Khoảng 9 giờ ngày 16/1/2012 tại Hải Phòng đã xảy ra một sự cố điện cao thế nguy hiểm khi đoạn cáp 220 kV vượt ngầm dưới đáy kênh Đình Vũ – Hải Phòng bị kéo đứt. Nguyên nhân xảy ra vụ việc được sơ bộ xác định là do một tàu thuỷ thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Bạch Đằng chạy thử bị sự cố đã thả neo tại khu vực trên (dù nơi đây đã có biển cảnh báo cấm tàu thuyền neo đậu).
Trong quá trình lai dắt, tàu đã kéo rút một sợi cáp điện cao thế 220 kV chạy ngầm qua lòng sông. Sợi cáp điện bị đứt, kéo theo sứ, thiết bị bảo vệ cáp và xà trên cột điện cao thế cạnh bờ sông phía Đình Vũ bị gãy, rơi xuống đất. Sự cố trên khiến Truyền tải điện Hải Phòng - Công ty Truyền tải điện 1 phải tạm ngừng vận hành một đường dây cấp nguồn 220 kV này và gây ra mất điện. Quá trình khôi phục tuyến cáp đang được khẩn trương triển khai, tuy nhiên do đây là hệ thống cáp ngầm đòi hỏi rất cao về kỹ thuật nên việc khôi phục không hề đơn giản. Trách nhiệm đối với đơn vị gây thiệt hại là không nhỏ.
Từ sự việc này, chúng tôi xin giới thiệu một số lưu ý về tuân thủ các quy định cảnh báo an toàn đối với hệ thống cáp ngầm:
Những hành vi tuyệt đối cấm để bảo vệ cáp ngầm:
Phương tiện không được thả neo, phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho công trình và phương tiện.
|
- Cấm đào hố, chất hàng hóa, đóng cọc, trồng cây, làm nhà, các công trình xây dựng khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
- Cấm thải nước, các chất ăn mòn cáp, thiết bị vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.
- Khi thi công các công trình trong đất hoặc khi nạo vét lòng sông, hồ thuộc hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo cho đơn vị quản lý công trình lưới điện trước ít nhất là 10 ngày. Trước khi triển khai thi công phải có sự thoả thuận và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho cáp ngầm.
- Trường hợp do yêu cầu cấp bách của công việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, thực hiện theo quy định riêng.
Quy định về hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm 220kV:
- Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
- Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi:
Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp.
Hai mặt phẳng thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy định trong bảng sau:
- Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến:
Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp.
Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.
Quy định đặt biển báo an toàn điện và dấu hiệu tuyến cáp ngầm trên mặt đất:
- Cáp ngầm đi dưới bờ ruộng, bờ kênh mương, vườn cây, bên cạnh đường quốc lộ, đường tỉnh, huyện, xã, ... phải đặt cọc mốc dấu hiệu cáp tại các vị trí mà không gây cản trở đến người đi bộ và các phương tiện giao thông, cọc dấu hiệu là loại bê tông cốt thép (kích thước 80x80 mm) có 4 mặt chữ chìm hoặc nổi, được chôn sâu 0,5m và nhô lên khỏi mặt đất tự nhiên 0,3m, khoảng cách giữa các cọc mốc dấu hiệu tối đa là 20m.