Page 81 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 81

- Nếu bệnh nhân không thấy đỡ hơn cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế
                     gần nhất để được khám chữa kịp thời.
                     c) Điều trị

                            - Ăn nhiều muối hơn: vì Natri có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, lượng
                     Natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi nên phải hỏi ý

                     kiến bác sĩ trước khi tăng lượng muối trong chế độ ăn.
                            - Uống nhiều nước hơn: nước làm tăng thể tích máu và giúp ngăn ngừa tình
                     trạng mất nước.

                            - Mặc tất đàn hồi: các loại tất đàn hồi thường được sử dụng để làm giảm
                     đau và cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch có thể giúp giảm tụ máu ở chân.

                            - Dùng thuốc: Thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

                     3.3. Đái tháo đường

                     3.3.1. Định nghĩa và yếu tố nguy cơ

                            Đái tháo đường (ĐTĐ) là nhóm những rối loạn chuyển hóa không đồng
                     nhất gồm tăng glucose huyết tương và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin,
                     giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai.

                            ĐTĐ típ 1 còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin. Có sự phá hủy tế bào beta và
                     thiếu insulin tuyệt đối, được chia làm hai thể nguyên nhân do cơ chế tự miễn và
                     không do tự miễn, không phụ thuộc kháng antigen là kháng nguyên, kháng bạch
                     cầu ở người (Human Leucocyst Antigen – HLA).

                            ĐTĐ typ 2 còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, đặc trưng bởi kháng
                     insulin và thiếu tương đối từ gan và bất thường chuyển hóa mỡ.

                            Tiền ĐTĐ là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose bao gồm hai tình
                     huống là rối loạn glucose lúc đói (Impaired Fasting Glucose - IFG) và giảm dung
                     nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance – IGT).

                            - Yếu tố nguy cơ:

                            + Tuổi: Trên 40 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 cao.
                            + Tiền sử gia đình: Nếu cha, mẹ hoặc anh chị em mắc ĐTĐ típ 2 thì nguy

                     cơ mắc ĐTĐ típ 2 rất cao.
                            + Sức khỏe tâm thần: Bao gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm

                     cảm hoặc dùng thuốc chống loạn thần đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo
                     đường típ.
                            + Lối sống thụ động: Lối sống thụ động, lười vận động có thể làm tăng

                     nguy cơ mắc tiểu đường.
                            + Béo phì: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đái đường típ 2 do

                     sự dư thừa mỡ trong cơ thể, thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.

                                                                 63
   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86