Page 142 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 142
Hình 9: Băng vết thương 2/3 trên cẳng tay, 2/3 trên cẳng chân kiểu số 8
4.5.4. Băng vết thương phần mềm ở vai, nách
Bước 1:Bộc lộ vết thương
Bộc lộ vết thương bằng cách cởi áo hoặc xé áo theo đường chỉ may, vô
khuẩn vết thương.
Bước 2:Đặt gạc vô khuẩn phủ kín vết thương
Bước 3:Băng vết thương(băng kiểu số 8)
Đường băng đầu tiên đi sát đầu dưới cơ delta (dưới vết thương) để cố định
đầu băng. Sau đó băng chéo lên qua vết thương, ra trước ngực (hoặc ra sau lưng
tuỳ theo tay thuận của người băng là tay trái hay tay phải), rồi qua nách bên đối
diện, ra sau lưng, vòng trở lại nơi bị thương, tiếp tục băng chéo xuống qua vết
thương để tạo với đường băng chéo lên dấu nhân đầu tiên trên bề mặt vết thương.
Đường băng tiếp theo đi như đường băng truớc, sao cho đường băng sau đè lên
2/3 chiều rộng của đường băng trước. Với cách băng như trên, đến khi kín vết
thương sẽ tạo được các dấu nhân tịnh tiến dần từ dưới lên trên tại bề mặt vết
thương. Sau đó tiến hành cố định đầu băng ở vị trí đường băng cố định đầu tiên.
Bước 4:Treo tay ở thư thế cơ năng
Chú ý: Tổn thương vai, nách thường chảy nhiều máu nên tăng cường lớp
bông mỡ trước khi tiến hành băng.
Hình 10: Băng vết thương phần mền ở vai, nách
4.5.5. Băng vết thương phần mềm ở một bên vú
Bước 1:Bộc lộ vết thương
Bộc lộ vết thương: cởi cúc áo, vén áo, cởi áo, xé áo và vô khuẩn vết thương.
Bước 2:Đặt gạc vô khuẩn phủ kín vết thương
Bước 3:Băng vết thương
Đường băng đầu tiên đi một đến hai vòng quanh ngực, sát phía dưới vết
thương để cố định, rồi băng chéo qua vết thương lên vai bên đối diện, sau đó đường
băng bắt chéo xuống dưới lưng trở lại vết thương. Tiếp tục thực hiện các đường băng
tiếp theo với quy luật: một đường cố định quanh ngực - một đường bắt chéo qua vết
thương (luân phiên) sao cho các đường băng quanh ngực tịnh tiến dần từ dưới lên
124