Page 208 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 208

d) Xử trí cấp cứu người bị rắn độc cắn
                            Khi bị rắn độc cắn phải khẩn trương xử trí theo nguyên tắc và thứ tự sau:

                            Bước 1: Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ:

                            + Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng
                     tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng
                     từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn.

                            + Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
                            + Có thể ga rô tĩnh mạch (sờ còn thấy mạch đập) ngay trên chỗ bị cắn 3 - 5

                     cm bằng các loại dây sẵn có, garo bằng dây cao su hoặc que xoắn ngay khi bị rắn
                     cắn.

















                                          Hình 65: Ga rô que xoắn tĩnh mạch chi bị rắn cắn



                            Bước 2: Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
                            Bước 3: Dùng nẹp cứng (nẹp tre, gỗ,...). cố định chân, tay bị cắn.






















                                           Hình 66: Dùng nẹp cố định chi bị rắn cắn

                            Bước 4: Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc
                     bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng...). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần
                     hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.





                                                                190
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213