Page 51 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 51

Protein cũng có trong những thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ,
                     lạc, vừng, gạo… (số gam protein /100 gam thức ăn ăn được:gạo tẻ giã: 8,1; gạo tẻ
                     máy: 7,9; ngô tươi: 4,1; bột mỳ: 14,0; đậu nành: 34,0; đậu xanh: 23,4…).

                     c) Nhu cầu lipid của cơ thể
                            Nhu cầu lipid của cơ thể phụ thuộc tuổi, tính chất lao động, đặc điểm dân

                     tộc, khí hậu. Người ta thấy nhu cầu lipid có thể tính tương đương với lượng protein
                     ăn vào, ở người trẻ và trung niên tỷ lệ đó có thể là1:1 (tương đương về trọng
                     lượng); ở người đứng tuổi thì lipid nên giảm bớt và tỷ lệ lipid/protein là 0,7/1; ở
                     người già lượng lipid chỉ nên bằng 1/2 lượng protein.

                            Nhu cầu lipid hiện nay vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên
                     theo Viện dinh dưỡng Việt Nam nhu cầu lipid nên cung cấp khoảng 18 – 20%

                     năng lượng khẩu phần.
                            Khẩu phần tốt và cân đối khi lipid thực vật chiếm 20 – 30% tổng số lipid.
                     Về tỷ lệ giữa các axit béo, trong khẩu phần nên có 10% là các axit béo chưa no có

                     nhiều nối kép, 30% axit béo no và 60% axit béo chưa no có một nối kép (axit
                     oleic). Khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng các dầu thực vật là
                     không hợp lý bởi vì các sản phẩm ôxy hóa (các perôxyt) của các axit béo chưa no
                     là những chất có hại đối với cơ thể.

                            Nếu lượng lipid chỉ chiếm dưới 10% năng lượng khẩu phần, cơ thể có thể
                     mắc một số bệnh lý như giảm mô mỡ dự trữ, giảm cân, chàm da. Thiếu lipid còn
                     làm cơ thể không hấp thu được các vitamin tan trong dầu như A, D, K và E do đó

                     cũng có thể gián tiếp gây nên các biểu hiện của bệnh co thiếu các vitamin này.
                     Trẻ em thiếu lipid, đặc biệt là các acid béo chưa no cần thiết, có thể còn bị chậm
                     phát triển chiều cao và cân nặng. Ngược lại, chế độ ăn có quá nhiều lipid có thể

                     dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch và một số loại ung thư như ung thư đại
                     tràng, vú, tử cung và tiền liệt tuyến.
                            Nguồn cung cấp lipid trong thực phẩm

                            Thức ăn có nguồn gốc động vật có hàm lượng lipid cao là thịt mỡ, mỡ cá,
                     bơ, sữa, pho mát, kem, lòng đỏ trứng…

                            Thực phẩm có nguồn gốc thực vật có hàm lượng lipid cao là dầu thực vật,
                     lạc, vừng, đậu tương, hạt điều, hạt dẻ, cùi dừa, socola…
                     d) Nhu cầu vitamin

                            Nhu cầu vitamin phụ thuộc vào tuổi, giới tính, đặc điểm lao động, điều kiện

                     sống, cường độ lao động, tình trạng bệnh lý, trạng thái sinh lý của cơ thể; giá trị
                     dinh dưỡng và năng lượng của thức ăn và nhiều yếu tố khác. Nhu cầu vitamin tăng
                     lên tùy theo điều kiện khí hậu, cường độ ánh sáng trong môi trường lao động và
                     hình thức lao động.

                            Nhu cầu vitamin A
                                                                 33
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56