Page 67 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 67

Ví dụ như, các đối tượng bị viêm da mủ tụ cầu vàng khi tham gia chế biến thức
                     ăn rất dễ dẫn đến gây ô nhiễm thực phẩm. Vì vậy, cần giữ vệ sinh da tốt bằng cách
                     tắm gội thường xuyên.

                            Vệ sinh quần áo, vệ sinh đầu tóc

                            Tác nhân gây bệnh từ quần áo, đầu tóc có thể lây nhiễm vào thực phẩm
                     trong quá trình chế biến, do đó giữ vệ sinh quần áo, đầu tóc khi chế biến thực
                     phẩm đóng vai trò quan trọng trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy cần mặc
                     quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.

                     2.5. Dinh dưỡng trong phòng tránh bệnh không lây nhiễm

                     2.5.1. Khái niệm

                            Bệnh không lây nhiễm (BKLN), thường là các bệnh mạn tính, bao gồm
                     những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung
                     tiến triển chậm. Phần lớn các BKLN là các nhóm bệnh như bệnh tim mạch (tăng

                     huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ), các thể ung thư, bệnh hô hấp mạn tính
                     (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và đái tháo đường. BKLN
                     là kết quả sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ như môi trường và hành vi, lối
                     sống. BKLN tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề cho xã hội do tỷ lệ tàn phế và chết

                     cao. Tuy vậy, nhiều nguy cơ BKLN có thể dự phòng được.

                     2.5.2. Tình hình BKLN
                     a) BKLN trên toàn cầu

                            Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, BKLN chiếm
                     71% tổng số ca tử vong trên toàn cầu (ở Châu Âu, tỷ lệ tử vong do BKLN còn cao

                     hơn). Tỷ lệ BKLN tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, không có kế
                     hoạch, lối sống không lành mạnh và già hóa dân số.
                            Trong số các BKLN, các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong chủ

                     yếu, tiếp theo là ung thư, bệnh hô hấp (chủ yếu là hen suyễn và phổi tắc nghẽn
                     mãn tính chiếm) và đái tháo đường. Bốn nhóm bệnh này chiếm hơn 80% tổng số
                     ca tử vong sớm do BKLN.

                            Hơn 85% số ca tử vong "trước tuổi" xảy ra ở các nước thu nhập thấp và
                     trung bình. Điều này cho thấy hệ thống y tế còn nhiều thiếu thốn và dân số lớn ở
                     các nước đang phát triển, kém phát triển.

                            Ước tính 5 BKLN lớn (bệnh tim mạch, bệnh hô hấp mãn tính, ung thư, đái
                     tháo đường, và bệnh tâm thần) có thể gây thiệt hại 47.000 tỷ đô la Mỹ trong hai

                     thập kỷ tính từ năm 2011.
                     b) BKLN tại Việt Nam

                            Theo báo cáo của Bộ Y tế, có sự thay đổi rõ rệt về mô hình bệnh tật ở
                     Việt Nam. Xu hướng nhu cầu khám chữa các BKLN gia tăng liên tục ở mức
                                                                 49
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72