Page 64 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 64

2.       Y         36          28        56,25          81          25         76,41


                            Trong trường hợp ở bảng trên, qua tỷ lệ ăn của những người bị ngộ độc, ta
                     thấy bữa ăn nguyên nhân là bữa ăn X, bữa ăn có tỷ lệ người bị ngộ độc cao hơn
                     và người không bị ngộ độc thấp hơn.

                            Điều tra xác định thức ăn nguyên nhân
                            Muốn xác định được thức ăn nguyên nhân cần thiết phải tính Tỷ lệ tấn công

                     (TLTC), được tính bằng số người bị ngộ độc/tổng số người có ăn thức ăn đó.
                            Trong 1 vụ dịch NĐTP, tỷ lệ tấn công được tính cho tất cả các thức ăn trong
                     1 bữa ăn, ở nhóm người có ăn và cả ở nhóm người không ăn. Thức ăn nguyên

                     nhân (thức ăn gây ngộ độc) phải thể hiện TLTC cao trong số những người đã ăn
                     và rất thấp trong số những người không ăn.

                            Trường hợp TLTC đều cao ở 2 thức ăn trong bữa ăn X (Hai thức ăn nghi
                     ngờ cần phải tính TLTC kết hợp cả 2 thức ăn nghi ngờ như bảng dưới đây).
                                  Bảng 2:  Tỷ lệ tấn công kết hợp cả hai thức ăn nghi ngờ


                                                   Có ăn thức ăn số 1             Không ăn thức ăn số 1


                                                             Không  TLTC                    Không  TLTC
                                                   Bị NĐ                          Bị NĐ
                                                             bị NĐ  (%)                     bị NĐ  (%)

                       Có ăn thức ăn số 3            92        35        72,44      0         0         0

                      Không ăn thức ăn số 3          5         1         83,33      2         21        8,7

                            Kết quả bảng này cho thấy:thức ăn số 1 là thức ăn nguyên nhân (thức ăn

                     gây ngộ độc).
                     e) Vệ sinh, an toàn thực phẩm

                            Là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con
                     người; bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa
                     học, sinh học hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép.

                            Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:
                            -Tuân thủ các quy trình thực hành vệ sinh trong suốt quá trình từ sản xuất,

                     vận chuyển, chế biến, lưu thông phân phối để đảm bảo có thực phẩm sạch cung
                     cấp cho người tiêu dùng.

                            -Thực hành vệ sinh tốt trong bếp mỗi hộ gia đình từ khi đi mua thực phẩm
                     tới lúc bày thực phẩm lên bàn ăn.
                            Mọi người đều có thể góp phần làm cho thực phẩm an toàn. Trong đó, người

                     chế biến thực phẩm và người tiêu dùng cần phải:




                                                                 46
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69