Page 176 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 176
d) Cố định phải vững chắc, quá trình cố định phải nhẹ nhàng, tránh gây đau
đớn và gây biến chứng nguy hiểm cho người bị thương, đồng thời phải áp dụng
kỹ thuật vận chuyển thích hợp cho từng xương gẫy.
6.1.3. Các loại nẹp thường dùng trong cố định tạm thời gẫy xương
a) Nẹp tre
Là loại nẹp phổ biến nhất, dễ làm, thuận tiện khi sử dụng và mang vác, rẻ
tiền, có thể tự làm.
Hình 38: nẹp tre
b) Nẹp Cramer (Cơ-ra-me)
Là loại nẹp bằng kim loại hình bậc thang, nẹp sử dụng thuận tiện, nhưng
mang vác nặng, khó làm.
Hình 39: nẹp Cramer
c) Nẹp ứng dụng:
Trường hợp không có nẹp có thể dùng cành cây, hoặc cố định chi trên gẫy
vào thân người, chi dưới gẫy vào chi lành.
d) Ngoài ra có thể dùng một số loại nẹp khác như:
- Nẹp Thomas (Tô-mát);
- Nẹp Ditetric (Đi-tơ-ríc);
- Nẹp chất dẻo bơm hơi...
6.1.4. Thứ tự các bước xử trí vết thương gẫy xương
- Cầm máu (nếu cần).
- Băng vết thương.
- Tiêm giảm đau (nếu có điều kiện).
- Cố định tạm thời xương gẫy để vận chuyển người bị thương về sau
158