Tham dự cuộc họp còn có ông Ngô Sơn Hải - Phó Tổng giám đốc EVN, ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc EVN, cùng lãnh đạo các Ban chuyên môn, lãnh đạo Văn phòng EVN.
Theo Ban Pháp chế EVN, kế hoạch năm 2021, Tập đoàn triển khai thực hiện rà soát, ban hành 46 QCQLNB; trong đó 11 QCQLNB thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng thành viên; 14 QCQLNB thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng Giám đốc và 21 QCQLNB thực hiện rà soát nội dung, báo cáo lãnh đạo EVN. Đến nay, EVN đã rà soát, ban hành 2 quy chế quản lý nội bộ gồm: Quy chế về thi đua – khen thưởng và xét tặng kỉ niệm chương; Quy định về đảm bảo an toàn thông tin.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các Ban chuyên môn, lãnh đạo Văn phòng EVN đã báo cáo về tình hình, tiến độ triển khai rà soát các QCQLNB thuộc thẩm quyền phụ trách.
Hoàn thiện các quy chế quản lý nội bộ đối với hoạt động quản lý, điều hành của Tập đoàn là nhiệm vụ quan trọng của EVN
|
Trước đó, năm 2020, EVN đã có đánh giá tổng thể hệ thống Quy chế quản lý nội bộ áp dụng trong Tập đoàn. Theo kết quả đánh giá của đơn vị tư vấn, các QCQLNB áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đã bao trùm phần lớn các hoạt động kinh doanh của EVN, đáp ứng được các yêu cầu vê tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam đối với quản trị doanh nghiệp và đáp ứng được yêu cầu quản trị hiện đại theo các chuẩn mức quốc tế.
Đơn vị tư vấn cũng kiến nghị EVN tiếp tục hoàn thiện hệ thống QCQLNB như: Tăng cường công tác rà soát tính phù hợp pháp luật của các QCQLNB; thống nhất các khái niệm, thuật ngữ giữa các nhóm QCQLNB; củng cố chế định về phân công, phân cấp giữa các nhóm QCQLNB; nâng cao tính khả năng áp dụng và thực thi các nhóm QCQLNB…
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp này, Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân yêu cầu các Ban chuyên môn cần quyết tâm cao, hoàn thành rà soát các quy chế quản lý nội bộ thuộc thẩm quyền đúng tiến độ được giao.
Cũng theo Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân, năm 2021, song song với việc đảm bảo điện, EVN tập trung vào công tác quản lý nội bộ, năng suất, chất lượng, hiệu quả; đảm bảo quản lý thông suốt từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên.
Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó, Tập đoàn và các đơn vị thành viên cần thiết tục rà soát, triển khai hiệu quả công tác cải cách hành chính; nâng công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng; cải thiện các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật, độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện năng...
Nghi Viên
Share