Page 207 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 207
- Trong nọc độc của rắn có các men làm tiêu tổ chức, tan huyết và gây độc
thần kinh. Độc tính của nọc rắn rất cao, chỉ lượng rất nhỏ có thể gây chết người.
Hình 62: Một số loài rắn độc ở Việt Nam
b) Người bị rắn độc cắn có biểu hiện như thế nào?
- Rắn lục cắn
+ Tại chỗ rắn cắn:
Có cảm giác như kim châm hoặc mất cảm giác.
Phù nề nhanh, nổi nốt phỏng và tím.
+ Toàn thân có thể gặp: miệng khô đắng, chóng mặt, buồn nôn - nôn,
choáng váng, khó thở, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, đồng tử giãn, rồi tử vong
nếu không cấp cứu kịp thời.
Hình 63: nạn nhân bị rắn lục cắnHình 64: nạn nhân bị rắn hổ cắn
- Rắn hổ cắn
+ Tại chỗ bị rắn cắn hơi đau.
+ Toàn thân: sau khi bị rắn cắn nạn nhân thấy buồn ngủ, tăng tiết nước bọt,
đồng tử giãn, liệt các cơ hàm mặt, liệt cơ hô hấp và khó thở; co giật; mạch đập
yếu, huyết áp tụt, rồi ngừng tim gây tử vong.
c) Mục tiêu của sơ cứu:
- Loại bỏ bớt nọc độc và làm chậm sự dịch chuyển của nó từ vết cắn xâm
nhập vào trong cơ thể.
- Bảo vệ tính mạng của bệnh nhân, ngăn chặn và xử trí sớm các biến chứng
trước khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế.
- Vận chuyển bệnh nhân một cách nhanh nhất, an toàn nhất đến cơ sở y tế.
189