Tập đoàn CIP và Google ký hợp đồng mua bán điện tái tạo tại Hà Lan

14:48, 23/12/2024

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) vừa công bố đã ký kết hợp đồng mua bán điện với Google tại Hà Lan. Theo đó, Google sẽ mua 250 MW điện khai thác từ dự án Zeevonk để phục vụ cho các hoạt động của Google tại Hà Lan trong 15 năm.

Zeevonk - liên doanh giữa Tập đoàn Vattenfall và Tập đoàn CIP, phát triển dự án quy mô lớn kết hợp giữa năng lượng gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, hydrogen xanh.

Dự án bao gồm một trang trại điện gió ngoài khơi công suất 2 GW và một trang trại năng lượng mặt trời nổi ngoài khơi công suất 50 MW, nằm cách bờ biển Hà Lan 62 km.

Dự án dự kiến ​​sẽ đi vào hoạt động vào năm 2029. Một phần lớn năng lượng được tạo ra bởi trang trại gió và mặt trời ngoài khơi sẽ được chuyển đổi thành hydrogen xanh tại một nhà máy điện phân quy mô lớn tại Cảng Rotterdam.

Ông Adam Elman - Giám đốc Phát triển bền vững Khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Google cho biết: Google đã hợp tác với CIP trước khi Chính phủ đấu thầu dự án quy mô lớn này. Chúng tôi tự hào về kết quả và sự hợp tác chặt chẽ với CIP. Dự án Zeevonk được thiết kế với trọng tâm tích hợp hệ thống, kết hợp giữa điện gió ngoài khơi, điện mặt trời nổi và hydrogen xanh. Việc hợp tác với CIP sẽ mang đến nguồn năng lượng phi carbon mới cho lưới điện Hà Lan, đồng thời cung cấp năng lượng cho các hoạt động của chúng tôi tại Hà Lan (bao gồm kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và các dịch vụ liên quan trên toàn thế giới).

Theo ông Adam Elman: Cùng với các thỏa thuận mua điện hiện có mà chúng tôi đã ký trước đây tại Hà Lan, thỏa thuận này là một cột mốc quan trọng hướng tới tham vọng sử dụng năng lượng phi carbon 24/7 ở mọi nơi chúng tôi hoạt động vào năm 2030. Chúng tôi rất vui mừng được đóng góp vào quá trình chuyển đổi năng lượng của Hà Lan - nơi hydrogen sẽ đóng vai trò thiết yếu.

Ông Felix Pahl - Thành viên HĐQT của CIP cho biết: Chúng tôi rất vui mừng hợp tác với Google và hỗ trợ các mục tiêu phi carbon hóa của Google thông qua hợp đồng mua bán năng lượng tái tạo dài hạn này. Đây là một cột mốc quan trọng đối với CIP, chứng minh cơ hội rộng mở trong việc kết hợp giữa điện gió ngoài khơi, chuyển đổi điện năng thành các nguồn nhiên liệu khác (Amoniac, Hydro xanh... ) và nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng cao của các trung tâm dữ liệu.

Ông chia sẻ thêm: Chúng tôi rất vui mừng khi cùng các đối tác tại Vattenfall triển khai dự án Zeevonk thúc đẩy tăng trưởng, cũng như việc làm tại địa phương, cung cấp năng lượng sạch và mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Tại Việt Nam, CIP gia nhập thị trường từ đầu năm 2019 và hiện đang tham gia phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, với tổng công suất 3,5 GW tại ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, và một số dự án điện gió ngoài khơi đang trong giai đoạn phát triển ban đầu khác có tổng công suất trên 10 GW.

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners:

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) được thành lập vào năm 2012, hiện là nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi hàng đầu thế giới.

Cụ thể, CIP đầu tư phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, điện gió trên bờ, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác, truyền tải và phân phối nguồn điện, nguồn điện dự trữ, điện tích năng, điện nhiên liệu sinh học tiên tiến và công nghệ chuyển đổi điện năng thành các nguồn nhiên liệu khác (Amoniac, Hydro xanh...).

CIP hiện đang quản lý 12 quỹ đầu tư vào năng lượng tái tạo với tổng vốn huy động khoảng 32 tỷ USD. CIP đã đầu tư và phát triển danh mục dự án năng lượng tái tạo dẫn đầu thị trường với tổng công suất khoảng 120 GW tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, gần một nửa danh mục dự án cho CIP phát triển (tương ứng khoảng 60 GW) là điện gió ngoài khơi.

Link gốc


Theo nangluongvietnam.vn

Share

EVNSPC gắn biển hai công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV

EVNSPC gắn biển hai công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV

Công trình "Trạm biến áp 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối" (TP.Cần Thơ) và công trình "Trạm biến áp 110kV Thanh Bình và đường dây đấu nối (tỉnh Đồng Tháp) được Đảng uỷ Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức gắn biển ngày 17/7, chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.


Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 3 vào hồi 15h ngày 17/7/2025

Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 3 vào hồi 15h ngày 17/7/2025

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Công điện số 4476/CĐ-BNNMT ngày 17/7/2025, điện Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình về việc mở tiếp cửa xả đáy thứ 3 hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 15h00 ngày 17/7/2025.


Kỹ sư Đào Thanh Oai: “Còn sức là còn học hỏi và cống hiến”

Kỹ sư Đào Thanh Oai: “Còn sức là còn học hỏi và cống hiến”

Từ một cậu bé lớn lên giữa đồng quê nghèo, kỹ sư Đào Thanh Oai (Chuyên viên Ban Kỹ thuật và An toàn EVN) đã nỗ lực vươn lên trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành Điện, với hàng loạt sáng kiến cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam và nhiều công trình nghiên cứu khoa học.


'Điện đi trước một bước' nơi cửa khẩu vùng biên

'Điện đi trước một bước' nơi cửa khẩu vùng biên

Đằng sau sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn là vai trò then chốt của Công ty Điện lực Lạng Sơn với chiến lược “điện đi trước một bước”, trở thành nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế.


6 trường hợp tuyệt đối không dùng ổ cắm nối

6 trường hợp tuyệt đối không dùng ổ cắm nối

Sử dụng ổ cắm nối dài trong một số tình huống không chỉ làm hỏng thiết bị gia dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn.