Page 166 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 166
Hình 29: Băng ép vết thương
b) Chú ý:
- Áp dụng cầm máu các vết thương dập nát phần mềm.
- Băng ép thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn.
- Phải băng đúng kỹ thuật, không quá chặt, quá lỏng.
- Khi tiến hành kiểm tra:
+ Máu thấm băng nhiều, băng lỏng thì băng lại.
+ Máu thấm băng nhiều, băng đã đủ chặt thì tháo băng đánh giá lại vết
thương hoặc thực hiện biện pháp cầm máu khác.
+ Nếu da phía ngoại vi lạnh, tê bì là băng quá chặt, tiến hành kiểm tra mạch
phía ngoại vi. Nếu không có tuần hoàn phía ngoại vi, nới lỏng băng, sau đó kiểm
tra lại. Nếu vẫn không có mạch, thì vận chuyển người bị thương về sau càng sớm
càng tốt.
5.3.4. Quy trình cầm máu tạm thời bằng băng chèn
a) Băng chèn động mạch cánh tay
Băng chèn là băng ép có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch. Con chèn
được đặt trên đường đi của động mạch càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng
cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt.
Băng chèn động mạch cánh tay được áp dụng để cầm máu các trường hợp
bị tổn thương động mạch ở cẳng tay, 1/3 dưới cánh tay. Thứ tự các bước băng
chèn động mạch cánh taynhư sau:
- Bước 1: Bộc lộ vết thương
Bộc lộ vết thương bằng cách xắn ống tay áo, cởi hoặc xé theo đường chỉ may.
- Bước 2: Xác định đường đi động mạch cánh tay, vị trí đặt vật chèn
148