“Cột thép di động 110 kV” đạt giải A sáng kiến cấp Tập đoàn

11:40, 24/11/2013

Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp Tập đoàn do Phó tổng giám đốc EVN Dương Quang Thành làm Chủ tịch, cùng các ủy viên đã thống nhất bình xét và công nhận Giải A cho Đề tài: “Chế tạo và sử dụng cột thép di động phục vụ công tác quản lý vận hành lưới điện 110 kV” của Công  ty Lưới điện Cao thế miền Bắc (NGC).

Cột 110 kV bằng thép di động" của Công ty Lưới điện Cao thế miền Bắc được Hội đồng sáng kiến EVN công nhận giải A cấp Tập đoàn năm 2013

Ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc NGC - Chủ nhiệm đề tài cho biết: Ứng dụng cột thép di động 110 kV đã được NGC áp dụng thành công vào nhiều công trình nâng cấp cải tạo đường dây và trạm 110 kV, cấp điện cho các địa phương có địa bàn khó khăn, rút ngắn thời gian cắt điện, đảm bảo cho các địa phương ổn định hệ thống điện trong sản xuất và sinh hoạt.

Nếu như trước đây, việc cải tạo nâng cấp đường dây và lưới điện 110 kV phải xây lập phương án và xây dựng đường dây dẫn tạm bằng cột bê tông ly tâm, sau đó tiến hành công việc trên tuyến đường dây cũ làm tăng chi phí và mất nhiều thời gian thi công. Với giải pháp chế tạo và lắp đặt cột điện di động 110 kV kết cấu thép ERS (Emergency Restoration System) đã làm lợi hàng tỷ đồng, rút ngắn đáng kể thời gian cắt điện và sử dụng được ở nhiều địa hình khác nhau.

Trong tháng 1 năm 2013, Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc đã triển khai Dự án Cải tạo nâng cấp đường dây 110 kV Phố Nối - Sài Đồng đoạn từ TBA 220 kV Phố Nối tới vị trí cột số 12 đảm bảo cấp điện cho khu công nghiệp Sài Đồng và một phần của tỉnh Hưng Yên. Cột điện 110 kV ERS đã rút ngắn thời gian cắt điện còn gần 2 ngày đêm  so với phương pháp trước kia phải mất 19 ngày đêm liên tục. Ngay sau đó, sáng kiến đã được sử dụng tại nhiều dự án quan trọng khác như, cải tạo đường dây 110 kV Yên Bái – Nghĩa Lộ; đấu nối nhánh rẽ trạm biến áp 110 kV Hoàng Mai (Thanh Hóa)…

Đề tài “Chế tạo và sử dụng cột thép di động phục vụ công tác quản lý vận hành lưới điện 110 kV” của NGC đã được Hội đồng sáng kiến của EVN đánh giá cao và khuyến khích tác giả và đơn vị cần nhanh chóng mở rộng quy mô để có thể áp dụng sáng kiến tại các đơn vị thành viên của EVN.

 

Kết cấu chính của cột thép 110 kV di động (ERS) gồm:

- Chân đế, phần thân trụ, xà và cách điện; Móng néo và dây néo;

- Vật liệu xây dựng chủ yếu thép hình mạ kẽm nhúng nóng liên kết bằng bu lông.

- Chiều cao cột từ 21 đến 34 m;

Nguyên lý hoạt động:

Cột di động được lắp đặt và đưa vào vận hành thay thế cho vị trí đường dây cần sửa chữa trong thời gian tiến hành các công việc mà không phải cắt điện ảnh hưởng đến việc cấp điện cho khách hàng.    

Hiệu quả khi áp dụng giải pháp cột 110 kV di động:

- Rút ngắn xuống mức thấp nhất thời gian cắt điện, đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục cho các phụ tải;

- Không phải bổ sung thêm cột và dây dẫn (vì tuyến đường dây không bị kéo dài thêm do phải làm lệch so với tuyến đường dây cũ).

- Không mất thủ tục đền bù, thu hồi đất rút ngắn thời gian thi công;

- Kết cấu nhẹ so với cột điện bê tông, dễ làm có thể tháo dời và di chuyển theo địa hình;

 


Văn Lương

Share

Cập nhật tình hình lấy nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 17h ngày 9/2

Cập nhật tình hình lấy nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 17h ngày 9/2

Theo báo cáo nhanh của Cục Thủy lợi, đến 17 giờ ngày 9/2/2025, tổng diện tích có nước là 439.795 ha trong tổng số 488.615 ha, đạt 90% (tăng 1,42% so với ngày trước đó. Cụ thể: Thái Bình 100%, Nam Định 99%, Hà Nam 99%, Phú Thọ 96,5%, Hưng Yên 94,5%, Ninh Bình 92%, Bắc Ninh 91%, Hải Dương 88%, Hải Phòng 81%, Hà Nội 74%, Vĩnh Phúc 70%.


EVNNPT: Triển khai thi công xây dựng đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm

EVNNPT: Triển khai thi công xây dựng đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm

Ngày 9/2, tại Nghệ An, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thi công xây dựng đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm.


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiết kiệm năng lượng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiết kiệm năng lượng

Theo các chuyên gia, dư địa tiết kiệm năng lượng (TKNL) của các ngành công nghiệp Việt Nam còn rất lớn, có thể tới 30%. Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất thì ngoài quyết tâm của doanh nghiệp rất cần có những cán bộ quản lý năng lượng có trình độ cao, am tường quy định của pháp luật và có khả năng tiếp thu những kiến thức công nghệ mới, đề xuất những giải pháp khả thi.


Ngày đầu lấy nước đợt 2: Tổng diện tích có nước tăng hơn 51% so với ngày kết thúc đợt 1

Ngày đầu lấy nước đợt 2: Tổng diện tích có nước tăng hơn 51% so với ngày kết thúc đợt 1

Theo báo cáo nhanh của Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 16h ngày 8/2/2025 (ngày đầu tiên lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ), tổng diện tích có nước là 432.837 ha/ 488.615 ha, đạt 88,6%, tăng 51,5% so với ngày kết thúc đợt 1.


Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn thăm, động viên người lao động tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

Tổng giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn thăm, động viên người lao động tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

Ngày 7/2/2025, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng và đoàn công tác EVN đã tới kiểm tra công trường, đồng thời thăm hỏi, động viên các đơn vị thi công Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, tỉnh Quảng Bình, nhân dịp dự Lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công các dự án tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch năm 2025.