Page 200 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 200
- Khi bị điện giật toàn bộ các cơ co giật mạnh, có thể làm cho nạn nhân bị
bắn ra xa gây thương tích thêm hoặc bị dính chặt vào đường điện.
- Mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim:
+ Nhẹ thì mất ý thức, rối loạn nhịp tim, nhịp thở thoáng qua sau đó tự hồi phục.
+ Nặng thì mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim; mặt trắng bệch rồi tím dần, mạch
bẹn không bắt được, đồng tử giãn. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
- Nếu tiếp xúc với dòng điện cao thế còn có thể bị bỏng điện; sau giai đoạn
choáng điện, nạn nhân thường có suy thận cấp do tổ chức cơ thể bị hoại tử giải
phóng chất độc vào máu.
c)Xử trí cấp cứu người bị điện giật
Bước 1: Khi thấy có người bị điện giật, cần khẩn trương ngắt cầu dao điện
hoặc lấy thanh tre, thanh gỗ kéo dây điện ra khỏi người nạn nhân.
Hình 57: Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Bước 2:Đặt nạn nhân nằm trên nền cứng, để cổ ngửa tối đa (trừ khi nạn
nhân bị chấn thương cột sống), kiểm tra tình trạng của nạn nhân (tình trạng ý thức,
tim mạch, thở) để quyết định thái độ cấp cứu. Nếu bệnh nhân đã ngừng tim phổi
thì tiến hành cấp cứu các bước tiếp theo, như sau:
Bước 3: Cấp cứu tuần hoàn
Đấm mạnh vào vùng trước tim nạn nhân 5 cái (thực hiện ngay khi có thể
tiếp xúc được với nạn nhân), nếu tim không đập lại khẩn trương ép tim ngoài lồng
ngực, kỹ thuật như sau: để hai bàn tay chồng lên nhau, đặt vào phần dưới xương
ức (cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng) ấn mạnh xuống lồng ngực nạn nhân lún sâu
từ 5 đến 6cm, tần số 100 đến 120 lần/phút);
Bước 4:Khai thông đường thở:
182