theo tiêu chuẩn nhất định về hình dáng, kích thước và an toàn điện...
      Tiết diện của dây dẫn điện tương thích với thiết bị điện. Dây có tiết diện lớn hơn công suất thiết bị, sẽ tiêu hao điện nhiều hơn. Trong khi đó, dây có tiết diện nhỏ hơn công suất thiết bị, sẽ dễ dẫn đến những sự cố như dây điện nóng lên, làm nóng chảy lớp vỏ bọc cách điện. Tốt nhất, nên sử dụng dây do nhà sản xuất thiết bị điện bán kèm theo sản phẩm.

      • Dây điện phải phù hợp

      Sử dụng dây điện có kích thước (đường kính) nhỏ so với công suất thiết bị, không những làm hao điện hơn, mà còn không an toàn về điện. Khi máy hoạt động, sờ vào mặt ngoài dây dẫn nếu hơi ấm là bạn đã dùng dây quá nhỏ, cần phải thay dây.

      • Ổ cắm điện

      Một số ổ cắm điện (loại di động), dùng dây điện nhỏ để giảm giá thành. Bạn không nên chọn loại dây này, vì bạn có thể dùng ổ cắm này đồng thời cho các thiết bị khá lớn như: Tủ lạnh, bàn ủi, nồi cơm điện...sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng chập, nổ do quá tải.

      • Tránh sét

      Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện, vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1 m. Vô tuyến nối với dây anten để ngoài trời cũng rất cần rút ra khi có giông.

    • Đồ điện gia dụng “xanh”

      .

      Ổ cắm chia điện an toàn và chống rò

      Bộ ổ cắm chia điện của Duhal sản xuất trong nước có độ an toàn điện và chịu tải dòng điện đến 15A/1.650W. Sản phẩm được thiết kế dạng nan quạt nên thuận tiện xoay trở khi cắm nối các ổ cắm điện. Ở mỗi đầu cắm được thiết kế một đòn bẩy bật gập tự động tháo rời các đầu cắm điện mà không cần chạm vào đầu dây cắm. Điều đó tránh được hiện tượng dùng sức để giật dây cắm điện ra, khiến dây điện bị rò hoặc bung đầu cắm điện.

      Giá tham khảo: 100.000 đồng/bộ

       

      Công tắc điện tự động cảm ứng

      Là bộ sản phẩm công tắc điện tự động cảm ứng di chuyển của công ty Smarthome Việt Nam sản xuất. Sản phẩm gồm hai thiết bị: đầu và cuối, lắp đặt thay thế cho các công tắc điện ở cầu thang, hành lang… trong nhà phố giúp tiết kiệm điện. Sản phẩm có thể thiết lập chiếu sáng theo yêu cầu lập trình ban ngày/đêm. Khi sử dụng ở thiết bị đầu sẽ cảm nhận chuyển động và bật sáng đèn; khi di chuyển đến thiết bị cuối, đèn sẽ tự động tắt.

      Giá: 990.000 đồng/bộ.

       

       

       

       

      Đèn LED cảm ứng ánh sáng theo màu cầu vồng

      Theo nhà sản xuất, loại đèn ngủ này sử dụng bốn bóng đèn Led loại siêu sáng, công suất 4W nên rất tiết kiệm điện, và tuổi thọ đến 50.000 giờ. Trên thân đèn có phím bấm cảm ứng điều chỉnh theo ánh sáng cầu vồng bảy màu, người sử dụng chỉ cần xoay tròn thì màu sắc đèn sẽ thay đổi tương ứng. Giá: 800.000 đồng/cái.


       

       

       

       

      Đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời cho sân vườn

      Những loại đèn chiếu sáng sân vườn loại năng lượng mặt trời thường gặp hạn chế về độ chiếu sáng, khoảng không gian và cường độ sáng thấp do sử dụng từ 1 – 2 bóng LED loại thường, thân đèn nhỏ... Riêng bộ sản phẩm CPT07 mới của Công ty Tiêu Điểm được sản xuất trong nước có độ chiếu của bóng đèn LED siêu sáng loại 3W, tương ứng với bóng đèn compact loại 10W. Kết hợp thêm một bảng năng lượng mặt trời 10W nên khả năng chiếu sáng liên tục đến mười giờ đồng hồ và thân đèn cao 1,35m giúp không gian chiếu sáng đạt đến 30m2.

      Giá: 3.100.000 đồng/bộ.

       

       

       

       

       

      Đèn LED 9W dạng huỳnh quang

      Đèn sản xuất trong nước được lắp từ 9 – 18 bóng LED loại siêu sáng, công suất từ 9 – 18W, kích thước 0,5 – 1m, độ chiếu sáng tương ứng với các loại bóng đèn huỳnh quang ống tuýp loại 0,6 – 1,2m. Đèn được thiết kế sử dụng nguồn điện 12V hoặc 220V. Kết hợp với máng đèn kèm theo, phần đế có thể xoay chuyển lên xuống, thích hợp trong không gian chiếu sáng hành lang, sân vườn…và giúp tiết kiệm điện tối đa. Giá: 320.000 – 610.000 đồng/bộ đèn.

    • Dạy bé cách xử lý và tránh bị điện giật

      Những nguy hiểm từ điện

      Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong đời sống và sinh hoạt của con người. Nhưng bên cạnh đó, điện cũng vô cùng nguy hiểm, ở mức độ nhẹ nếu bị giật thì khi vào cơ thể dòng điện gây phân tích và hủy hoại tế bào máu; làm co giật tổn thương từng phần hệ thần kinh và cơ quan nội tạng... Còn ở mức độ cao thì gây tê liệt và tử vong ngay lập tức. 

      Để phòng tránh, bố mẹ hãy chú ý hướng dẫn cẩn thận để trẻ tự biết bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm và đồng thời biết cách xử lý khi thấy có người gặp nạn.

      Dạy trẻ phòng tránh điện giật   

      Khi có nước thì điện dẫn truyền càng nhanh hơn. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ phải cẩn thận tuyệt đối, không nên sử dụng bất cứ một đồ dùng điện nào trong khi tay ướt nhất là (dùng tay ấn) nồi cơm điện, quạt, bình nóng lạnh...  hay đang ở những nơi có nhiều nước như trong phòng tắm...

      Trong quá trình lắp đặt, đa số các gia đình đều sử dụng loại dây dẫn thông thường, nên chỉ sau một thời gian do tác động môi trường vỏ bọc bằng nhựa bị lão hóa dẫn đến chạm điện dễ gây cháy nổ.  Nếu thấy một nguồn điện, đoạn dây trần bị đứt, nứt vỡ, đang cháy sáng... cần bảo trẻ không được sờ tay hay cắm dây đó vào ổ điện mà báo ngay cho người lớn biết. Còn nếu động vào để kiểm tra thì dạy trẻ cách dùng bút thử điện chạm nhẹ, thấy đuôi bút phát sáng thì ở đó có điện và phải tránh xa.

      Nhóm đồ điện gia dụng có khả năng gây rò, cháy nổ điện cao là bàn ủi, bếp điện, lò nướng điện, ấm điện, bình thủy điện và nồi cơm điện. Nguy hiểm hơn, khi điện bị rò rỉ sẽ truyền sang dây ăng- ten, trẻ rất dễ bị điện giật khi vô tình chạm phải đầu cắm ăng- ten nối vào ti- vi. Khi muốn sử dụng các thiết bị này, tốt nhất khuyên trẻ hãy nhờ bố mẹ giúp đỡ.

      Trong trường hợp thấy sấm chớp hoặc mưa bão trẻ cần nhanh chóng ra khỏi bể bơi, phòng tắm rồi tắt hết các thiết bị điện tử dùng trong gia đình, hoặc ngắt cầu dao điện để đề phòng sự cố sét đánh gây cháy, chập điện (hướng dẫn trẻ gọi số điện thoại 114 khi cần thiết).

      Khi gặp sự cố về điện ở ngoài đường: Đứt dây điện, cột điện bị đổ... trẻ không được đến gần và phải báo cho người có chức trách để có trách nhiệm sửa chữa.

      Ở nông thôn: Cha mẹ phải cấm trẻ em không được trèo lên cột điện chơi, chú ý khi thả diều đề phòng dây diều vướng phải đường dây điện. Đồng thời, cũng phải cẩn thận các loại bẫy chuột bằng điện mà ở nông thôn hay để ngoài ruộng.

      Thấy có mưa, trẻ nên nhanh chóng tìm chỗ  trú, nhưng không được đứng dưới những cây to hoặc đường dây điện cao thế. Bên cạnh đó, không đi chân đất, đạp xe qua cánh đồng rộng (vì xe đạp là kim loại nên sét rất dễ phóng xuống)...

      Dạy trẻ cách cứu người bị điện giật

      Khi thấy người nào đó bị điện giật, trẻ hãy bình tĩnh và đừng quá hoảng hốt. Cẩn thận không dùng tay trần để kéo người đó, vì nếu làm thế trẻ cũng sẽ bị giật. Hãy tìm một đồ vật khô như: Cây gậy, cán chổi, giày dép... hoặc lót tay bằng nilon (không dùng vật bằng kim loại)  đẩy người bị nạn sang một bên cách ly khỏi nguồn điện, rồi gọi ngay cấp cứu hoặc đưa đến trung tâm y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

      Chú ý: Không được bê người bị điện giật lên giường mà hãy để nằm yên dưới đất (chỗ thông thoáng).

      Đối với cha mẹ

      Thiết kế ổ cắm điện xa tầm với của trẻ em hoặc dùng các ổ cắm chuyên dụng. Vì khi chưa có ý thức trẻ hay dùng que, chìa khóa... nghịch ngợm chọc vào ổ điện.

      Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong nhà để đảm bảo an toàn. Với những ổ cắm không dùng thì phải có nắp đậy. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các thiết bị đóng ngắt, chống giật để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

      Bàn thờ ông địa thường đặt dưới đất, có đèn ớt cháy và đèn nến rất bắt mắt gây sự hiếu kỳ cho trẻ. Bạn nên trông coi trẻ, không cho trẻ đến gần đề phòng nguy hiểm.

    • Bình nước nóng năng lượng mặt trời: Lắp đặt và xử lý sự cố

      • Chọn hướng: Hướng tấm panel về phía mặt trời, hướng chính Nam hoặc lệch hướng Tây khoảng 10º, không bị vật cản che khuất ánh nắng.

      • Chất lượng nước: Phải trong, sạch, không bị phèn, chua, không có mùi, dùng để nấu ăn tốt. Nếu nguồn nước nhiễm phèn hoặc ô nhiễm nặng thì ở nhiệt độ cao, tính ăn mòn của nước tăng rất mạnh, thậm chí có thể ăn thủng bình inox.

      • Diện tích mặt bằng lắp đặt: Tối thiểu là 1,2 x 2,7m.

      • Độ nghiêng: Panel có đầu cao hơn đuôi 35 – 50 cm. Bồn chứa nước nóng đặt về phía đầu cao và đáy ngang với đầu cao của Panel. Đầu ra dưới bồn nối với đầu dưới panel, trên bồn nối với trên panel. 

      • Cao độ mức nước: Từ 1,1 - 2 m so với mặt bằng sân lắp máy. Nếu nước mạnh, phải dùng ống thủy lực hay qua bồn giảm áp, phải có van 1 chiều chặn nước nóng chảy ngược về phía nước cấp. 

      • Nếu là mái ngói: Phải có khung đỡ thiết kế riêng cho từng trường hợp, hàn vào xà. Cũng có thể chỉ lắp panel lên trên mái ngói còn bình nước để dưới mái trong nhà.

      • Chân: Chân bồn thường bằng inox, đã hàn sẵn. Đầu trên panel bắt bulong vào 2 bát ở chân bồn. Đầu dưới panel có 2 chân ngắn đính sẵn bulong để vặn vào panel.

      • Lắp kính: Sau khi đặt 2 tấm kính trắng 5 ly, kích cỡ 99x98 cm lên trên panel và căn chỉnh, bắn silicon xung quanh.

      (Chuyên gia tư vấn: Tiến sỹ Bùi Tuyên – Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ, ĐHSPKT Tp HCM)

      Lưu ý về đường ống nước:

      • Chọn ống nước PPR loại tốt như Vesbo, Pilsa, Dismy, Tiền Phong….

      • Đảm bảo đường ống ngắn nhất có thể, tránh để đường ống bị gấp khúc nhiều đoạn.

      • Không nên chọn kích cỡ ống quá lớn, khiến nước lạnh dư thừa trong ống làm giảm nhiệt nước nóng từ bình.

      • Với những nhà đang ở, có thể tận dụng tối đa đường ống sẵn có, nhưng lưu ý rằng phải tương thích về chủng loại, đường kính.

      Một vài sự cố thường gặp và cách xử lý:

      Hiện tượng Nguyên nhân Xử lý

      Trời nắng nhưng nhiệt độ nước không ổn định

      - Có vật che lấp bình: Cây, nhà cao...

      - Thời gian hấp thụ nhiệt quá ngắn, nước không kịp nóng

      Di chuyển vật che lấp hoặc chuyển bình nước nóng sang chỗ không bị che nắng.

      Nước trong bình bị rò

       

      Vòng cao su (nằm trong bình bảo ôn) bị hỏng

      Đổi vòng cao su mới

      Chưa lắp chuẩn ống chân không vào bình bảo ôn.

      Lắp lại ống chân không cho chuẩn.

      Các đầu van chưa chặt.

      Vặn chặt các đầu van lại.

      Có ánh nắng mà không có nước nóng

       

      Van lên nước bị rò, nước lạnh cấp liên tục không ngừng, làm cho nước nóng trong bình chảy ra ngoài.

      Đóng chặt van lại, nếu van hỏng thì thay van khác.

      1 hoặc 2 ống chân không bị rò làm mất khả năng hấp thụ nhiệt.

      - Sau khi dùng hết nước có thể xem sơ đồ để đưa ống ra làm sạch,

      - Nếu ống bị hỏng, liên hệ với đại lý để thay.

      Trong nước có nhiều bụi bẩn.

      Lọc nước

      Góc lấy ánh sáng chưa chính xác.

      Điều chỉnh lại lấy góc lấy ánh sáng

      Nước trong bình không đầy

       

      Áp lực nước quá thấp

      Tăng cường thêm một máy bơm

      Ống nước bị rò

      Thay van nước hoặc các đầu nối

      Bình nước bị rò

      Thông báo với đại lý để đổi bình mới

      Bình bị phình lên hoặc hút hẹp vào

       

      Ống thoát khi bị tắc hoặc trong bình có vật lạ

      Kiểm tra lại ống thoát khí

      Sử dụng đường nước ở vị trí cao trên bình.

      Điều chỉnh lại đường nước ra.

      (Chuyên gia tư vấn: Ông Lương Quốc Trịnh - Phụ trách kỹ thuật Công ty Năng lượng Mặt trời Diệu Anh)

    • Tự sửa ổn áp

      Dấu hiệu

      Nguyên nhân

      Xử lý

      Không vào điện

      Dây dẫn điện bị đứt, gãy

      Thay dây dẫn điện

      Con chạy phía trong ổn áp  không hoạt động

      Mặt dây đồng bị oxy hóa, cộng thêm bụi bẩn lọt vào.

      Dùng giẻ sạch, khô lau phần bụi bẩn.

      Dùng giấy nhám hạt to để đánh sạch bề mặt dây đồng và con chạy. Nếu con chạy làm bằng than thì, hãy dùng giấy nhám mịn.

      Máy ổn áp rung và rè

      Dây curoa (bộ phận truyền động) không đảm bảo

      Thay dây curoa

      Con tắc nguồn bị hỏng

       

      Nên thay loại con tắc có màu đen

      Motor không xoay được và có những tiếng rè

      Motor bị hỏng

      Tháo bỏ mạch ổn tốc bên trong motor trước (bảng mạch màu xanh) và ghi nhớ dấu âm – dương sau đó thay thế motor khác.

      Phích cắm bị lỏng

      Do sử dụng quá mạnh tay

      Kiểm tra và siết vít lại các ốc, nếu các lá đồng bên trong ổ cắm bị xô lệch, dùng tuốc vít chỉnh nhẹ về vị trí cũ.

       

    • Dùng ắc quy cùng bộ kích điện không đúng cách: Coi chừng nổ

      Đêm 1/6/2010, tại nhà ông Phạm Quyết Thắng (xóm 2, xã Liên Minh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), bất ngờ bình ắc quy tích điện phát nổ, khi gia đình ông đang dùng bình ắc quy và bộ kích điện chạy bóng đèn và quạt điện. Nước axit bắn ra khiến cả 8 người đang nằm ngủ gần đó (gồm 2 người lớn và 6 trẻ em) đều bị bỏng nặng. Đây không phải trường hợp duy nhất bị tai nạn do dùng bình ắc quy cùng bộ kích điện thời gian qua. Dung dịch được sử dụng trong bình ắc quy nước là axit sunfuric với nồng độ từ khoảng 20 - 30%. Đây là loại axit mạnh, khi ắc quy nổ, dung dịch này bắn vào người gây bỏng. Vì thế, do sơ ý và chủ quan, không ít người bị bỏng, hỏng mắt,… khi bình ắc quy bất ngờ phát nổ.

      Nguyên nhân chính gây nổ ắc quy

      •  Bộ kích điện có công suất lớn so với ắc quy, ắc quy sẽ phải hoạt động quá công suất, dễ gây hỏng ắc quy và xảy ra các sự cố.

      •  Những bộ kích điện không có chế độ bảo vệ ắc quy yếu, không có chế độ bảo vệ ngắn mạch cũng tăng nguy cơ xảy ra nổ ắc quy.

      •  Sau một thời gian sử dụng, vỏ bình ắc quy bị mỏng dần, cùng với mạch điện bị chập sinh ra dòng điện chạy trong bình ắc quy lớn và làm nóng bình. Lúc nhiệt độ lên cao quá mức, dung dịch nước và axit trong bình ắc quy sẽ nở ra, gây nổ và bắn ra ngoài (đặc biệt khi van khí an toàn bị tắc).

      (Chuyên gia: TS Mai Thanh Tùng, bộ  môn Công nghệ Điện hóa và Bảo vệ kim loại, khoa Công nghệ Hóa học (Đại học Bách khoa Hà Nội)

      Những lưu ý khi sử dụng

      •  Mua ắc quy chính hãng và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

      • Nếu không có đủ các phương tiện, vật tư hoặc không đủ kỹ năng, kiến thức về thiết bị điện này, hãy đưa ắc quy đến các cửa hàng có uy tín để kiểm tra, bảo dưỡng.

      Bảo quản, cất trữ ắc quy:

      - Ắc quy tích điện khô mới, nếu chưa sử dụng phải được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Không được chọc thủng màng ngăn hoặc băng keo bảo vệ ở vị trí vặn nút.

      - Ắc quy tích điện khô đang sử dụng nếu tạm thời không sử dụng nữa phải được nạp đầy điện, lau sạch, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Định kỳ 03 tháng nạp điện bổ sung một lần. 

      - Không đặt bình ắc quy ở gần nơi có nguồn nhiệt như bình ga, tivi… hay gần nơi ăn, ngủ, sinh hoạt của mọi người trong gia đình.

      - Tránh va chạm mạnh làm xước mòn bình, đồng thời cần chú ý mạch điện để tránh quấn chập.

      - Trước khi sử dụng lại, cần nạp bổ sung lại điện cho ắc quy.

      Cách xử lý giai đoạn đầu bị bỏng axit do nổ bình ắc quy:

      • Rửa chỗ bị bỏng bằng nước xà phòng cho bệnh nhân để làm trôi các chất axit còn bám lại trên da.

      • Không được bôi nước muối hay các dung dịch gì khác lên vết thương.

      • Đưa bệnh nhân tới bệnh viện để bác sĩ điều trị

       

    • Loa vi tính – Chọn thế nào?

      Nhận biết loa theo chuẩn:

      Từ chuẩn có thể suy ra số loa trong bộ hoặc từ số loa có thể đoán được chuẩn loa.

      • Loa 2.1 sẽ có 1 loa trung tâm subwoofer (phát tiếng bass) và 2 loa vệ tinh (treble).

      • Loa 4.1 sẽ có 4 loa vệ tinh và một loa trung tâm.

      • Loa 5.1 có 5 loa vệ tinh và 1 loa trung tâm.

      • Loa 7.1 có 7 loa vệ tinh và 1 loa trung tâm.

      Chọn loa theo nhu cầu:

      • Nếu bạn dùng loa chỉ để voice chat hoặc học ngoại ngữ là chính thì chọn loa 2.1 là phù hợp vì chỉ cần có cổng cho headphone và micro là đủ. Điều này cần thiết để tránh làm phiền đến người xung quanh và tập trung làm việc hơn.

      • Nếu bạn dùng loa để nghe nhạc là chính (với nhu cầu trung bình), hãy đầu tư một dàn loa 2.1 trở lên, để tải âm trung, âm cao và một loa subwoofer cho âm trầm.

      • Nếu để xem phim hoặc chơi game, bạn phải chọn loại loa 4.1 trở lên để có âm thanh trung thực nhất.

      • Với dòng loa 5.1 trở lên sẽ cho hiệu ứng âm thanh vòm (Surround) trong điều kiện chuẩn phim cũng phải hỗ trợ âm thành vòm như Dolby Digital, THX, DTS, EAX.

      Nguyên tắc chọn:

      • Khi thử loa, nên mang theo một đĩa nhạc Audio loại tốt. Không thử bằng đĩa mp3 thông thường vì không đủ chi tiết âm.

      • Trước khi chọn loa, hãy nghe thử loại 2 loa định mua để có sự so sánh và chọn loại hay nhất. Nếu số lượng loa định chọn lớn hơn 2, hãy nghe và so sánh 2 loại đầu tiên để chọn một, sau đó tiếp tục nghe và so sánh với số còn lại.

      • Không nên nghe thử loa trong khoảng thời gian liên tục vì sẽ khiến bản thân bị “loãng” âm.

      • Chú ý nguyên tắc đặt Volume ở vị trí một nửa hoặc Maximum để xem có bị rè hay không.

      • Nên chọn những dòng loa có thương hiệu, bậc thứ tự chất lượng loa theo mức độ giảm dần là Creative, Altec Langing, Logitech, Sound Max, Microlab, Edifider, Genius...

      • Loa có thùng làm bằng gỗ có tiếng hay hơn loại loa có thùng làm bằng nhựa.

      Tư vấn bởi Công ty máy tính Hà Nội (131 Lê Thanh Nghị, 43 Thái Hà, HN)

       

    • Mua máy tính lắp ráp - Làm sao để tránh đồ “rởm”?

      Bộ vi xử lý (CPU)

      Trên thị trường hiện có 3 dòng chính:

      - Dòng Core I7 Extreme (Intel) hay TWKR Edition (AMD) có giá khá cao, trên dưới 1000 USD.

      - Dòng Core I7 920, Core 2 Quad (Intel) hay Phenom II X4 (AMD) có giá tầm 200 - 300 USD.

      - Dòng sản phẩm Core 2 Duo (Intel) hay Phenom II X3 (AMD) có giá từ 100 - 200 USD.

      Dòng dưới 100 USD chỉ dùng cho những nhu cầu thông thường như duyệt web, đánh văn bản, nghe nhạc, xem phim, chơi một số game nhẹ...

      Bo mạch chủ (Mainboard)

      - Có tích hợp chip đồ họa phù hợp với nhu cầu cơ bản, loại này sẽ kiêm luôn phần xử lý đồ họa xuất ra màn hình.

      - Không tích hợp đồ họa: Khi chọn main này, sẽ phải mua một bộ phận xử lý đồ họa riêng (card màn hình).

      Bộ nhớ trong (RAM)

      - Nên chọn dòng Ram buss 800 của các hãng. Giá khoảng 20-25 USD/ 1 thanh 1 GB, 40 USD/ 1 thanh 2 GB.

      - Với dòng chip Core 2, máy chạy song song 2 thanh 1GB sẽ nhanh hơn 1 thanh 2GB. Core I7 thì 3 thanh sẽ nhanh hơn 2 thanh.

      Ổ cứng (HDD)

      - Nên chọn ổ cứng từ khoảng 250 GB đến 500 GB là hợp lý.

      - Ổ cứng có 2 loại, ổ dẹt và ổ đúng kích cỡ. Ổ 320 GB hiện nay hầu hết là ổ mỏng.

      Bộ nguồn (PSU)

      Nên chọn bộ nguồn 300 W cho nhu cầu của hệ thống.

      Hãng sản xuất những bộ nguồn uy tín là Acbel, CoolerMaster, Gigabyte, FSP, Antec.

      Màn hình (Monitor)

       Chọn màn hình LCD có hình ảnh đẹp, tiết kiệm điện hơn so với máy CDR.

      Card màn hình

       Nếu người sử dụng không có nhu cầu sử dụng các phần mềm đồ họa, thiết kế, chỉ cần những card tầm trung là đủ.

      Chuột và phím

       Chọn những loại chuột vừa tay người sử dụng. Những loại chuột quá nhỏ sẽ dễ gây mỏi tay khi sử dụng.

      Vỏ máy (Case)

       Vỏ máy rộng rãi, thoáng mát, bằng nhôm để tăng khả năng tỏa nhiệt.

      Ổ đĩa quang (ODD)

      Nên mua ổ DVD.

      Nếu có nhu cầu ghi đĩa thì hãy chọn thêm một số ổ có chức năng ghi của HP.

      Chuyên gia tư vấn: Đinh Ngọc An - Giám đốc Thành An Computer

      Đặc biệt lưu ý:

      • Chọn cửa hàng phân phối uy tín.

      • Chọn các hãng sản xuất máy tính có thương hiệu.

      • Chế độ bảo hành chính hãng.

      • Xuất xứ hàng được in trên các bộ phận, linh kiện máy tính.

      • Các thiết bị, bộ phận phải còn nguyên hộp.

      • Thông tin giữa hộp giấy và hàng phải trùng khớp với nhau.

      • Nếu thiết bị chính hãng sẽ đủ có những thông tin liên quan cũng như dịch vụ hậu mãi kèm theo.

      Chuyên gia tư vấn: Lê Văn Lập - Trưởng phòng kinh doanh Công ty Máy tính VENR

       

    • Chống hỏng cho lưu điện

      • Lưu các tài liệu và tắt máy trước khi UPS báo hiệu sắp cạn điện.

      • Tuyệt đối không để rò điện đầu ra UPS vì điện áp xoay chiều 100-240 V rất nguy hiểm.

      • Đặt UPS ngay ngắn, không bị nghiêng.

      • Đặt UPS ở nơi thông gió tốt, tránh xa nước, tránh xa nơi dễ gây cháy và các chất ăn mòn.

      • Không bọc kín UPS để đảm bảo quá trình thông khí cả mặt trước lẫn mặt sau (có quạt gió) của UPS.

      Lưu ý khi lắp đặt:

      • Khi nối thiết bị tải điện với UPS, cần tắt thiết bị tải điện trước khi được nối. Sau đó lần lượt bật từng thiết bị tải điện lên.

      • Tất cả các ổ cắm điện đều nên được nối đất để bảo vệ.

      • Lắp đặt UPS vào mùa lạnh có thể khiến UPS dễ bị ngưng tụ hơi nước.

      • Ổ cắm nguồn điện cung cấp điện cho UPS phải nằm gần UPS và phải dễ rút ra.

      • Tắt UPS trước khi ngắt nguồn cung cấp điện.

      • Trong trường hợp cần phải nối UPS với thiết bị tự cảm như mô-tơ, máy in laser… thì dòng điện dùng để khởi động phải phù hợp với công suất của UPS.

      Chuyên gia: Đinh Trọng Tuấn - Trưởng bộ phận kỹ thuật UPS, Trung tâm đầu tư và phát triển công nghệ (ADG Group)

    • Sử dụng ắc quy tích điện khô: Đừng để ắc quy "đói điện"

      Ắc quy tích điện khô dùng để khởi động động cơ ô tô, máy kéo, tàu hỏa, tàu thủy, xe quân sự, máy bay.

      * Khi mới mở bình:

      • Mở nút, đột bỏ màng ngăn hoặc bóc băng dán trên nút, mở nút.

      • Rót điện dịch axít sulfuric vào bình.

      • Sau 15 phút, nếu mức điện dịch tụt xuống, cần bổ sung thêm điện dịch axít đến mức vạch trên (UPPER LEVEL).

      • Nếu điện áp bình 12,5 V (với bình ắc quy 12 V) có thể đem sử dụng ngay.

      • Nếu các giá trị trên thấp hơn, nên nạp điện bổ sung với dòng điện bằng phù hợp với giá trị dung lượng ắc quy (A) trong khoảng thời gian 5 - 10 giờ.

      * Trong quá trình sử dụng:

      • Thường xuyên kiểm tra mức điện dịch, nếu thấp hơn mức vạch dưới (LOWER LEVEL), cần bổ sung bằng nước cất, tuyệt đối không bổ sung bằng dung dịch axít ở bất kỳ nồng độ nào.

      • Khi mức điện áp ắc quy chỉ còn tương ứng 10,8 V với ắc quy 12 V thì phải ngưng sử dụng và nạp lại ngay.

      • Không để ắc quy “đói điện” lâu.

      * Khi nạp điện:

      • Đấu cực dương của ắc quy với cực dương của máy nạp, cực âm ắc quy với cực âm máy nạp.

      • Nạp điện liên tục với dòng nạp = 0,05 trị số dung lượng ắc quy trong thời gian 32 - 35 giờ.

      • Khi điện dịch sủi tăm như sôi lên và điện áp lớn trên 15,3 V, cần dừng nạp.

      * Bảo quản, cất trữ:

      • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

      • Không được chọc thủng màng ngăn hoặc băng keo bảo vệ ở vị trí vặn nút.

      • Nếu không sử dụng nữa, phải lau sạch ắc quy, định kỳ 03 tháng nạp điện bổ sung một lần.

      Chuyên gia tư vấn: Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thắng - Công ty CP Ắc quy Tia Sáng

    • Máy tạo ẩm siêu âm mùa khô hanh: Không sợ khô da

      Cách thức sử dụng:

      • Nhấc bầu chứa nước phía trên ra ngoài, lật mặt đáy của bầu nước, xoáy nút tròn để mở nắp bầu nước.

      • Đổ nước đầy vào bầu và xoáy nắp chặt lại.

      • Úp bầu nước nhanh tay để tránh tràn nhiều nước sang bầu phun.

      • Kiểm tra khe của bầu nước và đế cho khớp, tránh để kênh hoặc hở làm ảnh hưởng việc nước chảy từ bầu xuống.

      • Cắm phích điện và bật công tắc nguồn lên.

      • Ấn nút “On”, máy sẽ bắt đầu phun hơi và quạt cũng hoạt động.

      • Điều chỉnh nhiệt độ hơi ẩm và lượng hơi ẩm ở mức độ phù hợp.

      • Một số sản phẩm có thể điều chỉnh theo 2 mức độ hoạt động phù hợp với nhu cầu sử dụng.

      Lưu ý sử dụng:

      • Đặt máy ở nơi chắc chắn, có bề mặt phẳng, tránh xa tầm với của trẻ em.

      • Không đặt máy ở gần lò sưởi, máy sưởi ấm.

      • Không để máy nghiêng khi đang vận hành.

      • Cố định dây điện ở vị trí nhất định tránh bị kéo, bị vấp.

      • Luôn tắt nguồn điện và đổ hết nước ở trong máy tạo ẩm trước khi sửa chữa hoặc lau chùi.

      • Khi không sử dụng, tháo dây điện, đổ nước trong máy ra và bọc dây điện, cất vào nơi an toàn.

      • Tránh sử dụng máy vào giờ cao điểm.

      Ưu điểm máy tạo ẩm siêu âm:

      • Điện năng tiêu thụ ít.

      • Không tiếng ồn.

      • Giúp lọc sạch không khí trong phòng.

      • Những cặn nhỏ từ nước được giữ lại ở cuối bình chứa.

      Thời gian hoạt động của máy tạo độ ẩm tại phòng có diện tích 15 - 20 m²:

      •  Ở nấc 1, với bình 500 ml nước khoảng 9 giờ

      • Ở nấc 2, với bình 500 ml nước khoảng 6 giờ

      • Khi hết nước, máy sẽ tự động ngắt

      (Chuyên gia: Bà Nguyễn Lan Hương - Phó giám đốc Công ty Thiết bị công nghệ cao TM - Nhà phân phối độc quyền của hãng Medisana tại VN).

    • Máy điều hòa nhiệt độ: Chăm sóc đúng cách, hiệu quả bất ngờ

      Vệ sinh định kỳ:

      Tùy theo tần suất sử dụng máy, cũng như môi trường nhà bạn sạch hay nhiều bụi, có thể định ra chu kỳ làm vệ sinh khác nhau.

      (Ảnh minh họa)

      Chú ý ngắt nguồn điện của máy trước khi vệ sinh.

      1. Vệ sinh khối trong nhà:

      * Mặt ngoài:

      - Lau nhẹ bằng vải mềm và khô.

      - Tránh sử dụng nước nóng hơn 40oC hoặc chất đánh bóng lỏng.

      * Khay mặt trước:

      - Nhấc khay mặt trước lên cao hơn và kéo ra.

      - Rửa nhẹ nhàng với nước bằng một miếng bọt biển nhỏ.

      - Khi rửa không được ấn quá mạnh.

      - Có thể sử dụng nước sạch (đã qua lọc) hoặc nước xà phòng, nước rửa bát được pha loãng

      - Không làm khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

      * Lưới lọc:

      - Mở mặt trước của khối làm lạnh, tháo tấm lưới lọc bụi ra.

      - Dùng máy hút bụi hoặc dùng vòi xịt nước sạch cho trôi bụi khỏi lưới.

      - Để lưới khô ráo rồi mới lắp lại.

      * Giàn lạnh:

      - Mở mặt trước của giàn lạnh.

      - Dùng bình xịt nước áp lực, xịt nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý, xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước.

      - Sau khi xịt xong, đóng máy lại, để khô ráo mới cắm điện lại.

      * Tấm lọc không khí (phía sau lưới lọc):

      - Loại bỏ bụi bẩn bằng máy hút bụi.

      - Rửa mặt sau của tấm lọc bằng nước.

      - Nếu bị bụi bẩn nhiều, hãy rửa bằng xà phòng, hoặc chất tẩy nhẹ.

      - Để cho thật khô trước khi lắp lại.

      - Chú ý: Khi lắp vào, hãy đặt phía có ghi chữ: FRONT (mặt trước) hướng ra ngoài.

      * Tấm lọc không khí tinh (thường ở những máy điều hòa hiện đại):

      - Cách nhận biết tấm lọc không khí tinh: Nâng mặt trước của khối trong, tháo tấm lọc không khí ra, ta sẽ thấy bên trái là tấm lọc Catechin và bên phải là tấm lọc sinh học.

      - Tấm lọc sinh học:

      + Được sử dụng để loại bỏ những mùi không thích hợp và lọc không khí trong phòng.

      + Sau khi làm sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng, đặt dưới ánh nắng mặt trời khoảng 6 tiếng và lắp vào vị trí cũ.

      + Nên thực hiện 6 tháng 1 lần.

      - Tấm lọc Catechin:

      + Tấm lọc này được phủ một lớp Catechin có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn và virút.

      + Sau khi làm sạch sẽ nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng, để khô nơi thoáng gió và lắp lại vị trí cũ.

      2. Vệ sinh khối ngoài nhà (giàn nóng):

      - Dùng vòi nước hoặc máy bơm xịt nước áp lực, xịt vào các lá kim loại của giàn nóng.

      - Chú ý: Xịt nước thẳng hướng khe giữa các lá kim loại. Nếu không, có thể làm lệch các lá kim loại khiến giảm tiếp xúc với không khí.

      Kiểm tra trước và sau mỗi mùa sử dụng:

      • Luồng không khí lạnh/nóng có thổi ra không, các luồng không khí thổi vào và ra của khối trong nhà và khối ngoài nhà có bị tắc không.

      • Nếu màn hình điều khiển hiển thị thông báo pin yếu thì hãy thay pin mới. Khi không sử dụng máy, tháo hẳn pin khỏi điều khiển.

      • Khi máy điều hòa không sử dụng trong thời gian dài, hãy làm khô bộ phận của các khối trong nhà: Cho máy hoạt động 2-3 giờ ở chế độ làm lạnh, chế độ nóng, chế độ quạt máy. Sau đó, cài đặt ở nhiệt độ 30oC.

      • Tắt nguồn điện cung cấp và rút ổ cắm.

      Một số lưu ý:

      • Ngay khi lắp đặt, hãy chọn vị trí thuận lợi cho việc vệ sinh bảo dưỡng sau này.

      • Vì máy điều hòa được trang bị hệ thống tự khởi động lại, nếu không tắt máy bằng điều khiển từ xa, thì máy sẽ tự khởi động lại khi có điện vào. Trường hợp này, hãy tháo pin điều khiển.

      • Tránh không để nước vào mảng điện tử và các thiết bị điện.

      • Khi điều hoà hoạt động bình thường, kiểm tra độ lạnh, gas của máy. Nếu thiếu gas cần bổ sung theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Nếu không đủ trang thiết bị nạp ga, nên mời thợ chuyên ngành giúp đỡ.

      * Nếu máy vận hành với những tấm lọc bẩn thì:

      - Không khí trong phòng sẽ không trong lành.

      - Công suất làm lạnh giảm, tốn điện.

      - Mùi hôi sẽ bốc ra.

      * Nên thay tấm lọc 3 năm 1 lần

      * Không nên sử dụng những tấm lọc bị hỏng, hãy thay tấm lọc mới:

      - Số hiệu của tấm lọc Catechin CZ-SF70P

      - Số hiệu của tấm lọc sinh học CZ-SFD70D.

      * Hiệu quả của việc vệ sinh, bảo dưỡng đúng cách:

      - Tăng hiệu quả sử dụng,

      - Tiết kiệm điện, đảm bảo an toàn điện.

      - Tăng tuổi thọ cho máy…

       

    • Để ắc quy đèn sạc bền hơn

      1. Chọn mua:

      • Nói không với đèn đa chức năng: Hiện đèn sạc trên thị trường có nhiều mẫu mã đa dạng. Nhiều đèn có các chức năng phụ đi kèm như: Radio, nhạc báo, đèn báo thức… Nhưng đèn sạc càng nhiều thêm tính năng thì càng tiêu tốn năng lượng và tuổi thọ không cao.

      • Chọn hàng chính hãng: Chất lượng tốt và đảm bảo nhất vẫn là đèn để bàn chính hãng của Philips, Toshiba, Panasonic… giá từ 400 - 600 ngàn đồng.

      • Chọn công suất phù hợp: Đèn công suất bình 25W sẽ có thời gian chiếu sáng trung bình lên tới 5 - 7 giờ với bóng 5W. Nếu sử dụng loại bóng 18 W, thời gian chiếu sáng chỉ khoảng 2 giờ .

      (Ảnh minh họa)

      • Đèn có gắn biến áp nguồn sẽ có độ bền tốt hơn là loại dùng tụ điện.

      2. Sử dụng:

      • Sạc đèn thế nào?

      - Sau khi mua, nên dùng hết điện năng trong ắc quy, sau đó sạc đầy 3 lần đầu trong khoảng thời gian 20-24 giờ/lần.

      - Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về ắc quy và yêu cầu sạc điện.

      - Chọn đúng nguồn điện áp thích hợp của đèn.

      - Nếu thấy đèn sáng mờ, nên sạc đèn ngay vì đó là biểu hiện bình không đủ điện.

      - Với một số loại ắc quy nước, không sạc quá 48 giờ để tránh dẫn đến hiện tượng phù bình điện, chai bình.

      - Với các loại bình khô 6V- 4,2AH, đèn sạc có chức năng ngắt điện tự động khi sạc đầy bình.

      - Nếu không sử dụng, sau 2 tháng nên sạc lại 1 lần để ắc quy không bị chai.

      3. Vệ sinh, bảo quản:

      • Dùng miếng vải cotton có nhúng cồn để lau sạch bề mặt đèn.

      • Không lau đèn bằng hóa chất, chất tẩy rửa mạnh có thể gây chảy chất dẻo, nhựa.

      • Không thay thế bóng đèn và ắc quy khác chủng loại làm hỏng đèn.

      • Bảo quản đèn ở những nơi khô ráo, tránh xa nguồn lửa, nơi ẩm ướt.

      Chuyên gia tư vấn: Ths Nguyễn Minh Quang - Phòng Khoa học, Trường Cao đẳng Điện lực Tp HCM

      Xử lý hư hỏng thường gặp:

      Hiện tượng

      Nguyên nhân

      Xử lý

      Đèn không sáng

      Mất nguồn

      - Kiểm tra dây dẫn để thay hoặc nối lại nếu dây đứt.

      - Mạch điện trong đèn hỏng, cần được thợ chuyên dụng xử lý.

      Bóng đèn hỏng  

      Thay bóng đèn

      Đèn báo đang sạc không sáng

      - Đứt điện trở sạc

      - Bình ắc quy bị chai

      Thay mới

       

    • Cách bố trí đồ điện hợp phong thủy

      Hài hòa âm dương ngũ hành là một trong những mối quan tâm khi lắp đặt đường điện trong nhà.

      Chọn đèn:

      Trong căn nhà, yếu tố ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng. Điều chỉnh ánh sáng hợp lý sẽ giúp cho âm dương hòa hợp. Ngoài ánh sáng tự nhiên (còn gọi là ánh sáng trời), hệ thống đèn chiếu sáng giúp gia chủ điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn.

      • Phòng sơn màu lạnh (thuộc âm), nên bố trí hệ thống đèn có ánh sáng màu hồng, cam (thuộc dương) để trung hòa.

      • Phòng sơn màu nóng, nên bố trí hệ thống đèn có ánh sáng màu êm dịu.

      • Phòng ngủ (tính âm), tĩnh lặng nên cần hơi ấm dịu, không chói lóa.

      • Phòng khách (trang trọng và đông người), nên dùng đèn chùm ánh sáng vàng (thuộc Thổ, trung hòa).

      • Phòng ăn nên sáng vừa phải, dùng đèn sáng ấm.

      • Chỗ làm việc hay sinh hoạt (tính dương, động) cần ánh sáng tập trung và trực tiếp lên bàn làm việc.

      Vị trí phù hợp cho một số đồ điện thông dụng trong nhà:

      -  Đèn bàn: Đặt tại hướng nam (cung Danh vọng).

      -  Máy tính: Nên đặt bên phải bàn làm việc, hướng tây (thuộc cung Tử tức) hoặc hướng Tây Bắc (cung Quý nhân).

      -  Tủ lạnh: Nên đặt ở hướng lành (Bắc, Đông Nam). Vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24/24h, nếu đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ và kích động nó gây rối.

      Không nên để đèn sáng ở đầu giường

      -  Tivi: Có thể đặt trong phòng khách (thuộc Thổ), phòng làm việc (thuộc Kim). Nên đặt ở phương vị tốt như Thanh Long (phía bên trái cửa phòng khách nhìn ra), tránh phương vị xấu như Bạch Hổ (phía bên phải cửa phòng khách).

      Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp không tiện đặt đồ điện ở phương Thanh Long mà phải bố trí trên phương Bạch Hổ, thì để hóa giải, phía bờ tường phương Thanh Long nên treo một tấm gương. Như vậy hình tượng phương Bạch Hổ sẽ bị phương Thanh Long hút.

      Những điều nên tránh:

      • Không nên để đèn sáng ở đầu giường vì nguồn sáng đó gọi là “Hung quang”.

      • Không nên đặt tivi, máy nghe nhạc, máy tính trong phòng ngủ vì chúng tạo ra nhiều dương khí, không thích hợp cho một nơi nghỉ ngơi và một giấc ngủ an lành. Nếu để thì nên cách xa giường ngủ. Đại kỵ nhất là đặt tivi ngay đầu giường hoặc chân giường. Nếu muốn sử dụng thì phải đặt theo đường chéo so với giường nằm.

      • Hệ thống điện vốn thuộc hành Hỏa, nên phải tách biệt với hệ thống nước và những khu vực dùng nước (vì Thủy khắc Hỏa).

    • Chọn máy siêu âm cho phòng khám

      Theo chức năng của phòng khám

      - Phòng khám chuyên sâu (chuyên tim – mạch, thai sản…): Chọn các máy siêu âm màu công nghệ cao 3D, 4D.

      - Phòng khám đa khoa thông thường (thăm khám tổng quát như ổ bụng, tuyến giáp…): Chọn máy siêu âm đen trắng hoặc màu 2D.

      (Ảnh minh Họa)

       Dựa vào nguồn gốc, xuất xứ 

      - Nên mua máy siêu âm được sản xuất tại các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến: Mỹ, Đức, Nhật…

      - Nên chọn máy của các thương hiệu nổi tiếng và uy tín, dịch vụ hậu mãi tốt: GE (Mỹ), Siemens (Đức), Toshiba, Aloka (Nhật Bản)…

      - Sản phẩm máy siêu âm phải có chứng nhận đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn y tế của nước sản xuất.

       Chọn máy siêu âm theo chủng loại

      - Máy siêu âm bàn đẩy: Thông dụng, phổ biến trong các bệnh viện và phòng khám.

      - Máy siêu âm xách tay: Dễ dàng di động và tiện lợi, đặc biệt là trong thăm khám bệnh nhân bất động và cấp cứu.

      - Máy siêu âm cầm tay: Nhỏ gọn, dễ di động, tiện dụng với các tình huống đặc biệt như cấp cứu bệnh nhân trên máy bay, các vận động viên leo núi, binh lính trên chiến trường hoặc trong các địa hình phức tạp khác.

       Chọn công năng của máy siêu âm

      - Máy siêu âm chuyên biệt dành cho các phòng khám chuyên sâu, như máy siêu âm chuyên tim…

      - Máy siêu âm đa dụng, có nhiều đầu dò, cho phép thăm khám linh hoạt, nhiều chức năng, rất phù hợp với phòng khám tổng quát.

    • Thận trọng mua hàng điện tử qua mạng

      (Ảnh minh họa)

      • Chọn giao dịch ở các website bán hàng có thương hiệu, uy tín.

      • Tìm hiểu kỹ thông tin về website: Địa chỉ, thông tin liên lạc và tham khảo về uy tín của trang web đó qua độ Rank, Top trên Google.

      • Tìm hiểu kỹ về thông tin người bán nếu giao dịch trên các trang web rao vặt.

      • Xem kỹ thông tin giá cả, bảo hành, hậu mãi, phí vận chuyển của sản phẩm.

      • Tham khảo giá bán của sản phẩm cần mua tại các cửa hàng, topic khác nhau qua mạng.

      • Tránh xa dạng đối tượng giao dịch đã có phản hồi tiêu cực trên diễn đàn.

    • Sôi động hàng điện tử… rởm

      Dở khóc, dở cười

      Cuối năm 2010, nhân chuyến công tác tại Lạng Sơn, chị Nguyễn Thu Hà – phóng viên Tạp chí Cha mẹ trẻ tranh thủ đến chợ Tân Thanh mua một số đồ gia dụng, trong đó có máy sấy tóc với giá… 50.000 đồng. Chị chia sẻ: “Giá rẻ quá cũng hơi lo, nhưng nhìn máy đẹp, lại nhỏ gọn nên tôi vẫn quyết định mua. Kết quả vừa cắm điện, máy đã bị chập cháy, méo nhựa”.

      Anh Nguyễn Hoàng Điệp - Trung tâm VAS, Công ty Viễn thông Quân đội Viettel lần đầu tiên đi chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn) cũng chọn mua một chiếc điện thoại iphone "Tàu" với giá 5 triệu đồng. Anh cho hay: “Khi kiểm tra sản phẩm, các tính năng đều chạy ổn định. Tuy nhiên, về nhà dùng chưa được 3 ngày thì máy mất sóng, lướt web chậm, cảm ứng kém”. Anh Điệp đã liên lạc với chủ cửa hàng, nhưng nếu muốn bảo hành, anh phải gửi máy theo xe lên Lạng Sơn và chịu mọi chi phí vận chuyển. “Tốn các khoản chi phí mà cũng không chắc chắn sau khi bảo hành có được máy tốt, thôi đành chấp nhận tiền mất tật mang”, anh lắc đầu.

      Không chỉ riêng Lạng Sơn, các mặt hàng điện tử với giá rẻ giật mình cũng được bày bán la liệt tại Chợ Trời (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Một nhân viên bán hàng tiết lộ: “Hàng điện tử ở đây 80-100% là hàng Trung Quốc, giá thành cực kỳ rẻ, hình thức bắt mắt, nhưng đều là hàng rởm, kém chất lượng”. Hoàng Tuấn – sinh viên K50 ĐH Bách Khoa Hà Nội mua 2 cái USB loại 8G với giá 130.000 đồng. “Hí hửng vì mua được đồ rẻ lại có dung lượng lớn, nhưng khi về nhà thì ôi thôi, mỗi cái USB chỉ chứa được mấy MB thôi”, Tuấn buồn rầu.

      Thực hư hàng rởm

      Lý giải về hàng điện tử rởm trên thị trường hiện nay, anh Nguyễn Kỳ Khôi – Công ty máy tính FPT cho biết: "Hàng nhái, hàng kém chất lượng thường có giá cả thấp hơn nhưng mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, phong phú hơn. Đơn cử như với điện thoại iphone chính hãng thường có giá từ 13 – 15 triệu đồng. Tuy nhiên, với điện thoại iphone rởm mức giá dao động từ 3 – 7 triệu đồng. Nếu không tinh ý, chỉ nhìn vào giá rẻ, mẫu mã đẹp, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng “móc” hầu bao cho những sản phẩm đó”.

      Hiện nay, hàng điện tử (điện thoại, USB, máy nghe nhạc…) và đồ gia dụng (nồi cơm điện, bàn là, bếp điện, máy sấy tóc….) là những sản phẩm được làm rởm nhiều nhất. Chia sẻ kinh nghiệm mua hàng thật – rởm, anh Nguyễn Bá Diễn chủ cửa hàng gia dụng trên phố Trương Định, cho hay: “Tốt nhất người tiêu dùng nên chọn mua những sản phẩm chính hãng, có tên tuổi. Mặc dù về giá cả có thể đắt hơn, nhưng yên tâm về chất lượng sản phẩm”.

      Anh Nguyễn Minh Quang, quản lý quầy hàng máy tính, điện tử - Công ty Máy tính Trần Anh: “Hàng Trung Quốc thường được chia thành loại 1 và loại 2. Loại 1 là hàng chất lượng tốt, còn loại 2 thì giá mềm hơn và chất lượng kém hơn. Đó là những sản phẩm, thiết bị bị lỗi trong quá trình gia công sản xuất. Thay vì tiêu hủy, các sản phẩm, thiết bị này sẽ được tuồn ra ngoài và bán tràn lan. Do đó, người tiêu dùng sẽ rất khó trong việc phân biệt hàng thật, hàng rởm”.

      Một số cách nhận diện hàng điện tử rởm:

      - Giá bán rẻ hơn hẳn so với hàng thật.

      - Tên sản phẩm và kiểu chữ gần giống tên hiệu của hàng thật: Nckia, Nokig (Nokia), ciphone (iphone).

      - Màu sắc lòe loẹt, chữ trên sản phẩm nhòe, mờ.

      - Tem rởm thường mờ, không sắc nét, không rõ chữ.

      - Kích thước thường nhỏ hơn; chất liệu thô ráp… hơn hàng thật.

      Một số mặt hàng điện tử rởm được bày bán nhiều nhất:

      - Điện thoại

      - USB

      - Máy nghe nhạc (MP3, MP4…)

      - Đầu kỹ thuật số

      - Máy sấy tóc, nồi cơm điện, bàn là, bếp điện…

       

    • Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

      • Không dùng đồ đựng thức ăn bằng kim loại hoặc có viền bằng kim loại.

      (Ảnh minh họa)

      • Dùng đồ đựng thức ăn là sản phẩm thủy tinh chịu nhiệt.

      • Chỉ gói thực phẩm bằng giấy bạc khi dùng chức năng nướng của lò vi ba.

      • Luôn luôn dùng đồ đựng lớn để đồ ăn không bị  tràn ra ngoài.

      • Không bật lò vi sóng trong phòng đang bật điều hoà nhiệt độ.

      • Không được để các vật có từ tính bên cạnh lò vi sóng.

      • Nên phủ đồ nấu với miếng khăn giấy áp hoặc miếng plastic mỏng để giữ hơi ẩm cho đồ ăn.

      • Không nấu khi cửa lò không đóng kín.

      • Luôn luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò. Khi đồ ăn quá khô, có thể để một cốc  nước trong lò.

      • Khi nấu đồ ăn có vỏ hoặc màng mỏng trong lò vi sóng, cần phải xăm lỗ để tránh hiện tượng phát nổ.

      • Thực phẩm khi rã đông bằng lò vi sóng thì nên nấu ngay. Sau khi rã đông bằng lò vi sóng, không đưa lại tủ lạnh bảo quản.

      Cách chọn mua lò vi sóng:

      • Trên thị trường có các loại lò vi sóng là 17 lít, 20 lít, 23 lít và 28 lít; công suất từ 600 - 1.200 W. Nếu gia đình có khoảng 4-5 người thì chọn loại lò từ 20-23 lít là vừa.

      • Chọn mua lò vi sóng cần quan tâm đến các nút điều kiển và khóa an toàn.

    • Sử dụng và bảo quản Pin Laptop

      Sử dụng lần đầu:

      -  Xạc đầy pin. Có thể xạc khi máy tính tắt hoặc đang chạy.

      (Ảnh minh họa)

      -  Khi pin xạc đầy, dùng đến mức giới hạn của laptop mặc định (còn 3%),

      -  Không được dùng đến 0% vì pin sẽ mất 20% dung lượng và không phục hồi lại được.

      Bảo quản pin khi không dùng:

      - Xạc pin khoảng 40% rồi cho vào bao lilon để nơi khô ráo.

      - Pin không sử dụng, vẫn bị mất dần điện nên một thời gian sau, phải đem ra xạc, tránh để pin về 0%, dễ hỏng pin.

      Quá trình sử dụng:

      - Ngắt điện khi xạc pin đầy.

      Pin Laptop phổ biến hiện nay (Pin Li-ion) có thể dùng được 500 - 600 lần.

       

    • Để máy giặt của bạn bền hơn

      • Dàn đều đồ giặt, tránh để lệch về một góc.

      (Ảnh minh họa)

      • Không giặt quá trọng lượng cho phép.

      • Không bỏ quên các đồ vật bằng kim loại trong đồ giặt

      (như kẹp tóc, gim cài, tiền xu...).

      • Tránh để bảng điều khiển ngấm nước.

      • Không sử dụng máy giặt liên tục.

      • Dừng vận hành khi máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ để kiểm tra.

      • Kê máy thật vững chắc ở nơi khô thoáng.

      • Thường xuyên làm vệ sinh máy giặt.

    • Mẹo tiết kiệm điện máy hút bụi

      Ảnh minh họa- Trước mỗi lần sử dụng máy, bạn phải kiểm tra và đảm bảo túi lọc đã được giũ sạch. Nếu túi đầy bụi, bụi sẽ lấp mất đường gió, giảm lực hút, khiến máy phải hoạt động nhiều hơn và tiêu tốn nhiều điện năng hơn

      - Kiểm tra đường gió, miệng hút, ống mềm và lỗ đưa gió, không được để vật cản lấp những bộ phận này.

      - Tuyệt đối tránh hút những vật có thể tích quá to so với máy.

      - Nên thường xuyên kiểm tra trục và ổ trục của động cơ, xem độ bôi trơn và mức độ bị mài mòn của bàn chải điện. Nếu bôi trơn kém hay bàn chải bị mài mòn nhiều thì sức hút của máy sẽ giảm.

      - Không nên dùng máy hút bụi ở những chỗ ẩm ướt, vì hơi nước và độ ẩm sẽ làm giảm độ cách điện của động cơ, làm rò điện, gây nguy hiểm cho người sử dụng

    • Dùng tai nghe có bị điếc?

      • Dùng tai nghe vừa khít với tai.

      • Với điện thoại, nên dùng loại headphone này nằm gọn trong lỗ tai hoặc tai nghe bluetooth.

      • Với máy tính và các thiết bị khác, nên dùng loại headphone úp tai.

      • Mở âm lượng ở mức vừa phải, điều chỉnh âm ở mức không quá 65% so với mức cao nhất.

      • Không nghe liên tục quá 1 tiếng đồng hồ nếu nghe nhạc loại mạnh như rock, rap...

      • Không nghe nhạc trong môi trường ồn ào, nhiều tạp âm.

      • Không nghe liên tục quá 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

      • Không đeo tai nghe khi đi ngủ.

      Không nên sử dụng tai nghe nếu:

      - Không thoải mái hoặc bị đau tai.

      - Có bệnh về tai ngoài, tai giữa, viêm tai…

    • Đèn ngủ có hại cho sức khỏe không?

      Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tắt đèn ngủ giúp cho trí óc con người được nghỉ ngơi tốt hơn, bởi dù ngủ, nhưng mắt ta vẫn cảm nhận được ánh sáng của bóng đèn. Tuy nhiên, do công suất của đèn ngủ rất nhỏ (khoảng 3 đến 15 W) nên cũng không đủ gây tác động tiêu cực đến con người. Tùy theo thói quen mà mỗi người có thể thích nghi được với các cường độ sáng khác nhau. Thậm chí, ở góc độ nào đó, đèn ngủ giúp cho không gian phòng ngủ có cảm giác ấm áp hơn, giúp ta có giấc ngủ sâu hơn. Đặc biệt, đèn ngủ rất cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt vào ban đêm của bệnh nhân, người cao tuổi và các bà mẹ có con nhỏ. Đèn ngủ giúp bố mẹ có thể quan sát được giấc ngủ của bé, có đủ ánh sáng để chăm sóc bé tốt hơn.

      Chọn đèn ngủ thế nào?

      - Bóng đèn công suất nhỏ (không vượt quá 15 W), có thể chọn loại bóng đèn Led dùng nguồn điện 1 chiều điện áp thấp.

      - Không dùng bóng có màu đỏ.

      - Đèn có chao giúp không gây chói mắt.

      - Cần đèn tráng bọc nhựa để cách điện tốt hơn

      - Có công tắc kiểu chiết áp để điều chỉnh độ sáng.

      - Dây dẫn điện chắc chắn, cách điện tốt.

      Sử dụng đèn ngủ ra sao?

      - Đặt đèn ở vị trí cố định, chắc chắn.

      - Dây điện của đèn ngủ không gây vướng.

      - Hạn chế dịch chuyển đèn dễ gây ra hỏng bóng đèn, gây chập điện.

      - Cắm phích đèn ngủ cẩn thận, đảm bảo phích được cắm chặt vào ổ điện.

      - Không cầm dây điện giật mạnh khi muốn rút điện.

    • Sử dụng điều hòa thế nào để có giấc ngủ ngon?

      Việc sử dụng điều hòa không đúng cách có thể khiến cho trẻ nhỏ, thậm chí cả người lớn dễ  mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng… Nằm quá lâu (trên 3 tiếng) trong phòng điều hoà cũng khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào vùng hầu họng, gây ra bệnh hô hấp. Đặc biệt, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy…

      Dùng điều hòa ban đêm thế nào? 

       • Đuổi không khí tù đọng: Trước khi đi ngủ hoặc mỗi ngày, ít nhất phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài.

      • Để điều hòa ở nhiệt độ 27 - 28°C: Khi ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt, dẫn đến tiêu chảy. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 - 8°C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể.

      • Không cho điều hoà xối thẳng vào chỗ nằm: Tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu vì như vậy dễ bị ngạt mũi, khó thở khiến dễ mắc các bệnh về hô hấp.

      • Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da khô nên khi sử dụng, cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi.

      • Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng: Chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ 1-2 tuần/lần, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh.

      Lưu ý đặc biệt với trẻ nhỏ:

      • Mặc cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.

      • Nên lau khô mồ hôi cho trẻ, có thể để trẻ ngồi quạt ở phòng không điều hòa cho hết nóng rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa.

      • Đặt điều hòa ở nhiệt độ 27 - 28°C, vừa đảm bảo an toàn sức khoẻ vừa tiết kiệm điện.

      • Bật điều hòa khoảng 2 tiếng, nên tắt điều hòa, để bớt lạnh mới bật lại.

      • Khi ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh.

       

    • Để sử dụng đèn LED hiệu quả, an toàn hơn

      Xuất hiện nhiều tại những nơi công cộng như vườn hoa, công viên, khu vui chơi giải trí, đến nay, đèn LED cũng được khá nhiều khách sạn, nhà hàng, quán karaoke, người tiêu dùng lựa chọn thay thế cho những loại đèn khác. Thế nhưng, sau sự cố chập cháy điện tại quán karaoke trên phố Nguyễn Khuyến (HN) vào thời điểm cuối tháng 5/2011 vừa qua, mà theo nhận định ban đầu, nguyên nhân có thể là do chập điện tại hệ thống đèn LED được lắp đặt phía bên ngoài của quán, vấn đề an toàn sử dụng đèn LED thực sự được người tiêu dùng quan tâm.

      Theo anh Lê Quốc Thuận, chuyên gia chiếu sáng Công ty Philips Lighting Việt Nam, đèn LED cũng như tất cả các sản phẩm chiếu sáng có sử dụng điện, để đảm bảo an toàn, cũng phải được sản xuất, lắp đặt và vận hành theo các tiêu chuẩn an toàn của quốc gia và quốc tế. Điều quan trọng là phải xác định sản phẩm có đảm bảo các yêu cầu về an toàn khi đưa vào sử dụng hay không. Ngoài ra, cũng phải tìm hiểu thêm, liệu công tác lắp đặt và vận hành có tuân thủ các quy tắc an toàn điện nói chung hay không?

      Trao đổi với PV Thế giới điện, đại diện của Công ty CP Năng lượng mặt trời Ánh Minh cho biết, đèn LED an toàn hơn các loại đèn khác khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt, môi trường dễ bắt lửa vì sử dụng điện 1 chiều với bộ nguồn ngoài, có điện thế thấp. Nếu như bóng đèn thường chỉ phát sáng ở hiệu điện thế 110-220 V, thì bóng LED trắng có thể hoạt động ở mức 12 V.

      Đèn LED ngày nay đang ngày càng phổ biến và việc tìm mua một sản phẩm đèn LED trên thị trường đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ khác nhau, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu được các thông số, cũng như tính năng của sản phẩm. Rất nhiều sản phẩm ghi thông số rất chung chung và chưa chính xác. Điều này đã gây không ít khó khăn cho người sử dụng khi chọn mua sản phẩm.

      Ưu điểm của đèn LED trong chiếu sáng

      • Có hiệu suất phát quang lớn (80 Lumen/W). (Đèn compact: 40-60 Lumen/W).

      • Tuổi thọ cao 50.000 – 100.000 giờ (bóng đèn sợi đốt 1.000 giờ, bóng compact 8.000 giờ).

      • Sử dụng công suất thấp hơn nhiều so với đèn khác mà vẫn có nguồn sáng tương đương.

      • Một bóng LED có công suất 5W cho ánh sáng tương đương một bóng sợi đốt 20W.

      • Lượng nhiệt mà đèn LED tỏa ra hầu như không đáng kể.

      Lưu ý trong khi lắp đặt

      • Không lắp đèn LED ở những chỗ diện tích quá nhỏ, bí (khi đó bảng mạch điện tử sẽ không có chỗ toả nhiệt, gây nóng, giảm tuổi thọ của đèn, gây cháy nổ).

      • Không đấu nối với nguồn điện 220V cho đèn LED (chỉ đấu nối những bộ có nguồn thích hợp).

      • Sử dụng bộ đổi nguồn thích hợp (điện 1 chiều, nguồn điện phải đủ 12V).

    • Sử dụng máy massage chân: Xua tan đau nhức, nhưng vẫn an toàn

      Tai nạn do bất cẩn

      Đã có những trường hợp bị bỏng điện khi dùng máy massage chân bằng bọt khí. Bà  N.T.M. (Hà Nội) được đưa vào Viện Quân y 103 trong tình trạng mê man, các đầu ngón tay bị co rút và bắp chân bỏng nặng do bị điện giật khi đang dùng máy massage chân bằng bọt khí. Sợi dây điện nối với nguồn vốn rất mỏng manh đã bị chảy, đứt và rơi xuống chậu nước mà bà M. đang ngâm chân. Các bác sĩ đã phải tháo khớp một số đầu ngón tay và lóc bỏ phần thịt bị cháy, lấy da của phần trên để đắp lại cho chân. Sau một tháng điều trị, sức khỏe của bà M. mới tạm ổn định.

      Dùng thế nào cho an toàn?

      Máy massage chân bằng bọt khí được cấu tạo giống như chậu ngâm chân, có thể massage khô hay dùng nước (nước thường hoặc pha thuốc ngâm chân). Trong trường hợp dùng nước, khi máy hoạt động, nước ngâm chân sẽ ấm lên, máy rung và tạo ra các bọt khí kích thích lòng bàn chân. Theo các chuyên gia, trong quá trình sử dụng và bảo quản máy massage chân, người sử dụng cần tuyệt đối tuân thủ những hướng dẫn của nhà sản xuất, thường xuyên kiểm tra dây dẫn điện, tránh trường hợp bị điện giật, bỏng điện nguy hiểm đến tính mạng.

      Lưu ý gì khi chọn mua?

      • Kiểm tra hạn sử dụng của nhà sản xuất.

      • Yêu cầu nhân viên kỹ thuật mở bên trong máy kiểm tra thiết bị bảo vệ an toàn điện xem có hoạt động không (thiết bị này có tác dụng tránh rò điện khi máy hoạt động). 

      Sử dụng thế nào?

      • Đặt máy cân bằng theo phương nằm ngang.

      • Đổ nước vào máy không quá mức nước cao nhất đã được đánh dấu.

      • Đổ nước ra từ mặt sau của máy.

      • Đổ nước ấm (khoảng 38 độ C) trực tiếp vào máy nếu muốn sử dụng nước nóng ngay.

      • Cắm đúng điện nguồn (ghi trên vỏ máy).

      • Thay thế những dây điện có dấu hiệu không an toàn (như tróc, xước).

      • Tắt máy và rút nguồn điện của máy sau khi sử dụng.

      • Dừng ngay máy nếu thấy trong người có hiện tượng bất thường.

      • Chỉ sử dụng máy trước hoặc sau bữa ăn tối thiểu 30 phút.

      • Chỉ sử dụng máy trong khoảng thời gian 20-25 phút/lần, không quá 1 lần/ngày. Sử dụng máy quá nhiều có thể gây mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.

      • Trẻ em và người tàn tật sử dụng máy phải có sự giám sát của người lớn.

      Cần tránh điều gì?

      • Để những vật nặng đè, đứng lên máy.

      • Dùng dây nguồn điện để lôi, kéo máy.

      • Để máy gần những nơi có nguồn nhiệt nóng, gần xăng, dầu dễ sinh cháy nổ

      • Vệ sinh máy bằng cách nhúng cả máy vào nước

      • Sử dụng máy ở những nơi ẩm ướt, dễ cháy nổ.

      • Đổ nước có nhiệt độ trên 50◦C vào khoang chứa.

      • Đổ nước vào máy trong khi sử dụng.

      • Lật ngược máy lên khi đổ nước hoặc khi đang sử dụng.

      • Hòa thêm các axit hay dung dịch nguy hại khác vào nước khi sử dụng

      • Ngủ hoặc ngủ gật khi đang sử dụng. 

      Vệ sinh máy thế nào?

      - Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng

      - Rút nguồn điện.

      - Đổ nước bẩn ra đúng cách.

      - Dùng khăn vải ẩm, mềm, sạch để vệ sinh sạch các bộ phận bị nhúng trong nước đặc biệt là các lỗ tạo bọt khí.

      - Bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.

      Người nào không được dùng máy massage chân?

      • Bệnh nhân tiểu đường.

      • Người bị viêm tĩnh mạch.

      • Người có bàn chân phù nề.

      • Người bị gãy xương bàn chân.

      • Người có tiền sử bệnh tim mạch,

      • Người có bệnh về máu.

      • Phụ nữ có thai.

    • Máy sấy quần áo: Lưu ý khi sử dụng

      Lưu ý khi sử dụng

      - Không cho cao su hay nhựa dẻo vào sấy, dễ gây cháy.

      - Không cho quần áo dính dầu mỡ vào sấy, vì có thể tạo phản ứng hóa học gây cháy.

      - Không vận hành máy khi chưa lắp bộ lọc xơ vải.

      - Không vận hành máy khi chưa đủ lượng quần áo cho một lần sấy để tiết kiệm điện.

      - Không đổ nước vào máy khi đang sấy quần áo.

      - Không đặt máy trong phòng tắm, hay nơi gần nguồn nước, nơi dễ bắt cháy,  nơi có nhiệt độ cao.

      - Không dùng nguồn điện áp bất ổn định; ngắt nguồn điện khi không sử dụng.

      - Cài đặt nhiệt độ sấy phù hợp:

        + Nhiệt độ cao cho vải cotton.

        + Nhiệt độ thấp cho sợi tổng hợp.

        + Nhiệt độ trung bình cho vải mỏng.

        + Sấy không cấp nhiệt cho vải bằng lông mềm, lông tơ.

      • Nếu máy sấy bị hư hỏng hoặc hoạt động không bình thường, cần báo ngay cho trung tâm bảo hành hoặc mời thợ có chuyên môn đến kiểm tra, sửa chữa. Tuyệt đối không tự tháo máy ra sửa chữa.

      Vệ sinh

      - Dùng giẻ sạch, ẩm để lau kỹ, không được dùng nước để rửa. Đặc biệt, phải thường xuyên lau sạch phía trong máy và phía nối ống thải.

      - Vệ sinh bộ lọc xơ vải trước khi cho quần áo vào máy.

      • - Vệ sinh đầu phích cắm để đảm bảo độ dẫn điện tốt, không gây đánh lửa vì bụi bẩn.
    • Vài lưu ý khi dùng máy giặt: đơn giản để tiết kiệm điện, nước

      Máy giặt lồng ngang thường tiêu tốn nhiều điện và nước. Hãy chú ý những điều sau khi sử dụng:

      • Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt.

      • Phân loại quần áo để giặt theo mức độ bẩn để chọn chương trình giặt phù hợp như: Chương trình giặt thông thường, chương trình giặt ngắn,  chương trình không có quá trình giũ qua.

      • Nếu quần áo có bùn đất bám vào, hãy ngâm trước ít nhất 20 phút và giũ qua 1 – 2 lần trước khi cho vào máy giặt để giặt nhanh sạch hơn cũng như tránh bùn đất két trong máy giặt.

      • Nên để nhiệt độ nước ở mức thấp nhất.

      • Chỉ dùng chế độ giặt nước nóng khi thật cần thiết

      • Dùng bột giặt ít bọt chất lượng cao dành riêng cho máy giặt lồng ngang. Loại này có năng lực tẩy sạch rất mạnh, xả nhanh và tiết kiệm được ½ lượng nước.

       

    • Vệ sinh dàn âm thanh thế nào?

       

      Thiết bị

       

      Bộ phận

       

      Nên

       

      Không nên/chú ý

       

      Âm ly

       

      Lau bằng khăn ẩm mềm, hơi ướt.

      Nếu âm ly để lâu ngày không dùng, xoay các nút chỉnh âm một vài lần để làm giảm oxy hóa bề mặt tiếp xúc bên trong.

      Tháo rời âm ly để lau chùi bên trong.

      Xịt chất tẩy (hóa chất) vào các nút điều chỉnh

      Loa

       

      Loa

       

      - Lau chùi màng ngoài (màng vải) của loa bằng khăn ẩm mềm

      - Kiểm tra đường tín hiệu vào, ra của loa.

      - Dùng hóa chất khi lau chùi.

       

      Cọc loa

       

      Thường xuyên kiểm tra vệ sinh các cọc loa, đầu giắc cắm để tăng độ tiếp xúc và giảm suy hao tín hiệu.

      Dùng vật sắc cà nhẹ vào cọc loa hoặc thay các cọc loa nếu điểm tiếp xúc không được tốt.

      Không nên dùng những cọc loa đã bị rỉ sét nhiều, quá mòn hoặc nhờn ren làm giảm độ tiếp xúc.

       

      Màng chắn loa

       

      Mở màng chắn loa, dùng chổi lông mềm quét nhẹ hoặc dùng máy hút bụi cầm tay có công suất nhỏ để hút bụi

       

      Dùng cồn, chất lỏng khác hoặc khăn ướt, gây ẩm ướt màng loa.

      Ấn mạnh vào phần màng loa và điểm lồi kim loại ở giữa màng loa. Điểm kim loại bị lõm vào sẽ làm ảnh hưởng đến âm thanh của loa.

      Dây loa

       

      - Làm sạch các đầu dây.

      - Nếu dùng loa có hai cầu trở lên, nên tháo rời và vệ sinh những thanh kim loại bắt cầu, sau đó nối dây lại như cũ.

      Dùng hóa chất để làm sạch

       

      Đầu kỹ thuật số

       

      Lau chùi bên ngoài bằng khăn mềm ẩm.

      Kiểm tra các đầu tín hiệu nối với dây RCA.

      - Tháo rời các bộ phận.

      - Dùng khăn ướt lau mặt phím.

       

      Các dây dẫn kết nối, dây điện nguồn

       

      Dùng khăn mềm lau sạch.

      Đối với dây RCA cao cấp, đầu kim (pin) thường xẻ rãnh và xung quanh giắc cũng được xẻ rãnh, nên cắm đầu dây và xoay vài vòng quanh giắc nối RCA nhằm loại bớt lớp oxy hóa ở phần tiếp xúc của đầu dây và cổng kết nối.

      Dùng hóa chất để làm sạch.

       

       

    • Bạn mua LCD để xem truyền hình?

      Trong trường hợp này mua LCD không hiệu quả.

      Bạn muốn xem được HD ?

      TV LCD HD phải có khả năng phát được hình ảnh ở độ phân giải

      720p trở lên đến 1080i/p.

      720p :1280 x 720 pixel

      1080i/p :1920 x 1080 pixel

      Chú ý phân biệt các thuật ngữ mang đầy tính quảng cáo như “near-HD”, “up-coverting HD”, “upscale HD” mà các nhà sản xuất đưa ra để đánh lừa người tiêu dùng trong bài “câu chuyện HD” trước.

      Ngoài ra để xem HD thì có Tivi LCD không chưa đủ, phải có nguồn HD và đầu phát HD nữa.

      Thông số nào của TV LCD cần quan tâm?

      1/Màn hình LCD gồm hàng triệu tinh thể lỏng nằm giữa 2 lớp kính trong suốt. Khi có tín hiệu hình ảnh, dòng điện chạy qua các tinh thể. Tuỳ theo tín hiệu hình ảnh mà tinh thể cho phép ánh sáng đi qua hay không. Mỗi điểm ảnh được cấu tạo bởi 3 transistor, tương ứng với 3 màu cơ bản. Những điểm ảnh có transistor bị hư gọi là “dead pixel” nghĩa là điểm ảnh chết. Tùy theo số lượng điểm chết trên màn hình mà người ta chia chất lượng màn hình thành các lọai sau:

      -Lọai A: dead pixel <= 2

      -Lọai B: 2< dead pixel <6

      -Loại C: dead pixel > lọai B có transistor bị hư trong vùng trung tâm.

      Chất lượng màn hình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá bán LCD cùng mẫu mã, thuơng hiệu.

      2/ Độ tương phản: đo sự khác biệt của một màn hình với 2 gam màu trắng và đen. Độ tương phản càng cao cho hình ảnh cảng chân thật, mượt mà và không xảy ra hiện tượng loan màu khi hình ảnh chuyển động nhanh từ tông màu sáng sang tông màu tối.

      Tuy nhiên do cách đo đạt khác nhau nên thông số độ tương phản cũng không hòan tòan chính xác. Được chia làm 2 lọai: tương phản động và tương phãn tĩnh như đã giải thích ở bài “Sự thật về thông số độ tương phản TV LCD”

      3/Độ trễ của hình ảnh: thời gian đáp ứng sự thay đổi của một hình ảnh. Độ trễ càng nhỏ hình ảnh chuyển động càng mượt mà

      LCD : 5 – 15 ms

      Đặc biệt thấy rõ khi hiển thị các cảnh phim hành động, thể thao và đặc biệt là các hình ảnh chuyển động nhanh như chớp.

      4/ Các cổng kết nối của TVLCD:

      Composite RCA: hay còn được gọi là đầu bông sen cung cấp tín hiệu hình ảnh analog kết nối với đầu đĩa VCD, DVD chất lượng thấp.

      S-Video: với chất lượng tốt hơn so với composite RCA hỗ trợ độ phân giải 480i và 576i từ đầu đĩa các loại và PC. Loại giao tiếp này tồn tại trên các đầu đĩa VCD và DVD cùng với các card đồ họa trên PC.

      Component (Y/Pb/Pr): với 3 đầu cắm được mã màu xanh lá/xanh dương/đỏ cho hình ảnh ít bị nhiễu chất lượng hình ảnh tương đương những loại giao tiếp Digital và hỗ trợ độ phân giải cao HD (720p/1080i/p).

      HDMI: truyền được vừa tín hiệu hình ảnh vừa tín hiệu âm thanh cùng một lúc giao tiếp PC và hầu hết các đầu đĩa thế hệ mới trên thị trường đặc biệt là các đầu đĩa hỗ trợ HD DVD hoặc Blu-ray DVD. Hình ảnh chất lượng độ nét cao, âm thanh cực tốt.

      VGA (Analog) và DVI (Digital): kết nối TV LCD với PC . Chuẩn giao tiếp DVI cho chất lượng hình ảnh tốt hơn và hiện đang dần thay thế giao tiếp VGA trên các card đồ họa thế hệ mới.

      Ngòai ra, một số hãng còn thiết kết TVLCD đời mới với các tính năng tiện dụng như: trang bị đầu đọc thẻ nhớ, ổ cứng bên trong cho phép bạn xem ngay các hình ảnh hoặc phim từ máy quay phim hoặc máy chụp hình hay thu lại các chương trình truyền hình.

      .

    • Có những cách nào có thể tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong mùa hè trong gia đình?


      Tiết kiệm năng lượng trong mùa hè xoay quanhviệc tính toán sử dụng hiệu quả điều hòa nhiệt độ, kích thước phòng cần làm lạnh, các loại thiêt bị điện được sử dụng, bảo trì và hiệu qủa của những thiêt bị này. 

      1.  Sử dụng máy lạnh có công suất phù hợp. 
       
      Máy điều hòa cơ bản có các loại công suât tương ứng với các diện tích như sau:

      •         Công suất lạnh 9.000 BTU cho phòng lớn nhất 15m2

      •         Công suất lạnh 12.000 BTU cho phòng lớn nhất 25m2

      •         Công suất lạnh 18.000 BTU cho phòng lớn nhất 30m2

      Trước khi đi mua điều hòa bạn lên đo chính xác diện tích phòng của mình để chọn máy điều hòa có công suất phù hợp. Trong trường hợp phòng bạn trực tiếp bị nắng chiếu vào, cửa không được kín, tường mỏng (tường 10cm), trần nhà cao thì bạn có thể nâng công suất lạnh lên để bù vào phần nhiệt bị thất thoát.

      Ngoài việc lựa chọn máy điều hòa với kích thước phù hợp, các hộ gia đình cũng cần lưu ý làm sạch hoặc thay bộ lọc trước khi vào mùa nóng.

      2. Bịt kín những lỗ hổng không khí.

      Nguyên nhân chính khiến hệ thống điều hòa phải hoạt động với công suât lớn hơn, gây tốn kém điện năng và giảm tuổi thọ của máy. Các loại cửa nhựa kiểu mới được thiết kế rất kín nhưng những loại cửa gỗ hoặc cửa sắt thường thấy trong các gia đình Việt Nam thường có độ vênh và có khe hở. Do vậy, cần bịt kín những khe hở này nhằm tránh cho máy lạnh hoạt động  không hiệu quả.

      3. Sử dụng thiết bị điều khiển nhiệt độ.    

      Căn phòng phụ thuộc theo nhiệt độ cơ thể con người. Do đó, nó giúptiết kiệm 10% -15% điện năng mà không ảnh hưởng sự thoải mái cá nhân. Nâng cao nhiệt độ chỉ 2 độ có thể giảm chi phí làm mát 5%. Nếu tính trong dài hạn, thì chi phí tiết kiệm được từ điện năng cao hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư thiết bị này.

      4. Kiểm tra hệ thống điều hòa và cách nhiêt thường xuyên:

      Đối với những ngôi nhà có tường qúa mỏng hoặc ở hướng hứng ánh nắng mặt trời, gia chủ nên sử dụng các vật liệu cách nhiệt để tạo nhiệt độ ổn định hơn cho ngôi nhà, đảm bảo sức khỏe và giảm năng lượng

      5. Sử dụng cây và rèm che.

      Ở những hướng đón ánh nắng, gia chủ có thể trồng cây như là một bức chắn ánh nắng mặt trời và tạo không khí trong lành cho ngôi nhà. Khi trời quá nắng cũng nên kéo rèm che để ngăn ánh nắng chiếu trực tiếp. Tuy nhiên, gia chủ cũng lưu ý đặt cục nóng điều hòa ở nơi thông thoáng, tránh cỏ dại và cây bụi  làm cho cục nóng không thể lưu thông.

      6. Lựa chọn thiết bị làm mát thay thế:

      Quạt máy và máy hút ẩm là những thiết bị tiêu thụ ít năng lượng hơn điều hòa. Do vậy, các gia đình có thể tăng cường quạt máy, đặc biệtlà quạt trần hoặc có thể sử dụng điều hòa kêt hợp với những thiết bị để đạt hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý sử dụng bóng đèn compact, huỳnh quang thay cho bóng đèn dây tóc để vừa tiết kiệm chi phí thắp sáng, vừa tiết kiệm chi phí làm mát.

      Với một số cách thực hiện đơn giản, mỗi gia đình đều có thể tiết kiệm điện năng sử dụng. Nếu bạn có những kinh nghiệm hay và quý báu khác, hãy chia sẻ cùng chúng tôi để giảm bớt gánh nặng hóa đơn tiền điện hàng tháng trong mỗi gia đình.

       

    • Cách sử dụng đồ điện an toàn

      Đồ gia dụng sử dụng điện ngày nay không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu bất cẩn, các tai nạn do điện xảy ra bất cứ lúc nào với những hậu quả rất đáng tiếc.

      Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn giữ an toàn mỗi khi tiếp xúc với đồ điện.


      Khi không sử dụng các máy móc, thiết bị có sử dụng điện, bạn nên rút phích cắm điện.

      Dụng cụ sử dụng điện phải được giữ cách xa nguồn nước. Không để bất kỳ đồ đạc chạy bằng điện nào gần chậu rửa, chậu nước, đường ống nước, không chạm vào chúng khi tay bạn chưa khô.

      Máy vi tính, ti vi cũng như máy móc có tỏa nhiệt khi hoạt động nên được đặt ở nơi không khí lưu thông thuận lợi, đừng nên đặt các vật khác lên trên chúng.

      Thường xuyên kiểm tra các hệ thống dây điện xem chúng có bị trầy xước hay đứt gãy không. Tránh tự ý thay đổi phích cắm. Nếu phích cắm không thể ăn khớp với ổ cắm bạn nên sử dụng một phích nối phù hợp.

      Bất kỳ ổ cắm nào không được sử dụng đến nên được dán lại hoặc vô hiệu hóa.

      Tại bãi cỏ và trong vườn, bạn nên thường xuyên cắt tỉa gọn gàng cây cối, tránh để chúng vướng víu đến các dòng điện xung quanh.

      Nếu thấy bất kỳ dây điện nào bị rơi hay thõng xuống, bạn cũng không nên lại gần và chạm vào. Tốt nhất nên báo cho kỹ sư điện hay nhà quản lý biết để xử lý kịp thời.

      Không nên sử dụng hoặc cho phép việc dùng dây điện vào các mục đích khác với khuyến cáo ban đầu của nó. Cụ thể là không dùng dây điện để xích thú cưng, cột hàng hóa…

      Bạn nên nhớ rằng dây điện cũng như dụng cụ điện không tồn tại vĩnh cửu, chúng sẽ hao mòn theo thời gian. Khi mua sắm đồ điện, nên chọn sản phẩm có chất lượng tốt, hàng chất lượng thấp bên cạnh các vấn đề hư hỏng trong quá trình sử dụng còn tiềm ẩn các nguy cơ không an toàn cho người dùng.