Page 196 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 196
7.3. Cấp cứu dị vật đường thở, điện giật, đuối nước, rắn cắn và ngất
7.3.1. Kỹ thuật cấp cứu dị vật đường thở
3. Kỹ thuật cấp cứu dị vật đường thở
https://www.youtube.com/watch?v=sa3I3haEaZc
sa3I3haEaZc
a) Nguyên nhân của dị vật đường thở
- Trẻ em có thói quen ngậm đồ vật vào mồm, hoặc cho trẻ ăn những thức
ăn dễ hóc, dị vật thường gặp là hạt ngô, hạt lạc.
- Dị vật thường rơi vào đường thở trong thì hít vào mạnh đột ngột sau cơn
cười, khóc, sợ hãi.
- Do phản xạ đường thở chưa hoàn chỉnh, thức ăn đi lạc vào đường thở, đặc
biệt là trẻ em ăn bột.
- Do tai biến phẫu thuật (lấy dị vật mũi, nạo VA, cắt amidan, nhổ răng).
b)Dị vật đường thở có biểu hiện như thế nào?
- Hội chứng xâm nhập
Trẻ đang ngậm đồ vật hoặc ăn những thức ăn dễ hóc, đột ngột xuất hiện:
+ Ho sặc sụa, nôn oẹ.
+ Khó thở thanh quản dữ dội.
+ Tím tái mặt mũi như sắp chết ngạt.
c) Dị vật thanh quản: dị vật sắc nhọn (đầu tôm, mang cá...).
Sau hội chứng xâm nhập xuất hiện:
- Khó thở thanh quản: nhịp thở chậm, khó thở thì thở vào, có tiếng rít thanh
quản, rút lõm các cơ hô hấp.
- Khàn tiếng, hoặc mất tiếng (đối với trẻ em nhỏ chưa biết nói phải dựa vào
tiếng khóc).
178