Thế giới cần hơn 50 năm để đạt được mức lương bình đẳng giới

09:39, 14/03/2023

Nghiên cứu nữ giới trong công việc (WiW) của PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay cho thấy, tiến trình bình đẳng giới vẫn còn quá chậm. Với tốc độ thu hẹp khoảng cách thu nhập theo giới tính như hiện tại, sẽ phải mất hơn nửa thế kỷ để đạt được mức lương bình đẳng giới.

Nghiên cứu cho thấy sự bất bình đẳng vẫn diễn ra với phụ nữ trên toàn cầu mặc dù cuộc sống đã trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ giảm nhẹ, từ 6,7% xuống 6,4% vào năm 2021. Tuy nhiên, những thay đổi tương tự cũng được quan sát ở lực lượng lao động nam giới, cho thấy sự tiến bộ này là dấu hiệu của các yếu tố kinh tế vĩ mô và sự phục hồi của thị trường lao động nói chung, hơn là một tiến bộ về bình đẳng giới.

Ảnh minh họa.

Trong khi đó, nghiên cứu về chỉ số trao quyền toàn cầu của PwC nhấn mạnh khoảng cách giới đáng kể, trong đó nam giới được trao quyền nhiều hơn ở nơi làm việc. Chỉ số này dựa trên quan điểm của gần 22.000 phụ nữ đang làm việc trên khắp thế giới.

Nghiên cứu cũng cho thấy, nam giới và nữ giới nhìn chung có quan điểm giống nhau về tầm quan trọng của từng yếu tố trao quyền. Tuy nhiên, nam giới cho rằng họ thực sự được hưởng lợi từ những yếu tố này tại nơi làm việc hơn là nữ giới.

Các khía cạnh mà phụ nữ có sự bất bình đẳng lớn nhất nằm ở việc trao thưởng công bằng (khoảng cách 34 điểm giữa mong muốn và thực tế), lựa chọn thời gian (27 điểm), địa điểm (22 điểm) và cách họ làm việc (22 điểm), sự thỏa mãn với công việc (20 điểm) và việc người quản lý xem xét quan điểm của họ khi đưa ra quyết định (19 điểm). Những người phụ nữ được trao quyền nhiều nhất có xu hướng yêu cầu tăng lương (55%) và cũng như yêu cầu thăng chức (52%) nhiều hơn. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể (lần lượt là 31% và 26%) so với mức khảo sát chung.

Theo ngành nghề, những lao động nữ được trao quyền nhiều nhất đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông, đặc biệt là công nghệ nơi phụ nữ thậm chí được trao quyền nhiều hơn một chút so với nam giới. Phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và năng lượng, tiện ích và tài nguyên được trao quyền nhiều thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nam giới được trao quyền nhiều hơn.

Một nghiên cứu của PwC cho thấy, các công ty có nhân lực đa dạng, với hơn 30% lãnh đạo là phụ nữ, trung bình sẽ có lợi nhuận cao hơn 15% so với những công ty ít đa dạng hơn và các doanh nghiệp đạt điểm cao về tính bền vững có xu hướng hoạt động tốt hơn.

Các giám đốc điều hành và người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng một nơi làm việc thúc đẩy bình đẳng giới để phụ nữ cảm thấy được trao quyền và trả lương công bằng, mang lại cho phụ nữ cảm giác tự chủ, có mục đích và cảm giác thuộc về nơi làm việc. Cách tiếp cận này không chỉ giúp củng cố lòng tin trong tổ chức mà còn khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp của nữ giới.

Kết quả nghiên cứu nữ giới trong công việc của PwC cũng đưa ra một kết quả đáng suy ngẫm: “nghĩa vụ làm mẹ” là một trong những yếu tố gia tăng khoảng cách thu nhập giữa hai giới. Công việc chăm sóc trẻ nhỏ thiên về phía các bà mẹ khiến cho thời gian dành cho gia đình kéo dài - ảnh hưởng thu nhập của phụ nữ cả đời do tình trạng thiếu việc làm và chậm thăng tiến nghề nghiệp khi quay lại sau kỳ nghỉ thai sản.

Thu nhập của các bà mẹ thấp hơn 60% so với thu nhập của các ông bố trong vòng 10 năm sau khi sinh con đầu lòng (kết quả đo lường tại 6 nước OECD); nhìn rộng hơn là thiệt thòi của phụ nữ trong lương hưu và tiết kiệm tuổi già khi đến tuổi nghỉ hưu.

Các chuẩn mực và kỳ vọng tiêu cực về giới đối với nam và nữ kiến cho việc làm mẹ trở thành một “hình phạt”. Đây hiện là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến khoảng cách về thu nhập theo giới. Cần có các giải pháp và chính sách để giải quyết các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất bình đẳng, như dịch vụ chăm sóc trẻ em với mức giá hợp lý, phân bổ lại chế độ chăm sóc trẻ em không lương một cách bình đẳng hơn giữa nam và nữ; đồng thời thiết lập lại các chính sách nghỉ phép của cha mẹ để hỗ trợ mô hình gia đình “hai nguồn thu nhập - hai người chăm sóc”.

Nghiên cứu đo lường 12 yếu tố trao quyền trên 4 khía cạnh: quyền tự chủ; tầm ảnh hưởng; ý nghĩa công việc và cảm giác thuộc về; sự tự tin và năng lực. 4 yếu tố trao quyền tại nơi làm việc quan trọng nhất cho phụ nữ, cũng là 4 yếu tố cân nhắc hàng đầu đối với phụ nữ khi quyết định thay đổi nghề nghiệp, bao gồm lương thưởng công bằng (72%), mức độ thỏa mãn với công việc (69%), nơi nhân viên có thể là chính mình (67%), có đội ngũ chăm sóc sức khỏe tinh thần (61%).

Link gốc.


Theo https://doanhnhansaigon.vn/

Share

Bộ Công Thương tổ chức họp trực tuyến về tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ Công Thương tổ chức họp trực tuyến về tiến độ triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 21/5, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long - Uỷ viên Thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về tình hình thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.


Trao giải cuộc thi viết “50 năm thắp sáng niềm tin”

Trao giải cuộc thi viết “50 năm thắp sáng niềm tin”

Chiều 20/5, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức lễ tổng kết trao giải thưởng Cuộc thi viết “50 năm thắp sáng niềm tin”.


EVN kiến nghị 4 tỉnh bàn giao toàn bộ mặt bằng hành lang tuyến đường dây Lào Cai - Vĩnh Yên trước ngày 25/5/2025

EVN kiến nghị 4 tỉnh bàn giao toàn bộ mặt bằng hành lang tuyến đường dây Lào Cai - Vĩnh Yên trước ngày 25/5/2025

Là một trong những thông tin được Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Hồng Phương báo cáo tại cuộc họp về công tác giải phóng mặt bằng và tình hình thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì. Cuộc họp được tổ chức vào sáng 21/5 tại Hà Nội và kết nối trực tuyến với các tỉnh có đường dây đi qua.


"Thắp sáng ước mơ" tại vùng triển khai dự án đường dây 500kV

"Thắp sáng ước mơ" tại vùng triển khai dự án đường dây 500kV

Tối ngày 20/05, Đoàn Thanh niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chủ trì tổ chức chương trình an sinh xã hội Thắp sáng ước mơ. Chương trình được tổ chức tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái - nơi dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên đi qua.


Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Các nhà thầu phải hoàn thành công tác đúc bê tông móng cột trước ngày 5/6/2025

Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Các nhà thầu phải hoàn thành công tác đúc bê tông móng cột trước ngày 5/6/2025

Ngày 20/5, ông Võ Hồng Lĩnh – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng giám đốc EVN cùng đoàn công tác đã kiểm tra công trường thi công các gói thầu số 1, 2 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, trên địa bàn tỉnh Lào Cai.