Năm 2024, Hà Nội đạt 102,928MWp điện mặt trời mái nhà

14:20, 30/06/2025

Nhờ triển khai các giải pháp chuyển đổi xanh, sản xuất thông minh và ứng dựng công nghệ thân thiện với môi trường, năm 20024, Hà Nội đã tiết kiệm được tổng năng lượng đạt 148,4 kTOE, đạt 1,67% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu trong đó tổng công suất điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt trên địa bàn là 102,928MWp.

Đó là thông tin được Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cung cấp tại Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2025 diễn ra chiều qua tại Hội chợ triển lãm quốc tế Công nghệ năng lượng môi trường Hà Nội (Entech Hanoi 2025) do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Cục Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức.

Phát biểu trước có sự tham gia của hơn 250 đại biểu, đại diện các ban, bộ, ngành, các viện, trường, tổ chức, doanh nghiệp… hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng, môi trường, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, hiện nay, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng khoảng 8-10%/năm trong những năm tới. Bên cạnh vấn đề về nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt đang dần cạn kiệt và gây hại cho môi trường, nhu cầu điện năng đặt ra thách thức lớn trong việc bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định và bền vững.

Thực trạng này cũng làm gia tăng áp lực phải tìm kiếm các giải pháp năng lượng thay thế. Do đó, chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố then chốt để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Theo ông Thắng, thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh, sản xuất thông minh; các dự án ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, quản lý nhu cầu điện, thúc đẩy phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo…

Thành phố cũng khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện dự án điện rác, điện sinh khối, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà.

Nhờ đó, năm 2024, Hà Nội đã tiết kiệm được tổng năng lượng đạt 148,4 kTOE, đạt 1,67% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu. Tổng công suất điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt trên địa bàn là 102,928MWp.

Thành phố Hà Nội cũng vận hành ổn định hai tổ máy phát điện, tổng công suất 60MW, tích cực triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện rác Seraphin; ký thỏa thuận tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện phi thương mại với 3.387 khách hàng hoạt động sản xuất lớn...

Tại diễn đàn, các diễn giả đã trình bày nhiều tham luận về định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ hỗ trợ chuyển dịch năng lượng của Việt Nam; kinh nghiệm của Hàn Quốc về chính sách và công nghệ năng lượng tái tạo; chiến lược xanh hóa thị trường, cơ hội hợp tác với Mạng lưới Xanh châu Á…

Đại diện nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ năng lượng môi trường cũng đã giới thiệu các giải pháp về giao thông xanh, hệ thống pin, xe điện, lưu trữ điện, năng lượng tái tạo…, góp phần giảm phát thải và thúc đẩy năng lượng bền vững.

Các diễn giả cũng đưa ra khuyến nghị về cơ chế tài chính, ưu đãi thuế và hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực công nghệ, xây dựng hệ sinh thái năng lượng bền vững.

Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2025 nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.

Link gốc


Theo moitruong.net.vn

Share

Đóng điện thành công Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối

Đóng điện thành công Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối

Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối (xã Bình Tuyền, tỉnh Phú Thọ) được đóng điện thành công lúc 23h21 phút ngày 21/7/2025.


Cán bộ nhân viên EVNNPC khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão số 3

Cán bộ nhân viên EVNNPC khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão số 3

Chùm ảnh trang tin evn.com.vn tổng hợp từ một số đơn vị Điện lực Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, Nghệ An trong các ngày 21 - 22/7/2025, về công tác chuẩn bị ứng phó bão WIPHA.


Gần 90% lượng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã được tiêu thụ

Gần 90% lượng tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã được tiêu thụ

Hơn 107 nghìn tấn tro xỉ của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đã được tiêu thụ trong nửa đầu năm 2025, chiếm tỷ lệ trên 89,3% tổng khối lượng tro xỉ phát sinh.


EVNNPT tập trung ứng phó với bão WIPHA

EVNNPT tập trung ứng phó với bão WIPHA

Ngày 21/7, lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 3 (WIPHA) tại Đội Truyền tải điện Đông Bắc 1, Đội Truyền tải điện Đông Bắc 2 và Đội Truyền tải điện Ninh Bình.


Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN kiểm tra, đốc thúc chặng “nước rút” dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN kiểm tra, đốc thúc chặng “nước rút” dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Ngày 22/7, đoàn công tác Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do Chủ tịch Hội đồng thành viên Đặng Hoàng An dẫn đầu đã kiểm tra tiến độ, tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ). Công trường đang ở chặng “nước rút” để kịp phát điện tổ máy 1 vào ngày 19/8/2025.