Page 55 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 55

thiếu acid ascorbic thể ẩn. Biện pháp dự phòng có ý nghĩa thực tiễn nhất là phải
                     có tiêu chuẩn cho từng nhóm nghề nghiệp. Các biện pháp chế biến thức ăn hợp lý
                     là biện pháp giữ acid ascorbic hiệu quả nhất. Một vài thực phẩm như đường, sữa
                     có thể giữ được acid ascorbic trong một thời gian dài mà không làm giảm hàm

                     lượng.
                            Nguồn cung cấp Vitamin Ctrong thực phẩm

                            Acid ascorbic có trong một số thực phẩm như: chanh: 20mg%; ớt tươi: 126mg%;
                     bắp cải: 24mg%; khoai tây: 10mg%; cam: 30mg%; hành tươi: 48mg%.

                     d) Nhu cầu khoáng chất
                            Nhu cầu calci

                            Nhu cầu calci ở người trưởng thành là 500mg/ngày. Nhu cầu này tăng cao
                     hơn ở lứa tuổi trẻ vị thành niên, phụ nữ có thai và cho con bú.

                            Biểu hiện của thiếu calci là bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, bệnh loãng xương ở
                     người trưởng thành và người già. Biểu hiện thiếu calci cấp có thể gây cơn co giật
                     tetani. Nếu sử dụng quá nhiều calci có thể gây sỏi thận, làm giảm khả năng hấp

                     thu sắt và kẽm của cơ thể.
                            Nguồn calci trong thực phẩm

                              Nguồn cung cấp calci tốt nhất là từ sữa và chế phẩm của sữa như sữa chua,
                     fomat, bơ… Do calci từ nguồn này nhiều và có khả năng hấp thu cao. Calci cũng
                     có trong một số loại rau có màu xanh đậm, tuy nhiên khả năng hấp thu calci từ

                     những nguồn này không cao, do calci liên kết với acid oxalic và phytic là những
                     yếu tố gây cản trở hấp thu calci.
                            Yếu tố làm tăng cường hấp thu Calci là vitamin D, đường glucose, tỷ lệ

                     Ca/P trong khẩu phần tốt nhất là từ 0,5 - 1,5.
                            Nhu cầu iod

                            Đối với trưởng thành, nhu cầu iod là 150 µg/ngày, tăng ở phụ nữ có thai và
                     cho con bú. Thiếu iod gây bướu cổ, bệnh phù niêm, giảm khả năng phát triển thể
                     chất và tinh thần, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

                            Nguồn cung cấp iod trong thực phẩm: Nguồn cung cấp iod tốt nhất là muối
                     iod và các thực phẩm ở biển, các loại cá, thủy sản.

                            Nhu cầu Sắt

                            Lượng sắt mất đi trung bình mỗi ngày ở nam là 1mg, ở cơ thể nữ là 1,5mg.
                     Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 10% lượng sắt ăn vào được hấp thu.
                     Chính vì vậy, người ta tính nhu cầu sắt ở nam là 10mg, ở nữ là 15mg. Phụ nữ có
                     thai, cho con bú và trong thời kỳ kinh nguyệt có nhu cầu tăng gấp đôi. Trẻ dưới 3

                     tuổi, trẻ vị thành niên cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh nên cần nhiều sắt. Ở một
                     số đối tượng có nhu cầu tăng cao, việc cung cấp sắt thông qua khẩu phần là không

                                                                 37
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60