Nhật Bản chốt điện tái tạo và hạt nhân là trụ cột ngành năng lượng

11:57, 03/03/2025

Nhật Bản phê duyệt chọn điện hạt nhân và điện tái tạo là hai nguồn chính để đảm bảo an ninh năng lượng và hướng tới Net Zero.

Đây là nội dung trong Kế hoạch năng lượng cơ bản được nội các Nhật Bản vừa phê duyệt vào tháng 2/2025.

Theo đó, chính phủ nước này đặt mục tiêu điện hạt nhân cung cấp 20% tổng sản lượng năng lượng vào năm tài chính 2040. Các nguồn năng lượng tái tạo được kỳ vọng chiếm 40-50% cơ cấu thời điểm đó, gần gấp đôi mức 22,9% ghi nhận trong năm tài chính 2023. Ngược lại, tỷ trọng nhiệt điện giảm mạnh còn 30-40%, so với khoảng 70% hiện nay.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Yoji Muto nhấn mạnh sự cần thiết đầu tư hai nguồn năng lượng "carbon-free" (không phát thải CO2 hoặc các khí nhà kính khác trong quá trình sử dụng) để đạt mục tiêu giảm phát thải. "Ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, các khoản đầu tư quy mô lớn vào nguồn năng lượng khử carbon đang được triển khai", ông ví dụ.

Với vai trò định hướng chính sách trung và dài hạn, hãng tin Kyodo đánh giá kế hoạch mới phê duyệt đánh dấu sự thay đổi lập trường của chính phủ Nhật Bản. Trước đây, họ từng muốn giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân sau thảm họa Fukushima, năm 2011.

Một trang trại điện mặt trời ở thị trấn Nakai, tỉnh Kanagawa với phía xa là núi Phú Sĩ. Ảnh: Reuters

Nhật Bản đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 60% vào năm tài chính 2035 và 73% vào năm tài chính 2040 so với mức của năm tài chính 2013 (kết thúc vào tháng 3/2014). Nước này cam kết trung hòa carbon (Net Zero) vào 2050.

Theo báo cáo "New Energy Outlook 2024" do BloombergNEF (BNEF) công bố tháng 5/2024, nước này còn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, nhu cầu dầu, khí đốt và than đá đã đạt đỉnh và sẽ giảm mạnh sau năm 2025.

BNEF khuyến nghị đẩy nhanh điện mặt trời, điện gió, mở rộng đầu tư vào các công nghệ mới như hydro và công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon (CCS). Tổng cộng, ước tính cần khoảng 2.200 tỷ USD đầu tư trong thập kỷ tới để duy trì lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

"Nhật Bản đang nhanh chóng cạn kiệt thời gian để đạt được các mục tiêu khí hậu của mình, và cần có hành động chính sách quyết liệt ngay lập tức" Shige Ogawa, chuyên gia BNEF nhận định.

Link gốc


Theo VnExpress

Share

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng. Hệ thống truyền tải già cỗi, thiếu khả năng lưu trữ và độ linh hoạt vận hành thấp đang làm gia tăng nguy cơ mất điện trên diện rộng – như sự cố nghiêm trọng vừa qua tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thí điểm giải thể 18 Điện lực quận/huyện, thành lập 18 Đội Quản lý điện trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố (trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai).