Singapore lần đầu công bố kế hoạch cắt giảm khí thải đến năm 2030

16:36, 22/01/2025

Lần đầu tiên, Singapore chính thức công bố kế hoạch chi tiết nhằm giảm phát thải khí nhà kính, với mục tiêu đạt được các cam kết khí hậu vào năm 2030. Ba trụ cột chính của kế hoạch này là nâng cao hiệu quả năng lượng, triển khai công nghệ thu giữ carbon và nhập khẩu năng lượng sạch.

Các biện pháp cắt giảm khí thải đã từng được nêu chi tiết trong báo cáo Singapore đệ trình lên Liên Hợp Quốc vào tháng 11 năm 2024. Ảnh: Straits Times

Năm 2022, lượng khí thải nhà kính của Singapore đạt mức 58,59 triệu tấn CO2, chủ yếu từ ba lĩnh vực chính: điện, công nghiệp và giao thông vận tải. Theo kế hoạch, khí thải sẽ đạt đỉnh vào năm 2028 trước khi giảm xuống còn khoảng 60 triệu tấn vào năm 2030. Dự kiến, các biện pháp giảm thiểu sẽ giúp cắt giảm 12 triệu tấn CO2, tương đương 20% lượng khí thải năm 2022, tạo nền tảng cho quốc đảo này hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Hiệu quả năng lượng, thu giữ carbon và nhập khẩu điện tái tạo là ba biện pháp cốt lõi trong chiến lược giảm phát thải của Singapore. Các sáng kiến về hiệu quả năng lượng, như nâng cao tiêu chuẩn cho các cơ sở công nghiệp, được kỳ vọng giảm từ 2,2 đến 3,3 triệu tấn CO2, chiếm 30% tổng lượng khí thải được cắt giảm vào năm 2030. Một ví dụ điển hình là từ năm 2019, Singapore đã áp dụng tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng tối thiểu cho máy làm mát nước lạnh – hệ thống tiêu thụ điện lớn nhất trong ngành công nghiệp.

Công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) là một phần quan trọng khác trong kế hoạch này. Dự kiến, công nghệ này sẽ loại bỏ 2,5 triệu tấn CO2, chiếm 20% lượng khí thải giảm. Tuy nhiên, do hạn chế về không gian, Singapore phải hợp tác với các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia và Nhật Bản để phát triển các dự án lưu trữ carbon xuyên biên giới. Được biết một liên doanh hiện đang đánh giá tính khả thi kỹ thuật và kinh tế của việc lưu trữ 2,5 triệu tấn CO2 mỗi năm tại các khối đá ngầm hoặc dưới đáy biển.

Ngoài ra, nhập khẩu điện tái tạo từ các quốc gia trong khu vực là một trụ cột quan trọng trong chiến lược khí hậu của Singapore. Quốc đảo này dự kiến nhập khẩu 5,6GW điện các-bon thấp từ Indonesia, Campuchia, và Việt Nam vào năm 2035, đáp ứng khoảng một phần ba nhu cầu năng lượng của cả nước. Theo báo cáo, nhập khẩu điện tái tạo sẽ giúp giảm thêm khoảng 2,3 triệu tấn CO2 vào năm 2030, tương đương 20% tổng lượng khí thải cắt giảm.

Dù những biện pháp này đầy hứa hẹn, Singapore vẫn đối mặt với không ít thách thức. Là một quốc đảo nhỏ, hạn chế về không gian khiến việc triển khai năng lượng tái tạo nội địa trở nên khó khăn. Hơn nữa, chi phí cho các công nghệ tiên tiến như CCUS và nhập khẩu điện sạch vẫn rất cao, đặc biệt trong giai đoạn đầu triển khai.

Ông Ho Hiang Kwee, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Năng lượng thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), cho rằng các mục tiêu năm 2030 vẫn chưa đủ tham vọng để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Ông lưu ý rằng tiềm năng giảm phát thải lớn nhất từ hiệu quả năng lượng công nghiệp (tối đa 3,3 triệu tấn CO2) chỉ chiếm chưa đến 10% lượng khí thải của ngành này vào năm 2022.

Bất chấp những khó khăn, Singapore đã khẳng định cam kết với mục tiêu khí hậu dài hạn. Quốc đảo này đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế để giải quyết các hạn chế nội địa và mở rộng quy mô công nghệ khử carbon. Theo kế hoạch, Singapore cùng các quốc gia khác sẽ đệ trình cam kết khí hậu mới vào tháng 2/2025, với mục tiêu cắt giảm phát thải cho năm 2035, tiếp tục đóng góp vào nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu.


Nguyệt Hà (Theo Straits Times)

Share

Hỗ trợ người dân di dời nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV

Hỗ trợ người dân di dời nhà cửa, đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV

Ngày 23/7, Công an xã Lục Yên, tỉnh Lào Cai đã phối hợp hỗ trợ gia đình ông La Tiến Đại trú tại thôn Át Thượng tháo dỡ và di chuyển ra khỏi hành lang an toàn lưới điện, đảm bảo tiến độ thi công đường dây 500kV qua địa bàn xã.


Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Phương châm “nước rút đến đâu, điện khắc phục đến đó” đã và đang được Công ty Điện lực Nghệ An tổ chức thực hiện, nhằm khôi phục điện sớm nhất cho người dân khu vực Tây Nghệ An sớm ổn định cuộc sống sau ảnh hưởng của bão số 3 (WIPHA). Chùm ảnh evn.com.vn tổng hợp từ đơn vị.


Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Nhân viên Điện lực vừa 'canh' điện, vừa giúp dân sau lũ

Phương châm “nước rút đến đâu, điện khắc phục đến đó” đã và đang được Công ty Điện lực Nghệ An tổ chức thực hiện, nhằm khôi phục điện sớm nhất cho người dân khu vực Tây Nghệ An sớm ổn định cuộc sống sau ảnh hưởng của bão số 3 (WIPHA). Chùm ảnh evn.com.vn tổng hợp từ đơn vị.


EVNSPC bàn giao 7 nhà đại đoàn kết tại các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

EVNSPC bàn giao 7 nhà đại đoàn kết tại các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

Ngày 24/7, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã phối hợp với các tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp tổ chức bàn giao nhà cho hộ nghèo trên địa bàn. Đây là chương trình hưởng ứng phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát do Chính phủ phát động.


Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2025

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 25/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Nguyệt Ánh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) EVNNPC chủ trì hội nghị.