Bí quyết làm chủ cuộc trò chuyện

09:41, 16/07/2024

Mọi người đều ít nhất một lần có những cuộc trò chuyện “khó nhằn” và thường có xu hướng né tránh chúng vì lo lắng hay sợ hãi (Holly Weeks phát biểu trong tác phẩm Failure to Communicate).

Theo Charles Duhigg - tác giả quyển sách nổi tiếng Sức mạnh của thói quen, “bí quyết”, có ba kỹ năng mà bất cứ ai cũng có thể rèn luyện.

Đặt câu hỏi gợi mở

Loại câu hỏi tìm kiếm lời đáp về một sự thật cụ thể từ đối phương như “Bạn sống ở đâu” hay “Bạn từng học đại học nào” thường dẫn cuộc trò chuyện vào ngõ cụt, đặc biệt khi chúng được lặp lại nhiều lần. Về căn bản, loại câu hỏi này không giúp người nhận rút ra được bất kỳ giá trị hay kinh nghiệm nào. Nói cách khác, không thể có một cuộc trò chuyện phong phú và hấp dẫn nếu câu hỏi làm nền tảng cho nó bị giới hạn.

Ngược lại, những câu hỏi tương tự như trên nhưng được chỉnh sửa đôi chút, như “Bạn thích điều gì ở nơi mình sống” hay “Điều bạn từng thích ở đại học ngày xưa là gì”, sẽ tốt hơn. Lý do câu hỏi như thế hữu dụng trong các cuộc trò chuyện là chúng gợi mở cho đối phương chia sẻ sở thích, niềm tin và giá trị cũng như cho phép miêu tả những trải nghiệm khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc phải thay đổi.

Câu hỏi về giá trị, niềm tin, sự đánh giá hoặc kinh nghiệm của ai đó, chứ không chỉ khai thác thông tin hay sự thật. Đừng hỏi “Bạn đang làm việc ở đâu” mà thay vào đó, hãy cố gắng tạo điều kiện cho đối phương bày tỏ cảm xúc hay trải nghiệm, như “Điều tuyệt vời nhất trong công việc của bạn là gì”. Duhigg còn khuyên trước cuộc đối thoại với bất cứ ai, hãy tưởng tượng bản thân đang trò chuyện cùng một người bạn thân của mình.

Câu hỏi khiến người khác phải nói về cảm nhận của chính họ. Đôi khi, điều này đơn giản là hỏi đối phương cảm thấy thế nào về điều gì đó. Người hỏi có thể đặt đối phương vào một tình huống cụ thể (có thật hoặc giả định) để khiến họ miêu tả cảm xúc, ví dụ “Nếu tôi làm điều này thì bạn có vui không”. Người hỏi có thể yêu cầu đối phương phân tích cảm xúc trong một tình huống, như “Bạn nghĩ tại sao anh (hay chị) ấy lại tức giận dẫn đến phản ứng như thế”, hoặc khơi gợi sự đồng cảm từ họ, như “Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu điều đó xảy ra với mình”.

Quan trọng hơn, hãy tập sắp xếp các câu hỏi theo hai tiêu chí trên. Nicholas Epley - giáo sư tâm lý học tại Đại học Chicago - Mỹ, nói: “Nhiều người nghĩ rằng có vẻ khó để sắp xếp lại các câu hỏi, nhưng thực ra nó khá dễ một khi bạn bắt đầu chú tâm và rèn luyện việc này”.

Dưới đây là một vài ví dụ về cách sắp xếp lại câu hỏi:

Thay vì “Bạn đã kết hôn chưa”, hãy hỏi “Hãy kể cho tôi nghe về gia đình bạn”. Thay vì “Bạn có sở thích nào không”, hãy hỏi “Nếu bạn có thể học thêm điều gì đó, thì nó sẽ là gì”. Thay vì “Bạn học trung học ở đâu”, hãy hỏi “Bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho một học sinh trung học”. Thay vì “Quê bạn ở đâu?” hãy hỏi “Điều tuyệt vời nhất tại nơi bạn lớn lên là gì”.

Đặt câu hỏi nối tiếp

Theo một nghiên cứu vào năm 2016 của nhóm nhà khoa học thuộc Đại học Harvard, câu hỏi nối tiếp là một trong những công cụ hiệu quả để duy trì và làm chủ cuộc trò chuyện. Khi xem xét cuộc trò chuyện tại những buổi hẹn hò nhanh, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, cách đặt câu hỏi nối tiếp càng có tác dụng.

Michael Yeomans - thành viên thuộc nhóm nghiên cứu trên, cho biết: “Những câu hỏi nối tiếp là tín hiệu cho thấy bạn đang lắng nghe và muốn biết thêm về người đó. Hơn nữa, hành động này còn cho phép người hỏi tự bày tỏ bản thân một cách tự nhiên mà không khiến đối phương cảm thấy như người nói chuyện đang khoe khoang về mình. Nó làm cho cuộc trò chuyện diễn ra trôi chảy”.

Link gốc


Theo doanhnhansaigon.vn

Share