Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tiếp tục được cải thiện
Theo kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Báo cáo Doing Business 2019, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng năm thứ 6 liên tiếp với số điểm là 88,2 điểm (tăng 0,26 điểm so với năm 2018 là 87,94 điểm).
Với kết quả này, chỉ số tiếp cận điện năng của nước ta tiếp tục đứng thứ 4 trong nhóm ASEAN và nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27/190 quốc gia và nền kinh tế; duy trì vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành Điện.
Hiện nay, khách hàng của EVN chỉ cần thực hiện 4 thủ tục để tiếp cận điện năng, thấp hơn trung bình số thủ tục các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (4,2 thủ tục); Độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá điện được Doing Business của Ngân hàng Thế giới đánh giá đạt 7/8 điểm, ngang bằng các nước nhóm ASEAN-4; trong khi một số quốc gia khác trong khu vực bị tụt hạng (Singapore từ vị trí thứ 16 xuống vị trí thứ 19 thế giới, Philippines tụt xuống đứng thứ 6 khu vực sau Brunei...).
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: EVNNPC.
|
Sản xuất thành công máy biến áp nguồn dự phòng 500kV - 467MVA
Sản phẩm MBA nguồn dự phòng 500kV - 467 MVA được lắp đặt tại các nhà máy thủy điện Lai Châu và Sơn La là kết quả của nhiệm vụ KH&CN do Bộ Công Thương, Bộ KH&CN giao Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty CP (EEMC) chủ trì nghiên cứu và triển khai thực hiện.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, đây là thành tựu KH&CN trong việc “lấy doanh nghiệp làm trung tâm” trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo".
Lễ xuất xưởng MBA 500kV-467MVA vào tháng 9/2019. Ảnh: Huy P.
|
Đối với ngành Điện Việt Nam, sự kiện này đánh dấu việc doanh nghiệp trong nước hoàn toàn đủ khả năng và chủ động trong việc cung cấp các loại máy biến áp đến cấp điện áp đến 500kV, phục vụ phát triển lưới điện quốc gia, góp phần vận hành an toàn lưới điện và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Đặc biệt, hiện nay, có rất ít công ty trên thế giới có thể chế tạo được sản phẩm máy biến áp nguồn 500kV do công nghệ thiết kế và chế tạo phức tạp.
Tổng công suất điện mặt trời của Việt Nam đạt 5.000MW
Đây là tín hiệu cho thấy sự tích cực và hiệu quả do cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời của Chính phủ trong bối cảnh phụ tải điện tiếp tục tăng cao, yêu cầu về nguồn điện phục vụ phát triển ngày càng lớn.
Năm 2019 đánh dấu bước phát triển "nhảy vọt" của nguồn năng lượng mặt trời. Ảnh: Đỗ Hữu Tuẩn
|
Việc phát triển các dự án điện mặt trời cũng sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị và công nghệ về năng lượng mặt trời; tạo động lực phát triển tốt thị trường công nghệ mới về năng lượng mặt trời ở Việt Nam, thúc đẩy hiệu quả thị trường mới bắt đầu và còn non trẻ và khai thác có hiệu quả các vùng đất khô cằn, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp.