Page 80 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 80

b) Triệu chứng cận lâm sàng
                            - Xét nghiệm công thức máu:

                            + Số lượng hồng cầu giảm ( < 3,8 tera/l);

                            + Huyết sắc tố giảm (HST ở nam < 130g/l; ở nữ < 120g/l; ở phụ nữ có mang
                     < 110g/l).
                            + Điện tâm đồ, siêu âm tim để xác định nguyên nhân huyết áp thấp tại tim

                     hay ngoài tim.

                     3.2.3. Dự phòng và điều trị
                     a) Dự phòng

                            - Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: tăng cường các chất dinh dưỡng
                     cần thiết để có sức khỏe tốt bằng cách tập trung vào nhiều loại thực phẩm đa dạng,

                     bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và thịt gà nạc và cá.
                            - Ăn thành các bữa nhỏ, ít năng lượng. Để giúp ngăn ngừa huyết áp thấp
                     sau bữa ăn, nên ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày và hạn chế các thực phẩm giàu

                     carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì. Có thể uống cà phê hoặc trà
                     có chứa caffeine trong bữa ăn để tạm thời làm tăng huyết áp.

                            - Nên mang theo trà gừng, bánh kẹo để dự phòng huyết áp thấp đột ngột.
                            - Chậm rãi khi thay đổi tư thế: Có thể giảm nhẹ triệu chứng chóng mặt và
                     choáng váng khi thay đổi tư thế bằng cách cử động nhẹ nhàng khi chuyển từ tư

                     thế nằm sang ngồi và đứng dậy. Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy hít
                     thở sâu một vài phút và sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng lên.

                            - Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bóng bàn… giúp ổn định huyết áp.
                     b)Xử trí cơn huyết áp thấp

                            Khi một người bị tụt huyết áp, cần xem xét xem người đó có tiền sử bị bệnh
                     tiểu đường không, nếu không thì loại bỏ khả năng người đó bị hạ đường huyết, tập
                     trung sơ cứu hạ huyết áp. Quá trình sơ cứu cần thực hiện theo các bước:

                            - Giữ thái độ bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hay nằm xuống bề mặt
                     phẳng, dùng gối kê đầu và chân, nên kê gối cao hơn so với đầu.

                            - Cho bệnh nhân uống một cốc nước sâm, trà gừng, cafe, chè đặc,... hoặc
                     thức ăn đậm muối sẽ giúp cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những thức ăn
                     đồ uống như vậy thì cho bệnh nhân uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp

                     tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời.
                            - Nếu có thuốc hạ huyết áp do bác sĩ kê thì cho bệnh nhân uống.

                            - Nếu tình trạng bệnh nhân được cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ,
                     nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy.




                                                                 62
   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85