Page 68 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 68

cao. Nhu cầu khám chữa bệnh truyền nhiễm (nhiễm trùng hô hấp, lao, sốt xuất
                     huyết, dịch cúm, nhiễm HIV/AIDS…), tai nạn, chấn thương, ngộ độc... so với
                     các BKLN có xu hướng giảm. Có thể thấy gánh nặng bệnh tật ở nước ta chuyển
                     dịch mạnh sang các BKLN.

                            Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, hiện cả
                     nước có tới 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp (có đến 47%

                     người trên 25 tuổi bị tăng huyết áp), bệnh lý tăng huyết áp đang trẻ hóa. Giáo sư
                     nhấn mạnh, tăng huyết áp được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì không có
                     triệu chứng điển hình và thậm chí người mắc không biết mình bị bệnh, gần 60%
                     người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

                            Thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2014 cho thấy khoảng một phần ba
                     người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu), trong đó tỷ lệ

                     này ở dân thành thị lên tới 44,3%.
                            Theo thống kê của WHO (2018), tại Việt Nam, cứ 10 ca tử vong thì có 8
                     ca là do BKLN (3 ca do bệnh tim mạch, 2 ca do ung thư, 3 ca do BKLN khác).

                            Như vậy có thể thấy BKLN vẫn đang và sẽ là kẻ giết người tiềm năng
                     nhất của xã hội Việt Nam trong tương lai gần.

                     2.5.3. Yếu tố nguy cơ của BKLN

                            Yếu tố nguy cơ của một bệnh là những yếu tố góp phần làm tăng khả năng

                     mắc bệnh đó. Đối với BKLN, các yếu tố nguy cơ được chia thành 2 nhóm:
                            - Nhóm các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được gồm: Tuổi, giới tính,
                     các yếu tố di truyền…Ví dụ: Những người cao tuổi (trên 65 tuổi), nam giới, có bố

                     mẹ hoặc anh chị em mắc các bệnh tim mạch thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
                     cao hơn người trẻ, nữ giới và không có người thân mắc bệnh tim mạch.

                            - Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được gồm: Hành vi, lối sống
                     không lành mạnh như sử dụng thuốc lá, ít hoạt động thể chất (ngồi làm việc thời
                     gian dài, ít tập thể dục…), stress, chế độ ăn uống không lành mạnh (chế độ dinh
                     dưỡng không hợp lý, ăn nhiều chất béo, ăn mặn, và sử dụng rượu bia…), tăng
                     huyết áp, thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu, tăng đường máu...Các yếu tố này đóng

                     vai trò hết sức quan trọng và là chìa khóa để phòng và điều trị BKLN.
                            Bốn yếu tố quan trọng nhất là: thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng và hoạt động

                     thể chất. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên thì có đến 45% nam giới hút thuốc lá,
                     77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, người dân Việt Nam
                     sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.

                            Hút thuốc lá
                            Thuốc lá là thủ phạm của hàng loạt bệnh ung thư. Trong đó, ung thư phổi

                     chiếm tỷ lệ cao nhất. Hút thuốc lá trong vòng 6 tháng làm tăng nguy cơ ung thư

                                                                 50
   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73