Thị trường bán buôn điện cạnh tranh năm 2017: Sẵn sàng thí điểm chính thức

10:19, 19/01/2017

Năm 2016, thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) tuy mới tiến hành thí điểm giai đoạn 1 theo cách mô phỏng trên giấy, nhưng đã thu được nhiều kết quả khả quan.

VCGM: Tăng tính minh bạch 

Ông Trần Đăng Khoa - Trưởng Ban Thị trường điện EVN cho biết, thành quả đầu tiên rõ nét nhất sau 4 năm thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) đi vào hoạt động là hệ thống điện vận hành an toàn, EVN cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân. VCGM vận hành liên tục, ổn định và tin cậy. Đến nay, hoạt động của VCGM đã đi vào nề nếp và ngày càng chuyên nghiệp hơn. Các đơn vị trong và ngoài EVN đã từng bước trưởng thành, sẵn sàng triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào thực tiễn sản xuất – kinh doanh trong những năm tới.

“Sau hơn 4 năm, chưa một lần phải can thiệp dừng VCGM, kể cả lúc khó khăn nhất, khi xảy ra các sự cố lớn trong hệ thống”, ông Khoa cho biết.

Việc vận hành an toàn VCGM thời gian qua đã làm tăng thêm tính minh bạch, công bằng khi huy động các nguồn điện thông qua bản chào giá của nhà máy; đảm bảo giá khâu phát điện được thiết lập theo quy luật cung - cầu khách quan và minh bạch hóa giá điện theo chủ trương của Chính phủ. 

Việc đưa tính cạnh tranh vào khâu phát điện đã giúp các đơn vị phát điện có thêm động lực giảm chi phí sản xuất và xây dựng chiến lược chào giá tốt trên thị trường điện, từ đó gia tăng lợi nhuận cho đơn vị. Đây chính là tiền để phát triển ngành Điện bền vững theo đúng lộ trình của Chính phủ. 

Ông Đỗ Minh Lộc - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) cho biết: “Tham gia VCGM ngay từ những ngày đầu (1/7/2012), đến nay hoạt động sản xuất - kinh doanh điện năng của DHD luôn đạt hiệu quả cao, doanh thu và lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch được giao”.

Đánh giá về hiệu quả VCGM sau hơn 4 năm hoạt động, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) khẳng định, VCGM đã tạo được môi trường cạnh tranh công khai, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia; tạo động lực cho các nhà máy điện nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí phát điện. Đặc biệt, bước đầu đã tạo được những tín hiệu tích cực, thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng...

Thị trường điện Việt Nam vận hành an toàn, tin cậy

VWEM: Thí điểm thành công giai đoạn 1

Năm 2016, thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) cũng đã hoàn thành thí điểm giai đoạn 1: Tính toán mô phỏng trên giấy, không thanh toán thực. Mục tiêu của giai đoạn này là tạo điều kiện để các tổng công ty điện lực - những đơn vị lần đầu tham gia thị trường điện - làm quen với các cơ chế mới trong sản xuất kinh doanh điện, chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của VWEM thông qua các khóa đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ các giai đoạn phát triển của VWEM. 

Trong giai đoạn này, mỗi tổng công ty điện lực được phân bổ 3 nhà máy điện tương ứng với 3 loại hình: Thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí. Đến nay, sau 1 năm thí điểm VWEM mô phỏng trên giấy, các tổng công ty điện lực đã làm quen với việc tính toán, xác nhận bảng kê thanh toán với các nhà máy điện; bước đầu tìm hiểu thiết kế thị trường điện, các quy trình, quy định liên quan tới giám sát và vận hành thị trường điện, các công cụ hạn chế rủi ro trong thị trường điện như hợp đồng mua bán điện dạng hợp đồng sai khác (CfD)... 

Đặc biệt, nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực, dự báo phụ tải, nghiên cứu công cụ tài chính hạn chế rủi ro trên thị trường, các tổng công ty điện lực đã tích cực nghiên cứu, triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các tổng công ty điện lực cũng đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng CNTT, hệ thống đo đếm xa tại các điểm ranh giới, đáp ứng yêu cầu của VWEM.

Lần đầu tiên tham gia thị trường điện, mặc dù còn rất mới và là một lĩnh vực phức tạp, nhưng các tổng công ty điện lực đã nỗ lực thực hiện theo đúng chỉ đạo, quy trình của Cục Điều tiết Điện lực và EVN. Điển hình, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ chí Minh (EVNHCMC) đã triển khai đối chiếu bản kê thanh toán hàng ngày ổn định từ tháng 3/2016. Đến tháng 5/2016, EVNHCMC đã báo cáo đầy đủ theo yêu cầu như, xác nhận bản kê thanh toán, tính toán thanh toán trên thị trường hàng tuần,... Đồng thời, Tổng công ty cũng đã triển khai 4 khóa đào tạo trong nước và 1 khóa đào tạo ở nước ngoài về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ thị trường điện. Trong thời gian tới, EVNHCMC tiếp tục mở nhiều đợt đào tạo mang tính chuyên sâu hơn về các vấn đề như: Kỹ năng quản lý đàm phán hợp đồng; nghiên cứu, dự báo phụ tải...

Theo ông Trần Đăng Khoa, hệ thống hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định cho việc triển khai VWEM thành công. Trong đó, chức năng của hệ thống CNTT bao gồm nhận và xử lý các bản chào giá, lập kế hoạch thị trường điện, truyền và xác nhận lệnh điều độ, công bố thông tin thị trường, thanh toán và giám sát thị trường... 

“Không có hệ thống hạ tầng CNTT phục vụ thị trường điện thì không thể có thị trường điện và đây cũng là nhiệm vụ quan trọng Bộ Công Thương giao EVN thực hiện. Theo đó, EVN đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai Dự án xây dựng hạ tầng CNTT phục vụ vận hành và giám sát VWEM. Đối với VWEM thí điểm từ 2017, về cơ bản hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực đã đáp ứng được yêu cầu”, ông Khoa cho biết.

Để góp phần đảm bảo thị trường bán buôn cạnh tranh vận hành an toàn, tin cậy trong thực tế khi vận hành, EVN đang tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được Bộ Công Thương giao như: Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu vận hành và phát triển VWEM; Tham gia vào quá trình góp ý, soạn thảo Quy định VWEM và các Quy trình dưới Quy định VWEM; Xây dựng hệ thống CNTT theo đúng thiết kế được phê duyệt, chất lượng và đảm bảo tiến độ nhanh nhất trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Những thành quả đạt được trong năm 2016 chính là tiền đề quan trọng để năm 2017, VWEM chính thức được đưa vào thí điểm trong thực tế, sẽ vận hành an toàn, ổn định; đồng thời các tổng công ty điện lực có thể đáp ứng được các yêu cầu, khi tham gia vào VWEM… 

Biểu đồ tăng trưởng công suất, số lượng nhà máy tham gia thị trường phát điện cạnh tranh (1/7/2012 – 1/7/2016):

 


Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý và Hội nhập

Share

EVN và tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

EVN và tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Với tính cấp bách của dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động nhân dân ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với EVN quyết liệt triển khai các công việc liên quan nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án.


Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam". Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.


EVNHANOI có 2 sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024

EVNHANOI có 2 sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024

Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức sáng 15/1 tại Hà Nội. Trong khuôn khổ diễn đàn, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) có 2 sản phẩm được trao giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam năm 2024".


Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025

Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025

Ngày 14/01/2025, Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam có văn bản số 2174-CV/ĐU về việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ 2025.


Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 16h ngày 14/1

Cập nhật tình hình lấy nước đợt 1 cho gieo cấy vụ Đông Xuân đến 16h ngày 14/1

Đến 16h ngày 14/1, theo báo cáo nhanh của Cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2024-2025, tổng diện tích có nước là 119.178 ha/488.615 ha, đạt 24,4%.