Page 75 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 75

nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn phải xây
                     dựng sao cho cung cấp một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là
                     phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

                            Chất đạm: 15-20% tổng năng lượng, 0,8g/kg/ngày với người lớn. Chất béo:

                     25% tổng năng lượng, không nên vượt quá 30%, ăn vừa phải và giảm chất béo
                     động vật. Nên ăn các axit béo chưa bão hoà (dầu thực vật, các loại hạt...).

                            Chất bột đường: 50-60% tổng năng lượng. Nên sử dụng các loại chất bột
                     đường phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường
                     đơn và các loại thức ăn nhiều đường (bánh, kẹo, nước ngọt...).

                            Thực phẩm chứa chất bột đường ≤ 5%: có thể sử dụng hàng ngày, gồm các
                     loại thịt, cá, đậu phụ (ăn vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số

                     trái cây ít ngọt: dưa bở, dưa hấu, nho, nhót chín...(sử dụng không hạn chế).

                            Thực phẩm chứa chất bột đường từ 10-20%: nên ăn hạn chế (2-3 lần/tuần
                     với lượng vừa phải) gồm một số hoa quả như: quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm,
                     xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...).

                            Thực phẩm chứa chất bột đường từ ≥ 20%: cần kiêng, gồm các loại bánh,

                     mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô...).
                            Nên ăn nhiều bữa nhỏ (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết nhiều sau

                     khi ăn. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường
                     huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

                            Như vậy, BKLN đang là vấn đề sức khỏe lớn đối với toàn cầu nói chung và
                     với Việt Nam nói riêng. Trong số BKLN, phổ biến nhất là các nhóm bệnh tim
                     mạch, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường. BKLN là kết quả sự kết

                     hợp của nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố nguy cơ thay đổi được: hút thuốc,
                     rượu bia, ít vận động, ăn uống không lành mạnh. Dinh dưỡng là một yếu tố đóng
                     vai trò hết sức quan trọng trong dự phòng và điều trị BKLN với nguyên tắc chung

                     là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm, cấn đối tỷ lệ các
                     nhóm dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng), cân đối
                     thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật, tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, giảm
                     ăn muối. Dinh dưỡng hợp lý phải kết hợp với các biện pháp khác như không hút
                     thuốc, không uống rượu bia, tập thể thao và duy trì suốt cuộc đời.














                                                                 57
   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80