Page 185 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 185
6.2.8. Cố định tạm thời gẫy xương hàm mặt
Bước 1: Chuẩn bị tư thế người bị thương
Đặt người bị thương ngồi đầu ngả ra sau hoặc nằm nghiêng về bên bị
thương đề phòng chống ngạt thở.
Bước 2: Tiến hành cố định
- Dùng gạc sạch 10 x 10 cuộn tròn đường kính khoảng 1cm đặt vào góc
hàm bên không bị thương, cho nạn nhân cắn lại.
- Cố định bằng băng cuộn: Áp dụng kiểu băng giống như băng vết thương
cằm. Hoặc dùng băng tam giác gấp kiểu cánh én đặt dưới cằm và buộc lên đỉnh
đầu để cố định xương hàm dưới vào xương hàm trên.
- Sau khi cố định xong đặt nạn nhân nghiêng đầu về bên bị thương.
Chú ý:
- Cố định phải đủ chắc.
- Luôn có gạc kê ở góc hàm, sau khi cố định cho người bị thương nằm
nghiêng đầu sang bên bị thương để tránh ùn tắc đường hô hấp.
- Theo dõi sát tình trạng hô hấp của nạn nhân.
6.2.9. Cố định tạm thời gẫy xương chậu
Cố định gẫy xương chậu cần được tiến hành trên cáng cứng, cần 4 người
thao tác thành thạo, đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng đưa nạn nhân vào cáng.
Bước 1: Chuyểnnạn nhân lên cáng cứng.
- Để nạn nhân nằm ngửa, mỗi bên có 2 người, luồn tay dưới đầu, thân và chi
dưới cùng nhấc lên, phối hợp thật tốt để giữ cho người và cột sống nạn nhân thẳng.
-Nhấc từ từ nạn nhân lên khỏi mặt đất rồi đưa vào cáng hoặc luồn cáng
xuống dưới, từ từ đặt nạn nhân xuống cáng.
Bước 2: Chuẩn bị tư thế nạn nhân
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, chi dưới để ở tư thế gấp nhẹ
đùi vào bụng, gối hơi gấp và hơi dạng (tư thế con ếch nằm ngửa).
- Dùng gối, chăn hay quần áo cuộn lại (gối đệm cao 25 - 30cm), đặt gối
vào giữa 2 đùi và khớp gối.
Bước 3: Cố định nạn nhân vào cáng
Dùng băng cuộn cố định nạn nhân vào cáng cứng ở các vị trí: ngang ngực,
khung chậu, ngang khớp gối và ở gót chân.
Chú ý:
- Khi đưa nạn nhân lên xuống cáng hoặc khi di chuyển phải hết sức nhẹ
nhàng, thận trọng.
167