Page 48 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 48
đ) Vai trò của nước và điện giải
Nước tham gia cấu tạo cơ thể
Nước là thành phần xây dựng cơ bản của cơ thể. Trong cơ thể người trưởng
thành, nước chiếm tỷ lệ khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể, tỷ lệ này ở trẻ sơ sinh
cao hơn là 74%, còn đối với bào thai tỷ lệ nước chiếm tới 97% trọng lượng cơ thể.
Nước trong cơ thể tồn tại hai dạng là nước tham gia cấu trúc ở các cấu trúc
phân tử, cấu trúc tế bào, lượng nước cấu trúc chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ
thể và khoảng 40% còn lại là nước ở dạng tự do.
Nước là dung môi các quá trình sinh học của cơ thể
Nước là dung môi của hầu hết các quá trình sinh học xảy ra trong cơ thể từ
mức độ vi cấu trúc cho tới quá trình hoạt động của cơ quan nội tạng. Phần lớn các
phản ứng hoá học trong quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng để tổng hợp ATP,
tổng hợp các chất protein, lipid, cácbonhydrate xây dựng cơ thể cũng như quá
trình ôxy hoá giải phóng năng lượng đều có sự tham gia của phân tử nước và phần
lớn các phản ứng thường xảy ra trong môi trường nước. Nước tự do ở khoảng gian
bào, máu ngoại vi, hệ bạch huyết cũng như trong hệ thống ống tiêu hoá, là dung
môi hoà tan các chất chuyển hoá, các enzym, chất vi lượng giúp cho quá trình vận
chuyển hấp thu chúng. Nếu rối loại cân bằng nước sẽ dẫn tới rối loạn sự hấp thu
các chất dinh dưỡng và quá trình chuyển hoá trao đổi chất.
Nước tham gia cân bằng, trao đổi nhiệt
Nước tham gia quá trình điều hoà nhiệt, giúp cho nhiệt độ cơ thể ổn định.
Sự bay hôi của mồ hôi qua đường da và thoát hơi nước qua đường hô hấp giúp
cho cơ thể thải nhiệt nhất là đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm hoặc trong lao
động nặng nhọc. Trong điều kiện thuận lợi 1 gam mồ hôi bay hơi hoàn toàn trên
bề mặt da có thể giúp cơ thể thải nhiệt ở mức 580 calo. Khi nhiệt độ không khí
o
môi trường trên 33 C cao hơn nhiệt độ trung bình da, khi đó nhiều con đường trao
đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường bị đình trệ, chỉ còn con đường thải nhiệt qua
mồ hôi bay hơi, do vậy với lượng mồ hôi bài tiết trong lao động nặng thường trên
1 lít giờ, giúp cơ thể thải được một lượng nhiệt dư đáng kể.
Chuyển hoá nước, cân bằng điện giải
Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu. Khi giảm
hoặc tăng khối lượng nước sẽ làm thay đổi nồng độ các muối hoà tan nhất là các
muối có tính chất điện giải như NaCl, thay đổi nồng độ các phân tử protein ở dạng
hydrate hoá sẽ ảnh hưởng tới áp lực thẩm thấu và sự cân bằng các nồng độ ion
trong cơ thể. Khi rối loạn chuyển hoá nước, như mất nước đột ngột, hay ứ nước
trong cơ thể dẫn đến rối loạn điện giải, thay đổi nhiều đặc tính của nội môi.
30