Ảnh minh họa
|
Cụ thể, miền Bắc ước khoảng 428,4 triệu kWh, tăng khoảng 6 triệu kWh so với ngày 2/7; miền Trung khoảng 79,1 triệu kWh, tăng 5,1 triệu kWh; miền Nam khoảng 323,9 triệu kWh, tăng 67,3 triệu kWh.
Công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) vào lúc 14h00 đạt 41.721,4MW, tăng 7.822MW so với ngày 2/7. Trong đó, công suất đỉnh ở miền Bắc đạt 20.727,2MW vào lúc 13h30, ở miền Trung đạt 3.973,2MW vào lúc 14h00, miền Nam đạt 17.241,9MW vào lúc 14h30.
A0 đã tăng huy động các nguồn thủy điện, nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Cụ thể, tổng sản lượng huy động từ thuỷ điện khoảng 225,8 triệu kWh, tăng 32 triệu kWh so với ngày 2/7; nhiệt điện than huy động 421,4 triệu kWh, tăng 20,6 triệu kWh; Tuabin khí huy động 76,6 triệu kWh, tăng 10,9 triệu kWh; năng lượng tái tạo đạt 67,4 triệu kWh. Nguồn điện dầu không phải huy động.
Nhiều tổ máy nhiệt điện bị sự cố đã hòa lưới trở lại như: Tổ máy S2 của Nhiệt điện Mạo Khê; Lò 2A Tổ máy S2 của Nhiệt điện Nghi Sơn 2. Dự kiến, trong ngày hôm nay (4/7), Lò 2A của Tổ máy S2 Nhiệt điện Mông Dương 1 đưa vào dự phòng.
Về thủy điện, cập nhật sáng 4/7, lưu lượng nước về và mực nước các hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ, Đông Nam Bộ tăng nhẹ; một số hồ chứa ở lưu vực sông, suối nhỏ khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên mực nước cao. Các hồ thủy điện lớn đang nâng cao mực nước hồ chứa, phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành.
Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về hồ 24h tới các hồ khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng nhẹ; Khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ giảm.
Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường các nguồn điện, vận hành linh hoạt hồ chứa; đôn đốc các nhà máy nhiệt điện tập trung ưu tiên xử lý sự cố các tổ máy; đảm bảo cung ứng than, khí cho phát điện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện..., nhằm đảm bảo công tác cung cấp điện trong tháng 7/2023 và các tháng tiếp theo.