Page 206 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 206
d)Những sai lầm cần tránh
- Nhiều người thường có thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi
chạy, đây là hành động hoàn toàn sai vì làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân
tạo cứu sống bệnh nhân. Khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều,
nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi
bệnh nhân thở trở lại.
- Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực mà vận chuyển nạn nhân
tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu người bệnh, gây ra di chứng não sau này nếu
bệnh nhân còn sống do thiếu ôxy ở các tổ chức một thời gian dài, đặc biệt là não.
đ) Dự phòng để không bị đuối nước
- Tiến hành tập bơi cho mọi người.
- Khi qua sông cần có thuyền, phà; thuyền phà phải có phao bơi bảo hiểm.
- Khi đi thuyền, đò nhắc nhở mọi người đeo ba lô 1 quai trên vai.
- Bãi tắm phải có biển báo quy định nơi được phép tắm. Tránh tắm riêng
từng người ở chỗ nước sâu.
7.3.4. Kỹ thuật cấp cứu rắn độc cắn
4. Kỹ thuật cấp cứu rắn độc cắn
https://www.youtube.com/watch?v=kmz7_hRWmJw
kmz7_hRWmJw
a) Rắn độc ở Việt nam có những loài nào?
- Việt Nam có khoảng 135 loài rắn, trong đó có khoảng 25% độc với người.
- Rắn độc được chia làm hai nhóm: nhóm rắn lục và nhóm rắn hổ.
+ Rắn lục gồm: rắn lục xanh, rắn lục mốc, rắn lục sọc dứa, rắn lục đòn cân…
+ Rắn hổ gồm: hổ chúa, hổ mang bành, hổ mang chì, cạp nong, cạp nia…
188