Một trường hợp vi phạm hành lang lưới điện cao áp tại Đắk Lắk - Nguồn ảnh: Petrotimes
|
Thực tế cho thấy hầu hết các vụ tai nạn đều có nguyên nhân từ việc người dân hoặc tổ chức ngoài ngành Điện cố tình hoặc thiếu ý thức dẫn đến vi phạm khoảng cách an toàn hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA).
Nhiều năm qua, cùng với trách nhiệm đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân, EVN cũng đã tích cực đẩy mạnh công tác quản lý an toàn HLATLĐCA qua nhiều hình thức như: Tăng cường kiểm soát, giải quyết các trường hợp vi phạm HLATLDCA, số vụ vi phạm đều giảm theo từng năm. Áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền về an toàn điện, phòng cháy chữa cháy có liên quan đến điện tới từng hộ dân. Tuyên truyền trên báo, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi… Yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành chủ động hướng dẫn người dân cũng như các đơn vị có công trình thi công gần lưới điện về các biện pháp an toàn điện.
Tuy nhiên, so với năm 2018 (82 vụ/118 người), số vụ tại nạn điện trong dân từ đầu năm 2019 đến nay có thể coi là ở mức cao, do khả năng các vụ việc tương tự có thể tiếp tục xảy ra nhiều hơn trong thời điểm cuối năm, khi bắt đầu vào mùa mưa bão và người dân cố đẩy nhanh các hoạt động vào dịp cuối năm, Lễ, Tết... Do vậy, hiện nay các đơn vị trực tiếp quản lý vận hành lưới điện tiếp tục tích cực triển khai các nội dung:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo về an toàn điện trong dân; nghiên cứu đưa ra các biện pháp đặc thù đối với từng vùng miền để có truyền đạt các thông tin về an toàn điện đến với từng hộ dân một cách hiệu quả, thí dụ như hỗ trợ về mặt kỹ thuật an toàn đối với hộ dân nuôi trồng thủy sản, trồng thanh long..., cải tiến nội dung các tờ rơi về an toàn điện.
2. Tăng cường kiểm soát các hoạt động của người dân, các đơn vị, tổ chức ngoài ngành Điện có nguy cơ vi phạm HLATLĐCA như các công trình thi công gần đường dây, cảnh báo tại các điểm đen thường xuyên có xe thi công cơ giới hoạt động, cảnh báo người dân tại các điểm có nguy cơ đốt rừng, hoạt động nông nghiệp nơi có đường dây điện đi qua.
3. Bên cạnh công tác tuyên truyền, xem xét phối hợp với chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp thưởng phạt hành chính đối với các hộ kinh doanh sản xuất, thi công...vi phạm các quy định hiện hành về an toàn điện của Nhà nước cũng như của ngành Điện.
4. Chỉ đạo các đơn vị quản lý dự án, các Công ty Điện lực nâng cao trách nhiệm trong việc hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát về an toàn điện đối với đơn vị thi công, đặc biệt là các hoạt động của nhà thầu có liên quan đến điện. Thực hiện nghiêm túc việc khảo sát hiện trường, kiểm tra phê duyệt các Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn của các Nhà thầu, cử người giám sát về an toàn điện đối với các đơn vị thi công làm việc trên lưới điện.
5. Kiểm tra rà soát lại các quy định hiện hành, việc tổ chức thực hiện về các biện pháp đảm bảo an toàn đối các đối tượng công nhân hợp đồng dịch vụ đối với ngành Điện.
6. Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật và củng cố lưới điện nhằm giảm sự cố lưới điện, đặc biệt là các sự cố lưới điện có thể dẫn đến các tai nạn cho người dân (cháy nổ trạm biến áp, đứt dây điện rơi xuống gây tai nạn điện giật cho người dân...).