Page 210 - Cẩm nang Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
P. 210
- Nguyên nhân khác:
+ Tai biến khi làm một số thủ thuật: chọc hút dịch màng phổi, màng tim,
màng bụng quá nhanh, quá nhiều…
+ Điện giật, đuối nước…
c) Người bị ngất có biểu hiện như thế nào?
- Người bệnh đang tỉnh, đột ngột thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt rồi
ngã vật ra bất tỉnh.
- Ngừng thở hoặc thở yếu.
- Da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, toát mồ hôi lạnh.
- Mạch nhanh nhỏ, khó bắt hoặc không bắt được, huyết áp tụt hoặc không đo được.
- Mất phản xạ và cảm giác, đồng tử giãn.
d) Xác định chắc chắn nạn nhân bị ngất khi:
- Mất ý thức đột ngột ở người đang tỉnh.
- Tim phổi ngừng hoạt động hoặc hoạt động rất yếu.
- Tiền sử: mắc các bệnh tim mạch, căng thẳng, sợ hãi quá mức…
Hình 68: nạn nhân bị ngất
đ) Ngất cần phân biệt với:
- Trụy tim mạch: xảy ra từ từ, còn ý thức, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt,
thân nhiệt hạ…
- Hôn mê: thường xảy ra từ từ, sau một bệnh nào đó; mất ý thức nhưng tim,
phổi vẫn hoạt động (mạch vẫn nảy, hơi thở vẫn đều…)
e)Xử trí cấp cứu người bị ngất
Bước 1:Nhanh chóng đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp, ở nơi thoáng khí,
nới lỏng quần áo.
Bước 2:Kích thích hồi tỉnh bằng các biện pháp sau:
- Giật tóc mai, tát mạnh vào má.
- Cho ngửi Amoniac nếu có.
- Vỗ mạnh lên vùng trước tim nạn nhân 2 – 3 cái.
192