Page 77 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 77
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
a) Triệu chứng lâm sàng
Tăng huyết áp có thể diễn biến thầm lặng không có triệu chứng nào. Phải
đến vài năm, người bệnh mới cảm nhận rõ triệu chứng bệnh. Các triệu chứng có
thể gặp bao gồm:
- Đau đầu, chóng mặt;
- Mặt đỏ hoặc nóng bừng mặt;
- Thở nông;
- Chảy máu mũi;
- Đau ngực, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực;
Tình trạng có thể diễn biến nguy hiểm nếu chờ xuất hiện các dấu hiệu rõ
ràng. Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp là cơn đột quỵ não do tai biến mạch
máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... Do đó việc đi khám sức khỏe định
kì là vô cùng quan trọng.
b) Triệu chứng cận lâm sàng
- Tổn thương mắt được xác định bằng soi đáy mắt, phân chia theo độ:
+ Độ 1: Co thắt, hẹp lòng động mạch.
+ Độ 2: Động mạch co cứng đè lên đoạn tĩnh mạch bắt chéo.
+ Độ 3: Có xuất tiết, xuất huyết.
+ Độ 4: Xuất huyết kèm theo phù gai thị.
- Lưu huyết não giảm từng vùng; ghi điện não thấy có rối loạn hoạt động
điện não, xuất hiện sóng teta xen kẽ.
- Siêu âm tim: Phì đại thất trái, suy chức năng tâm trương thất trái; Điện
tim xuất hiện rối loạn nhịp.
3.1.3. Dự phòng và điều trị
a) Dự phòng
- Định kỳ kiểm tra huyết áp hoặc kiểm tra huyết áp hàng ngày đối với những
người ở nhóm nguy cơ cao như: tuổi cao, tiền sử gia đình có người tăng huyết áp,
béo phì…
- Phương pháp tự kiểm tra huyết áp: Đo vào lúc sáng sớm sau khi tỉnh dậy,
nếu đo trong ngày thì để cơ thể nghỉ ngơi 15 phút, nằm yên tĩnh.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích.
- Chế độ ăn uống khoa học, giàu rau quả, ăn nhạt, hạn chế ăn mỡ và các
chất béo động vật;
- Duy trì cân nặng hợp lý;
59