Sử dụng điện an toàn cần bắt đầu từ nhận thức đúng về trách nhiệm

10:14, 24/04/2025

An toàn điện – đặc biệt là hệ thống điện sau công tơ (thuộc quyền sử dụng, sở hữu và trách nhiệm của người sử dụng điện) – đã và đang được thực hiện như thế nào? Luật Điện lực 2024 đã có quy định cụ thể về vấn đề này, từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ý thức trong việc thiết kế và sử dụng điện an toàn, có trách nhiệm tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy.

Trong những năm gần đây, tình trạng cháy nổ có nguyên nhân từ hệ thống, thiết bị điện dân dụng ngày càng trở nên đáng báo động. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận hơn 900 vụ cháy, trong đó tới 74,4% được xác định do sự cố điện.

Đây là những con số được chia sẻ tại tọa đàm “An toàn điện sau công tơ – Nhận thức đúng, hành động kịp thời” do Báo Công an nhân dân và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp tổ chức chiều 23/4 tại Hà Nội.

Dự buổi tọa về phía Báo CAND có các đồng chí: Thiếu tướng Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND; Đại tá Trần Duy Hiển, Phó Tổng biên tập Báo CAND và đại diện lãnh đạo các Ban chuyên môn.

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc; cùng đại diện Ban truyền thông, Ban An toàn EVN, lãnh đạo Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội.

Thiếu tướng Phạm Khải, Tổng biên tập Báo CAND (thứ 2 từ trái sang) và ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN (ngoài cùng bên phải) tặng hoa các vị khách mời tham dự tọa đàm. Ảnh: CAND

Thiết bị điện không đạt chuẩn, thói quen sử dụng sai cách

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), trong 5 năm gần đây (2020–2024), cả nước đã xảy ra hơn 14.000 vụ cháy. Trong số các vụ được làm rõ nguyên nhân, khoảng 63% bắt nguồn từ sự cố điện. Riêng năm 2024, Hà Nội ghi nhận khoảng 1.600 vụ cháy, với tỷ lệ liên quan đến điện chiếm tới 70%, thậm chí có tháng lên đến 90%.

Đại tá Nguyễn Minh Khương – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết: “Tình trạng này phản ánh rõ mức độ phổ biến và nguy hiểm của các sự cố điện trong sinh hoạt và sản xuất. Nhiều vụ cháy có nguyên nhân từ việc sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc, dẫn tới quá tải; hoặc từ dây dẫn cũ, mối nối không đảm bảo, thiết bị kém chất lượng, để quên thiết bị sinh nhiệt…”

Từ những vụ việc đau lòng gây thương vong, thiêu rụi tài sản, cơ quan chức năng nhận thấy một đặc điểm chung: hầu hết các sự cố xảy ra trong phần sau công tơ – khu vực thuộc trách nhiệm của người sử dụng điện.

Theo các chuyên gia, sự cố do điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và phần lớn bắt nguồn từ các nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng ngừa. Ông Nguyễn Anh Dũng – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội cho biết: “Chúng tôi nhận thấy ba vấn đề phổ biến là: Hệ thống dây dẫn không đồng bộ, thiết bị điện không đạt chuẩn và thói quen sử dụng sai cách. Ví dụ như cắm bếp từ, lò vi sóng, máy giặt vào cùng một ổ điện – điều này gây quá tải nghiêm trọng mà người dân ít khi nhận ra”.

Ngoài ra, nhiều hộ dân vẫn có xu hướng lựa chọn thiết bị điện giá rẻ, không rõ nguồn gốc, thiếu kiểm định chất lượng. Những thiết bị này sau thời gian sử dụng dễ rò điện, chập mạch, gây nguy hiểm lớn nếu không được phát hiện sớm.

Trung tá, Tiến sĩ Lương Anh Tuấn – Giảng viên Trường Đại học PCCC cho biết: Tại Anh, tỷ lệ cháy do điện khoảng 56%, ở Singapore khoảng 30%, trong khi Việt Nam năm 2024 là 74,8%. Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều có những điểm tương đồng với nhau về nguyên nhân cháy nổ liên quan tới điện đều xuất phát từ: Thứ nhất, hệ thống điện chưa đồng bộ, bao gồm các dây dẫn, thiết bị bảo vệ chưa đồng bộ. Thứ hai, do chất lượng các thiệt bị điện trong các hộ dân. Vấn đề cuối cùng hết sức quan trọng là ý thức của người dân trong vấn đề sử dụng điện - gây nên những hậu quả hết sức to lớn.

Luật đã có, trách nhiệm đã rõ – Cần một chiến dịch đồng bộ, đi từ giải pháp kỹ thuật đến tới giáo dục, tuyên truyền

Ông Trịnh Văn Thuận, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV diễn ra năm 2024, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực và Luật PCCC, qua đó hoàn thiện hệ thống pháp luật đồ sộ quy định về an toàn điện đối với tất cả các bên, từ bên bán điện, bên sử dụng điện, bên cung cấp thiết bị điện và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong an toàn điện.

Trong đó, Điều 74 Luật Điện lực 2024 quy định trách nhiệm rõ ràng của bên bán điện và người sử dụng điện. Điều luật quy định, người sử dụng điện có trách nhiệm thiết kế hệ thống điện trong gia đình đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn nói chung và quy chuẩn an toàn PCCC nói riêng; gắn trách nhiệm người sử dụng điện phải đầu tư, đảm bảo chất lượng đường dây điện từ công tơ vào thiết bị, cũng như việc kiểm tra định kì trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, Luật PCCC cũng có quy định bổ sung về an toàn điện liên quan đến lắp đặt thiết bị điện trong sinh hoạt và nhà ở.

Tuy nhiên, dù hệ thống pháp luật đã khá đầy đủ, nhưng việc triển khai trên thực tế vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở nhóm người tiêu dùng sinh hoạt.

Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC& CNCH nhận định, có một số nhóm giải pháp để phòng ngừa và ngăn chặn các vụ cháy do nguyên nhân từ việc thiếu an toàn trong sử dụng thiết bị điện. Thứ nhất, nâng cao ý thức, hiểu biết của người sử dụng điện. Khi ý thức thấy mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng thiết bị điện, do hệ thống điện gây ra thì chính những người sử dụng điện sẽ ý thức, và cần phải cẩn thận, cần phải có kiến thức. Và như vậy, việc nâng cao ý thức và kiến thức cho người sử dụng, chủ hộ gia đình, thành viên trong gia đình và các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp là hết sức quan trọng. Để giải quyết nhóm giải pháp này, cần tuyên truyền. Cơ quan quản lý nhà nước phối hợp cơ quan truyền thông, phối hợp cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp cùng tuyên truyền, nâng cao kiến thức, ý thức của người dân trong sử dụng điện.

Nhóm giải pháp thứ hai liên quan đến việc quản lý chặt chẽ các phương tiện, thiết bị điện lưu hành trên thị trường. Đó là sự phối hợp của nhiều cơ quan có liên quan, từ Bộ Công an, Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá, để làm sao không có hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu hành trên thị trường. 

Nhóm giải pháp thứ ba là quản lý chặt chẽ, làm hết trách nhiệm của các cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật về an toàn PCCC nói chung và an toàn điện nói riêng. "Ba nhóm giải pháp chính này, nếu chúng ta tập trung làm tốt thì chắc chắn tỷ lệ cháy do hệ thống thiết bị điện sẽ giảm, thời gian tới sẽ làm rõ vấn đề này. Cơ quan chuyên môn làm hết trách nhiệm của mình, người dân được nâng cao ý thức, các đơn vị thiết kế hệ thống điện cũng như các tổ chức, cá nhân lắp đặt, đi dây... phải nâng cao chất lượng" - Đại tá Nguyễn Minh Khương cho hay.

Trong nhiều năm qua, EVN đã thực hiện công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn như một phần của chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng, đảm bảo an toàn trong sử dụng điện và giảm thiểu rủi ro tai nạn điện. Các hoạt động này được triển khai qua nhiều hình thức nội dung và kênh truyền thông khác nhau, phù hợp với từng đối tượng (như hộ gia đình, học sinh, doanh nghiệp) và đặc thù từng địa phương.

Một số hoạt động nổi bật gồm: phối hợp tổ chức truyền thông tại cộng đồng, phát thanh cảnh báo qua loa phường, tổ chức hoạt động tại trường học, xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng điện an toàn… Các nội dung này được cập nhật liên tục trên các kênh thông tin điện tử của EVN và các đơn vị thành viên.


Nguyệt Hà (tổng hợp)

Share

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” và Chương trình “10 nghìn sáng kiến” giai đoạn 2025 - 2028 trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tổ chức sáng 24/4. Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng kêu gọi đoàn viên công đoàn, người lao động trong EVN hãy tích cực đăng ký và triển khai sáng kiến, góp phần biến mỗi nơi làm việc thành “một trung tâm đổi mới sáng tạo”.


'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

'Biến mỗi nơi làm việc thành một trung tâm đổi mới sáng tạo'

Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2025, phong trào thi đua “Lao động sáng tạo” và Chương trình “10 nghìn sáng kiến” giai đoạn 2025 - 2028 trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được tổ chức sáng 24/4. Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng kêu gọi đoàn viên công đoàn, người lao động trong EVN hãy tích cực đăng ký và triển khai sáng kiến, góp phần biến mỗi nơi làm việc thành “một trung tâm đổi mới sáng tạo”.


Khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025

Khai mạc Triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025

Sáng 24/4, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Triển lãm quốc tế Năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN lần thứ nhất năm 2025 (VCAE EXPO 2025). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong số những nhà tài trợ chính cho chương trình.


Sử dụng điện an toàn cần bắt đầu từ nhận thức đúng về trách nhiệm

Sử dụng điện an toàn cần bắt đầu từ nhận thức đúng về trách nhiệm

An toàn điện – đặc biệt là hệ thống điện sau công tơ (thuộc quyền sử dụng, sở hữu và trách nhiệm của người sử dụng điện) – đã và đang được thực hiện như thế nào? Luật Điện lực 2024 đã có quy định cụ thể về vấn đề này, từng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ý thức trong việc thiết kế và sử dụng điện an toàn, có trách nhiệm tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy.


Khắc phục nhanh chóng sự cố thoáng qua trên đường dây 500kV Vĩnh Tân – Tân Uyên

Khắc phục nhanh chóng sự cố thoáng qua trên đường dây 500kV Vĩnh Tân – Tân Uyên

Thông tin từ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), vào lúc 14 giờ 16 phút chiều 23/4, một sự cố thoáng qua đã xảy ra trên đường dây truyền tải điện 500kV Vĩnh Tân (Bình Thuận) – Tân Uyên (Bình Dương).