Page 189 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 189
CHƯƠNG 7
CẤP CỨU NGỪNG TIM, NGỪNG THỞ
7.1. Những vấn đề chung
7.1.1. Định nghĩa hô hấp nhân tạo
Hô hấp nhân tạo là một cách làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không
khí ở trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân bị ngạt thở.
7.1.2. Nguyên nhân gây ngạt thở
- Do đuối nước.
- Do vùi lấp.
- Do hít thở phải khí độc:
+ Do chất độc chiến tranh.
+ Do thiếu ôxy vì hít phải khí độc CO (Ôxyt cac bon): Hầm kín chật hẹp,
nhà kín, đốt lò sưởi trong nhà, khơi giếng, khơi cống rãnh...
- Do ùn tắc đường hô hấp trên:
+ Do bị bóp cổ, thắt cổ, tắc đờm dãi hoặc máu (gặp ở những nạn nhân có
vết thương ở vùng hàm mặt).
+ Do chất nôn, thức ăn trào ngược từ dạ dày, tụt lưỡi ở bệnh nhân hôn mê sâu.
7.1.3. Cách nhận biết người bị ngạt thở và cách xử trí
a) Cách nhận biết một người bị ngạt thở
- Hô hấp ngừng hoàn toàn.
- Nằm yên không cử động.
- Sắc mặt tím tái hoặc trắng nhợt.
- Chi giá lạnh, tim ngừng đập, mạch không sờ thấy.
- Đặt sợi bông hoặc miếng giấy nhỏ trước mũi không thấy cử động.
b) Cách xử trí
- Yêu cầu: Khẩn trương, kiên trì, đúng kỹ thuật.
- Các bước tiến hành:
+ Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt.
+ Nhanh chóng giải phóng đường hô hấp trên:
* Lau hút đờm dãi, đất cát, dị vật, máu ở mũi miệng (khi cần phải hút trực
tiếp bằng miệng).
* Đồng thời nới lỏng quần áo, dây nịt trên cơ thể: Thắt lưng, xu chiêng...
171