Page 201 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 201

Cách làm thông đường thở: nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, đầu ngửa ra
                     sau, người cấp cứu dùng tay có lót khăn móc đờm rãi và các vật tắc ra có khi phải
                     dùng miệng của mình để hút đờm rãi của nạn nhân.;

                            Bước 5: Hô hấp nhân tạo: thực hiện ngay sau khi khai thông đường thở,
                     người cấp cứu ngồi hay quỳ bên trái nạn nhân (tuỳ theo tình trạng một người hoặc
                     2 người cấp cứu); tay phải bịt mũi, tay trái nâng cổ nạn nhân lên để đầu ngửa ra

                     sau thì miệng há ra (nếu miệng không há thì phải dùng tay ấn cằm xuống). Người
                     cấp cứu hít một hơi thật dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thật kín và thổi hơi
                     vào miệng nạn nhân, sau đó đưa miệng ra để hơi tự thoát ra (có thể áp miệng vào
                     cả miệng và mũi của trẻ em). Mỗi lần hô hấp nhân tạo từ 01 giây đến 1,5 giây,
                     lượng khí thổi vào từ 0,8 đến 1,2 lít.
                            Sau khi làm hết bước 5, người cấp cứu tiếp tục thực hiện liên hoàn ấn tim

                     ngoài lồng ngực rồi hô hấp nhân tạo, tiến hành từ 3 đến 4 chu kỳ rồi kiểm tra tình
                     trang sinh tồn của nạn nhân, nếu không có biến chuyển thì nhanh chóng hồi sức
                     tiếp ấn tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp có 2 người
                     tham gia cấp cứu (một người ép tim 30 lần, một người thổi ngạt 2 lần), nếu chỉ có
                     một người cấp cứu vẫn thực hiện: ép tim 30 lần, thổi ngạt 2 lần, cấp cứu đến khi
                     tim đập trở lại, bắt mạch có mạch đập, nạn nhân tự thở được.

                            - Việc ép tim cần được thực hiện ngay tại chỗ (cả trên xe gầu nếu có thể)
                     cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở lại được, môi hồng trở lại, bắt được mạch cổ tay
                     và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.
                            - Băng bó vết thương, vết bỏng nếu có. Nếu người bị điện giật có tổn thương

                     phối hợp (như ngã làm gãy xương, chấn thương sọ não, chấn thương ngực, bụng
                     hoặc đa chấn thương), tình trạng sức khỏe sẽ xấu hơn rất nhiều thì cần kiểm tra
                     để xử trí ngay các tổn thương.



















                                Hình 58: ép tim, thổi ngạt ngay tại chỗ khi ngừng tuần hoàn

                            - Chỉ chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để cấp cứu hồi sức khi bệnh nhân
                     đã tự thở lại và bắt được mạch.





                                                                183
   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206