Sổ tay điện tử
đến năm 2030, tầm nhìn đền năm 2045
6. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Tập đoàn, không ngừng nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực; nghiên cứu, ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, chú trọng nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của EVN.
a) Tổ chức cơ sở nghiên cứu khoa học với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm để nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực, nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.
- Thành lập Trung tâm đào tạo và Nghiên cứu khoa học với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm để nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực, nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.
- Trong giai đoạn chưa thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, đội ngũ nghiên cửu của EVN phối hợp với các tổ chức khoa học công nghệ bên ngoài để nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN.
b) Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa và đổi mới công nghệ thiết bị điện để phát triển năng lượng cho trước mắt cũng như lâu dài.
- Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng. Xác định mô hình và lộ trình công nghệ nguồn và lưới điện thích hợp, đảm bảo phát triển ổn định và phù hợp với điều kiện, khả năng đầu tư của EVN, giá thành hợp lý và bảo vệ môi trường. Các công trình năng lượng được xây dựng mới phải có công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của EVN; từng bước nghiên cứu nâng cấp, cải tạo công trình hiện có để đảm bảo tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và môi trường.
- Nghiên cứu nâng cao tính năng của một số thiết bị liên quan đến đốt than anthraxit Việt Nam và than trộn nhằm nâng cao hiệu quả, tăng hệ số vận hành của các nhà máy cũ đang vận hành. Sử dụng than hiệu quả bằng cách cải tiến thiết bị đốt và xem xét việc áp dụng thông số trên siêu tới hạn (USC - Ultra Super Critical) trên cơ sở kinh nghiệm của Tập đoàn và tiến bộ kỹ thuật trên thế giới.
- Nghiên cứu phương án xử lý than nội địa để đáp ứng chất lượng ổn định, phù hợp với các điều kiện hoạt động hiệu quả của các lò mới, cải thiện, nâng cao hiệu quả đồng thời giảm thời gian hiệu chỉnh lò.
- Sử dụng thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến cho nhà máy nhiệt điện mới: nhà máy mới xây dựng phải có hệ thống đo lường, điều khiển tự động hiện đại, hoạt động ổn định, dễ dàng cập nhật, nâng cấp và phải ngăn ngừa được sự cố lớn xảy ra, tăng độ tin cậy của nhà máy, tăng cao độ sẵn sàng góp phần nâng cao hiệu suất của nhà máy.
- Nghiên cứu tích hợp và quản lý các nguồn năng lượng phân tán. Nghiên cứu việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, diesel, pin tích trữ năng lượng.
- Phát triển công nghệ xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp điện áp nhằm giảm diện tích hành lang tuyến.
- Ứng dụng vật liệu mới; sử dụng các loại cách điện mới tiên tiến như composite, vật liệu siêu dẫn.
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng cao khả năng tải của dây dẫn trên không, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng sợi carbon đề giảm độ võng, giảm kích thước cột.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng.
d) Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khoa học và điện lực quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và khoa học điện lực nói riêng. Xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu với nước ngoài về các công nghệ nhà máy điện hiệu suất cao, dùng các bộ khử bụi tĩnh điện hiệu suất cao, giảm phát thải các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo các tiêu chuển và quy định của pháp luật về môi trường.
đ) Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN như: công nghệ hạ tầng hội tụ, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ mobile computing, công nghệ IoT,... bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.
- Ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông dùng riêng đáp ứng nhu cầu của hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, vận hành thị trường điện, điều hành/vận hành hệ thống điện của EVN. Nghiên cứu, phát triển hệ thống viễn thông dùng riêng của EVN theo hướng hiện đại, đảm bảo dung lượng và độ dự phòng phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu về viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của EVN.
- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hóa đối với nguồn và lưới điện hiện có, cải tiến công tác quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Điện.
- Ứng dụng công nghệ mới để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động bằng các giải pháp: (i) Hiện đại hóa công tác quản lý nhà máy điện, trạm biến áp thông qua đầu tư trang thiết bị điều khiển từ xa; (ii) Trang bị hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; (iii) Nâng cao trình độ công nghệ thông tin để giảm dần biên chế vận hành trong các nhà máy điện, trạm biến áp tiến tới trạm biến áp không người trực vận hành.
- Triển khai hệ thống SCADA/EMS cho Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia/điều độ miền và dần hoàn thiện hệ thống SCADA/DMS cho các Tổng công ty Điện lực.
- Sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện. Hiện đại hóa hệ thống điều độ, vận hành, thông tin liên lạc, điều khiển và tự động hóa phục vụ điều độ lưới điện trong nước và liên kết khu vực.
- Ứng dụng công nghệ đo đếm tiên tiến - thông minh (Smart Metering) để theo dõi sử dụng điện của khách hàng, chống thất thoát trong kinh doanh điện, phục vụ nghiên cứu dự báo phụ tải và các yêu cầu của quản lý điều hành; sử dụng công nghệ công tơ đọc dữ liệu, thu nhận dữ liệu từ xa; tự động hóa lưới phân phối gắn liền với dịch vụ khách hàng và quản lý nhu cầu.
- Triển khai các trung tâm điều khiển đóng cắt thiết bị từ xa cho lưới điện của các đơn vị.
- Nghiên cứu mô đun hóa trạm biến áp phân phối, trạm biến áp di dộng hợp bộ. Xây dựng và trang bị đồng bộ các hệ thống rơle bảo vệ lưới trung áp, tự động hóa lưới phân phối (DAS), hệ thống quản lý lưới phân phối (DMS), SCADA lưới phân phối.
- Sử dụng công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện vận hành (condition-based), chẩn đoán trực tuyến, sửa chữa đường dây nóng nhằm nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống phân phối điện.