Page 57 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 57
ra, tình trạng này hiếm gặp nhưng có thể thấy ở bệnh nhân phù thũng do suy thận
hoặc suy dinh dưỡng do bị đói ăn kéo dài.
Cân bằng âm là lượng nước uống vào ít hơn lượng nước thải ra thường gặp
ở người bị rối loạn chức năng thận như hội chứng đa niệu, sử dụng diuretic hoặc
hội chứng đái tháo nhạt do rối loạn nội tiết tuyến hypothalamus.
Cân bằng là lượng nước uống vào bằng lượng nước thải trừ. Trong điều
kiện dễ chịu và ngay cả khi lao động nhẹ cân bằng nước phụ thuộc vào chế độ ăn
và đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc người cũng như giới tính.
Nhu cầu sinh lý về nước uống là số nước cần đưa vào cơ thể để duy trì đời
sống bình thường, để giữ được các hằng số sinh lý như nhiệt độ, huyết áp, đậm độ
máu... nguồn nước sinh lý bao gồm nước do ăn uống là chính, ngoài ra còn do sản
phẩm quá trình ôxy hoá của các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
C 6H 12O 6 + 6 O 2 6CO 2 + 6 H 2O + 688,5 Kcalo
Nếu trong trạng thái yên tĩnh nghỉ ngơi, với điều kiện khí hậu dễ chịu, thích
hợp thì ở người trưởng thành cần 40 ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Đối
với trẻ em nhu cầu này nhiều hơn so với người lớn gấp 2 tới 2,6 lần. Nhu cầu sinh
lý về nước thay đổi rất nhiều theo tính chất và cường độ lao động, theo nhiệt độ
và điều kiện khí hậu của môi trường. Nhu cầu nước tăng lên rất nhanh khi lao
động đặc biệt là lao động trong điều kiện khí hậu nóng ẩm vì cơ thể luôn cần một
lượng nước khá lớn để bù đắp do mất nước qua đường bay hơi mồ hôi. Theo Adolf
o
(1947) người nghỉ ngơi ở nhiệt độ từ 30-32 C cần đến 4 lít nước mỗi ngày, lao
động trung bình cần 5-6 lít, lao động nặng có thể lên tới 10-11 lít. Cũng theo Adolf
o
khi lao động nặng ở nhiệt độ 33 C độ ẩm tương đối 100% lượng mồ hôi tối đa có
thể đạt 3,5 lít giờ.
Nước là thành phần quan trọng cho sự sinh tồn của cơ thể, các chất điện
giải như Na hay Kali cũng đóng vai trò quan trọng tương tự đối với con người.
Nếu cơ thể bị mất nước và mất điện giải, tình trạng ấy sẽ ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe và thậm chí cả tính mạng của chúng ta.
Trong mùa hè, cơ thể rất dễ xảy ra tình trạng mất nước, hoặc có nhiều loại
dịch bệnh dẫn đến tình trạng này như: tiêu chảy, sốt cao... Cơ thể chúng ta có đến
60 - 80% là nước. Chỉ cần mất 10% số lượng nước là cơ thể đã đối đầu với nhiều
nguy hiểm mang tính sinh tồn. Đồng hành với nước trong cơ thể là chất điện giải
hay còn gọi là các khoáng chất.
Chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hằng định của
áp suất thẩm thấu các ion, kali, magiê, phốtphát là những thành phần quan trọng
với dịch lỏng trong tế bào. Còn các ion, natri, clo là thành phần không thể thiếu
được của huyết tương. Chính vì vậy tình trạng mất nước và chất điện giải có thể
gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.
2.4. Ngộ độc thực phẩm, an toàn thực phẩm
2.4.1. Khái niệm
39