Công nghệ mới giúp tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải CO2 trong xây dựng

08:55, 06/08/2024

Việc phát triển công trình xanh theo hướng cân bằng năng lượng và tái chế được coi là một trong những giải pháp hiệu quả.

Theo Saint-Gobain, ngành xây dựng đang đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu, bao gồm: Cạn kiệt năng lượng hóa thạch, biến đổi khí hậu và gia tăng ô nhiễm môi trường. Để tiếp tục phát triển và hướng tới Net Zero vào năm 2050, việc phát triển công trình xanh theo hướng cân bằng năng lượng và tái chế được coi là một trong những giải pháp hiệu quả.

Các chuyên gia tại Saint-Gobain cho rằng, mặc dù đứng trước nhiều thách thức như vậy, ngành xây dựng tại Việt Nam vẫn đang có thuận lợi to lớn về mặt chính sách. Kế hoạch hành động của ngành xây dựng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được nêu rõ, rằng Chính phủ Việt Nam khuyến khích và thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng xanh, phát thải carbon thấp và vật liệu tái chế từ phế thải xây dựng, công nghiệp.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030 là vận hành các tòa chung cư tại Việt Nam sẽ giảm tối thiểu 25% lượng phát thải khí nhà kính, 100% công trình xây mới và sửa chữa tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, 25% các vật liệu xây dựng chủ yếu sản xuất trong nước được chứng nhận sản phẩm xanh,...

Một sản phẩm của Saint-Gobain giúp giảm phát thải

Trên con đường xanh hóa ngành xây dựng nói trên, tại BCI Equinox HCMC 2024, Saint-Gobain vừa giới thiệu nhiều sản phẩm, công nghệ mới và giải pháp bền vững. Nổi bật là giải pháp cách nhiệt ISOVER giúp tiết kiệm chi phí, bảo tồn năng lượng và giảm lượng khí thải carbon cho công trình.

Saint-Gobain cho biết, ISOVER sẽ giảm dấu chân carbon trong quy trình sản xuất và hoạt động. Cụ thể là tăng hàm lượng thủy tinh tái chế trong nguyên liệu sản xuất bông thủy tinh lên đến 80%, chuyển sang chất kết dính có nguồn gốc sinh học,… Ngoài ra, các sản phẩm ISOVER đang được họ thử nghiệm sử dụng bao bì có chứa 30 - 50% vật liệu tái chế, chấm dứt việc lấy mẫu cát để sản xuất nguyên liệu cho bông thủy tinh,...

"Hệ thống giải pháp cách âm - cách nhiệt ISOVER giúp tiết kiệm tới 46% năng lượng sử dụng cho việc điều hòa nhiệt độ tòa nhà, đồng thời làm giảm lượng khí thải nhà kính, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng tiêu hao, tăng hiệu quả sử dụng và vận hành. Hệ thống HVAC (thông gió điều hòa) Climaver nằm trong hệ thống giải pháp của ISOVER là giải pháp giúp giảm năng lượng sử dụng để sưởi ấm - làm mát lên đến 15%", Saint-Gobain tuyên bố.

Bên cạnh đó, Saint-Gobain cũng đã giới thiệu thêm các giải pháp vật liệu giúp giảm phát thải CO2, thân thiện môi trường nổi bật khác, gồm: Hệ tường nhẹ Light-weight (vách thạch cao) giúp giảm 79% lượng khí CO2 so với hệ tường gạch vữa xi măng cát truyền thống; kính được sản xuất dựa trên nguyên liệu từ hydro giúp giảm 70% lượng khí CO2 trực tiếp thải ra môi trường; vữa tô nội thất chuyên dụng giúp giảm 75% lượng khí thải CO2 so với vữa tô gốc xi măng,…

Ngoài phát triển hệ sinh thái các sản phẩm xanh giúp cân bằng năng lượng cho công trình, Saint-Gobain còn sản xuất và vận hành xanh. Ở quy trình sản xuất, Saint-Gobain tuân thủ các mục tiêu chung về bền vững của tập đoàn toàn cầu, như cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, giảm 50% lượng nước sạch tiêu thụ vào năm 2030. Doanh nghiệp này sử dụng năng lượng tái tạo, lò hơi sinh khối, tiết kiệm điện, tái sử dụng toàn bộ nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thạch cao,…

Link gốc


Theo nguoiduatin.vn

Share

Kỹ sư Đào Thanh Oai: “Còn sức là còn học hỏi và cống hiến”

Kỹ sư Đào Thanh Oai: “Còn sức là còn học hỏi và cống hiến”

Từ một cậu bé lớn lên giữa đồng quê nghèo, kỹ sư Đào Thanh Oai (Chuyên viên Ban Kỹ thuật và An toàn EVN) đã nỗ lực vươn lên trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành Điện, với hàng loạt sáng kiến cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nhiều công trình nghiên cứu khoa học.


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trình cấp điện cho Côn Đảo

Ngày 15/7, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra hiện trường thi công công trình cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo, Thành phố Hồ Chí Minh (trước là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).


Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Gắn biển phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên” – sản phẩm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ EVN lần IV

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) tổ chức Lễ gắn biển sản phẩm chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Phần mềm “Sổ tay Đảng viên điện tử và quản lý cán bộ đảng viên”.


EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC trên thị trường

Hiện nay, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh – Công ty cổ phần (EEMC) là một trong số các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo thông tin từ EEMC, trong thời gian qua một số cơ sở sản xuất nhỏ đã lợi dụng sự tín nhiệm của khách hàng và uy tín của thương hiệu EEMC để sản xuất và cung cấp các loại máy biến áp phân phối giả, nhái. Các sản phẩm giả mạo này thường được gắn nhãn mác giả, lý lịch giả, làm giả mẫu mã, màu sơn và được quảng bá là "máy biến áp Đông Anh".