Page 59 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 59
Đối với NĐTP do liên cầu khuẩn: Thường từ 2 – 4 giờ, do Salmonella
thường từ 12 – 24 giờ, do Clostridium botulinum hoặc thức ăn bị biến chất, thời
gian ủ bệnh càng ngắn hơn, trong phạm vi một vài phút.
Ngộ độc thức ăn thường xuất hiện đột ngột và kết thúc nhanh chóng
Khác với dịch có thời gian tăng dần lên và trước khi kết thúc có thời gian
giảm dần xuống.
Điều kiện địa lý, phong tục tập quán ăn uống, điều kiện sinh hoạt, điều
kiện sản xuấtkhác nhau thì sự phát sinh NĐTP cũng không giống nhau
Tuỳ từng lúc, từng nơi, sẽ có nhiều thể nhiều loại NĐTP khác nhau, ví dụ:
Ngộ độc do vi sinh vật chủ yếu hay xảy ra mùa hè, ngộ độc do ăn phải rau dại,
nấm độc thường ở Miền núi, do cá nóc hay ở vùng biển.
Ngộ độc thức ăn do vi sinh vật thường chiếm tỷ lệ cao
Thường khoảng 50% các vụ NĐTP, 25% là do hoá chất, 15% do thức ăn
có sẵn chất độc và 10% là do thức ăn bị biến chất. NĐTP do vi sinh vật chủ yếu
do thịt và cá là nguồn gây bệnh. Những vùng ăn nhiều sữa, thì do sữa có thể chiếm
tỷ lệ cao hơn. Tuy tỷ lệ NĐTP do vi sinh vật chiếm tỷ lệ cao nhưng tỷ lệ tử vong
rất thấp, ngược với NĐTP không phải do vi sinh vật, tuy tỷ lệ thấp hơn nhưng tỷ
lệ tử vong lại rất cao.
NĐTP phụ thuộc vào thời điểm khí hậu rõ rệt, thường xảy ra vào mùa
nóng bức
Từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó từ tháng 6 đến tháng 9 là nhiều hơn cả,
vì nhiệt độ trong thời gian này thích hợp cho vi sinh vật phát triển mạnh. Ngộ độc
do cá cũng phụ thuộc vào mùa liên quan đến đánh bắt thuỷ sản.
Cách ly với tác nhân
Có thể cách ly các hoá chất, chất độc, hay những vi sinh vật từ những thức
ăn nghi ngờ hoặc chất thải của nạn nhân. Vấn đề khó khăn của các nhà dịch tễ học
là ở chỗ, thức ăn gây bệnh đã bị tiêu hoá hoặc đổ đi trước khi kịp tiến hành điều
tra, chất nôn hoặc phân của bệnh nhân cũng có thể bị đổ đi trước khi người ta nghĩ
đến phải lấy mẫu. Do đó việc tổ chức “tủ lưu nghiệm thức ăn” 24 giờ là cần thiết.
2.4.3. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân vi sinh vật: vẫn là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất.
Đường lây nhiễm vi sinh vật vào thực phẩm
- Môi trường bị ô nhiễm, vi sinh vật từ đất, nước, không khí, dụng cụ và
các vật dụng khác nhiễm vào thực phẩm.
- Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến, vệ sinh cá nhân không đảm bảo
(tay người chế biến không sạch, người lành mang trùng…) làm nhiễm vi sinh vật
41