Cụ thể, các nhóm giải pháp gồm:
Các kỹ sư vận hành Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 - Ảnh: Đinh Liên |
Nâng cao năng lực quản lý điều hành và vận hành các NMNĐ than;
Tập trung củng cố thiết bị NMNĐ than;
Tổ chức công tác sửa chữa bảo dưỡng chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng sửa chữa;
Củng cố công tác cung ứng than, đảm bảo chất lượng và khối lượng than cho sản xuất, đặc biệt là than nhập khẩu;
Tổ chức nghiên cứu đốt than trộn để cải thiện quá trình cháy, kéo dài chu kỳ vận hành liên tục của lò hơi;
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường;
Nâng cao chất lượng các dự án nhiệt điện than.
Việc triển khai các nhóm giải pháp trên trong thời gian qua đang mang lại những kết quả tốt, các nhà máy nhiệt điện than trong quý I/2019 đã sản xuất 27,9 tỷ kWh, nhiều hơn 5,78 tỷ kWh so với quý I năm 2018 (tăng 26,12%). Đặc biệt, trong tháng 3/2019, nhiệt điện than lập kỷ lục mới, sản xuất 10,77 tỷ kWh, vượt kế hoạch và chiếm 53,38% tổng sản lượng điện sản xuất và xuất nhập khẩu của toàn hệ thống.
Cũng theo ông Hải, hiện nay, trong hệ thống điện Việt Nam có 64 tổ máy phát điện sử dụng nhiên liệu than với tổng công suất 18.579 MW, chiếm 37,86% công suất đặt toàn hệ thống. Trong đó các đơn vị thuộc EVN quản lý vận hành 34 tổ máy, công suất 11.385 MW (chiếm 61,22% tổng công suất nhiệt điện than).
Nhà máy nhiệt điện than gồm nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật từ cung cấp nhiên liệu, xử lý nước, nghiền than, lò hơi, tuabin, máy phát, làm mát đến các hệ thống môi trường, thải tro xỉ, nên chỉ cần một trong các hệ thống đó hoạt động bất thường, không đáp ứng được hiệu suất thiết kế là sẽ ảnh hưởng ngay đến công suất của tổ máy phát điện.