Page 56 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 56

đủ mà cần phải phối hợp biện pháp bổ sung sắt. Những người có rối loạn hấp thu,
                     thiếu dịch acid dạ dày và mất máu cũng có nhu cầu sắt tăng lên.

                            Nguồn sắt trong thực phẩm
                            Sắt trong thực phẩm tồn tại dưới 2 dạng: sắt Hem và sắt không Hem.

                            Sắt Hem có ở thịt, cá. Khả năng hấp thu của sắt Hem rất cao và ít chịu ảnh
                     hưởng của các chất ức chế hấp thu sắt.

                            Sắt không Hem có trong ngũ cốc, rau, hoa quả. Sắt không Hem khó hấp thu
                     hơn sắt Hem và chịu ảnh hưởng của các chất tăng cường (ví dụ: acid dịch vị;
                     lượng thịt, cá, vitamin C trong khẩu phần…) hoặc ức chế hấp thu sắt (ví dụ: phytat,

                     oxalat, tanin…)
                     đ) Nhu cầu nước và điện giải

                            Cân bằng nước của cơ thể: Nước được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống,
                     nước vào ống tiêu hoá, một phần nhỏ được hấp thu ở khoang miệng, thực quản,
                     dạ dày nhưng chủ yếu là được hấp thu ở ruột non và ở ruột già. Sự hấp thu nước
                     ở ruột non xảy ra rất nhanh. Từ các tế bào nhu mô ruột, nước di chuyển vào khoảng

                     gian bào, mao mạch rồi đổ về tĩnh mạch cửa về gan và theo dòng tuần hoàn đến
                     các cơ quan. Một lượng nhỏ nước đi theo hệ thống ống bạch huyết.
                            Nước được thải trừ ra khỏi cơ thể bằng 4 con đường:

                            Thải trừ qua da dưới dạng mồ hôi, lượng mồ hôi thải trừ qua da phụ thuộc
                     vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Sự bài tiết mồ

                     hôi là một cơ chế thích nghi của cơ thể đối với môi trường. Khi nhiệt độ càng cao,
                     lao động càng nặng thì lượng mồ hôi bay hơi ở bề mặt da càng nhiều.
                            Thải trừ qua phân, lượng nước thải trừ qua phân không nhiều. Trong điều

                     kiện bình thường, lượng nước thải trừ theo phân khoảng 100 ml mỗi ngày đối với
                     người trưởng thành. Trong một số trường hợp bệnh lý như bệnh tả, viêm ruột cấp,
                     lượng nước thải trừ theo phân rất lớn nhiều khi tới cả chục lít ngày và hậu quả là

                     gây ra tình trạng mất nước dẫn đến các rối loạn trầm trọng cho cơ thể.
                            Thải trừ nước qua thận, nước được đào thải qua thận ở dạng nước tiểu. Thận
                     là cơ quan quan trọng nhất tham gia điều hoà chuyển hoá muối nước của cơ thể.

                     Lượng nước tiểu của một người trưởng thành trong một ngày phụ thuộc vào nhiều
                     yếu tố như lượng nước và muối trong cơ thể, lượng mồ hôi bay hơi hay trong thức
                     ăn có những chất gây lợi tiểu hay không (diuretic).

                            Thải trừ nước qua phổi, một lượng nước được thải trừ qua hơi thở. Lượng
                     nước này phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể, thể tích hô hấp, nhiệt độ và độ ẩm không
                     khí môi trường bên ngoài. Khi tăng hoạt động cơ bắp, khi sốt cao dẫn đến tăng
                     thể tích hô hấp và do vậy tăng lượng nước thải trừ qua phổi.

                            Cân bằng nước là cân bằng giữa lượng nước hấp thu và lượng nước thải trừ
                     của cơ thể. Cân bằng dương là lượng nước uống vào nhiều hơn lượng nước thải
                                                                 38
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61