Page 60 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 60
vào thực phẩm. Thức ăn không nấu kĩ, ăn thức ăn sống (gỏi, lẩu…) cũng bị nhiễm
vi sinh vật, gây ngộ độc.
- Do bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không che đậy để côn
trùng, vật nuôi…tiếp xúc vào thức ăn, làm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
- Do bản thân thực phẩm, gia súc, gia cầm đã bị bệnh trước khi giết mổ, khi
chế biến, nấu nướng không đảm bảo đã giết chết được hết các mầm bệnh để chế
biến gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng.
Các tác nhân vi sinh vật hay gây ngộ độc thực phẩm
- Các vi khuẩn như độc tố tụ cầu vàng, vi khuẩn độc thịt, hoại thư sinh hơi,
vi khuẩn lỵ, thương hàn, Campylobacter, Listeria....
- Các virus như virus viêm gan A, E, Rotavirus...
- Các ký sinh trùng và động vật nguyên sinh: như lị amip, giun sán…
Các thực phẩm dễ nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc
Các thực phẩm dễ nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc phần lớn có nguồn gốc
động vật, có giá trị dinh dưỡng cao:
- Các loại thịt, sản phẩm thịt gia súc, gia cầm (thịt hầm, bánh nhân thịt, thịt
băm, luộc…);
- Cá và sản phẩm cá;
-Sữa, chế phẩm của sữa;
-Trứng, chế phẩm từ trứng;
-Thức ăn có nguồn gốc hải sản;
Đặc điểm ngộ độc thực phẩm do sinh vật
- Thời gian nung bệnh: trung bình từ 6 – 48 giờ, thường là lâu hơn so với
ngộ độc thực phẩm do hoá chất.
-Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là triệu chứng tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn,
nôn, tiêu chảy.
- Bệnh thường bị vào mùa nóng, số lượng mắc thường lớn nhưng tỷ lệ tử
vong thường thấp.
- Có thể tìm thấy mầm bệnh trong thức ăn, chất nôn, phân…
b) Nguyên nhân do hóa chất
Đường lây nhiễm hóa chất vào thực phẩm
- Phổ biến nhất là con đường hóa chất bảo vệ thực phẩm còn tồn dư trên
thực phẩm (nhiều trên rau quả) do sử dụng không đúng kĩ thuật, không đảm bảo
thời gian cách ly, đặc biệt là hóa chất có thời gian phân hủy dài, độc tính cao.
- Các kim loại có trong đất, nước ngấm vào cây, quả, rau củ hoặc các loại
thủy sản, để lại tồn dư trong thực phẩm, gây ngộ độc cho người ăn.
42