Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 03 - bản tin phát lúc 08h00 ngày 20/7/2025)

08:00, 20/07/2025

Hồi 07 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 705km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14; di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25km/h.

Dự báo diễn biến bão (24 đến 72 giờ tới):

Thời điểm dự báo Hướng, tốc độ Vị trí Cường độ Vùng nguy hiểm Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)
07h/21/7 Chủ yếu theo hướng Tây 20-25km/h 21,1N-109,8E; trên đất liền phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) Cấp 11, giật cấp 14 Phía Bắc vĩ tuyến 20,0N; kinh tuyến 108,0E-117,0E Cấp 3: vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, phía Đông khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ
07h/22/7 Tây Tây Nam, khoảng 15km/h  20,5N-107,1E; trên vùng ven biển Quảng Ninh - Ninh Bình Cấp 10-11, giật cấp 14 Phía Bắc vĩ tuyến 19,5N; Phía Tây kinh tuyến 112,5E Cấp 3: vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, vùng biển vịnh Bắc Bộ
07h/23/7 Tây Tây Nam, khoảng 10km/h, suy yếu dần thành một vùng áp thấp 20,1N-104,7E; trên đất liền khu vực Thượng Lào < Cấp 6 Phía Bắc vĩ tuyến 19,0N; phía Tây kinh tuyến 109,5E Cấp 3: vùng biển vịnh Bắc Bộ. Vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa

Dự báo tác động của bão

Gió mạnh, sóng lớn, nước dâng  
Trên biển:
- Vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; sóng biển cao 5,0-7,0m. Biển động dữ dội. Từ đêm 20/7, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14; sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm 3,0-5,0m. Biển động dữ dội. Từ ngày 21/7, vùng biển Nam vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m. Biển động rất mạnh.
- Tàu/thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Nước dâng do bão và cảnh báo ngập lụt khu vực ven biển:
- Vùng ven biển Hải Phòng-Quảng Ninh có nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m, mực nước tại Hòn Dáu (Hải Phòng) cao 3,8-4,1m, tại Cửa Ông (Quảng Ninh) cao 4,8-5,2m. Nguy cơ cao gây ngập, úng tại những khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông vào trưa và chiều 22/7.
Trên đất liền:
- Từ tối và đêm 21/7, trên đất liền Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 7-9, giật cấp 10-11; sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14.
Mưa lớn
- Từ ngày 21/7 đến ngày 23/7, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; riêng khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm, cục bộ có nơi trên 600mm.
Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h).

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia

Share

CBCNV Tổng công ty Điện lực miền Bắc hối hả khắc phục sự cố do giông lốc

CBCNV Tổng công ty Điện lực miền Bắc hối hả khắc phục sự cố do giông lốc

Thống kê ban đầu, giông lốc chiều 19/7 gây ảnh hưởng khiến khoảng 102.000 khách hàng tại các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình, Hưng Yên... bị gián đoạn sử dụng điện. CBCNV các công ty điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) nhanh chóng xử lý sự cố nhằm cấp điện trở lại nhanh nhất cho khách hàng.


PC Thái Nguyên khẩn trương khắc phục sự cố do ảnh hưởng của giông lốc

PC Thái Nguyên khẩn trương khắc phục sự cố do ảnh hưởng của giông lốc

Ảnh hưởng của giông lốc xảy ra chiều 19/7 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã khiến khoảng 8.300 khách hàng bị gián đoạn sử dụng điện. Công ty Điện lực Thái Nguyên đã huy động 100% quân số ứng trực, khẩn trương xử lý sự cố lưới điện khi đảm bảo điều kiện an toàn.


Tiêu thụ điện tăng kỷ lục, cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện tăng kỷ lục, cần nâng cao ý thức tiết kiệm điện

Hệ thống điện quốc gia và miền Bắc đồng loạt xác lập kỷ lục mới về sản lượng điện tiêu thụ. Cơ quan chức năng và ngành điện khuyến cáo tăng cường tiết kiệm điện.


Vì sao điện năng tiêu thụ của gia đình tăng nhiều lần khi học sinh nghỉ hè?

Vì sao điện năng tiêu thụ của gia đình tăng nhiều lần khi học sinh nghỉ hè?

Sản lượng điện sinh hoạt tăng vọt bất thường tại các hộ gia đình, đặc biệt vào mùa hè. Ngoài các yếu tố thời tiết còn có nguyên nhân từ đợt nghỉ hè của học sinh.