Page 76 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 76
CHƯƠNG 3
PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
Ở CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN EVN
3.1. Tăng huyết áp (Hypertension)
3.1.1. Định nghĩa và yếu tố nguy cơ
- Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu
từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp
của cơ tim, lưu lượng máu trong động mạch và sức cản ngoại vi.
Huyết áp được biểu thị bởi hai trị số:
+ Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu trong động mạch
lên tới mức cao nhất khi tim co bóp.
+ Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp
nhất khi tim ở thì tâm trương.
Giới hạn bình thường của huyết áp tâm thu ở người trung niên là 100 -
120mmHg và huyết áp tâm trương là 60 - 80mmHg.
- Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp:
+ Yếu tố gia đình: Trong nhiều gia đình có thể có Ông, Bố, Con và người
thân trong gia đình bị tăng huyết áp.
+ Căng thẳng tâm lý, cảm xúc, căng thẳng về thời gian, căng thẳng về thể
lực, thi đấu thể thao, chiến tranh, chức vụ đảm nhận trách nhiệm cao… dễ bị tăng
huyết áp.
+ Ăn mặn: ≥ 6 – 10g muối/ngày có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn những người
ăn nhạt hơn.
+ Thừa cân, béo phì;
+ Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày liên tục trên 03 năm.
+ Uống rượu trên 180ml/ngày liên tục trên 03 năm.
+ Nữ giới tuổi tiền mãn kinh
+ Nam giới ≥ 55 tuổi do quá trình lão hóa thành động mạch nên dễ tăng
huyết áp hơn.
+ Rối loạn chuyển hóa lipid huyết thanh
+ Ít hoạt động thể lực.
- Ở người lớn khi đo huyết áp bằng phương pháp Korotkoff tại phòng
khám/bệnh viện, nếu huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
≥ 90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp động mạch.
58