Sai lầm cần tránh khi dùng đèn Led trong nông nghiệp

09:49, 22/03/2017

Việc sử dụng đèn Led trong nông nghiệp sai cách khiến cho nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp không chỉ tốn tiền mua sắm thiết bị “mặt trời nhân tạo” này, mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả cây trồng.

Làm thế nào để tránh những sai lầm này? 

Đèn Led nông nghiệp là loại đèn chuyên dụng sử dụng các bước sóng phổ giúp cây trồng quang hợp một cách tốt nhất. Đó là các bước sóng nằm trong dải từ 380 - 750 nanomet (nm), khác hoàn toàn so với đèn Led thông thường. Do vậy, ánh sáng của đèn Led nông nghiệp phát ra được cây trồng hấp thụ hoàn toàn, rất hữu ích cho cây trồng, đồng thời cũng đảm bảo lượng điện năng tiêu thụ hợp lý nhất.

Để sử dụng đèn Led nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và phát huy được giá trị “mặt trời nhân tạo”, ông Nguyễn Minh Công, chuyên gia tư vấn ánh sáng nhà vườn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Green Vina (nhà phân phối đèn Led nông nghiệp nhãn hiệu Greenled) đã có tư vấn sau:

Sai lầm thường gặp

Cách sử dụng hiệu quả

Với vườn đứng trong nhà:

Sử dụng sai loại đèn Led, khiến cây trồng, rau, hoa mất màu, có hiện tượng tím lá cây cục bộ (nghĩa là màu sắc của đèn át mất màu xanh của lá cây)

 

Nên thay thế loại đèn Led nông nghiệp được trang bị thêm công nghệ mô phỏng ánh sáng mặt trời, tránh tình trạng làm mất màu lá cây, hoa.

Trong đó:

- Với vườn đứng trồng hoa: Khoảng cách treo đèn lý tưởng nhất tính từ mặt lá cây đến đèn là 1m, tương ứng với diện tích mà đèn có thể chiếu được lên tường cây là 1m2. Thời gian chiếu đèn từ 12-14giờ/ngày.

- Với vườn đứng trồng rau: Khoảng cách treo đèn từ 1,3 đến 1,5m, tương ứng với diện tích đèn có thể chiếu được lên cây là 1,5m2. Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

Với vườn cây thủy canh:

Sử dụng đèn Led không chuyên dụng khiến cây không quang hợp, không cho hoa, quả như mong muốn. 

Nên sử dụng loại đèn Led được tích hợp ánh sáng 3 màu RGB (đỏ, xanh lá cây, xanh dương) đảm bảo cây vẫn quang hợp tốt trong môi trường thủy canh

Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

Đèn cần được bọc bằng một đầu nhựa chống thấm nước, tránh chạm mạnh khi tưới cây.

Với vườn hoa và vườn cây ăn quả:

Không phân biệt nhóm cây để chọn loại đèn và thời gian chiếu sáng phù hợp.

Nên sử dụng đèn Led có bước sóng ánh sáng từ 620nm-660nm (ánh sáng đỏ), phục vụ quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây.

Trong đó:

- Với nhóm cây ngày dài (còn gọi là nhóm cây đêm ngắn): Tùy theo giống và tùy vào tuổi của cây, thời gian chiếu sáng cho cây có thể kéo dài từ 15-21 ngày mỗi đợt, trung bình là 3 đợt/năm. Thời gian chiếu sáng mỗi đêm là 5-7 tiếng (từ 22 giờ - 4 giờ sáng hôm sau). 

- Với nhóm cây ngày ngắn (còn gọi là nhóm cây đêm dài): Nên lắp thêm chao đèn để tập trung ánh sáng tối đa lên cây, giảm số lượng đèn, bảo vệ tuổi thọ của bóng đèn, thời gian chiếu sáng mỗi đêm có thể rút ngắn dần từ 10 giờ xuống còn 4 giờ, 2 giờ/ngày, kéo dài 7-10 ngày.

Sử dụng sai thời gian chiếu sáng cho vườn cây trong nhà khiến “tuổi thọ” của cây giảm, kém phát triển.

Với vườn cây không có ánh sáng mặt trời, cần dùng loại đèn Led có hai bước sóng phổ cố định (thông thường là Xanh 460 nm và Đỏ là 660 nm).

Thời gian chiếu sáng bổ sung cho cây từ 10-12h/ ngày.


Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới điện

Share

Công điện của Cục Thủy lợi về việc điều chỉnh mực nước lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025

Công điện của Cục Thủy lợi về việc điều chỉnh mực nước lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công điện số 03/CĐ-TL-VHTT ngày 10/2/2025 về việc điều chỉnh mực nước lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.


Trên 92% tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã đủ nước

Trên 92% tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã đủ nước

Ngày 10/2, đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2004-2025. Qua đó, ghi nhận nhiều địa phương đã cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước.


EVN là một trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện tốt nhất về công tác chuyển đổi số

EVN là một trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thực hiện tốt nhất về công tác chuyển đổi số

Theo thông tin của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vào đầu tháng 2/2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đạt kết quả tốt nhất về chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2024. Đây là kết quả được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đánh giá dựa trên Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số các doanh nghiệp thuộc CMSC.


Cập nhật tình hình lấy nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 17h ngày 9/2

Cập nhật tình hình lấy nước cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 17h ngày 9/2

Theo báo cáo nhanh của Cục Thủy lợi, đến 17 giờ ngày 9/2/2025, tổng diện tích có nước là 439.795 ha trong tổng số 488.615 ha, đạt 90% (tăng 1,42% so với ngày trước đó. Cụ thể: Thái Bình 100%, Nam Định 99%, Hà Nam 99%, Phú Thọ 96,5%, Hưng Yên 94,5%, Ninh Bình 92%, Bắc Ninh 91%, Hải Dương 88%, Hải Phòng 81%, Hà Nội 74%, Vĩnh Phúc 70%.


EVNNPT: Triển khai thi công xây dựng đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm

EVNNPT: Triển khai thi công xây dựng đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm

Ngày 9/2, tại Nghệ An, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thi công xây dựng đường dây 220kV Đô Lương – Nam Cấm.