Page 71 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 71

Thực hiện chế độ ăn đủ chất, khoa học, hạn chế chất béo no, ít muối, tăng
                     cường rau xanh là một phần quan trọng trong phòng chống BKLN (xem Mục
                     Dinh dưỡng cho BKLN).

                            Các biện pháp khác

                            Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp trên, cần khám sức khỏe định kỳ,
                     theo dõi, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, sàng lọc BKLN... Sâu xa hơn, cần
                     phải giải quyết các vấn đề toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa, nghèo đói…

                     2.5.5. Dinh dưỡng cho BKLN

                     a) Vai trò của dinh dưỡng với BKLN

                            Cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều tác động tiêu cực tới sự phát triển bệnh.
                     Điều chỉnh chế độ ăn không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe hiện tại mà còn có thể
                     xác định một người sẽ phát triển BKLN hay không trong giai đoạn rất lâu về sau

                     của cuộc đời, thậm chí liên quan đến cả thế hệ sau (dinh dưỡng với chu kỳ vòng
                     đời). Đối với BKLN, nguy cơ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng mọi lứa tuổi (gồm cả
                     giai đoạn bào thai) là một phần của các cơ hội để phòng chống BKLN.

                            Dự phòng cấp hai thông qua chế độ ăn và hoạt động thể lực là một chiến
                     lược bổ sung làm chậm sự tiến triển của BKLN đang tồn tại, giảm tỷ lệ tử vong
                     và gánh nặng bệnh tật do các bệnh này gây ra.

                     b) Dinh dưỡng hợp lý-phòng bệnh không lây nhiễm
                            Hiện nay, chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng chống BKLN được khuyến nghị

                     là: Ăn đủ các chất dinh dưỡng so với nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng các loại thực
                     phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn gốc động vật và thực vật.
                     Hạn chế ăn các loại thức ăn chiên, nướng, quay.

                            Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp các loại thực phẩm, đảm bảo đủ
                     4 nhóm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

                            - Chất bột đường: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
                     Phải đảm bảo ăn đủ nhưng không ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa cân béo phì và đái
                     tháo đường. Các loại gạo trắng trông rất đẹp mắt nhưng do quá trình xay sát kỹ
                     đã làm mất đi các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ… Nên dùng các

                     loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt hoặc nhiều chất xơ như
                     gạo lứt, gạo giã, bánh mì đen... Nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau.
                            Năng lượng từ ngũ cốc nên chiếm 55-67 % tổng năng lượng khẩu phần,

                     phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 13-20% là từ chất đạm.
                            - Chất đạm: Ăn ở mức vừa phải, nên ăn phối hợp cả đạm động vật (tối thiểu

                     chiếm 1/3 hoặc tốt hơn là 1/2) và đạm thực vật. Đạm động vật nên ăn phối hợp và
                     đa dạng các loại như: thịt (hạn chế thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu,..), cá (ăn thêm cá



                                                                 53
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76