Page 191 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 191
Bước 3: Đánh giá hô hấp
- Nếu nạn nhân còn tự thở sẽ thực hiện đếm nhịp thở trong 15 giây.
+ Nếu nạn nhân tỉnh, tự thở, nhịp thở > 2 lần thì tiếp tục theo dõi.
+ Nếu nạn nhân không tỉnh hoặc nhịp thở dưới 2 lần hoặc nạn nhân thở ngáy, thở
nông thì đặt canuyn mũi hầu (hoặc canuyn Mayo) và đặt tư thế nằm nghiêng.
- Nếu nạn nhân không còn tự thở thì thực hiện hồi sức hô hấp theo các bước:
+ Nhẹ nhàng bóp bịt mũi nạn nhân.
+ Thổi ngạt miệng thổi miệng hai lần và kiểm tra động mạch cảnh.
+ Nếu có mạch cảnh, tiếp tục hồi sức hô hấp bằng thổi ngạt với tần số 5
giây một lần thổi ngạt và kiểm tra mạch sau mỗi phút.
7.2.2. Quy trình khai thông đường thở
a) Kỹ thuật ưỡn đầu/nâng cằm
Bước 1: Chuẩn bị tư thế nạn nhân, người cấp cứu
- Nạnnhân ở tư thế nằm ngửa.
- Người cấp cứu quỳ ngang vai bên phải nạn nhân (hoặc trái nếu thuận
tay trái).
Bước 2: Kỹ thuật mở miệng nạn nhân
- Người cấp cứu đặt một bàn tay tay lên trán nạn nhân, dùng lòng bàn tay
đẩy đầu nạn nhân ưỡn nhẹ ra sau.
- Dùng đầu ngón tay còn lại đặt vào xương hàm dưới ở vùng cằm và nâng
cằm ra trước.
- Nâng cằm ra trước đến khi hàm răng trên và dưới ngang nhau thì dùng
ngón tay cái đẩy nhẹ môi dưới để mở miệng nạn nhân.
Chú ý:
- Không dùng kỹ thuật này khi nghi ngờ tổn thương cột sống cổ.
- Không dùng ngón cái để nâng cằm.
- Không đẩy sâu ngón tay vào phần mềm dưới cằm vì có thể làm hẹp đường thở.
- Không được khép miệng nạn nhân.
b) Kỹ thuật nâng hàm
Bước 1: Chuẩn bị tư thế nạn nhân, người cấp cứu
- Nạn nhân ở tư thế nằm ngửa.
- Người cấp cứu quỳ phía đỉnh đầu nạn nhân.
Bước 2: Kỹ thuật mở miệng nạn nhân
- Người cấp cứu đặt khuỷu tay xuống nền, 2 cẳng tay cố định đầu nạn nhân.
173