EVN nỗ lực tối đa để đáp ứng yêu cầu giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo

10:48, 04/09/2020

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT), nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện NLTT. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung qui hoạch gần 23.000MW (trong đó: điện mặt trời khoảng 11.200MW; điện gió khoảng 11.800MW).

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư (CĐT) điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, EVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực, kể cả làm thêm ngoài giờ và các ngày nghỉ lễ, cuối tuần để kịp thời hỗ trợ tối đa các CĐT công tác đấu nối lưới điện, kết nối hệ thống SCADA, thử nghiệm tấm pin và toà hệ thống ĐMT của các nhà đầu tư. Tính đến nay, toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án ĐMT với tổng công suất 6.314MWp (tương đương 5.245MWac), trong đó chỉ riêng trong Quí II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000 MWp được đưa vào vận hành). Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay.

Ảnh minh họa

Do các nguồn điện NLTT được đưa vào vận hành đồng loạt trong một thời gian rất ngắn và tập trung mật độ lớn tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nên xuất hiện tình trạng quá tải cục bộ lưới điện vào thời điểm các dự án điện mặt trời phát công suất cao đồng thời. Để khắc phục tình trạng quá tải lưới điện khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, EVN cùng các đơn vị thành viên tập trung mọi nguồn lực và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đầu tư xây dựng để đẩy nhanh tiến độ các công trình lưới điện phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện NLTT. Thời gian qua các đơn vị đã đưa vào vận hành 21 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV phục vụ giải tỏa các nguồn điện NLTT với tổng chiều dài đường dây trên 750 km và các trạm biến áp tổng dung lượng 5.025 MVA, trong đó đã hoàn thành vượt tiến độ một số công trình trọng điểm, như: nâng công suất các trạm 500kV Vĩnh Tân, Di Linh; nâng công suất các trạm 220 kV Tháp Chàm, Hàm Tân; hoàn thành đưa vào vận hành các trạm 220 kV mới như Ninh Phước, Phan Rí; đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các tuyến đường dây 110kV trong khu vực...

Mặc dù công tác đầu tư xây dựng gặp rất nhiều khó khăn thách thức do tác động ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực của EVN và các đơn vị cùng sự ủng hộ, hỗ trợ của các Bộ ngành, địa phương, đến nay hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng giải toả hết công suất của 113 dự án điện mặt trời, điện gió đã đưa vào vận hành với tổng công suất trên 5.700MW (bao gồm cả các dự án vận hành trước 30/6/2019 và các dự án mới được đưa vào vận hành trong năm 2020).

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều dự án nguồn điện năng lượng tái tạo đã được bổ sung quy hoạch với tổng công suất hơn 17.000 MW và trong đó có nhiều dự án đang được các chủ đầu tư gấp rút triển khai để được hưởng cơ chế giá điện FIT áp dụng cho các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại đến hết ngày 31/12/2020 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020) và cơ chế giá điện FIT áp dụng cho các dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại trước tháng 11/2021 (theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018). Vì vậy, dự kiến sẽ có nhiều dự án điện gió và điện mặt trời tiếp tục được đưa vào vận hành trong thời gian tới.

Để đáp ứng giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo, EVN đã khẩn trương báo cáo các cấp có thẩm quyền để đề xuất điều chỉnh, bổ sung qui hoạch các công trình lưới điện truyền tải có liên quan tại các khu vực. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng các công trình lưới điện mới này sẽ khó đáp ứng tiến độ đồng bộ với các công trình điện gió, mặt trời, đặc biệt trường hợp các chủ đầu tư sẽ cố gắng đưa vào vận hành thương mại để được hưởng cơ chế giá điện FIT hiện hành.

Với tinh thần hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành trong thời gian tới, đồng thời nhằm tăng cường năng lực phát điện cho hệ thống điện quốc gia, EVN đã và đang tiếp tục tập trung nỗ lực tối đa thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình lưới điện để nâng cao năng lực, độ tin cậy lưới điện truyền tải.

Mặt khác, các thông tin về khả năng vận hành, giải tỏa công suất lưới điện khu vực luôn được EVN chủ động cung cấp tới các chủ đầu tư nguồn điện NLTT, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình đàm phán, thương thảo về thỏa thuận đấu nối và hợp đồng mua bán điện ./.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ban Truyền thông - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Email: bantt@evn.com.vn

Điện thoại: 024.66946405/66946413; Fax: 024.66946402

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình - Hà Nội;

Website: www.evn.com.vnwww.tietkiemnangluong.vn

Fanpage: www.facebook.com/evndienlucvietnam

Xem file Tại đây


Ban Truyền Thông EVN

Share

Tổng giám đốc EVN tiếp và làm việc với đoàn công tác Tập đoàn Điện lực Malaysia

Tổng giám đốc EVN tiếp và làm việc với đoàn công tác Tập đoàn Điện lực Malaysia

Sáng 14/5, tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn đã có buổi tiếp và làm việc với Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Malaysia (TNB) - ông Datuk Ir. Megat Jalaluddin Megat Hassan.


Đề cương của Đảng ủy Chính phủ về tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đề cương của Đảng ủy Chính phủ về tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thực hiện Kế hoạch số 13-KH/ĐU ngày 06/5/2025 của Đảng ủy Chính phủ về tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), căn cứ Hướng dẫn số 23-HD/ĐU ngày 23/01/2025 của Đảng ủy Tập đoàn về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2025 và đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Hướng dẫn số 23), Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành văn bản số 2411 - CV/ĐU ngày 13/5/2025 về việc tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã trở thành động lực đổi mới toàn diện các hoạt động công tác của EVN

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã trở thành động lực đổi mới toàn diện các hoạt động công tác của EVN

Không còn là xu hướng tương lai, trí tuệ nhân tạo (AI) đang hiện diện ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Với những bước đi bài bản và quyết liệt, EVN đang chứng minh sức mạnh công nghệ là chìa khóa nâng tầm hiệu quả quản trị, hiện thực hóa Nghị quyết 57-NQ/TW và định hình diện mạo ngành Điện trong kỷ nguyên số.


Xuất hiện trang Fanpage tuyển dụng giả mạo thương hiệu Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Xuất hiện trang Fanpage tuyển dụng giả mạo thương hiệu Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định trang Fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" (như ảnh dưới) là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.


Ưu tiên đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Ưu tiên đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Đó là một trong những chỉ đạo của Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Nội vụ) – ông Nguyễn Khánh Long tại Hội nghị Tổng kết công tác an toàn năm 2024, phát động Tháng an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng công nhân năm 2025 do Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) tổ chức. Hội nghị diễn ra sáng 14/5 tại Hà Nội.